Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong tƣ duy.

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển (Trang 61 - 75)

tƣ duy.

Tƣ duy và sự phát triển trong tƣ duy là một vấn đề rất phức tạp. Vì vậy, việc khảo cứu vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong tƣ duy đáng ra cần có một công trình riêng để có thể làm sâu sắc đƣợc vấn đề. Do giới hạn của luận văn và hạn chế của bản thân nên ở đây chúng tôi mới chỉ có thể xét tƣ duy dƣới góc độ là hình thức cao nhất của sự phản ánh tích cực hiện thực khách quan, tức là xét tƣ duy với tƣ cách là sản phẩm tinh thần, chứ chƣa có điều kiện xét tới tƣ duy với tƣ cách là tồn tại tự thân. Do đó, sự phát triển trong tƣ duy đƣợc xét đến ở đây chính là quá trình sản sinh ra những tri thức mới. Nói một cách ngắn gọn, đó là quá trình sản sinh ra những tri thức

mới trên cơ sở những tri thức cũ, đã có và những dữ kiện mới do nhận thức mang lại.

Mặc dù, xét đến cùng, nội dung của tƣ duy bị quy định bởi nội dung của tồn tại, tức là hiện thực khách quan, nhƣng tƣ duy có tính độc lập tƣơng đối của nó. Bởi vì, tƣ duy là sự suy luận dựa trên các trừu xuất từ hiện thực khách quan chứ không phải là những kết luận đƣợc rút ra trực tiếp từ hiện thực khách quan. Điều đó khiến cho tƣ duy và sự phát triển trong tƣ duy dễ bị chủ quan hoá và siêu hình hoá, tức là dễ bị tách rời tuyệt đối khỏi hiện thực khách quan, khỏi những mối liên hệ phổ biến, những sự vận động và phát triển trong hiện thực khách quan. Chính điều này là nguyên nhân dẫn một số học giả tƣ sản phƣơng Tây (nhƣ M.Bunge, R.Norman, v.v..) đến chỗ khẳng định rằng, trong tƣ duy chỉ có sự phủ định đặc trƣng cho những hoạt động có mục đích của con ngƣời [xem 66, tr.229-236]. Song, trên thực tế, tƣ duy có lôgíc phát triển nội tại của nó. Đó chính là lôgíc của sự vận động và phát triển trong hiện thực khách quan đƣợc phản ánh vào trong tƣ duy. Nói một cách khác, nội dung của "bộ não tƣ duy" chỉ là kết quả của sự phản ánh, là hình ảnh, là sự tái hiện lại "những quá trình tự nhiên và lịch sử". Điều đó có nghĩa là, những quy luật khách quan cơ bản chi phối sự vận động và phát triển trong tự nhiên và trong lịch sử cũng sẽ đƣợc tái hiện lại trong tƣ duy, trong đó có cả quy luật phủ định của phủ định cùng hạt nhân của nó là sự phủ định biện chứng. Nhƣng trong tƣ duy, sự phủ định biện chứng và quy luật phủ định của phủ định thể hiện ra với tƣ cách là kết quả phản ánh và chịu sự quy định của sự phủ định biện chứng và quy luật phủ định của phủ định diễn ra trong tự nhiên và trong lịch sử. Do vậy, có thể nói, việc một số học giả tƣ sản phƣơng Tây phủ nhận sự tồn tại của phủ định biện chứng (nhất là ở đặc tính khách quan của nó) trong tƣ duy và cho rằng, trong tƣ duy chỉ có sự phủ định nhƣ là một "hình thức hoạt động của con ngƣời" và "biểu hiện sự tự do của con

ngƣời" là không đúng. Nhƣ vậy là, họ đã tuyệt đối hoá sự tồn tại có tính độc lập tƣơng đối của tƣ duy.

