Khuynh hướng của sự phát triển do quy luật phủ định của phủ định vạch ra là đường "xoáy trôn ốc" từ thấp đến cao, là cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở cái cũ. Tuy nhiên, phát triển không phải lúc nào cũng đồng nhất với sự vận động đi lên, với tiến bộ và tiến hoá. Trong thực tế, sự phát triển gồm có cả bƣớc tiến lên lẫn bƣớc thụt lùi, cả tiến bộ lẫn thoái bộ, cả tiến hoá lẫn thoái hoá. Sự phát triển cũng không phải là một con đƣờng thẳng tắp vì đôi khi nó có những bƣớc quanh co, thụt lùi tạm thời. Song, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật phủ định của phủ định sẽ không thể là quy luật vạch ra khuynh hƣớng của sự phát triển nếu nhƣ không có hạt nhân của nó là sự phủ định biện chứng.
Về vai trò hạt nhân của sự phủ định biện chứng trong quy luật phủ định của phủ định, hay là về mối quan hệ khăng khít giữa phủ định của phủ định và phủ định biện chứng, chúng tôi đã phần nào làm rõ khi phân tích những luận điểm của Ph.Ăngghen về phủ định "trong phép biện chứng". Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ hơn vai trò của phủ định biện chứng với tƣ cách là phương thức dẫn đến sự phát triển, tức là làm rõ phương thức dẫn đến sự ra đời của cái mới trên cơ sở cái cũ, nhưng trong cái mới sẽ có những trình độ phát triển cao hơn những trình độ phát triển mà cái cũ đã đạt được.
Trong mối quan hệ giữa phủ định và phát triển, quá trình cái cũ tự phủ định nó để cho cái mới ra đời và quá trình cái mới phủ định cái cũ để khẳng định sự tồn tại của nó không phải là những quá trình đơn giản và nhanh chóng. Những quá trình này diễn ra tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử - cụ thể, hay là tuỳ thuộc vào quá trình phát triển hiện thực của cả cái cũ lẫn cái mới. Những điều kiện đó sẽ quyết định quá trình tự phủ định của cái cũ và khẳng định của cái mới là lâu dài hay mau chóng, là phức tạp hay đơn giản. Quan điểm duy vật biện chứng về phủ định đặc biệt nhấn mạnh đến những điều kiện khách quan này.
Khi nói phủ định biện chứng là phương thức dẫn đến sự phát triển, chúng tôi cho rằng, cần phải nhấn mạnh đến đặc trƣng quan trọng nhất của phủ định biện chứng là đặc trƣng kế thừa và những yếu tố của nó, bởi vì kế thừa không chỉ là cốt lõi của phương thức phủ định biện chứng mà còn trực tiếp làm nên sự phát triển.
Trước hết, chúng tôi nói đến mối quan hệ giữa sự kế thừa và sự tự phủ định của cái cũ. Khi cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tƣợng phát triển đến mức phá vỡ sự tồn tại của nó thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc là sự vật, hiện tƣợng này sẽ bị diệt vong; hoặc là nó sẽ tiếp tục quá trình vận động và phát triển bằng cách chuyển sang một hình thái vận
động mới, một giai đoạn vận động và phát triển mới, đôi khi trở thành một sự vật, hiện tƣợng mới khác hẳn sự vật, hiện tƣợng cũ. Trong khả năng thứ nhất, sự tự phủ định không những không tạo ra, không để lại một tiền đề nào mà còn khiến cho quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tƣợng bị đứt đoạn, còn sự vật, hiện tƣợng đó bị diệt vong. Nếu đối chiếu với nội dung của khái niệm phủ định biện chứng nhƣ đã nêu ra ở trên thì có thể nói rằng, sự tự phủ định này không phải là sự phủ định biện chứng. Tuy nhiên, sự tự phủ định này lại diễn ra khá phổ biến trong tự nhiên. Chẳng hạn, khi cơ thể một (loài) sinh vật nào đó không kịp thích nghi hoặc là không thích nghi đƣợc trƣớc những thay đổi lớn và đột ngột của môi trƣờng tự nhiên thì (loài) sinh vật đó sẽ tự diệt vong. Hay là, cái chết một cách tự nhiên của con ngƣời cũng vậy. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, "sự chết" - với tƣ cách là "sự phủ định sự sống" - "không phải là một sự kiện đột ngột và trong khoảnh khắc, mà là một quá trình rất dài". Bởi vì, "trong mỗi giây lát, bất kỳ một vật hữu cơ nào cũng vừa là bản thân nó, vừa không phải là bản thân nó; trong mỗi giây lát, nó tiêu hoá những chất mà nó nhận đƣợc từ ngoài vào và bài tiết những chất khác ra khỏi nó; trong mỗi giây lát, một số tế bào trong cơ thể của nó chết đi và những tế bào khác đƣợc hình thành…"[49, tr.37-38]. Điều đó có nghĩa là, cái chết một cách tự nhiên của con ngƣời không đồng nhất với "sự chết" - là "một nhân tố quan trọng của sự sống". "Sự chết" mới là sự phủ định biện chứng, còn cái chết một cách tự nhiên chỉ là một sự tự phủ định. Có thể nói, những sự tự phủ định kiểu này là một vấn đề khá phức tạp và khó có thể làm sáng tỏ chỉ thông qua một vài dẫn chứng nhƣ trên. Song, theo nhƣ ở trên chúng tôi đã nêu, không phải tất cả mọi sự tự phủ định đều là đối tƣợng của phép biện chứng, trong đó có những sự tự phủ định kiểu này.
