1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ

97 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Khổng Tử tự cho mình là người thuật lại đạo thánh hiền mà không sáng tạo, song trong suốt cuộc đời mình, trải qua hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn chính trị, giáo dục…, Khổ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 0

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa của luận văn 6

7 Đóng góp của luận văn 7

NỘI DUNG 8

Chương 1: BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ 8

1.1 Hoàn cảnh ra đời 8

1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thời Xuân Thu 8

1.1.2 Vài nét về Khổng Tử và sách “Luận ngữ” 11

1.2 Một số tiền đề tư tưởng cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ 16

1.2.1 Tư tưởng triết học về Âm – Dương 17

1.2.2 Thuyết Ngũ hành 2020

1.2.3 Tư tưởng nhà Chu 23

Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ 31

2.1 Quan niệm về thế giới 31

2.2 Quan điểm về con người 33

2.2.1 Quan niệm về bản tính của con người 33

2.2.2 Quan niệm về vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội 39

2.3 Một số quan điểm cơ bản của Khổng Tử về đạo đức 59

2.3.1 Quan niệm về vai trò của đạo đức 59

2.3.2 Quan niệm về các chuẩn mực đạo đức 64

2.4 Một số quan điểm cơ bản về giáo dục của Khổng Tử 75

2.4.1 Quan niệm về mục đích giáo dục 75

2.4.2 Quan niệm về đối tượng của giáo dục 78

2.4.3 Quan niệm về nội dung của giáo dục 79

2.4.4 Quan điểm về phương pháp giáo dục 82

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống mãnh liệt và lâu dài trong lịch sử tư tưởng của nhân loại Nó đã vượt qua nhiều thử thách của không gian và thời gian để trường tồn cho đến tận ngày nay Những tư tưởng của Nho giáo đã được cả thế giới biết đến và quan tâm nghiên cứu Hệ tư tưởng Nho giáo

là hệ tư tưởng thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc trong hầu hết các giai đoạn phát triển của quốc gia phong kiến này Khổng Tử tự cho mình là người thuật lại đạo thánh hiền mà không sáng tạo, song trong suốt cuộc đời mình, trải qua hoạt động lý luận cũng như hoạt động thực tiễn (chính trị, giáo dục…), Khổng Tử đã hệ thống hóa lại các vấn đề cốt lõi của tư tưởng nhà Chu, tư tưởng

mà theo ông là đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa Trên cơ sở đó, ông đề xuất một

hệ thống khái niệm then chốt của Nho giáo và ông đã xây dựng nên một học thuyết triết học tương đối hoàn chỉnh thời bấy giờ, làm cho Nho giáo có một vị thế vững chãi và có một vai trò, ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người

mà nhiều trào lưu tư tưởng đương thời khác khó có được vị thế, vai trò ấy

Tư tưởng và sự tồn tại lâu dài chế độ đ ng cấp nghiêm ng t ph hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội l c bấy giờ đã ảnh hưởng và tác động đến tư tưởng triết học về xã hội, đến tư tưởng chính trị của Khổng Tử Khổng Tử nhấn mạnh qui phạm, trật tự luân lý nghiêm ng t và cho r ng, nếu làm trái với bề trên ho c trái với cha m đều là những tội lỗi nghiêm trọng Theo ông, quân vương phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với quân vương; mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần tử nhưng đều cần phải duy trì ranh giới tông - tôi nghiêm kh c Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống yên ổn

Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện đã không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế k thứ II TCN, Trung Quốc l c đó đã là một nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền lớn mạnh và thống nhất, thì những tư tưởng

Trang 5

của ông mới là tư tưởng chủ đạo Giai cấp thống trị đã nhận rõ r ng, tư tưởng của Khổng Tử rất thích hợp cho sự duy trì trật tự, k cương và sự ổn định của xã hội phong kiến, địa vị thống trị và lợi ích của giai cấp ấy trong việc duy trì sự thống nhất của quốc gia phong kiến

Qua nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam cho thấy, từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam cho đến bây giờ, Nho giáo đã và đang ảnh hưởng sâu s c đến nhiều m t của đời sống xã hội và con người Việt Nam Cho nên, việc nghiên cứu trở lại Nho giáo để tìm ra và phát huy những giá trị nổi bật, những tinh hoa của Nho giáo, đồng thời kh ng định tính thực tiễn và sức sống của nó là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong nghiên cứu

Vì thế, nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua

sách Luận ngữ cũng không vượt ra khỏi mục tiêu ấy Những tư tưởng ấy của ông được thể hiện đầy đủ và tập trung trong sách Luận ngữ - một trong những

tác phẩm kinh điển của Nho giáo, đồng thời cũng là tác phẩm vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc thời cổ đại Trải qua hơn 2550 năm, cuộc

đời và học thuyết của Khổng Tử cũng như sách Luận ngữ đã có nhiều thăng

trầm Tần Thu Hoàng đã tiến hành “Phần thư - khanh Nho” (đốt sách - chôn

học trò) và sách Luận ngữ đã bị thiêu rụi trong ngọn lửa bạo tàn…Sách Luận

ngữ sau khi được khôi phục đã trở thành kinh từ đời Hán Đến đời Đường, nó

được kh c vào bia đá và được giữ nguyên cho đến tận bây giờ Ở thời Tống, nó

là một trong bốn sách hợp thành Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại

học)

Theo thời gian, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, nhất là trong thời phong kiến, tư tưởng của Khổng Tử nói riêng và Nho giáo nói chung không chỉ ảnh hưởng và có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam mà ngày càng trở thành công cụ tinh thần của các triều đại phong kiến Việt Nam; đã thực sự đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã

Trang 6

kh ng định, tư tưởng của Khổng Tử và Nho giáo là một trong những bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc

Trên cơ sở đó, từ góc độ tiếp cận triết học, tác giả lựa chọn vấn đề: “ Tư

tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ” làm đề tài nghiên cứu trong bản luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của Nho giáo nói chung cũng như của Khổng Tử nói riêng Vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn trong nghiên cứu và giảng dạy Nho giáo cũng như lịch sử Nho giáo, lịch sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam Liên quan đến đề tài luận văn, có thể

kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Tứ thư tập chú của Chu Hy (Nguyễn Đức Lân dịch và ch giải, Nxb Văn

hóa - Thông tin, năm 1998) Chu Hy (1130-1200) là một nhà Nho, nhà kinh học

nổi tiếng đời Tống, ông đã ch giải bốn sách: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và

Mạnh tử, gộp lại thành bộ Tứ thư - tập sách gối đầu giường của nhiều thế hệ nho

sĩ, trí thức Tác phẩm đã ch giải rõ ràng về những tư tưởng của Nho giáo trong

Tứ thư, qua đó ch ng ta có thể hiểu rõ hơn tư tưởng của Khổng Tử được thể

hiện trong đó về tất cả mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh Đ c biệt khi ch giải sách

Luận ngữ, tác giả cũng đã làm rõ, làm nổi bật nhiều nội dung cơ bản của sách về

con người, đạo đức, giáo dục.v.v

Lã Trấn Vũ với cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc (Trần Văn Tấn

dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1964) Lã Trấn Vũ là một trong những học giả nổi tiếng của Trung Quốc, ông đã viết rất nhiều tác phẩm về sử học, triết học, kinh

tế Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đã vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội mà ông quan

tâm Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, ông đã trình bày và

đánh giá khá toàn diện, sâu s c quá trình hình thành phát triển các tư tưởng, học thuyết của Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia v.v Khi trình bày tư tưởng của Khổng

Tử, đ c biệt là trong sách Luận ngữ, ông đã đề cập đến nhiều tư tưởng của

Trang 7

Khổng Tử thể hiện trong sách Luận ngữ như tư tưởng về con người, về đạo đức,

về giáo dục v.v Đồng thời, cũng trong cuốn sách này, Lã Trấn Vũ còn chỉ ra những m t tích cực và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Khổng Tử

Trong tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, khi đề cập đến Khổng Tử và

tư tưởng của ông, tác giả cũng chủ yếu thông qua sách Luận ngữ để trình bày những vấn đề đó Tác giả chỉ ra r ng, Luận ngữ thể hiện chủ yếu những tư tưởng

cơ bản của Khổng Tử về con người, đạo đức, giáo dục v.v Trần Trọng Kim cho

r ng, theo Khổng Tử, bản tính con người vốn là lành, người có tính ác là do hoàn cảnh và có thể giáo dục con người trở thành thiện; con người phải có Nhân, Lễ, Nghĩa, phải thực hiện “Chính danh định phận” Từ việc nhìn nhận và

lý giải thực trạng của xã hội đương thời, dân tình khổ sở vì tình trạng vua ch a tranh giành đoạt lợi và thiên hạ loạn lạc, Khổng Tử muốn đem cái đạo lớn của thánh hiền mà khuyên răn mọi người, giáo hóa đạo đức cho mọi người để mọi người có đạo đức, xã hội có đạo đức, gia tề, quốc trị, thiên hạ bình an

Hai bộ giáo trình của Bộ Giáo dục và đào tạo là Giáo trình triết học

Mác-Lênin và Lịch sử triết học đã trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo nói

chung và của Khổng Tử nói riêng Trong phần trình bày về triết học Trung Hoa

cổ - trung đại, các tác giả của cuốn sách này đã nhấn mạnh, lịch sử lâu đời c ng với sự phát triển đi lên của xã hội Trung Quốc dẫn đến việc hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh…Các trường phái này luôn lấy con người làm trung tâm trong quá trình nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội Trung Hoa đ t ra l c bấy giờ Đ c biệt là, trong khi trình bày những nội dung chủ yếu của Nho giáo Trung Quốc, các tác giả đã trình bày và đánh giá khái quát tư tưởng của Khổng Tử về con người, đạo đức, giáo dục v.v Và các tác giả đã đi đến kết luận r ng, Khổng

Tử là người sáng lập nên trường phái Nho giáo, những tư tưởng của Khổng Tử

là cơ sở để các nhà Nho về sau kế thừa và phát triển

Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung đề tài luận văn, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết được đăng trong

Trang 8

các K yếu, Hội nghị và hội thảo khoa học, các Tạp chí khoa học như: Việc

nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80 (Phan Văn

Các, Tạp chí Triết học, số 1, 1991); Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo ( Minh Anh, Tạp chí Triết học, số 12, 2002); Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt

