Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển (Trang 43 - 50)

tƣ duy.

2.1. Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong tự nhiên. nhiên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, "trong tự nhiên, rút cục lại, mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình" [49, tr.39]. Vì vậy, "giới tự nhiên" chính là "hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng". Ở đây, "biện chứng" chính là những mối liên hệ, sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong diễn ra một cách phổ biến, tất yếu và không ngừng trong tự nhiên. Do vậy, có thể nói, phủ định là một hiện tƣợng phổ biến và tất yếu trong tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện chứng gọi "biện chứng" đó là "khách quan". Còn sự phản ánh của nó vào trong tƣ duy đƣợc gọi là chủ quan, tức là "tƣ duy biện chứng". Tuy nhiên, không phải toàn bộ những sự vận động trong tự nhiên đều là đối tƣợng của phép biện chứng, chẳng hạn nhƣ vấn đề phủ định, cụ thể là ở sự tự phủ định trong tự nhiên. Bởi vì, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, "tự nhiên không vận động đều đều mãi trong một vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại, mà trải qua một

lịch sử thật sự (do chúng tôi nhấn mạnh - V.T.K.P.)" [49, tr.880]. Điều đó có nghĩa là, phép biện chứng chỉ xét đến những sự vận động có khuynh hƣớng tiến lên. Do đó, những sự tự phủ định trong tự nhiên không dẫn đến sự phát triển, sự tiến lên, sự tiến hoá không phải là đối tƣợng của phép biện chứng, không phải là "phủ định trong phép biện chứng".

Tuy nhiên, vấn đề sự phát triển, sự tiến lên, sự tiến hoá trong tự nhiên khá phức tạp, nhất là trong giới tự nhiên hữu cơ, mặc dù giới tự nhiên hữu cơ có thể cho thấy rõ mối quan hệ giữa phủ định và phát triển, thấy rõ sự tác động của phủ định biện chứng hơn là giới tự nhiên vô cơ. Chẳng hạn, trong giới hữu cơ, có khi sự thoái hoá (và triệt tiêu) một bộ phận cơ thể nào đó của (loài) sinh vật nào đó lại là rất cần thiết để cho (loài) sinh vật đó có thể tồn tại và duy trì nòi giống trong những điều kiện sinh sống mới. Đó là một sự đào thải dẫn đến sự phát triển, mặc dù sự đào thải này không tạo ra và không bổ sung thêm một tiền đề mới nào mà thậm chí còn giản đơn hoá tổ chức cơ thể của sinh vật. Nếu đối chiếu với khái niệm phủ định biện chứng và sự tự phủ định với tƣ cách là đối tƣợng của phép biện chứng nhƣ đã nêu ở trên thì, có thể nói, sự thoái hoá, sự đào thải tự nhiên này là một dạng đặc thù của phủ định biện chứng biểu hiện trong tự nhiên. Chính vì tính phức tạp đó của sự tiến hoá và cũng là của sự phát triển trong tự nhiên, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đánh giá rất cao những phát hiện và nghiên cứu của S.Đácuyn về sự tiến hoá và những quy luật chi phối sự tiến hoá trong giới tự nhiên hữu cơ [xem 37, 48, 49].

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả mọi sự vận động và phát triển trong tự nhiên chỉ tuân theo những quy luật của tự nhiên – là những quy luật hoàn toàn không có sự tham gia có ý thức của con ngƣời. Bởi vì, xét đến cùng, con ngƣời chỉ là một sản phẩm của tự nhiên, dù đó là sản phẩm cao cấp nhất. Sự tác động tích cực trở lại giới tự nhiên của con ngƣời chỉ có thể có đƣợc trên cơ sở nhận thức đƣợc đúng những quy luật của tự nhiên. Nếu không, sự tác động trở lại giới tự nhiên của con ngƣời sẽ phá

huỷ môi trƣờng sống quan trọng nhất của con ngƣời. Trong những quy luật của tự nhiên, trƣớc hết, chúng ta cần phải kể đến quy luật đấu tranh để sinh tồn trong giới tự nhiên hữu cơ.