Trong khả năng thứ hai, sự tự phủ định là sự phủ định "có kết quả". Nó không khiến cho sự vật, hiện tƣợng cũ bị diệt vong hay biến mất hoàn toàn.
Nó là một sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn. Với kết quả đó, sự vật, hiện tượng cũ không còn nguyên vẹn nữa nhưng cũng chưa hẳn đã chuyển hoá sang thành sự vật, hiện tượng mới. Trong sự phủ định "có kết quả", đồng thời với sự giữ lại một số yếu tố nhất định là sự loại bỏ hoàn toàn (sạch trơn) một số yếu tố khác. Đó là những yếu tố đã trở nên lạc hậu, tiêu cực và không còn phù hợp với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tƣợng mới. Vì vậy, trong sự phủ định biện chứng, đồng thời với sự kế thừa và phát triển, tức là sự khẳng định những yếu tố phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới còn có sự loại trừ và lọc bỏ, tức là sự phủ định sạch trơn một số yếu tố không còn phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh mới đó. Đó chính là vai trò của sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) một cách biện chứng đối với sự phát triển. Vì vậy, có thể nói, sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) một cách biện chứng khác một cách căn bản với sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) một cách siêu hình. Do đó, không phải sự phủ định hoàn toàn (sự phủ định sạch trơn) nào cũng đồng nhất với sự phủ định siêu hình, thuộc về sự phủ định siêu hình – là sự phủ định không dẫn đến sự phát triển.
Những yếu tố đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn sau sự tự phủ định của cái cũ chính là tiền đề cho cái mới ra đời. Cái mới chỉ có thể ra đời trên cơ sở tiếp thu, tiếp nhận những yếu tố đó, cải tạo và biến đổi chúng. Bởi vì, xét đến cùng, không có một cái mới nào tồn tại tự nó, tức là không có bất kỳ một mối liên hệ nào với cái cũ. Trái lại, cái mới chỉ là cái mới khi có cái cũ, trên cơ sở cái cũ và so với cái cũ. Do vậy, sự phủ định "có kết quả" hay sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn là một điều kiện đảm bảo cho tính liên tục, tính quá trình của sự vận động và phát triển. Thông qua đó, phủ định biện chứng thể hiện
vai trò hình thành những mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tƣ duy, sự phủ định có giữ lại, có bảo tồn có vai trò quan
trọng trong việc hình thành mối liên hệ giữa những phán đoán, luận đề, qua đó nó tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của những tri thức mới.
Tiếp theo, chúng tôi nói đến mối quan hệ giữa sự kế thừa và sự phủ định của cái mới đối với cái cũ. Sự chuyển hoá từ cái cũ sang cái mới và sự phủ định của cái mới đối với cái cũ thƣờng không phải là những quá trình đơn giản và nhanh chóng. Nhƣ trên đã đề cập, những điều kiện lịch sử – cụ thể hay quá trình phát triển hiện thực của cả cái cũ lẫn cái mới sẽ quyết định yếu tố nào trong cái cũ sẽ đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn và yếu tố nào sẽ bị loại bỏ. Trong sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ, những điều kiện khách quan đó cũng sẽ quyết định yếu tố nào trong cái cũ sẽ đƣợc cái mới hoặc kế thừa một cách nguyên vẹn, hoặc lọc bỏ đi phần nào, hoặc cải tạo và biến đổi. Trong quá trình hình thành, cái mới có thể đồng thời vừa kế thừa một cách nguyên vẹn, vừa lọc bỏ đi phần nào, vừa cải tạo và biến đổi những yếu tố đƣợc giữ lại từ cái cũ. Cái mới chỉ thực sự ra đời – nghĩa là không còn ở dạng trung gian giữa cái cũ và cái mới – khi nó hoàn tất một số sự kế thừa có cải tạo, biến đổi và phát triển nhất định, và qua đó, thu đƣợc những kết quả nhất định. Cái mới sẽ dƣờng nhƣ lặp lại cái cũ do trong nó có kết quả của sự cải tạo và biến đổi một số yếu tố từ cái cũ. Song, cái mới sẽ có trình độ phát triển cao hơn hẳn trình độ phát triển của cái cũ do nó đã loại bỏ đƣợc những yếu tố kìm hãm sự vận động và phát triển của cái cũ, khắc phục đƣợc những hạn chế và những yếu kém trong cái cũ. Cái mới có khi khác một cách căn bản với cái cũ, có khi chỉ phức tạp hơn, có khi lại đơn giản hơn so với cái cũ.