Nam (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX) ( Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế, Tạp chí Triết học, số 9, 2004); Nghiên cứu con người giáo dục và phát triển thế kỷ XIX (Kỷ yếu công trình khoa học, Hà Nội, 1995); Nho học và Nho học ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ( Nguyễn Tài Thư, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 1997); Vấn đề bản chất con người trong Nho giáo Trung Quốc cổ đại của Nguyễn Văn Thọ (Tạp chí Triết học, số 1, năm 2005), Tình hình nghiên cứu và

hoạt động của giới Nho học Trung Quốc mấy năm nay của GS.TS.Nguyễn Tài

Thư (Tạp chí Triết học, số 8, năm 2007), Phạm trù Đức trong học thuyết của

Khổng Tử của Trần Nguyên Việt (Tạp chí Triết học, số 3, năm 2004)

Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận văn, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào trình bày một cách có hệ thống, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tư tưởng của Khổng Tử, d r ng, tư tưởng ấy của ông

thể hiện tập trung trong sách Luận ngữ

Luận văn này, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những thành quả nghiên cứu từ

những công trình nghiên cứu đã có về tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ

và từ phương pháp tiếp cận triết học, tác giả luận văn cố g ng tập trung trình bày một cách có hệ thống và toàn diện những nội dung cụ thể, những vấn đề chủ yếu

trong tư tưởng của Khổng Tử thể hiện trong sách Luận ngữ

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là, thông qua việc trình bày và phân tích một cách có

hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua sách Luận

ngữ để từ đó, bước đầu vạch ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng này

Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu và mục đích đ t ra cho

đề tài, nhiệm vụ của Luận văn như sau:

Trang 9

- Trình bày khái lược về bối cảnh lịch sử, kinh tế-xã hội và tiền đề hình

thành tư tưởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ

- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử qua sách

Luận ngữ

- Trên cơ sở đó, thông qua và kết hợp việc trình bày những nội dung cơ bản

ấy, bước đầu vạch ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Khổng Tử

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người, đạo đức, giáo dục v.v

Luận văn vận dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, nhất là lịch sử triết học phương Đông Ngoài

ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp hệ thống cấu tr c…

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những nội dung cơ bản trong tư

tưởng của Khổng Tử qua sách Luận ngữ

+ Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu vào sách Luận ngữ được xếp vào trong bộ Tứ thư tập chú do Chu Hy biên tập và ch giải Do vậy, ngoài sách Luận ngữ này, tư tưởng của Khổng Tử còn được thể hiện trong các sách khác của bộ Tứ thư (sách Đại học, sách Trung dung và sách Mạnh tử) và sự

ch giải của Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử về nhiều lời nói, lời dạy của Khổng

Tử được ghi chép trong cuốn sách này

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ hơn những nội dung chủ yếu, những giá trị và hạn

chế cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử (thể hiện trong sách Luận ngữ), qua đó

Trang 10

nhấn mạnh những tư tưởng và giá trị nổi bật mà ch ng ta cần kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay

7 Đóng góp của luận văn

Những kết quả đạt được của Luận văn này sẽ là sự bổ sung cần thiết trong việc nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hơn tư tưởng của Khổng Tử cũng như của phái Nho gia

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tử nói riêng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết

Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội và tiền đề hình thành tư tưởng của

Khổng Tử và sách Luận ngữ (2 tiết)

Chương 2: Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng của Khổng Tử qua

sách Luận ngữ (4 tiết)

Trang 11

NỘI DUNG

Chương 1:

BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ

1.1 Hoàn cảnh ra đời

1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thời Xuân Thu

Khi nghiên cứu tư tưởng của bất cứ nhà tư tưởng hay triết gia nào đều phải dựa vào tình hình kinh tế và chính trị của thời đại đã hình thành và chi phối tư tưởng đó

Theo nhiều nguồn tư liệu và tài liệu lịch sử khác nhau cho thấy, thời đại mà Khổng Tử sống là thời kỳ xã hội Trung Quốc có nhiều biến đổi sâu s c trên tất

cả các m t, các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người

Trong lĩnh vực kinh tế: Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang

chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ s t Nghề luyện s t và kỹ thuật luyện

s t ngày càng phát triển Sự tiến bộ trong ngành luyện s t đã th c đẩy sự phát triển hơn nữa lĩnh vực thủ công nghiệp và nông nghiệp Đồ chạm vàng và dát bạc, hàng

lụa và đồ sơn là những sản phẩm thủ công đạt tới trình độ tinh xảo nhất

Các thành phố lớn đều tự chế tạo ra tiền tệ nh m đáp ứng nhu cầu trao đổi

và phát triển thương nghiệp Thương nhân ở các thành thị còn có nghề cho vay

n ng lãi, tích trữ đầu cơ, nuôi rất nhiều nô lệ để vận chuyển hàng hóa Những thương nhân lớn có thế lực về kinh tế thường có nhiều tham vọng về chính trị, muốn dựa vào sức mạnh kinh tế và tiền tài để mưu đoạt và kh ng định quyền lực chính trị của mình Nhiều thương nhân kết giao với chư hầu và công khanh đại phu để tác động và ảnh hưởng đến đời sống chính trị đương thời Tuy nhiên, do tình trạng xã hội rối ren, phương tiện giao thông thô sơ, lãnh thổ chia năm xẻ bảy do nạn chư hầu cát cứ, đi lại khó khăn nên việc kinh doanh đòi hỏi phải do những người có đầu óc tháo vát và lòng quả cảm đảm đương Hơn nữa, nghề buôn bán ở Trung Quốc thời bấy giờ bị coi là nghề rẻ mạt nhất (theo quan điểm

Trang 12

“nông vi bản, thương vi mạt”), nên nó cũng chưa thực sự phát triển Nhưng sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội một tầng lớp mới, đó là tầng lớp thương nhân Từ tầng lớp này dần dần xuất hiện một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng mạnh, tìm cách leo lên tranh giành quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ

Thu lợi và canh tác nông nghiệp ở các nước đều dần dần phát triển Diện tích đất đai canh tác ngày càng được mở rộng Kỹ thuật trồng trọt cũng được cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất trong nông nghiệp Công xã giao h n đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời hạn lâu dài Vì thế, nông dân có thể d ng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng Nhân dân dọc sông Hoàng Hà đ p hàng nghìn d m đê dọc theo sông Nhân dân các nước Sở, Tề, Ngụy đều đào mương, thông ngòi với các con sông lớn, hình thành một hệ thống tưới tiêu và mạng lưới giao thông đường thu rất thuận lợi Nhưng tình trạng mâu thuẫn và chiến tranh giữa các nước đã làm cho công cuộc thu lợi chưa phát huy hết tác dụng của nó Thậm chí có nhiều lần, để đối phó với các thế lực th địch, nhiều nước đã sử dụng cả biện pháp phá đê ho c ngăn sông, ngăn đập để gây lũ lụt, hạn hán cho đối phương

Trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Thời kỳ Xuân Thu là giai đoạn chuyển

biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ (với các sứ quan cát cứ kh p nơi) sang giai đoạn hình thành quốc gia phong kiến tập quyền Nhà Chu bị phân rã làm 7 quốc gia khác nhau : Tần, Sở, Tề, Ngụy, Hàn, Triệu, Yên Tần Thu Hoàng - vua nước Tần đã tiêu diệt 6 nước, thống nhất giang sơn hình thành nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên Dưới thời thịnh vượng của nhà Chu, đất đai thuộc về nhà vua thì nay quyền sở hữu tối cao về đất đai ấy bị một tầng lớp mới, tầng lớp địa chủ chiếm làm tư hữu Một sự phân hoá sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện

Xã hội l c này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên Chiến tranh giữa các nước ngày càng nhiều hơn và khốc liệt hơn đã phá hoại nghiêm trọng sức sản xuất xã hội thời đó Nhân dân phải chịu

Trang 13

mọi tai họa n ng nề từ thực trạng ấy nên họ luôn khao khát một cuộc sống hoà bình, yên ổn

Thời Xuân Thu, các lãnh ch a càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động Người dân ngoài việc phải đi chiến trận thực hiện các cuộc chinh phạt của các tập đoàn quý tộc còn phải chịu sưu thuế, phu phen, lao dịch n ng nề Thiên tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên kh p nơi làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ Dân phải sống lưu vong, đồng trong ruộng ngoài bỏ hoang Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng như các lãnh ch a bóc lột tàn khốc dân ch ng không chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt nước chư hầu nhỏ mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự triều hội, triều cống, chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay g t và sự rối loạn trong xã hội ngày càng gia tăng Đ c biệt những nghi lễ ch t chẽ, tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến l c này cũng bị xem thường Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi ở thời kỳ Xuân Thu biểu hiện qua các tệ nạn xã hội như “tiếm ngôi việt vị”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của Thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ của chư hầu C ng với nạn “tiếm ngôi việt vị”, chế độ triều cống cũng bị các chư hầu tự ý phá bỏ Thậm chí các nước lớn còn mượn danh Thiên tử b t các nước nhỏ cống nạp và lệ thuộc vào mình Theo Tử Sản, mỗi lần nước Trịnh cống nạp cho nước Tấn “phải d ng đến một trăm xe chở lụa và da th , mà một trăm xe thì phải cả ngàn người” Trong xã hội, cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em, vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy

ra Tình trạng đó, theo Khổng Tử không phải xảy ra một sớm một chiều mà nó

đã âm ỉ, mục ruỗng từ lâu Chế độ lễ nghi nhà Chu trở thành các hình thức sáo rỗng Việc “tang viếng, tế lễ, ch c mừng” trở thành thủ đoạn ngoại giao chứ không còn là lễ nghĩa của quan hệ gia tộc và trật tự xã hội nữa

Như vậy, đến thời Xuân Thu, cách tổ chức và quản lý xã hội theo mô hình

cũ không còn ph hợp nữa nên cần có một mô hình xã hội mới lý tưởng hơn, đồng thời phải thiết lập lại trật tự, k cương của xã hội và đưa xã hội vào thế ổn

Trang 14

định Đó cũng là một nội dung chủ yếu trong đời sống tư tưởng, chính trị của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng của Khổng Tử nói riêng của Nho giáo nói chung