Trong giới tự nhiên hữu cơ, cuộc đấu tranh để sinh tồn diễn ra không chỉ giữa các loài mà còn diễn ra ngay trong nội bộ một loài, khi những điều kiện sinh sống hữu cơ và vô cơ trở nên vô cùng khó khăn cho sự tồn tại của tất cả các cá thể trong quần thể loài đó. Trong những cuộc đấu tranh để sinh tồn, không ít các cá thể và không ít các loài đã hoặc bị tiêu diệt bởi những cá thể và những loài khác mạnh hơn, hoặc tự diệt vong do không thể thích nghi đƣợc. Tuy nhiên, không phải tất cả những sự tiêu diệt và tự tiêu diệt, hay phủ định và tự phủ định đó đều đƣợc phép biện chứng xét đến nhƣ là đối tƣợng nghiên cứu. Hay là, không phải tất cả mọi sự đào thải tự nhiên đều là sự phủ định đƣợc xét đến trong phép biện chứng. Phép biện chứng chỉ xét đến những sự đào thải tự nhiên để lại, tạo ra những tiền đề dẫn đến sự phát triển trong tự nhiên. Đó phải là những sự đào thải có sự bảo tồn và đƣợc di truyền. Trong sinh học, ngƣời ta gọi những sự đào thải đó là chọn lọc tự nhiên. Còn dƣới góc độ triết học, những sự đào thải đó có thể đƣợc gọi một cách khái quát là phủ định biện chứng. Nói một cách khác, chọn lọc tự nhiên là một dạng đặc thù của phủ định biện chứng trong tự nhiên (để phân biệt với dạng khác của phủ định biện chứng trong tự nhiên, nhƣ trong giới tự nhiên vô cơ chẳng hạn). Để làm sáng tỏ những đặc trƣng của phủ định biện chứng trong giới tự nhiên hữu cơ và vai trò của nó đối với sự phát triển trong tự nhiên, dƣới đây, chúng tôi sẽ làm rõ một số đặc trƣng của chọn lọc tự nhiên nhƣ là những đặc trƣng của phủ định biện chứng, qua đó góp phần lý giải khuynh hƣớng của sự phát triển trong giới tự nhiên hữu cơ.

Trong giới tự nhiên hữu cơ, hoàn cảnh sinh sống hữu cơ và vô cơ của sinh vật cùng cuộc đấu tranh để sinh tồn là những điều kiện làm nảy sinh, làm

xuất hiện những biến dị. Những điều kiện đó cũng quyết định những biến dị nào sẽ được giữ lại và được di truyền, những biến dị nào sẽ bị loại bỏ, những biến dị nào cần được cải tạo và nâng cao. Nói một cách khác, đó chính là những điều kiện chi phối, quyết định phƣơng thức phủ định biện chứng trong tự nhiên. Kết quả do phƣơng thức phủ định biện chứng - chọn lọc tự nhiên mang lại là khả năng thích nghi một cách tốt nhất của sinh vật trƣớc bất kỳ điều kiện sinh sống hữu cơ và vô cơ nào, tiếp theo đó là khả năng duy trì và phát triển nòi giống của sinh vật. Nghĩa là, chọn lọc tự nhiên, hay phủ định biện chứng trong tự nhiên diễn ra chỉ vì "lợi ích" của sinh vật. Nhƣ vậy, mục đích của chọn lọc tự nhiên khác căn bản với mục đích của chọn lọc nhân tạo. Chọn lọc nhân tạo là hoạt động của con ngƣời dựa trên sự nắm bắt đƣợc những quy luật của tự nhiên, cụ thể là những quy luật chi phối hoạt động chọn lọc tự nhiên (những quy luật về biến dị và di truyền). Mục đích của chọn lọc nhân tạo là phục vụ nhu cầu và lợi ích của con ngƣời.

Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên cơ sở những biến dị, hay là "sai dị cá thể". Nó "duy trì những sai dị và biến dị có lợi" đồng thời "loại trừ những biến dị có hại" [xem 13, tr.122]. Nhƣ vậy, những biến dị chính là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. Song, không phải tất cả các biến dị mà chỉ có những "biến dị có lợi" mới giúp cho sinh vật thích nghi, tồn tại và duy trì đƣợc nòi giống. Phƣơng thức phủ định biện chứng biểu hiện rất rõ qua hoạt động của chọn lọc tự nhiên. Nói một cách khác, hoạt động của chọn lọc tự nhiên biểu hiện rất rõ những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của phủ định biện chứng. Trƣớc hết, đó là sự lọc bỏ những biến dị có hại, hoặc là một phần nào (tức là bị thoái hoá hay bị teo đi), hoặc là hoàn toàn. Nếu sự lọc bỏ này giúp cho sinh vật tồn tại và duy trì đƣợc nòi giống thì đó chính là vai trò của sự phủ định hoàn toàn, phủ định sạch trơn đối với sự phát triển trong tự nhiên. Bên cạnh đó, những biến dị có lợi cho sự tồn tại của sinh vật sẽ được duy trì. Hơn nữa, những biến dị