Sự tồn tại có tính độc lập tƣơng đối của tƣ duy có thể gợi mở hƣớng phát triển vƣợt trƣớc nào đó của tƣ duy so với tồn tại nhƣng, xét đến cùng, nội dung của tƣ duy vẫn bị quy định bởi nội dung của tồn tại. Bởi vì, sự phát triển trong tƣ duy diễn ra và đạt đƣợc đến trình độ nào lại tuỳ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức hiện thực khách quan của con ngƣời, trong đó phải kể đến trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật của nhân loại. Nhƣng vấn đề là ở chỗ, tƣơng ứng với những giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử thì khoa học - kỹ thuật chỉ đạt đến những trình độ phát triển nhất định. Đó cũng là quá trình con ngƣời dần dần khám phá ra các tầng, lớp bản chất của các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan. Các tầng, lớp bản chất này đƣợc thể hiện trong các lý thuyết, giả thuyết, luận đoán, luận đề - một cách chung nhất là trong các tri thức. Do vậy, việc vạch ra mối liên hệ, sự kế thừa, bổ sung và tiếp thu lẫn nhau giữa các lý thuyết, giả thuyết, luận đoán, luận đề sẽ tạo ra tiền đề, đặt cơ sở cho sự hình thành những tri thức mới, đồng thời tạo nên mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của tư duy nhân loại. Đó chính là vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong tư duy. Bởi vì, tƣ duy nhân loại có chứa đựng "mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con ngƣời với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con ngƣời bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức". Mâu thuẫn này chỉ có thể "đƣợc giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, - và đƣợc giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận" [49, tr.174].

Chẳng hạn nhƣ, trong một khoa học cụ thể là vật lý học, những lý thuyết cổ điển đã từng chiếm vị trí thống trị một thời gian dài trong tƣ duy vật lý học nói riêng, trong tƣ duy khoa học của nhân loại nói chung, đồng thời

mang lại những giá trị ứng dụng cao. Nhƣng đến thời kỳ vật lý học đi vào nghiên cứu thế giới vi mô, ngƣời ta thấy rằng, phạm vi hoạt động và ứng dụng của lý thuyết cổ điển bị thu hẹp lại và bộc lộ rõ những hạn chế của nó, do đó nó phải nhƣờng chỗ cho lý thuyết lƣợng tử. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà vật lý học, nhất là trong nghiên cứu của N.Bo, mặc dù các lý thuyết này có mâu thuẫn với nhau nhƣng không bài trừ nhau mà, trái lại, có mối liên hệ nội tại, có sự tiếp thu và bổ sung nhất định cho nhau. Sở dĩ lý thuyết cổ điển và lý thuyết lƣợng tử có mối quan hệ với nhau nhƣ vậy là vì, mỗi lý thuyết đó chỉ giải thích một phạm vi hiện tƣợng nhất định trong hiện thực khách quan. Nhƣng trong hiện thực khách quan, tất cả các sự vật, hiện tƣợng đều nằm trong những mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Cho nên, việc N.Bo phát hiện ra và xây dựng nguyên lý tƣơng ứng (năm 1913) là một tất yếu.

Nói một cách ngắn gọn, nội dung của nguyên lý tƣơng ứng là: khi trong một ngành khoa học "xuất hiện các lý thuyết mới, chung hơn thì các lý thuyết giải thích một phạm vi các hiện tƣợng nào đó vẫn không bị loại bỏ nhƣ một cái gì sai trái, mà đƣợc đƣa vào lý thuyết mới nhƣ một trƣờng hợp riêng và có giới hạn và giữ nguyên giá trị của nó đối với lĩnh vực cũ" [theo 66, tr.237]. Nhƣ vậy, nguyên lý tƣơng ứng yêu cầu chủ thể nhận thức trong khi nghiên cứu lý thuyết mới phải chú ý không chỉ tới sự khác biệt của nó so với lý thuyết cũ mà tới cả mối liên hệ của nó với lý thuyết cũ, tới việc làm rõ nội dung nhất định của lý thuyết cũ trong nội dung của lý thuyết mới. Do đó, nhà nghiên cứu triết học A.Séptulin đã cho rằng, nguyên lý tƣơng ứng chính là một "biểu hiện đặc thù của nguyên tắc phủ định biện chứng đối với sự phát triển của các lý thuyết khoa học" [66, tr.237]. Xét nội dung nguyên lý tƣơng ứng và vai trò của nó đối với sự phát triển của vật lý lý thuyết, chúng ta hoàn toàn có thể đồng ý với nhận định trên của A.Séptulin.