1.1.2 Vài nét về Khổng Tử và sách “Luận ngữ”

1.1.2.1 Khổng Tử lược sử

Ông tổ ba đời của Khổng Tử vốn gốc người nước Tống (Hà Nam), dời sang nước Lỗ (Sơn Đông) Thân phụ của Khổng Tử tên là Th c Lương Ngột, làm quan võ, lấy bà vợ trước sinh được 9 người con gái Bà vợ lẽ sinh được một người con trai có tật ở chân, đ t tên là Mạnh Bì Khi đã về già, ông Th c Lương Ngột mới lấy bà Nhan Thị và sinh ra Khổng Tử, vào m a đông, tháng 10 năm Canh Tuất, năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu, tức năm 551 TCN Chuyện kể r ng bà Nhan Thị có lên n i Ni Khâu để cầu tự, vì thế khi sinh ra, Khổng Tử được đ t tên là Khâu, tự là Trọng Ni Có sách lại chép r ng Khổng

Tử có tên là Khâu vì trán cao và gồ lên như cái gò, vì khâu theo ý nghĩa chữ

Trung Hoa là cái gò

Một truyền thuyết khác lại kể r ng, trước khi Khổng Tử chào đời, bà Nhan

Thị đã thấy một con kỳ lân nhả ra tờ ngọc thư trên đó có viết “Thủy tinh chi tử,

kế suy Chu vi tố vương” (con của Vua Thủy tinh, nối tiếp nhà Chu đã suy vi để làm Vua không ngai) Bà Nhan Thị bèn lấy dây lụa, buộc sừng con kỳ lân Vài ngày sau, con kỳ lân biến mất

Khi Khổng Tử lên 3 tuổi, thân phụ mất Sách sử không nói rõ về tuổi trẻ của Khổng Tử mà chỉ ghi r ng, phu tử hay c ng các bạn nhỏ tuổi bày đồ c ng tế, một điều tỏ rõ bản tính quý trọng các điều lễ nghĩa Năm 19 tuổi, Khổng Tử lập gia đình và sau đó nhậm chức Ủy Lại với công việc là cai quản việc đong thóc ở kho, sau lại làm “Tu chức lại” coi việc nuôi bò, dê để d ng vào việc c ng tế Vào l c này, Khổng Tử đã nổi tiếng là một người tài giỏi vì vậy một vị quan nước Lỗ tên là Trọng Tôn Cồ đã cho hai người con là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo học ông

Trang 15

Khổng Tử nghiên cứu về Nho thuật nên rất ch ý đến các lễ nghi và phép

t c của các bậc đế vương đời trước và muốn tìm hiểu các bản văn, tài liệu, hình tượng liên hệ, thời đó đang được lưu trữ tại Lạc Dương là kinh đô của nhà Chu Năm 28 hay 29 tuổi, Khổng Tử muốn đi Lạc Dương nhưng vì đường xa, lộ phí quá cao nên đã không thể đi được L c bấy giờ người học trò cũ là Nam Cung Quát liền tâu với Lỗ Hầu và nhà vua đã cho Khổng Tử một cỗ xe hai con ngựa

và vài người hầu hạ để ra đi

Thời đó, người phụ trách tòa nhà lưu trữ các văn thư cổ ghi chép các biến cố

từ thế k thứ 23 TCN trở về sau là Lão Tử Các văn kiện của thời đại đó được

kh c b ng chữ cổ lên trên ngói, tre hay mu r a Lão Tử đã gi p Khổng Tử sử dụng các văn khố, sao chép tài liệu để về sau này d ng làm căn bản cho việc san định sách Khổng Tử cũng học về “Lễ" với Lão Tử và về “Nhạc" với Tràng Hoành

Sau khi ở Lạc Dương trở về, học vấn của Khổng Tử cũng được mở rộng hơn trước, học trò vì thế theo học rất đông Ý muốn của Khổng Tử là mang sở học của mình ra trị dân, gi p nước, nhưng vua nước Lỗ không d ng ông Khi nước Lỗ có loạn, Khổng Tử phải bỏ chạy sang nước Tề Vua nước Tề là Tề Hầu đã đón ông tới để hỏi ý kiến về các vấn đề chính trị và đã rất khâm phục, định d ng đất Ni Khê phong cho ông nhưng ý định đó đã bị quan đại phu là

Án Anh ngăn cản

Buồn bã, Khổng Tử lại trở về nước Lỗ, nghiên cứu về đạo Thánh hiền và mở trường dạy học Không có tài liệu nào ghi chép về chương trình giảng huấn của Khổng Tử song có lẽ nội dung giáo dục gồm Lễ, Nhạc, Sử và Văn thơ

Năm Khổng Tử 51 tuổi, vua nước Lỗ mời ông làm quan Trung Đô Tể tức là

vị quan quản trị kinh thành rồi thăng lên cấp Đại Tư Khấu (như Bộ trưởng Tư pháp ngày nay) Trong 4 năm đảm nhiệm chức vụ này, Khổng Tử đã đ t ra các phép t c, đề ra việc cứu gi p người nghèo khó, quy định việc chôn cất người chết Nhờ đó mà luật lệ phân minh, mọi người dân được dạy bảo các điều lễ nghĩa, trai gái theo lễ giáo, kẻ gian phi không có

Trang 16

Sau đó, vua nước Lỗ lại cất nh c Khổng Tử lên chức Nhiếp Tướng Sự, được quyền bàn việc nước Chuyện còn kể r ng, khi cầm quyền, Khổng Tử đã giết kẻ gian thần là Nhiếp Chính Mão và gi p nước Lỗ trở thành một miền đất thanh bình, thịnh trị

Vua nước Tề bên cạnh bèn tìm cách hãm hại nước Lỗ b ng cách đưa qua

t ng vua Lỗ 80 gái đ p và 30 ngựa tốt, khiến cho vua Lỗ đam mê Vì thế Khổng

Tử đã từ chức, rồi rời qua nước Vệ c ng một số môn đệ trong đó có Tử Lộ và Nhan Hồi là người học trò được Khổng Tử đ c biệt ưa thích Sau khi ở nước Vệ

10 tháng mà không được vua nước này trọng dụng, Khổng Tử lại đi qua nước Trần và trên đường đi, tại đất Khuông, ông bị nhầm lẫn là Dương Hổ, một tên tàn bạo, nên bị quân lính vây hãm Các môn đệ định xông ra chống cự nhưng Khổng Tử không cho phép và bảo Tử Lộ đem đàn ra gẩy và chính mình hát theo, nhờ đó mới chứng tỏ được sự thực Rồi trong thời gian ở nước Tống, Khổng Tử suýt bị ám hại bởi quan Tư Mã tên là Hoàn Đồi

Sở dĩ Khổng Tử đi hết nước này qua nước kia vì chỉ muốn đem cái sở học của mình về trị dân để thuyết phục các bậc vua ch a nghe theo, làm theo Nhưng vào thời kỳ loạn lạc đó, không bậc vương giả nào ch ý đến các điều lễ nghĩa của Khổng Tử Có lẽ trong thời gian đi chu du thiên hạ này, trường phái Khổng học đã được củng cố và số môn đệ theo học cũng gia tăng rất nhiều Tính ra từ khi rời nước Lỗ, Khổng Tử đã đi qua tất cả 14 nước và trở về quê hương vào tuổi 68 (khoảng năm 484 TCN)

Không có văn bản nào ghi lại các năm cuối đời của Khổng Tử song ch c

ch n ông đã d ng quãng thời gian cuối c ng này để dạy học trò, đọc lại tất cả các tài liệu thu thập được trong các chuyến đi và biên soạn các tác phẩm Những năm cuối c ng cũng là giai đoạn bất hạnh đối với Khổng Tử vì người con trai độc nhất của ông qua đời, rồi tới lượt Nhan Hồi là môn đệ mà ông yêu quý nhất cũng qua đời Năm 480 TCN, Tử Lộ cũng chết vì trận mạc Khổng Tử mất vào năm 479 TCN, thọ 72 tuổi, mộ chôn tại Khổng Lâm, cách huyện Kh c Phụ thuộc tỉnh Sơn

Trang 17

Đông hai d m Các môn đệ rất thương tiếc vị Thầy nên họ đã làm nhà bên mộ và

để tang ông trong nhiều năm

* Các sách của Khổng Tử

Khổng Tử được coi là một trong các nhà biên soạn một số sách cổ quan trọng

nhất của Trung Hoa Ông đã xếp đ t lại các văn thơ cổ trong cuốn Kinh Thi Đây là

bộ sách chép các bài ca, bài dao từ thời thượng cổ tới đời vua Bình Vương nhà Chu

Bộ Kinh Thư do Khổng Tử biên soạn là một bộ sử rất có giá trị, đã ghi chép

các lời vua tôi khuyên bảo nhau từ đời Nghiêu, Thuấn đến đời Đông Chu Bộ

Kinh Dịch là bộ sách lý học, giải thích quan niệm của người Trung Hoa cổ xưa

về sự biến hóa của trời đất, trong đó có cả cách bói toán để tiên đoán trước điều lành dữ Khổng Tử đã soạn lại sách này nhưng giảng rõ thêm về phần đạo lý

khiến cho sau này, Kinh Dịch là một bộ sách trọng yếu của Nho giáo

Bộ sách thứ tư của Khổng Tử là Kinh Lễ Đây là bộ sách ghi chép các lễ nghi để duy trì các tình cảm tốt, các phép t c cư xử trong xã hội Kinh Nhạc là

bộ sách thứ năm, đã bị thiệt hại nhiều nhất do việc nhà Tần đốt sách

Bộ sách quan trọng nhất và do chính Khổng Tử soạn ra là Kinh Xuân Thu

Khổng Tử đã d ng lối viết sử để chép các chuyện về nước Lỗ, với đầy đủ niên biểu của 12 vị vua từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công, b t đầu từ năm 722 TCN đến năm 479 TCN Đây là một bộ sách hàm chứa các triết lý về nền chính trị của nước Trung Hoa thời cổ Sau khi Khổng Tử đã qua đời, các môn đệ của ông đã

biên soạn cuốn Luận ngữ ghi chép các đàm thoại của Khổng Tử với các vua

quan và các môn đệ Cuốn sách này chứa đựng nhiều tư tưởng triết học về thế giới, con người, về chính trị, về đạo đức và giáo dục v.v của Khổng Tử

Khổng Tử đã quan tâm tới thực trạng vô đạo đức và thiếu đạo đức của các chính quyền thời đó và ông đã cố g ng tìm kiếm một vị vua anh minh có thể chấp nhận quan điểm của ông là phải d ng các chuẩn mực và quy phạm đạo đức làm nguyên t c trong việc cai trị dân ch ng, quản lý xã hội