này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ sau. Các thế hệ sau kế thừa, tiếp nhận những biến dị được di truyền này nhƣ thế nào lại tuỳ thuộc vào những điều kiện sinh sống hữu cơ và vô cơ của chúng, tức là tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh sinh sống mới. Do đó, bên cạnh những biến dị chỉ được kế thừa một cách nguyên vẹn sẽ có những biến dị không ngừng được cải tạo và biến đổi

theo chiều hƣớng hoặc là phức tạp hơn, hoặc là đơn giản đi. Chẳng hạn, đối với những loài có tổ chức cơ thể đơn giản, tức là đối với những "hình thái" thấp, chọn lọc tự nhiên chỉ cải thiện rất ít hoặc là giữ nguyên chúng qua những thời gian dài vô hạn và trong những điều kiện sinh sống thấp của chúng [xem 13, tr.178]. Việc các thế hệ sau (của loài) kế thừa những biến dị (có lợi) đã đƣợc di truyền lại, đồng thời không ngừng tích luỹ, hoàn thiện những biến dị này theo những hƣớng nhất định không chỉ giúp cho các thế hệ sau sinh sống tốt hơn mà đó còn là biểu hiện của sự tiếp nối, là sự hình thành những mối liên hệ giữa các giai đoạn tiến hoá (của loài đó). Tuy nhiên, đôi khi có những biến dị có hại không bị lọc bỏ hoàn toàn và đƣợc di truyền lại. Khi những biến dị có hại này biểu hiện ra thì rất có thể sinh vật mang biến dị đó sẽ bị diệt vong. Đó là một sự tự phủ định không dẫn đến sự phát triển.

Dƣới sự tác động của chọn lọc tự nhiên, những biến dị có lợi cho sự tiến hoá của sinh vật (về mặt tổ chức cơ thể) luôn có những biến đổi trong suốt quá trình tồn tại và thích nghi của loài sinh vật đó qua các thế hệ của nó. Sự biến đổi này giúp cho tổ chức cơ thể của loài sinh vật đó ngày càng hoàn thiện. Bởi vì, những "biến dị có lợi" đƣợc chọn lọc tự nhiên tích luỹ sau bao giờ cũng có tính chất có ích nhƣ những "biến dị có lợi" đã đƣợc tích luỹ trƣớc và bản thân chúng cũng đƣợc chọn lọc tự nhiên duy trì và lặp lại nhiều lần. Sự duy trì và lặp lại là đặc trƣng rất quan trọng của chọn lọc tự nhiên vì chúng góp phần hình thành nên những mối liên hệ. Duy trì và lặp lại cũng chính là những đặc trƣng quan trọng của phủ định biện chứng. Tuy nhiên, hoạt động

của chọn lọc tự nhiên không chỉ là tích luỹ, bảo tồn các biến dị có lợi và loại trừ các biến dị có hại mà còn là biến đổi và hoàn thiện trình độ của các biến dị, làm phát triển đầy đủ các đặc tính mà nó đã chọn và, thông qua di truyền, xếp chúng vào những mối liên hệ nhất định nhằm ngày càng hoàn thiện cơ quan đã trải qua biến đổi, giúp cho sinh vật ngày càng thích nghi tốt hơn trƣớc những thay đổi của môi trƣờng sống. Đó chính là hoạt động phân hƣớng các đặc tính của chọn lọc tự nhiên. Còn việc tạo nên những mối liên hệ và duy trì những mối liên hệ đó là một trong những đặc trƣng cơ bản của chọn lọc tự nhiên. Cho nên, sự phát triển trong tự nhiên không chỉ có sự biến đổi về lƣợng mà có những sự biến đổi khá rõ về chất, nhất là khi nó dẫn đến sự xuất hiện những giống mới khác hẳn nguồn gốc đầu tiên.

Thông qua sự phân hƣớng các đặc tính của chọn lọc tự nhiên, các khâu trung gian ngày càng xuất hiện nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn. Những khâu trung gian chính là dấu hiệu đầu tiên của sự xuất hiện những giống, loài mới. Hay là, các khâu trung gian chính là mầm mống cho những hình thái mới ra đời và là một trong những hình thức phát triển trong tự nhiên. Bởi vì, từ các khâu trung gian đó đã xuất hiện không ít các loài mới, đôi khi khác hẳn nguồn gốc ban đầu của nó. Nhƣ vậy, có thể nói, sự phân hƣớng các đặc tính đã thể hiện khá rõ vai trò hình thành những mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của chọn lọc tự nhiên.