Nội dung của tƣ duy bị quy định bởi nội dung của tồn tại còn có nghĩa là, mặc dù tƣ duy có khả năng phản ánh vƣợt trƣớc với tính độc lập tƣơng đối của nó, với những tiêu chuẩn lôgíc của nó nhƣng nó vẫn phải chịu sự kiểm chứng của hiện thực khách quan. Xét đến cùng, chính hiện thực khách quan sẽ quyết định tính đúng đắn của tƣ duy cùng những sản phẩm của nó là các hệ thống tri thức đƣợc rút ra trong suy luận. Điều đó có nghĩa là, để có thể đánh giá hay nhận định về giá trị, về tính chân lý của một hệ thống tri thức nào đó, chủ thể nhận thức phải xem xét nó trong mối quan hệ với những hệ thống tri thức trƣớc nó và có liên quan với nó để chỉ ra những mối liên hệ và những sự khác biệt. Bởi vì, thực ra, trong khoa học tự nhiên lý thuyết, mối liên hệ giữa các lý thuyết (các tri thức) hoàn toàn không do chủ thể tƣ duy "cấu tạo ra" để "ghép" vào những "sự kiện", tức là "ghép" vào "những hình thái hiện thực khác nhau và những hình thái vận động khác nhau của vật chất". Mà trái lại, những mối liên hệ giữa các lý thuyết đó chỉ là sự phản ánh những mối liên hệ giữa các "sự kiện" diễn ra phổ biến trong hiện thực khách quan [xem 49, tr.493]. Kết quả của sự đánh giá, nhận định đó có ảnh hƣởng tới sự phát triển trong tƣ duy ở chỗ, nó có thể thúc đẩy quá trình tƣ duy tiến triển và đem lại những tri thức mới sâu sắc hơn những tri thức cũ, nhƣng nó cũng có thể kìm hãm quá trình tƣ duy khiến cho sự hình thành những tri thức mới trở nên rất khó khăn. Chẳng hạn, tình hình trong khoa học sinh học nửa cuối thế kỷ XIX, cụ thể là trong mối quan hệ giữa học thuyết tiến hoá (của S.Đácuyn) và di truyền học (Menđen), là một trong những minh chứng điển hình.

Mặc dù giữa học thuyết tiến hoá và di truyền học không có mối quan hệ kế thừa trực tiếp nhƣng giữa chúng vẫn có mối liên hệ, có sự tiếp thu và bổ sung cho nhau giống nhƣ mối liên hệ giữa lý thuyết cổ điển và lý thuyết lƣợng tử trong vật lý học. Sở dĩ chúng có mối liên hệ đó là vì, những định luật của G.Menđen phản ánh mặt tĩnh tại của quá trình tiến hoá, còn học thuyết của

S.Đácuyn hƣớng vào mặt biến động của quá trình tiến hoá. Trong thực tế, đó là hai mặt của một quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau mà chủ thể nhận thức không thể chia cắt, tách rời hay đối lập tuyệt đối chúng với nhau. Sự phân chia những lý luận đó chỉ là một sự trừu tƣợng hoá giản đơn nhƣ một phƣơng thức để nghiên cứu quá trình tiến hoá [xem 20, tr.88]. Khi ngành di truyền học ra đời và đi vào nghiên cứu các quá trình bên trong của di truyền và biến dị, phƣơng pháp lịch sử của học thuyết tiến hoá tỏ ra là bị hạn chế và không giúp gì đƣợc cho những nghiên cứu đó, đồng thời có nhiều vấn đề về di truyền và biến dị mà học thuyết tiến hoá chƣa giải thích, chƣa đề cập. Trong tình hình đó, các nhà di truyền học giai đoạn đầu đã phủ nhận một cách không phê phán học thuyết tiến hoá và cho rằng, học thuyết tiến hoá và di truyền học không thể có mối liên hệ với nhau, không thể bổ sung và trợ giúp cho nhau. Sở dĩ nhƣ vậy là vì, họ đã tuyệt đối hoá mặt tĩnh tại của quá trình tiến hoá nên họ không thấy đƣợc mối liên hệ giữa mặt tĩnh và mặt động của quá trình tiến hoá. Và do đó, họ không thấy đƣợc mối liên hệ có tính bổ sung giữa học thuyết tiến hoá và di truyền học. Vì vậy, có thể nói, sự phủ nhận một cách không phê phán của các nhà di truyền học giai đoạn đầu đối với học thuyết tiến hoá không chỉ là một biểu hiện cụ thể của sự phủ định siêu hình mà còn là một biểu hiện của tƣ duy siêu hình.