Khổng Tử cho r ng, việc chính trị trở nên tốt hay xấu là do nhà cai trị và người này phải mang lại hạnh ph c và an lạc cho người dân, muốn thế, bậc vua ch a phải

Trang 18

làm gương về m t đạo đức và thi hành các biện pháp mang nội dung đạo đức để giáo dục và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của những người khác

Khổng Tử bác bỏ cách d ng luật pháp nghiêm ng t và tin r ng, dùng đạo đức, luân lý đạo đức là cách thức, là phương pháp hay nhất để duy trì trật tự, k cương và sự ổn định trong xã hội

Tôn chỉ này của Khổng Tử được nói ra ở Kinh Xuân Thu với các ý nghĩa

“chính danh và định phận", và một nước được thịnh trị vì nơi đó “vua ra vua, tôi

ra tôi, cha ra cha, con ra con” Khi danh phận đã được định rõ thì mọi người đều

có địa vị chính đáng của mình, trên ra trên, dưới ra dưới, tất cả đều có trật tự phân minh Đây chính là thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử Ông coi những năm đầu của nhà Chu là hình thức chính quyền tốt đ p nhất

Khổng Tử tự coi mình chỉ là người truyền lại các ý tưởng của cổ nhân đã có

từ trước, tuy nhiên ông đã là nhà tư tưởng Trung Hoa đầu tiên đề cập tới các quan niệm căn bản không những của nền Khổng học mà của nền Triết học Trung Hoa thời cổ - trung đại

1.1.2.2 Vài nét về sách Luận ngữ

Sách Luận ngữ là một sách trong bộ Tứ thư của Nho gia, được trình bày

dưới dạng “ngữ lục”, không theo một thứ tự logic nhất định, do môn đệ của Khổng Tử ghi chép lại những lời dạy và việc làm của Khổng Tử, với nội dung bao quát tư tưởng của Nho gia về mọi lĩnh vực: triết học, chính trị, đạo đức, giáo dục,… và có những câu đề cập đến tâm lý người đời Sách được định hình vào khoảng đầu thời Chiến Quốc (480-221 TCN), là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời Sách đã được cổ nhân nhiều đời coi là sách cơ bản về đạo đức và mở rộng tầm kiến thức Lời văn trong sách luôn luôn ng n gọn và kh c triết, nhiều câu đã trở thành những câu cách ngôn dễ nhớ

Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đ t tên, và các

thiên không có liên hệ với nhau

Trang 19

Sách Luận ngữ trong thời cổ đại Trung Quốc ch ng khác nào như “Kinh

thánh” của phương Tây Nếu là dân thường phải lấy tư tưởng của cuốn sách này

để qui phạm đời sống của mình, nếu là một quan lại cũng phải am hiểu sâu cuốn

sách này Trong lịch sử Trung Quốc có cách nói r ng, nửa cuốn Luận ngữ có thể thống trị thiên hạ, ý nói chỉ cần biết một nửa trong Luận ngữ là đủ để quản lý đất nước Trong thực tế, Luận ngữ không phải là cuốn sách giáo thuyết mà là một

cuốn sách có nội dung phong ph , ngôn ngữ sinh động và trí tuệ Trong cuốn sách này, những lời nói của Khổng Tử đề cập tới rất nhiều m t, như đọc sách,

âm nhạc, du ngoạn, kết bạn Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người Như có khi c ng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách, với một nội dung ít nhiều khác nhau

1.2 Một số tiền đề tư tưởng cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư

tưởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ

Ở Trung Quốc, những quan niệm triết lý về “Âm - Dương”, “Ngũ hành” đã được lưu truyền từ trước thời kỳ Xuân Thu Tới thời Xuân Thu, những tư tưởng

về Âm Dương - Ngũ hành đó đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về

Trang 20

bản nguyên và tính biến dịch của thế giới Đó cũng chính là những tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của Khổng Tử

1.2.1 Tư tưởng triết học về Âm – Dương

Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên

và phổ biến của vạn vật, đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau : Âm và Dương

Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý của sự thống nhất của hai m t đối lập là âm và dương) Nguyên lý này nói lên tính toàn v n, chỉnh thể, cân b ng của cái đa và cái duy nhất Chính nó bao hàm

tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi

Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi m t đối lập của Thái cực

Sự quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến đến đâu thì Âm l i đến đó và ngược lại, đồng thời “Dương cực thì Âm sinh”,

“Âm thịnh thì Dương khởi”

Bản thể của vũ trụ là “Đạo” hay “Chân như” vốn vô thu , vô chung, bất khả

tư nghị, hàm chứa và bao tr m tất cả mà không phân biệt Do hàm chứa và bao

tr m tất cả nên Đạo tràn đầy, viên mãn Do không phân biệt nên Đạo vô c ng thông biến Do bất khả tư nghị nên không thể d ng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn Do Đạo không phân biệt nên nó chí tịnh, đồng thời, do hàm chứa tất cả nên nó hàm chứa tính động – âm Khi tính âm thể hiện cái dụng của nó là động, d còn vô

c ng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Đạo, nên vẫn xuất hiện sự phân biệt của phần Đạo còn lại với nó được gọi là tính dương

Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính nên ch ng thể hiện mình ra thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện c ng với ch ng gọi là lực lượng âm, lực lượng dương

Trang 21

Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác

nhau hình thành Vạn tượng Trong quá trình tương tác âm dương đó, Vạn tượng

sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ ngày nay

Như vậy, bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị Cái Tướng của nó là Vạn tượng c ng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế

Như vậy, Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn dương – một nét liền Vạn tượng là cái tướng của Vũ trụ, sinh sinh hoá hoá liên miên bất tận theo cái lý âm dương Cái lý của âm là động, tức là luôn biến đổi, có xu hướng phá vỡ trạng thái ban đầu, đổi mới và uyển chuyển … Cái lý của dương là tịnh, tức là có xu hướng bảo tồn cái trạng thái ban đầu, bảo thủ, cứng mạnh … Sự tương tác của

âm, dương là nguyên nhân, động lực phát triển của Vạn tượng

Vạn tượng sinh hoá, phát triển, có nghĩa là nó biến đổi, hay có những giá trị

mới được tạo ra trong quá trình tương tác của các lực lượng âm, dương làm tăng

tính phức tạp, cũng như số lượng của Vạn tượng Những giá trị mới đó chính là kết quả của sự tương tác âm dương, đồng thời cũng bổ xung cho lực lượng âm

và lực lượng dương, làm cho lực lượng âm, dương cũng không ngừng phát triển

c ng vạn tượng Hệ quả tiếp theo là tăng cường hơn nũa sự tương tác âm dương

và những giá trị mới lại được tạo ra nhiều hơn nữa

Trong quá trình tương tác, tạo ra những giá trị mới làm cho Vạn tượng không ngừng biến đổi và phát triển, cả lực lượng âm lẫn lực lượng dương đều có

xu hướng giành lấy cho mình giá trị mới đó càng nhiều càng tốt Nhưng mức độ

chiếm đoạt giá trị mới đó tuỳ thuộc vào tương quan giữa khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương trong Vạn tượng

Trang 22

Như vậy, trong quá trình phát triển của Vạn tượng, lực lượng âm, dương

không ngừng tương tác làm nảy sinh những giá trị mới, đồng thời ch ng cũng không ngừng tranh giành chiếm đoạt những giá trị mới đó Đó chính là nội dung của sự thống nhất và đấu tranh giữa hai m t đối lập là các lực lượng âm, dương

trong Vạn tượng

Để tạo ra những giá trị mới, các lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác Nếu chỉ có một mình lực lượng âm hay một mình lực lượng dương, sẽ không có sự tương tác âm dương và giá trị mới không thể nảy sinh Cả lực lượng âm và lực lượng dương đều có xu hướng chiếm đoạt giá trị mới này Để

có thể chiếm đoạt, trước tiên giá trị mới phải được tạo ra Để được tạo ra giá trị mới, lực lượng âm, dương phải thống nhất với nhau trong tương tác

Vì tranh giành những giá trị mới - sản phẩm của quá trình tương tác âm dương – các lực lượng âm, dương đấu tranh với nhau, và vì thế mâu thuẫn với nhau Giá trị mới được tạo ra tuỳ thuộc vai trò và qui mô của các lực lượng âm, dương trong quá trình tương tác, còn mức độ chiếm đoạt giá trị mới tuỳ thuộc vào sức mạnh và khả năng chiếm đoạt của lực lượng âm và lực lượng dương tương quan như thế nào Khi có sự tương ứng giữa vai trò tương tác và khả năng chiếm đoạt đó thì Vạn tượng phát triển tốt nhất Lực lượng âm dương tuy mâu thuẫn nhưng đó là mâu thuẫn tích cực, kích thích Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái âm dương hài hoà Còn nếu sự tương ứng đó không thoả đáng, Vạn tượng phát triển khó khăn hơn, mâu thuẫn lực lượng âm, dương tăng lên, cản trở Vạn tượng phát triển, ta nói Vạn tượng có trạng thái mất quân bình

âm dương Đ c biệt, khi sự mất quân bình này thái quá, mâu thuẫn lực lượng âm dương quá gay g t có thể dẫn đến phá hu thế quân bình âm dương, trạng thái

đó bị tiêu hu , sinh ra một trạng thái mới có sự quân bình âm dương mới Ta nói, vật c ng t c biến, vật cực t c phản

Do thống nhất với nhau trong tương tác, tạo ra những giá trị mới, mà trong các lực lượng âm, dương có hàm chứa những yếu tố, tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, đấu tranh với nhau (thống nhất với nhau) Và tương ứng với

Trang 23

những yếu tố đó, trong Vạn tượng có những lực lượng đại diện cho ch ng, gọi là Chung Trong Chung có những thành phần mà cả hai lực lượng âm, dương c ng thống nhất và tôn trọng, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, đấu tranh nhau Phần còn lại của các lực lượng âm, dương thì mâu thuẫn, đấu tranh với nhau và

được gọi là Âm, Dương

Như vậy, do thống nhất và đấu tranh với nhau giữa các lực lượng âm, dương, trong vạn tượng hình thành ba lực lượng là Chung, Âm, Dương với bản chất được mô tả ở trên, được gọi là Tam tài Tam tài thể hiện sự tương tác thống nhất và đấu tranh với nhau của các lực lượng âm, dương trong vạn tượng Quan

hệ tương tác giữa ba lực lượng này làm cho Vạn tượng cân b ng và phát triển

1.2.2 Thuyết Ngũ hành

Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn Ngũ hành là : Kim, mộc, thu , hoả, thổ