Trong tự nhiên, sự hoàn thiện hay tiến bộ về mặt tổ chức cơ thể của mỗi loài sinh vật diễn ra trong những thời kỳ rất lâu dài và là không ngừng hoàn thiện chứ không đạt đến cái tuyệt đối. Hay là, chọn lọc tự nhiên không dẫn đến một sự hoàn thiện tuyệt đối mà nó chỉ có khuynh hướng làm cho mỗi sinh vật ngày càng hoàn thiện hơn, trƣớc hết là về mặt tổ chức cơ thể. Khuynh hƣớng đó là "đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện có thể sản sinh ra đƣợc ở trạng thái tự nhiên". Bởi vì, giới tự nhiên không ngừng vận động và biến đổi

nên các sinh vật trong tự nhiên cũng phải không ngừng thích nghi để tồn tại. Nếu không, chúng sẽ bị diệt vong, bị tuyệt chủng.

Chọn lọc tự nhiên và vai trò của nó đối với sự tiến hoá trong giới tự nhiên hữu cơ đƣợc thể hiện khá rõ trong những nghiên cứu của S.Đácuyn [xem 13]. Trong đó, đáng chú ý là, ông đã chỉ rõ cơ chế tích luỹ và kế thừa của chọn lọc tự nhiên cùng vai trò của cơ chế này đối với sự tiến hoá về mặt tổ chức cơ thể của sinh vật.

Từ những trình bày ở trên, có thể nói, phủ định biện chứng biểu hiện rất rõ trong tự nhiên, nhất là trong giới tự nhiên hữu cơ. Hơn thế, biểu hiện của phủ định biện chứng trong tự nhiên rất đa dạng. Điều đó thể hiện rõ qua vai trò của nó đối với sự phát triển trong tự nhiên. Trên thực tế, không chỉ có sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn mới đem lại những sự phát triển mà cả sự phủ định lọc bỏ đi, giản đơn hoá tổ chức cơ thể của sinh vật cũng đem lại sự phát triển nếu nhƣ nó giúp cho sinh vật đó tồn tại, duy trì và phát triển đƣợc nòi giống, v.v.. Song, nhìn chung, trong giới tự nhiên hữu cơ, vai trò của phủ định biện chứng vẫn là tạo ra tiền đề cho những cái mới, tức là những sinh vật mới ra đời trên cơ sở những yếu tố đƣợc giữ lại, tức là những biến dị có lợi đƣợc tích luỹ và di truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó, các thế hệ sinh vật sau bao giờ cũng có khả năng thích nghi tốt hơn các thế hệ trƣớc. Và càng ngày, khả năng thích nghi đó càng tốt hơn. Còn trong giới tự nhiên vô cơ, nhƣ Ph.Ăngghen đã chỉ ra, vai trò của phủ định biện chứng là tạo ra tiền đề cho những cơ tầng địa chất mới ra đời trên cơ sở sự tự phá huỷ của những cơ tầng địa chất cũ [xem 49, tr.194 và 200].

Tóm lại, trong tự nhiên, phủ định biện chứng diễn ra hoàn toàn khách quan và tuân theo những quy luật của tự nhiên. Đó là những quy luật của giới tự nhiên hữu cơ (nhƣ những quy luật về di truyền và biến dị) và những quy luật của giới tự nhiên vô cơ. Tuỳ từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phủ

định biện chứng có những biểu hiện khác nhau thông qua vai trò tạo tiền đề cho sự phát triển và vai trò hình thành mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển. Đặc biệt là, sự phủ định biện chứng diễn ra trong tự nhiên hoàn toàn không chịu bất cứ sự quy định có ý thức nào của con ngƣời. Con ngƣời chỉ có thể nhận thức và vận dụng tính quy luật cũng nhƣ cơ chế của phủ định biện chứng diễn ra trong tự nhiên nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình. Bởi vì, đúng nhƣ nhận định của Ph.Ăngghen, "quy luật phủ định cái phủ định thực hiện một cách không có ý thức trong tự nhiên, trong lịch sử, và cả trong đầu óc ta nữa, trƣớc khi ta nhận thức đƣợc nó…" [49, tr.202].

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển (Trang 43 - 50)