Cho dù các nhà nghiên cứu lịch sử tiếp cận xã hội từ góc độ nào, bằng phƣơng pháp nào, trên lập trƣờng hay quan điểm nào thì, xét đến cùng, xã hội cũng vẫn là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa ngƣời và ngƣời. Sự tác động qua lại đó không chỉ làm nên xã hội mà, qua đó, còn làm nên lịch sử phát triển của xã hội. Mặc dù sự phát triển trong xã hội diễn ra thông qua những hoạt động có ý thức, có mục đích của con ngƣời nhƣng con ngƣời không thể tuỳ tiện làm ra lịch sử của mình. Đó một phần vì, động lực thực sự thúc đẩy lịch sử của xã hội tiến triển không phải là những động cơ, ý muốn của những cá nhân riêng lẻ, dù đó là những cá nhân xuất sắc nhất, mà đó là những động cơ làm cho "những quần chúng đông đảo, những dân tộc trọn vẹn chuyển động và trong mỗi một dân tộc, làm cho những giai cấp trọn vẹn chuyển động". Phần khác vì, lịch sử phát triển của xã hội chịu sự chi phối của những quy luật khách quan nhƣ những quy luật của tự nhiên. Đó là những quy luật tác động thông qua hoạt động tự giác, có mục đích của con ngƣời. Song, không phải ngay từ đầu ngƣời ta đã ý thức đƣợc những quy luật này. Lịch sử cho thấy rằng, con ngƣời vẫn thƣờng lợi dụng và tuân theo các quy luật xã hội nhằm phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của mình từ rất lâu trƣớc khi
nhận thức đƣợc chúng. Trong số những quy luật xã hội đó, trƣớc tiên, chúng ta phải kể đến quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, bởi chính sự tác động của quy luật này đã làm nên sự phát triển trong xã hội, và qua đó, làm nên lịch sử của nhân loại.
Mỗi trạng thái hay mỗi giai đoạn phát triển của xã hội đƣợc quyết định bởi tổng thể những lực lƣợng sản xuất mà loài ngƣời đạt đƣợc ở giai đoạn đó. Tổng thể những lực lƣợng sản xuất trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội không phải tự dƣng mà có, cũng không phải là bất biến. Bởi vì, lực lƣợng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn của con ngƣời. Song, những năng lực này luôn bị giới hạn bởi những điều kiện trong đó ngƣời ta sống, bởi những lực lƣợng sản xuất đƣợc gom góp từ thế hệ này sang thế hệ khác, bởi hình thức xã hội đã có trƣớc họ và không phải do họ tạo ra mà do thế hệ trƣớc tạo ra. Những điều kiện và những hình thức xã hội đó chính là những thứ "một mặt bị thế hệ mới làm biến đổi đi, song mặt khác lại quy định cho thế hệ mới những điều kiện sinh hoạt của chính thế hệ mới" [44, tr.54-55]. Nói một cách khác, tổng thể những lực lƣợng sản xuất trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở các thế hệ sau nhận được "một khối lớn những lực lƣợng sản xuất, những tƣ bản và những điều kiện" do các thế hệ trƣớc để lại. Tuy nhiên, các thế hệ sau không tiếp nhận một cách thụ động mà có những sự tác động nhất định lên tổng thể những lực lƣợng sản xuất đó, cải tạo và biến đổi chúng, nâng chúng lên một trình độ phát triển mới. Trên cơ sở đó, mỗi thế hệ sau tạo ra đƣợc "một khối lớn những lực lƣợng sản xuất mới" [xem 44, tr.54-55]. Tới một giai đoạn phát triển nhất định, những lực lƣợng sản xuất mới sẽ xung đột, mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất (nhất là mâu thuẫn với quan hệ về sở hữu tƣ liệu sản xuất và quan hệ về phân phối của cải) vốn là hình thức phát triển của nó nhƣng đã trở thành "xiềng xích" đối với nó, kìm hãm sự phát triển của nó. Đỉnh cao của xung đột, mâu thuẫn đó là lực
lƣợng sản xuất mới "nổi dậy" lật đổ những quan hệ sản xuất cũ. Đó chính là sự tự phủ định của phƣơng thức sản xuất cũ bởi mâu thuẫn giữa hai mặt hợp thành nó. Kết quả cuộc "nổi dậy" này là sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới tƣơng ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mới. Kéo theo đó là, một phƣơng thức sản xuất mới ra đời. Đây là sự ra đời của một cái mới trên cơ sở cái cũ (từ những mâu thuẫn bên trong cái cũ), phủ định cái cũ. Cùng với sự ra đời của phƣơng thức sản xuất mới, xã hội vận động từ một hình thái này sang một hình thái khác, từ một giai đoạn phát triển này sang một giai đoạn phát triển khác. Và, lịch sử nhân loại cho đến nay đã cho thấy rằng, sự phát triển trong xã hội vẫn luôn chỉ là sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội.