Ngũ hành là một trong những phạm tr triết học mang tính khái quát, trừu tượng đầu tiên của người Trung Quốc cổ đại, nh m giải thích nguồn gốc và quá trình phát triển sơ khai của tư duy khoa học nh m thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng duy tâm tôn giáo về cái gọi là Thượng đế, qu thần đang thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc đương thời Đó là một trong những cội nguồn của chủ nghĩa duy vật và tư tưởng biện chứng sơ khai trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc

Mỗi yếu tố trong Ngũ hành có những tính chất và đ c trưng riêng Những thuộc tính vốn có ấy của khí gọi là “ năm đức” Nước (Thủy) thì lạnh và luôn chảy xuống thấp Lửa (Hỏa) thì nóng và bốc lên cao Gỗ (Mộc) thì có tính chất cong lại và th ng ra Kim có tính chất phụ thuộc và biến đổi bởi sự tác động bên ngoài Đất (Thổ) thì tiếp nhận hạt giống và làm m a Trong đó nước tạo lên vị

m n, lửa tạo nên vị đ ng, gỗ tạo nên vị chua, kim khí tạo nên vị cay Sự tiếp nhận gieo hạt giống và làm m a của đất tạo nên vị ngọt Thiên Hồng Phạm viết:

“ Thứ nhất trong cửu tr là Ngũ hành Thứ nhất trong Ngũ hành là thu , thứ nhì

Trang 24

là hoả, thứ ba là mộc, thứ tư là kim, thứ năm là thổ Thu là ướt và thấm xuống dưới, hoả là nóng và bốc lên cao, mộc là cong và th ng, kim là theo và biến đổi, thổ để cấy l a và g t l a Nước thấm xuống dưới mà m n Lửa bốc lên cao vị

đ ng Gỗ cong và th ng vị chua Đồ kim khí tuỳ thuộc tay người thợ mà biến đổi hình, vị cay L a cấy g t, vị ngọt” (dẫn theo 17, tr.275) Là những yếu tố căn bản đầu tiên của vũ trụ, những năng tính của năm loại vật chất ấy quy định các tính chất, chủng loại và nguồn gốc của vạn vật trong thế giới Hoả có tính chất nóng nên chủ và hành phương nam, m a hại, màu đỏ; Mộc tượng trưng cho thực vật có năng tính sinh trưởng nên chủ và hà vì hành mạnh phương đông, m a xuân, màu xanh vì m a xuân là m a cây cỏ đâm chồi nảy lộc và phương đông có tương quan với m a xuân; Kim chủ và hành mạnh phương tây, mùa thu, màu

tr ng, vì kim khí có tính chất cứng và khô khan và vì phương tây có liên quan tới m a thu khô ráo, có gió, cây cỏ rụng lá, hết m a; Thu có tính chất ẩm ướt

và chảy xuống dưới nên chủ và hành mạnh ở phương b c, m a đông, màu đen vì phương b c và m a đông có liên quan tới băng tuyết, giá lạnh Còn hành Thổ giúp cho các hành khác và bốn m a nên nó được coi là vị trí trung tâm của bốn

m a Thổ hành mạnh vào khoảng ng n giữa m a hạ và m a thu

Ngũ hành không chỉ biểu hiện những hiện tượng của tự nhiên mà còn biểu hiện tính chất, năng lực của con người và các mối quan hệ xã hội Như vậy, sau phạm tr ngũ hành và ứng với ngũ hành là phạm tr ngũ sự Thiên Hồng Phạm viết “ Thứ nhì là ngũ sự: mạo, ngôn, thị, thính, tư Dáng mạo phải kính cẩn Ngôn lời phải thuận lẽ phải Trông nhìn nên sáng suốt Nghe phải rõ ràng Suy nghĩ phải thấu suốt Kính phải làm cho nghiêm, thuận làm cho điều hoà, sáng suốt làm cho khôn, rõ ràng làm cho nhanh l , sâu làm cho thánh” (dẫn theo 17, tr.276)

Các yếu tố của Ngũ hành không tồn tại một cách tĩnh tại, biệt lập, thụ động

mà ch ng là những yếu tố hoạt động, liên hệ, tương tác lẫn nhau nên còn được gọi là năm tác nhân hay năm hành nhân

Trang 25

Người xưa cho r ng, mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau

mà tạo nên

Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện trợ gi p nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương kh c Trên cơ sở sinh và

kh c lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ Tương sinh, tương

kh c, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật, hiện tượng

Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là trợ gi p nhau để sinh trưởng Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ tương tác lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương kh c để biều hiện cái ý thăng

đó vạn vật tồn tại và phát triển

Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương kh c Hai hiện tượng này g n liền với nhau Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có

kh c Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có kh c thì phát triển quá độ sẽ có hại Cần phải có sinh trong kh c, có kh c trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau

Quy luật chế hóa trong thuyết Ngũ hành là:

Mộc kh c thổ, thổ sinh kim, kim kh c mộc

Trang 26

Hoả kh c kim, kim sinh thu , thu kh c hoả

Thổ kh c thu , thu sinh mộc, mộc kh c thổ

Kim kh c mộc, mộc sinh hoả, hoả kh c kim

Thu kh c hoả, hoả sinh thổ, thổ kh c thu

Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết Ngũ hành Nó biểu thị sự cân b ng tất nhiên phải thấy trong vạn vật Nếu có hiện tượng sinh kh c thái quá

ho c không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường

1.2.3 Tư tưởng nhà Chu

Khoảng thế k XII TCN, cuối đời Thương, bộ tộc Chu nổi lên ở thượng lưu Hoàng Hà, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ra sức phát triển nông nghiệp và chinh phục các bộ tộc lân cận, mở rộng đất đai để phát triển thế lực đến v ng Trường Giang Đến giữa thế k XI TCN, Chu Vũ Vương đã diệt Trụ lập ra nhà

Chu rồi r t về đóng đô ở đất Cảo Kinh, mở ra thời kỳ thịnh trị của nhà Tây Chu

R t kinh nghiệm từ các triều đại trước và để củng cố nền thống trị lâu dài, vua nhà Chu tự xưng là Thiên tử, tuyên bố mình là chủ sở hữu duy nhất toàn bộ đất đai trong nước: “Kh p dưới gầm trời, đâu cũng là đất của vua Cả nước từ trong đến ngoài, ai cũng là tôi vua” Trên cơ sở đó, nhà Chu đã thi hành chính sách phân phong đất đai kèm theo phong chức tước cho những người trong tông tộc và các công thần để lập nên một hệ thống nước chư hầu Tuỳ thân hay sơ, công lao lớn hay nhỏ mà được phong đất rộng h p, gần xa và tước cao hay thấp Đến lượt mình, các vua chư hầu lại đem đất đai được Thiên tử s c phong chia cho con cháu, anh em, họ hàng và những người tuỳ thuộc làm lãnh địa Những người này trở thành khanh, đại phu và họ lại đem ruộng đất chia cho con cháu, anh em, họ hàng và tuỳ thuộc (sĩ, gia thần) làm lộc điền Chính sách phân phong ruộng đất ấy đã tạo nên một hệ thống đ ng cấp thuộc giai cấp thống trị bóc lột, gồm: Thiên tử - Chư hầu - Khanh Đại phu sĩ Chế độ phân phong theo trật tự từ trên xuống theo mô hình chữ Kim đã tạo nên một hệ thống đ ng cấp xã hội được

s p đ t từ trên xuống dưới và có nghĩa vụ phục t ng từ dưới lên trên, theo trật tự: Thiên tử có vua chư hầu làm bề tôi; vua chư hầu có đại phu làm bề tôi; đại

Trang 27

phu có sĩ làm gia thần tuỳ thuộc Việc thực hiện chế độ phong hầu kiến địa, phong chức tước và đất đai của Thiên tử nhà Chu tạo thành hệ thống ràng buộc nhau về huyết thống, kinh tế và chính trị xã hội trong giai cấp thống trị

Như vậy, dưới thời Tây Chu, tất cả ruộng đất thuộc quyền quản lý của các quí tộc, còn những người lao động và bị trị cơ bản không có ruộng đất Sau khi thiết lập được sự thống trị, nhà Chu tiến hành cải cách quan hệ sản xuất, thi hành rộng rãi chế độ tỉnh điền Theo chế độ này, ruộng đất được chia làm hai loại công điền và tư điền Người nông dân phải c ng nhau cày cấy và nộp sản phẩm

ở ruộng công điền cho tầng lớp quí tộc (gọi là phép trợ) sau đó mới được về làm ở phần ruộng được chia Sau khi nhân ruộng, việc sản xuất được tiến hành theo đơn

vị gia đình Họ canh tác b ng những công cụ, phương tiện tự tạo ra (phổ biến là các công cụ b ng đồng) Như vậy, nông dân lĩnh đất canh tác nhưng không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng ruộng đất Chế độ tỉnh điền đã cho thấy tính chất nhị nguyên cố hữu của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ phương Đông, tức là sự tồn tại song song của công điền với tư điền trong công xã

Vào khoảng năm 771 TCN, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhà Chu phải dời đô sang đất Lạc Ấp, Trung Quốc bước vào thời kỳ lịch sử đ c biệt do những biến đổi lớn lao về mọi m t của đời sống xã hội, là thời kỳ Xuân

Thu - Chiến Quốc (771-221 TCN)

B t tay xây dựng nền thống trị, nhà Chu đã s p đ t xã hội theo chế độ Tông pháp do Chu thiên tử đứng đầu có sứ mạng thay trời trị dân, đóng vai trò là Tông chủ, các nước chư hầu đóng vai trò là Tông quốc - c ng một tổ tiên chung Bộ máy thống trị được tổ chức và điều hành theo nguyên t c thân thân, tôn tôn (thương yêu người thân, tôn kính người trên) theo lễ chế của Chu công Thực chất của Tông pháp là chế độ thống trị dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống của một dòng họ, mà tinh thần chủ yếu của nó là chế độ con trưởng kế thừa Theo lập luận của cổ nhân, sự thiết lập chế độ tông pháp nh m mục đích dập t t mọi

sự tranh đoạt ngôi vị quyền lợi, kìm hãm sự tranh giành lục đục trong nội bộ giai cấp thống trị Thông qua chế độ tông phảp, quan hệ tông tộc phong kiến về m t