Thế nhƣng, trong thực tế, có không ít những cái mới ra đời không chỉ trên cơ sở kế thừa những yếu tố đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn từ cái cũ của nó
(cái khác của nó) mà chủ yếu là trên cơ sở tiếp thu, tiếp nhận những yếu tố đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn từ một cái cũ không phải là của nó. Theo chúng tôi, nếu hiểu kế thừa theo nghĩa rộng nhất, tức là tiếp thu, tiếp nhận, tiếp nối
những gì đã có, đã xuất hiện, đã tồn tại thì chúng ta hoàn toàn có thể cho rằng, việc cái mới ra đời trên cơ sở tiếp thu, tiếp nhận những yếu tố đƣợc giữ lại, đƣợc bảo tồn từ một cái cũ không phải là của nó cũng là một sự kế thừa. Song, đó không phải là sự kế thừa một cách trực tiếp mà là sự kế thừa một cách gián tiếp. Sở dĩ có thể cho sự tiếp thu, tiếp nhận đó cũng là sự kế thừa còn là vì, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong tự nhiên và trong lịch sử, tất cả mọi sự vật, hiện tƣợng đều nằm trong những mối liên hệ phổ biến của sự vận động và phát triển. Tất cả những mối liên hệ đó lại đƣợc phản ánh chính xác ở mức lý tƣởng vào trong "bộ não tƣ duy". Nếu sự kế thừa một cách trực tiếp dẫn đến sự phát triển thông thƣờng (tuần tự và lâu dài) thì sự kế thừa một cách gián tiếp cho khả năng phát triển rút ngắn.
Sự phát triển rút ngắn còn có thể đƣợc gọi là sự phát triển vƣợt trƣớc khi những điều kiện khách quan cần thiết cho sự ra đời của cái mới hầu nhƣ không có trong cái cũ của nó. Do đó, cái mới trong sự phát triển vƣợt trƣớc không thể ra đời chỉ thông qua sự kế thừa từ cái cũ của nó và phủ định cái cũ này. Nó chỉ có thể ra đời trên cơ sở tiếp thu, tiếp nhận, hay là kế thừa một cách gián tiếp những yếu tố cần thiết cho sự ra đời của nó nhƣng lại ở trong một cái cũ không phải là của nó. Điều kiện cho sự ra đời của cái mới trong sự phát triển vƣợt trƣớc là: những yếu tố cần thiết cho sự ra đời của nó đã xuất hiện; cái cũ mà nó kế thừa một cách gián tiếp phải có trình độ phát triển cao hơn hẳn trình độ phát triển của cái cũ của nó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải kể đến vai trò của chủ thể. Vì vậy, có thể nói, sự kế thừa một cách gián tiếp biểu hiện khá rõ trong xã hội và trong tƣ duy.
Tóm lại, con đƣờng từ mâu thuẫn giữa những mặt đối lập đến phát triển nhất thiết phải thông qua phƣơng thức phủ định biện chứng. Trong đó, phủ định biện chứng giải quyết mâu thuẫn giữa những mặt đối lập – động lực của sự phát triển. Do vậy, không phải là vô cớ mà Ph.Ăngghen coi phủ định biện
chứng ("sự phủ định chân chính") là "động lực (xét về mặt hình thức) của mọi sự phát triển". Trong kết quả của sự phủ định biện chứng, mặc dù vấn đề trình độ của sự phát triển, hay vấn đề chất của cái mới còn chƣa đƣợc lƣợng hoá nhƣng khuynh hƣớng của sự vận động và phát triển rõ ràng là một tiến trình từ thấp đến cao, là cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở cái cũ. Theo đó, có thể nói, quy luật phủ định của phủ định – với hạt nhân của nó là sự phủ định biện chứng – cho thấy khá rõ mối quan hệ khăng khít giữa ba quy luật khách quan cơ bản (quy luật mâu thuẫn, quy luật lƣợng chất và quy luật phủ định của phủ định) của sự vận động và phát triển.
Dƣới đây, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn vai trò của phủ định biện chứng