Do vậy, mặc dù đã chỉ ra đúng những hạn chế của học thuyết tiến hoá cũng nhƣ những nhiệm vụ của di truyền học nhƣng các nhà di truyền học giai đoạn đầu nhƣ G.Hacđi và V.Veinbec, Raitơ [xem 56, tr.36], V.Iohanxen [xem 20, tr.92-92], v.v.. đã hầu nhƣ phủ nhận sạch trơn, phủ nhận hoàn toàn một cách siêu hình mối liên hệ có tính bổ sung giữa hai lý thuyết khoa học này. Họ đã đối lập, tách rời mặt phân tích và mặt tổng hợp của nhận thức sinh học trong sự thống nhất hữu cơ của chúng. Những cố gắng của các nhà di truyền học trong các giai đoạn sau (nhƣ X.Trétvericốp, v.v..) đã khôi phục vị trí và

vai trò của học thuyết tiến hoá trong những nghiên cứu về di truyền và biến dị, đồng thời gợi mở ra những hƣớng phát triển mới cho cả di truyền học lẫn học thuyết tiến hoá. Chẳng hạn, đó là sự ra đời của thuyết tiến hoá vi mô với sự kết hợp giữa học thuyết tiến hoá của chủ nghĩa Đácuyn hiện đại và di truyền học phân tử, rồi sự xuất hiện của di truyền học quần thể [xem 7, tr.384- 397]. Đó chính là sự ra đời của những tri thức mới sâu sắc hơn những tri thức cũ, phản ánh đƣợc sát gần hơn bản chất của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan. Sở dĩ những tri thức đó có thể ra đời đƣợc là vì, các nhà di truyền học sau này không những đã thừa nhận mà còn làm rõ những mối liên hệ, những sự khác biệt, những sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa học thuyết tiến hoá và di truyền học trong những nghiên cứu về tiến hoá. Nhƣ vậy, rõ ràng là, nhận thức chủ quan của chủ thể có ảnh hƣởng khá lớn tới sự phát triển trong tƣ duy.

Tuy nhiên, lịch sử phát triển của tƣ duy nhân loại cũng cho thấy rằng, không phải cứ có sự tác động một cách chủ quan của chủ thể nhận thức thì mọi sự phủ định trong tƣ duy đều dẫn đến những kết quả tiêu cực và không dẫn đến bất kỳ một sự phát triển nào. Lịch sử triết học của nhân loại có thể cho thấy rất nhiều ví dụ về vấn đề này. Chẳng hạn, ngay trong mối quan hệ giữa triết học Mác và triết học Hêghen, trong sự kế thừa có phê phán của C.Mác đối với triết học Hêghen nói chung và đối với phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen nói riêng không phải là hoàn toàn không có sự hiện diện của lợi ích giai cấp của chủ thể. Bởi vì, Hêghen là một đại biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Phổ và không ít lần ông đƣa tiếng nói giai cấp mình vào hệ thống triết học của ông. Trong quá trình kế thừa có phê phán triết học Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã lọc bỏ tất cả những yếu tố duy tâm, tôn giáo, thần bí và những yếu tố thuộc về lợi ích giai cấp phong kiến Phổ trong triết học Hêghen, đồng thời tiếp thu có cải tạo, biến đổi và

nâng cao những thành tựu tƣ duy trong triết học Hêghen. Một trong những kết quả quan trọng nhất của sự phủ định có kế thừa, cải tạo và phát triển đó là sự ra đời của học thuyết về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân.

C.Mác và Ph.Ăngghen không những đã kế thừa, tiếp thu đƣợc tinh hoa của triết học Hêghen, và cũng là tinh hoa của nhân loại, là phép biện chứng mà còn cải tạo, biến đổi và nâng cao phép biện chứng ấy lên một tầm phát triển mới. Kết quả của quá trình đó đã dẫn tới sự ra đời của phép biện chứng duy vật. Nói cách khác, phép biện chứng duy vật là một cái mới ra đời trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có cải tạo và biến đổi cái cũ là phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen. Vì vậy, từ việc khái quát lịch sử triết học nhân loại, Ph.Ăngghen không những đã chỉ ra sự tác động của quy luật phủ định của phủ định và vai trò của sự phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong triết học

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)