Trang 28

chính trị kết hợp ch t chẽ với quan hệ huyết thống của tông tộc, cũng có nghĩa là

tổ chức chính trị lồng vào tổ chức tông tộc

Chế độ tông pháp tồn tại song song với chế độ đ ng cấp, được xác lập trên

cơ sở quyền thế tập tước vị, chức vị và tài sản kết hợp với đ c quyền tế tự tổ tiên của thành viên trong nội bộ giai cấp thống trị Việc kết hợp cả hai tính chất tục quyền lẫn thần quyền vào trong tông pháp là nh m sử dụng quyền lực tôn giáo

để củng cố quan hệ tông thuộc về m t chính trị thế tục Trong đó, tính huyết thống của tông pháp là nét đ c th của chế độ chính trị nhà Chu

Dựa trên chế độ tông pháp, nhà Chu đã thiết lập và củng cố nền thống trị của mình trong nhiều thế k và đã đưa chế độ chiếm hữu nô lệ lên đến đỉnh cao trong thời Tây Chu Nhưng từ khi dời đô sang Lạc Ấp, do nội bộ mâu thuẫn, việc tranh giành quyền lực ngày càng gia tăng, đất đai càng ngày càng bị thu h p lại thường xuyên chinh phạt liên miên nên thế lực nhà Chu ngày càng suy yếu không còn ước th c các nước chư hầu được nữa Chế độ Tông pháp của nhà Chu

bị phá vỡ và mở đầu cho một thời kỳ khủng hoảng xã hội

L c này, các nước chư hầu đều đua nhau động binh, lấy chiêu bài “tôn vương” (tôn phò nhà Chu), nhưng thực chất là để khống chế Thiên tử, thôn tính

và tranh giành đất đai, địa vị của vua chư hầu ở các nước khác Chiến tranh giữa các nước chư hầu thời Xuân Thu diễn ra liên miên và vô c ng khốc liệt, trong khoảng thời gian 242 năm thì có đến 483 cuộc chiến tranh Trong số những nước h ng mạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước, hình thành cục diện ngũ bá gồm: Tề ở hạ lưu Hoàng Hà, Tấn ở v ng Sơn Tây ngày nay, Sở ở lưu vực Trường Giang, Tần ở v ng Tây B c, Ngô và Việt ở v ng Đông Nam Các nước này hoàn toàn dựa trên sức mạnh của bạo lực và áp bức để làm minh chủ các nước chư hầu

Việc tranh giành bá nghiệp là biểu hiện của sự giải thể chế độ phân phong để tiến đến chế độ trung ương tập quyền Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài giữa các chư hầu và trong nội bộ các nước, đến thời Chiến quốc, chiến tranh giữa các chư hầu lại b ng lên với mức độ ngày càng ác liệt và trên qui mô lớn Trong quá

Trang 29

trình ấy, các nước nhỏ đều bị các nước lớn thôn tính Nếu như đầu nhà Chu, chư hầu có trên 1000, thôn tính lẫn nhau sau còn khoảng 100 thì đến thời Chiến Quốc, còn lại 7 nước lớn tạo thành thế cục Thất h ng là Yên - Tề -Triệu – Ngụy

- Hàn - Tần - Sở Nhà Chu đã mất hết quyền lực, đến năm 367 TCN bị chia thành Đông Chu và Tây Chu, rồi lần lượt bị Tần tiêu diệt Thời kỳ Chiến quốc đến đây chấm dứt, Trung Quốc thống nhất và chuyển từ xã hội phong kiến sơ

kỳ, cát cứ sang xã hội phong kiến trung ương tập quyền

Những thay đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội của thời đại đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá và làm biến đổi sâu s c cơ cấu giai cấp trong xã hội Tầng lớp địa chủ mới hình thành và ngày càng có địa vị kinh tế quan trọng “ thời Chiến quốc, giai cấp quý tộc cũ lần lần tan rã, không n m quyền hành nữa,

và một giới hữu sản mới lên thay: họ là những người khai phá những đất mới, những thương nhân làm giàu rồi mới mua đất và thành những tập địa chủ” [15, tr.19] Hiện tượng mua bán ruộng đất ra đời là kết quả tất yếu của chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân, đồng thời th c đẩy ruộng tư phát triển nhanh chóng Nhiều nước đã cải cách chế độ thuế khoá, xoá bỏ chế độ tỉnh điền Những chính sách ấy của các nước càng tạo điều kiện cho chế độ ruộng tư phát triển Từ đó, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay các địa chủ lớn, nông dân nhiều người bị mất ruộng đất Giai cấp địa chủ phong kiến mới lên đã tỏ rõ thế

và lực hơn h n giai cấp địa chủ quí tộc cũ đã suy tàn Sự phân hoá giai cấp đã dẫn đến thay đổi lớn trong cơ cấu giai cấp xã hội đồng thời cũng tạo ra cơ sở giai cấp mới của chế độ phong kiến

Thời kỳ này, văn hóa và tư tưởng phát triển rực rỡ và vô c ng sôi động Ở giai đoạn đầu của nhà Chu, văn hoá được hình thành trong yêu cầu chính trị hoá tôn giáo, nên “chỉ có văn hoá quí tộc mà không có tự học dân gian” [28, tr.375]

Từ khi nhà Chu suy vong, quan lại bị mất địa vị, quyền thế mà phân tán ra kh p nơi, học thuật mới được truyền bá trong dân gian Văn hoá quan phương (quan học) trước đây chỉ dành riêng cho quí tộc, tới l c này đã được chuyển dời xuống dưới, mở rộng ra thành tư học, văn hoá bình dân Điều kiện đó đã góp phần tạo

Trang 30

nên cả một tầng lớp trí thức mới - kẻ sĩ Họ không được trị nước nhưng được bàn luận việc nước một cách rộng rãi, được tự do phát biểu tư tưởng của mình Hoàn cảnh đó làm nảy sinh một loạt các đại biểu và các trường phái tư tưởng nổi tiếng đại diện cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, tồn tại trong sự đấu tranh và bài xích lẫn nhau hết sức quyết liệt, tạo ra bộ m t và không khí đ c biệt sôi động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại Đó là thời đại tư tưởng được giải phóng khỏi ảnh hưởng của thần thoại tôn giáo truyền thống, tri thức được phổ cập, thời đại mang tên tôn giáo cửu lưu, bách gia chư

tử Trong bối cảnh xã hội khủng hoảng ngày một gay g t thì sự phát triển rực rỡ của văn hóa, tư tưởng là bước chuẩn bị đầu tiên về lý luận và tư tưởng để soi đường cho hiện thực đang chìm trong khủng hoảng, đen tối

Xã hội khủng hoảng ngày càng trầm trọng nhưng khoa học vẫn phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn về mọi m t Đầu thời Chiến quốc, nhà thiên văn Thạch Thán đã có một bản tổng mục với 800 các tinh t khác nhau trên bầu trời

Từ vị trí các vì sao, người Trung Quốc chia bầu trời thành 28 tinh t Đối chiếu

vị trí của m t trời với các tinh t có thể chia ra các tiết của một năm Đ c biệt thời kỳ này, họ đã biết chế tạo và sử dụng la bàn, thành thạo kỹ thuật luyện kim,

đ c đồng Về toán học, họ đã biết tính các hình tam giác, hình chữ nhật, quan hệ giữa bình phương cạnh huyền với bình phương hai cạnh góc vuông trong một tam giác vuông Văn học phát triển rực rỡ, đạt được các thành tựu mang tầm vóc

lớn Tiêu biểu là Kinh Thi, tác phẩm “không chỉ có giá trị trong phạm vi văn học

Trung Quốc mà còn là một trong những tinh hoa văn học thế giới Đây là tác phẩm mở đầu cho nền văn học viết của Trung Quốc, được xem là mẫu mực học tập của nhiều thế hệ văn nhân thi sĩ Trung Quốc các đời sau” [28, tr.57] Tiếp

đó, Sở từ (đ c biệt là thiên Ly tao) là một thành công lớn về m t thơ ca, được coi

là viên ngọc quý và lạ “đời trước chưa nghe thấy, đời sau không ai theo kịp” Về

sử học, có nhiều bộ sử giá trị: Xuân Thu, Tả truyện, Quốc ngữ Trong đó Xuân

Thu là bộ biên niên sử vào hạng xưa nhất thế giới, phản ánh sinh động tình hình

xã hội loạn lạc từ thời Xuân Thu , không chỉ có giá trị về sử học mà cả về triết

Trang 31

học Ngoài ra, người Trung Quốc cổ đại còn có nhiều hiểu biết quan trọng trong

các lĩnh vực khác như y học, nông học và sinh học.v.v

Tất cả các học thuyết cũng như những trường phái tư tưởng đều không thể tách rời cuộc sống và luôn bị qui định bởi những điều kiện vật chất, đời sống kinh tế của xã hội

Trải qua thực tiễn sản xuất lâu dài, người Trung Quốc cổ đại đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong ph ở nhiều lĩnh vực và khái quát thành những tri thức khoa học ở trình độ tiên tiến Những kinh nghiệm và tri thức khoa học

đó đã được vận dụng trong thực tiễn, góp phần quan trọng để th c đẩy sản xuất phát triển Đó là lý do có thể giải thích vì sao trong điều kiện xã hội Trung Hoa

cổ đại liên tục có chiến tranh, rối loạn nhưng kinh tế vẫn không ngừng phát triển

và đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn

Khi mới thi hành chính sách phân phong, sự ràng buộc của nhà Chu đối với các nước chư hầu, một m t dựa vào quan hệ họ hàng, m t khác dựa vào quan hệ giữa tôn chủ với bồi thần đã tạo ra một trật tự xã hội đ ng cấp ban đầu tương đối