Nhƣ vậy, sự phát triển trong xã hội diễn ra trên cơ sở mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, hay là sự tự phủ định của phƣơng thức sản xuất. Trong đó, sự tự phủ định của phƣơng thức sản xuất cũ bao giờ cũng dẫn đến sự ra đời của phƣơng thức sản xuất mới có trình độ phát triển cao hơn nó. Bởi vì, trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong phƣơng thức sản xuất mới chẳng qua chỉ là kết quả của sự tiếp nối, tiếp tục trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mà nhân loại đã đạt đƣợc trong phƣơng thức sản xuất cũ. Việc các thế hệ sau tiếp nối, kế thừa có cải tạo, biến đổi và không ngừng nâng cao trình độ của những lực lƣợng sản xuất mà các thế hệ trƣớc đã đạt đƣợc vừa tạo nên động lực thúc đẩy xã hội vận động, vừa hình thành nên những mối liên hệ trong lịch sử, vừa vạch ra khuynh hướng của sự phát triển trong xã hội. Khuynh hƣớng phát triển của xã hội là sự ra đời của những hình thái kinh tế - xã hội mới (những giai đoạn phát triển mới của xã hội) trên cơ sở những hình thái kinh tế - xã hội cũ (những giai đoạn phát triển cũ của xã hội), thay thế, phủ định những hình thái
kinh tế - xã hội cũ và có trình độ phát triển cao hơn những hình thái kinh tế - xã hội cũ.
Từ việc xem xét sự vận động và phát triển của xã hội nhƣ trên, có thể nói, trong sự vận động biện chứng của xã hội, phủ định biện chứng với những đặc trƣng lọc bỏ (quan hệ sản xuất cũ đã lạc hậu và trở thành "xiềng xích" đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất) và kế thừa có cải tạo, biến đổi và không ngừng nâng cao (trình độ phát triển những lực lƣợng sản xuất mà nhân loại đạt đƣợc ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội) đã diễn ra một cách phổ biến, tất yếu và khách quan trong lịch sử nhân loại, chi phối lịch sử nhân loại bất kể con ngƣời có nhận thức đƣợc sự tác động của nó hay không. Tính phổ biến, tất yếu và khách quan của phủ định biện chứng trong sự phát triển của xã hội biểu hiện ở chỗ: cho dù các thế hệ sau có muốn hay không thì cũng phải tiếp nhận tổng thể những lực lƣợng sản xuất do các thế hệ trƣớc để lại
bởi đó chính là những điều kiện sinh hoạt của họ, đồng thời phải không ngừng
biến đổi và nâng cao trình độ phát triển của những lực lƣợng sản xuất đó trong những hoàn cảnh sinh sống mới của bản thân; cho dù các thế hệ trƣớc có muốn hay không thì trình độ phát triển của những lực lƣợng sản xuất mà các thế hệ này đã tạo ra đƣợc trong lịch sử của họ cũng sẽ bị vượt qua, bị thay thế, bị phủ định bởi trình độ phát triển của những lực lƣợng sản xuất do các thế hệ sau tạo ra. Thông qua những hoạt động này mà mối liên hệ bên trong của lịch sử nhân loại được hình thành - mối liên hệ dựa trên trình độ phát triển của những lực lƣợng sản xuất trong lịch sử nhân loại. Đó chính là vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển trong xã hội. Trong xã hội, phủ định biện chứng diễn ra trên cơ sở những trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, do đó nó chịu sự quyết định của những trình độ phát triển này.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất đã diễn ra cùng với lịch sử hình thành và phát triển của
nhân loại, nhƣng phải đến thế kỷ XIX quy luật này mới đƣợc phát hiện và đƣợc trình bày một cách khoa học trong những nghiên cứu của chủ nghĩa Mác. Song, cần phải nói thêm rằng, trong việc chủ nghĩa Mác phát hiện ra và trình bày quy luật này có công lao không nhỏ của những nhà kinh tế học, những nhà xã hội học tƣ sản.
Tuy nhiên, vấn đề là, đối với một xã hội, ngay cả khi ngƣời ta đã phát hiện ra đƣợc những quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, chẳng hạn nhƣ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, thì cũng không thể "nhảy qua" các giai đoạn phát triển tự nhiên của xã hội hay dùng "sắc lệnh" để xoá bỏ những giai đoạn đó [xem 52, tr.21]. Nếu không, "ngƣời phủ định tất phải bất hoà với thế giới, tất phải càu nhàu bài bác mọi cái đang tồn tại và mọi cái đã hoàn thành, mọi sự phát triển của lịch sử" [49, tr.845-846]. Việc chủ thể nhận thức "nhảy qua" hay dùng "sắc lệnh" để xoá bỏ các giai đoạn phát triển tự nhiên của xã hội chính là những biểu hiện trong xã hội của sự phủ định thuần tuý chủ quan, sự phủ định siêu hình.
Vậy thì, việc phát hiện ra những quy luật tự nhiên của sự vận động của xã hội có ý nghĩa gì, có tác dụng nhƣ thế nào đối với chủ thể nhận thức (và cũng là chủ thể của lịch sử), và do đó là, đối với lịch sử phát triển của xã hội?