ổn định Nhờ đó mà nhà Chu và giai cấp thống trị đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Nhưng đến thời Xuân Thu, quan hệ họ hàng đã trở nên xa xôi và nhà Chu với tư cách là lãnh ch a lớn không còn đủ thế lực để b t buộc những người được kế thừa đất phong phải thực hiện nghĩa vụ của họ Ở các nước chư hầu, tình hình cũng tương tự Ngoài thái ấp là bổng lộc và ruộng đất được ban thưởng ra, các khanh, đại phu còn tranh giành đất đai của nhau, thậm chí còn xâm chiếm đất đai của nhà vua và biến dần thành ruộng đất tư của họ Đến thời Xuân Thu, hiện tượng mua bán ruộng đất đã xuất hiện, là kết quả tất yếu của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, đồng thời việc mua bán ruộng đất lại th c đẩy chế độ ruộng

tư phát triển nhanh chóng Quan hệ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất được hình thành và phát triển như một xu thế không thể đảo ngược Sang thời Chiến quốc, chế độ ruộng tư càng phát triển mạnh Năm 350 TCN, nước Tần thực hiện cải cách của Thương Ưởng, tuyên bố bỏ chế độ tỉnh điền, cho dân được mua bán ruộng đất Quá trình tan rã của các chế độ phân phong và tỉnh điền diễn ra song

Trang 32

song với quá trình xác lập chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất để phát triển thành quan hệ sở hữu thống trị Từ chỗ là cái tích cực ban đầu, chế độ ruộng đất của nhà Chu đã trở thành lạc hậu cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất và

sự ra đời của quan hệ sản xuất mới tiến bộ là sự thay thế khách quan

Chế độ phân phong, chế độ tỉnh điền, trật tự tông pháp bị phá bỏ là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn đó Đồng thời những mâu thuẫn kinh tế được biểu hiện thành mâu thuẫn xã hội, giữa một bên là các tập đoàn thống trị với một bên

là tầng lớp địa chủ mới lên và quí tộc chủ nô đang suy tàn, là nguyên nhân của tình trạng cát cứ, tiếm ngôi việt vị, tranh giành bá chủ và khủng hoảng xã hội triền miên Đó là thời kỳ bá đạo lấn át vương đạo và bạo lực, chiến tranh được coi là phương thức giải quyết quan hệ và mâu thuẫn giữa các nước Xã hội Trung Hoa trải qua những biến động lịch sử lớn lao do những nguyên nhân nội tại và thực chất của biến động ấy là bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệ suy tàn và phong kiến sơ kỳ sang hình thái xã hội phong kiến tập quyền

Chính trong bối cảnh thời đại biến động toàn diện và sâu s c đó đã đ t ra những vấn đề triết học kích thích lòng người, khiến các bậc tài sĩ đương thời quan tâm lý giải Nh m tìm ra các phương pháp giải quyết cứu đời cứu người,

đã nảy sinh một loạt các đại biểu và các trường phái tư tưởng nổi tiếng đại diện cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt: Đạo gia chủ trương vô vi, Nho gia chủ trương lễ trị M c gia đề xuất kiêm ái, Pháp gia theo đường lối pháp trị

Lão Tử cho r ng, xã hội rối loạn là do con người vi phạm qui luật tự nhiên,

cho nên để kh c phục, loại trừ thực trạng rối loạn ấy, ông chủ trương vô vi nhi

trị, khuyên mọi người từ bỏ mọi thành quả văn minh và tuân theo tự nhiên, thoát

ly thực tế Trang Tử - học trò của ông lại hướng cuộc đời của con người vào con đường bi quan yếm thế, thoát tục, mong được làm con r a để lết cái đuôi trong bùn Còn Khổng Tử thì lại cho r ng, xã hội loạn là do lễ chế nhà Chu bị buông lỏng nên chủ trương khôi phục lễ

Trang 33

Là người đề xuất chủ trương Kiêm ái, kêu gọi xây dựng xã hội trên cơ sở

tình thương không phân biệt giai cấp, M c Tử c ng với đệ tử của ông bôn ba truyền bá những tư tưởng của mình, song cuối c ng cũng ch ng được ai trọng dụng Khổng Tử, Mạnh Tử, M c Tử đều là những nhà tư tưởng lớn, nhiệt tình lo toan cứu đời, không quản thời gian và nhiệt huyết để tuyên truyền tư tưởng và chủ trương của họ nhưng không một nhà cầm quyền nào thực hành theo Học thuyết, tư tưởng của họ đều ra đời tương đối sớm nhưng không có một học thuyết nào trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến l c bấy giờ

Như vậy, Nho giáo nói chung, tư tưởng của Khổng Tử - người sáng lập Nho

giáo nói riêng là sản phẩm của thời đoạn chuyển mình dữ dội của lịch sử Trung Quốc - thời Xuân Thu Đây là thời kỳ đánh dấu sự suy sụp của chế độ chiếm hữu nô lệ và c ng với đó là sự định hình của chế độ phong kiến đ c th phương Đông Định chế Tông pháp - quản lý đất đai theo huyết thống của nhà Tây Chu (với nền chính trị thần quyền - nhận mệnh trời cai quản dân - để nhất luật vương hữu hoá toàn bộ của cải đất đai, chia đất đai cho con em cai quản và nhận cống nạp từ các nước chư hầu) - dần bị thay thế b ng chế độ tư hữu ruộng đất với những cuộc chiến tranh tương tàn giữa các liệt quốc vốn là anh em họ hàng để tranh giành, cướp bóc đất đai của nhau mà thời Xuân Thu là bước dạo đầu Vấn

đề thời đại đ t ra l c đó là, tiếp tục duy trì những điển chương của chế độ nhà Chu vốn rực rỡ một thời với quan hệ xã hội là quý tộc chủ nô cai quản đất nước

b ng quan hệ huyết thống hay phá bỏ nó để thiết lập một trật tự xã hội hoàn toàn mới cho tương ứng với một lực lượng sản xuất đang lớn mạnh? Hệ tư tưởng Nho giáo, mà người sáng lập là Khổng Tử, chính là sự đáp ứng cho khuynh hướng đầu tiên đó

Trang 34

Chương 2:

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG

CỦA KHỔNG TỬ QUA SÁCH LUẬN NGỮ

2.1 Quan niệm về thế giới

Thiên mệnh là một phần rất quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử Ông quan niệm r ng, tất cả sự biến chuyển trong Trời Đất, từ cái nhỏ nh t đến cái to lớn, đều tuân theo một mệnh lệnh duy nhất, đó là mệnh Trời, tức Thiên mệnh Thuyết Thiên mệnh đưa đến thuyết Định mệnh: Số phận của mỗi người hay mỗi vật đều được định đoạt từ trước bởi Trời, mệnh Trời, đến cái ăn cái uống cũng do tiền định (Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định)

Thuyết Thiên mệnh trong tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 điểm sau đây:

Thứ nhất, Tri mệnh: Biết mệnh Trời mà tuân theo

Theo Khổng Tử, tri thiên mệnh là rất khó Muốn biết được mệnh Trời thì phải chế ngự tư dục, không để cho tư dục làm mờ ám lương tâm, để cái bản tính thiện được tỏ rạng, để cái lương tri, lương năng hoàn toàn sáng suốt mà suy tính, rồi mới đem hết năng lực ra mà làm thì l c đó sẽ biết được mệnh Trời, nên có câu: Tận nhân lực, tri Thiên mệnh

Thứ hai, Phối mệnh: Kết hợp với mệnh Trời

Theo Khổng Tử, để phối mệnh, phải luôn luôn trau dồi đức hạnh để luôn luôn xứng đáng là một con người với danh nghĩa và tư cách là con trời

Thứ ba, Sĩ mệnh: Đợi mệnh Trời

Về vấn đề này, Khổng Tử cho r ng, con người và mỗi người không nên có thái độ nóng vội hay chán nản, than vãn, mà phải giữ tâm tính luôn luôn được an nhiên đế chờ đợi mệnh Trời Quan niệm này của ông cũng được nói them trong

sách Trung Dung như sau: Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân, cư dị sĩ

mệnh (nghĩa là: Trên không oán Trời, dưới không trách người, ở theo cách bình

dị để đợi mệnh Trời) [30, tr.109-110]

Thứ tư, Úy Thiên mệnh: Sợ mệnh Trời

Trang 35

Theo Khổng Tử, sợ mệnh Trời để kính trọng và sửa mình, chứ không phải

sợ để xa lánh, bởi vì d có xa lánh cũng không khỏi được

Như vậy, học thuyết này dạy cách làm người để ph hợp với Trời hay nói cách khác ph hợp với cách cư xử với mọi người trong xã hội

Căn cứ vào nội dung thuyết Thiên mệnh, thì Trời được xem như một quan tòa công minh, cầm cân nảy mực phán xét mọi việc Trời quyết định mọi sự

thành công hay thất bại trong đời sống của con người Trong tác phẩm Luận

ngữ, Khổng Tử cho r ng: "Tử sinh hữu mệnh, ph quý tại thiên” (Sống chết có

số, giàu sang bởi trời) [30, tr.476], con người không thể cãi lại mệnh trời và mọi

cố g ng của con người không ngoài ý trời Chính ngay bản thân mình, Khổng

Tử cũng thừa nhận: “Hồi mười lăm tuổi ta đã để tâm chí vào việc học, ba mươi tuổi đã kiên định, bốn mươi tuổi không còn ngờ vực, năm mươi tuổi biết mệnh trời…” (Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất ho c, ngũ thập nhi tri thiên mệnh…) [30, tr.216] Con người, theo Khổng Tử, nếu tri,

y thiên mệnh và suy nghĩ, hành động theo đạo Trời, mệnh Trời thì sẽ trở thành người quân tử: “Ch ng biết mệnh Trời, không lấy gì để làm người quân tử" (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã ) [30, tr.690]

Như vậy, quan điểm về Thiên mệnh của Khổng Tử mang tính chất tiêu cực

Nó hạn chế mọi nỗ lực biến đổi thân phận và sự cố g ng vươn lên của con người Nếu một người khi mới sinh ra đã có sẵn một số mệnh an bài và được định đoạt bởi ý chí của một đấng siêu nhiên thì con người đành phải chấp nhận xuôi tay, giao phó toàn bộ đời mình cho một đấng quyền năng quyết định

Khổng Tử ít đề cập, hay nói đ ng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống - chết, mà chỉ ch ý đến bậc trí giả, đó là người biết “chuyên vào việc nghĩa để gi p dân, kính trọng qu thần, nhưng tránh xa” (Vụ dân chi nghĩa, kính

qu thần nhi viễn chi) [30, tr.333-334]

Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của

qu thần Điều này ch ng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và

Trang 36

Khổng Tử được ghi chép trong sách Luận ngữ: “Quý Lộ hỏi về việc thờ qu

thần Khổng Tử nói r ng: "Thờ người còn chưa nổi, làm sao thờ được ma?" Thưa: Dám hỏi về sự chết

Khổng Tử nói: "Sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết?" (Quý Lộ vấn sự qu thần Tử viết: "Vị năng sự nhân, yên năng sự qu ”?