Việc phát hiện ra những quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội sẽ giúp cho con ngƣời nhận thức đƣợc mối quan hệ giữa cái tất yếu và cái ngẫu nhiên trong lịch sử. Trên cơ sở đó, chủ thể nhận thức điều chỉnh các hoạt động của bản thân theo cái tất yếu, tức là tuân theo cái tất yếu một cách tự giác, có ý thức. Bên cạnh đó, trong một chừng mực nhất định, chủ thể nhận thức có thể vận dụng, lợi dụng cái tất yếu để phục vụ cho những mục đích do mình tự đề ra một cách có ý thức. Tuy nhiên, chủ thể nhận thức bao giờ cũng là những con ngƣời lịch sử - cụ thể, tức là những con ngƣời thuộc về những
hoàn cảnh sinh sống nhất định. Cùng với những hoàn cảnh sinh sống đó, mức độ biểu hiện của quy luật xã hội, năng lực nhận thức của chủ thể, nhu cầu và lợi ích của chủ thể là những yếu tố sẽ chi phối, quyết định sự nhận thức và vận dụng quy luật xã hội của chủ thể. Tình hình đối với việc nhận thức và vận dụng phép biện chứng của sự phủ định trong quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất cũng vậy. Nói cách khác, đó chính là việc chủ thể nhận thức những tính quy luật của phủ định biện chứng trong xã hội và vận dụng, lợi dụng những tính quy luật này vào những mục đích đƣợc đề ra một cách có ý thức. Chẳng hạn nhƣ, trên cơ sở nhận thức đƣợc phép biện chứng của sự phủ định biểu hiện trong quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đồng thời trên cơ sở lợi ích của giai cấp vô sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đƣa ra lý luận về sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội.
Lý luận về sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội đƣợc hình thành dựa trên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, tức là học thuyết về sự phát triển trong xã hội, của chủ nghĩa Mác. Đó là học thuyết về quá trình lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác xây dựng học thuyết này chủ yếu trên cơ sở nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Theo học thuyết này, các hình thái kinh tế - xã hội sau phủ định một cách biện chứng các hình thái kinh tế - xã hội trƣớc, có trình độ phát triển cao hơn và bao gồm trình độ phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trƣớc. Trong đó, xét đến cùng, trình độ phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội tựu trung ở trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong mỗi hình thái đó.
Sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội là sự ra đời vƣợt trƣớc của một hình thái kinh tế - xã hội mới so với những điều kiện thực tế của nó. Sự "rút ngắn" này không phải là một sự từ bỏ, bỏ qua hay là phủ định hoàn toàn một
cách siêu hình một giai đoạn phát triển nào đó của lịch sử. Nó là một sự phủ định có tiếp thu, tiếp nhận, cải tạo, biến đổi và nâng cao những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, đồng thời lọc bỏ một cách tối đa những hạn chế, mặt trái trong giai đoạn phát triển được rút ngắn đó. Điều kiện của sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội là những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới đã xuất hiện hoặc đã có mầm mống trong lịch sử và những tiền đề đó phải có một trình độ phát triển cao hơn hẳn trình độ phát triển của những tiền đề trong hình thái kinh tế - xã hội cũ của hình thái kinh tế - xã hội mới đó.
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, sự phát triển "rút ngắn" trong xã hội chính là sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ phát triển "tiền tƣ bản chủ nghĩa" lên một hình thái kinh tế - xã hội mới có trình độ phát triển cao hơn trình độ phát triển của hình thái kinh tế - xã hội tƣ bản chủ nghĩa, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin dùng khái niệm "tiền tƣ bản chủ nghĩa" để chỉ những hình thái kinh tế - xã hội chƣa trải qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa và cả những hình thái kinh tế - xã hội đã bắt đầu giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa nhƣng còn ở trình độ kém phát triển [xem 48, tr.175 và 434; xem 51, tr.632]. Trong sự phát triển "rút ngắn", các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh đến việc các xã hội "tiền tƣ bản chủ nghĩa" phải tiếp thu, tiếp nhận trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mà chủ nghĩa tƣ bản đã tạo ra đƣợc trong lịch sử của nó. Các xã hội "tiền tƣ bản chủ nghĩa" không thể tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ thông qua sự phủ định biện chứng một cách trực tiếp (kế thừa một cách trực tiếp) đối với những tiền đề "tiền tƣ bản chủ nghĩa" của nó.
Theo lý luận về sự phát triển "rút ngắn", trên cơ sở lịch sử đã qua của chủ nghĩa tƣ bản, một xã hội "tiền tƣ bản chủ nghĩa" hoàn toàn không nhất
thiết phải trải qua một cách trọn vẹn và đầy đủ tất cả các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tƣ bản nhƣ một sự lặp lại nguyên vẹn để có đƣợc những tiền đề cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của mình. Với những thành tựu mà