Viết: "Cảm vẫn tử”

Viết: " Vị tri sinh, yên tri tử”?) [30, tr.449]

Tuy nhiên, Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của qu thần Ông yêu cầu phải kính tổ tiên và biết trọng qu thần: "Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có m t, tế thần coi như thần đang có m t" (Tế như tại, tế thần như thần tại ) [30, tr.249]

2.2 Quan điểm về con người

2.2.1 Quan niệm về bản tính của con người

Xuất phát từ thực trạng xã hội Trung Quốc ở thời kỳ Xuân Thu là “vô đạo”

và hết sức rối ren, Khổng Tử cho r ng, nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó là do cái tình trạng “phi nhân tính”, phi đạo đức đang chi phối không chỉ trong suy nghĩ, hành động của mỗi người mà còn trong cả trong các quan hệ xã hội của con người Trên cơ sở đó, Khổng Tử tập trung luận giải về tính người và xây dựng mẫu người lý tưởng có nhân đức, nh m duy trì xã hội, các mối quan hệ xã hội thật sự có trật tự, có k cương và ổn định

Qua nghiên cứu sách Luận ngữ và một số công trình nghiên cứu về Khổng

Tử cho thấy, vấn đề “tính người” là một những nội dung cơ bản, có một vị trí

đ c biệt quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử về con người, d r ng, ông ít nói về bản tính của con người Bởi lẽ, một lần nữa phải nhấn mạnh r ng, tính người là cơ sở, xuất phát điểm để Khổng Tử xây dựng nên nhiều học thuyết về đạo đức, về chính trị, về giáo dục nh m thực hiện những mục đích chính trị Nó còn là căn cứ để từ đó, các nhà Nho đưa ra những phương thức mà theo họ là hữu hiệu nhất để đưa xã hội từ loạn lạc, vô đạo trở về với hữu đạo, thái bình, thịnh trị

Trang 37

Trong sách Trung dung (một trong Tứ thư của Nho giáo), Khổng Cấp đã đưa

ra một nguyên lý cơ bản của Khổng Tử liên quan đến “tính người” như sau:

“Mệnh trời ban cho gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo” (Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo) [30, tr.85] Từ mệnh đề này, không chỉ Khổng Tử mà đa số các nhà Nho sau này đều cho r ng, “tính” của con người có nguồn gốc từ trời là cái tự nhiên mà trời ban cho mỗi con người và con người bẩm thụ lấy Còn cái “tính” đó thiện hay ác là phụ thuộc chủ yếu vào

sự tu dưỡng, giáo dục và giáo b ng hoá đạo đức về sau của con người

Như nhiều nhà nghiên cứu đã kh ng định, trong phái Nho gia, người đầu

tiên đưa ra vấn đề “tính người” là Khổng Tử Cũng đ ng là, trong sách Luận

ngữ, Khổng Tử chưa bàn nhiều, chưa giảng giải nhiều về “tính người” Nhưng

quan niệm về “tính người” của ông là hết sức cơ bản, là nền tảng ban đầu cho các thế hệ nhà Nho sau này như Mạnh Tử, Tuân Tử, Cáo Tử kế thừa, bổ sung

và phát triển

Khi luận giải về “tính người”, Khổng Tử đã đưa ra luận điểm cho thấy sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đến việc hình thành và thay đổi bản tính con

người Trong sách Luận ngữ, Khổng tử nói r ng, “Bản tính người ta gần giống

nhau, thói quen khiến xa nhau” (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã) [30, tr.614] Theo Khổng Tử, tính của con người khi mới sinh ra là hoàn toàn ngây thơ, trong tr ng, chưa bị thay đổi bởi ngoại cảnh và các yếu tố xã hội, như ông nói: “Nhân chi sơ, tính dã trực” [30, tr.365] Và vì cái bản tính lành, ngay thật của con người do bẩm thụ được ở trời, cho nên cái bản tính ấy là giống nhau, như nhau ở mọi người, không phân biệt thân phận, nguồn gốc xuất thân và địa vị xã hội của họ Nhưng cũng theo ông, cái bản tính ấy có thể bị biến đổi bởi các điều kiện, yếu tố ngoại cảnh, bởi sự tu dưỡng đạo đức của con người Ở chỗ khác,

trong sách Luận ngữ, nhấn mạnh thêm về điều này, Khổng Tử nói: “Người ta

sinh ra vốn ngay th ng Kẻ cong vạy mà còn sống, ch ng qua nhờ may m n thoát chết” (Nhân sinh dã trực Võng nhi sinh giả, hạnh nhi miễn) [30, tr.332] Như vậy, theo Khổng Tử, mỗi con người trong xã hội vì trải qua hoạt động lao động,

Trang 38

học tập, giao tiếp mà làm cho cái bản tính ban đầu vốn giống nhau, như nhau ở mọi người bị thay đổi và giữa họ trở nên khác xa nhau

Không chỉ dừng lại ở chỗ cho r ng, sự khác nhau về bản tính sau này của con người là do hoàn cảnh xã hội mà chủ yếu theo Khổng Tử là, con người, mỗi người phải được giáo dục, giáo hoá b ng đạo đức Đây thực sự là tư tưởng hoàn toàn mới, có tính đột phá trong thời Xuân Thu ở Trung Quốc, khi mà xã hội đang tồn tại và bị chi phối bởi tình trạng phi nhân tính, “vô đức”, “vô đạo” M c

d , Khổng Tử đề cao việc giáo dục, tu dưỡng đạo đức của con người, nhưng do xuất phát từ địa vị, lập trường và nhất là từ thực trạng ngày càng suy yếu của tầng lớp quí tộc, cho nên trong tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi sự mâu thuẫn Một m t, tư tưởng của ông thể hiện sự tiến bộ khi nhận thức được sự tác động của ngoại cảnh, điều kiện xã hội, sự tu dưỡng, giáo dục đến sự hình thành

và thay đổi tính người Nhưng m t khác, ông lại tỏ ra bảo thủ khi cho r ng, “Chỉ

có hạng thượng trí và hạng hạ ngu là không thay đổi (tính tình)” (Duy thượng trí

dữ hạ ngu bất di) [30, tr.614] Rõ ràng ở đây, quan niệm của Khổng Tử về tính người cũng thể hiện sự phân biệt đ ng cấp trên dưới Nhưng suy cho đến c ng,

sự hạn chế trong quan niệm này của ông chủ yếu là do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội l c đó qui định

Theo nhiều tài liệu lịch sử, có thể nói r ng, trước thời Khổng Tử, giáo dục chỉ bó h p trong phạm vi tầng lớp quí tộc Trước đây, giáo dục của nhà Chu là

đ c quyền của giai cấp thống trị và là phương tiện mà giai cấp thống trị d ng để biện hộ, bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của mình Dưới thời nhà Chu, không

có nền giáo dục dành cho tầng lớp bình dân Việc học đối với họ là một thứ xa

lạ, bởi vì họ không có điều kiện để quan tâm đến sự học và họ đã quen với sự đè nén, áp bức của tầng lớp thống trị Đến thời Khổng Tử, trước thực tế xã hội trên dưới đảo lộn, vô giáo dục, vô đạo đức và c ng với nhãn quan chính trị s c bén, Khổng Tử đã chủ trương mở rộng phạm vi giáo dục cho tất cả mọi người Quan điểm “Hữu giáo vô loại” [30, tr.588] và “Ph nhi hậu giáo” [30, tr.504] của Khổng Tử đã bứt ra khỏi hệ tư tưởng thần quyền và thế quyền đang thống trị

Trang 39

trong hội Trung Hoa l c bấy giờ Với tư tưởng tiến bộ như vậy, Khổng Tử được xem là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa đã mở rộng phạm vi giáo dục đến mọi tầng lớp người dân Cũng với quan điểm này, Khổng Tử đã phá bỏ hàng rào ngăn cách phân biệt giữa quí tộc và bình dân trong giáo dục, tạo điều kiện cho tầng lớp người lao động tham gia việc chính trị, được hưởng bổng lộc b ng con đường tu dưỡng, học tập Ông không chỉ là người đưa ra tư tưởng ấy mà còn là người tích cực thực hiện tư tưởng ấy

Một trong những biểu hiện cụ thể nh m thực hiện tư tưởng “Hữu giáo vô loại” của mình là khi thu nhận học trò, Khổng Tử không hề phân biệt giàu nghèo Điều kiện để Khổng Tử nhận làm học trò là người xin học chỉ cần dâng

lên thầy một ch t lễ mọn mà thôi Như trong sách Luận ngữ, Khổng Tử từng thổ

lộ: “Đối với những người đem lễ xin học từ một bó nem trở lên, ta chưa hề từ chối người nào, không dạy bảo” (Tự hành th c tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối dã) [30, tr.347] Ở chỗ khác, cũng trong sách này có ghi lại r ng, khi thu nhận học trò, Khổng Tử có lưu ý đến việc là xem người ấy có biết lễ, có thành thật học không? Đối với ông, trong việc dạy học trò thì việc giảng luận, sửa chữa cho học trò còn là vì nghĩa, vì trách nhiệm cứu đời, cứu người chứ không

vì danh lợi Học trò của ông có ở kh p nơi, khoảng ba nghìn người đó là những người hiền tài mà trong đó đ c biệt có “thất thập nhị hiền” bảy mươi hai bậc hiền tài như: Nhan Hồi, Tử Cống, Quí Lộ

Khổng Tử còn chủ trương, người học và việc ông thu nhận học trò không phân biệt thiện ác, không phân biệt địa phương hay giàu nghèo Chủ trương này của Khổng Tử được thể hiện rõ thêm trong câu chuyện về làng Hỗ: “Người làng

Hỗ khó nói chuyện phải quấy Có cậu bé (làng đó) tới xin học, đám học trò (Khổng Tử) th c m c Khổng Tử nói r ng: “Hoan nghênh người tới, không hoan nghênh người lui Sao kh t khe thế? Người ta thành tâm tới đây, ta hoan nghênh chỗ thành tâm đó, ch ng dám đảm bảo chuyện quá khứ của người ta” (Hỗ hương nan dữ ngôn Đồng tử kiến, môn nhân ho c Tử viết: ‘Dữ kỳ tiến dã, bất dữ kỳ thoái dã Duy hà thậm? Nhân khiết k dĩ tiến, dữ kỳ khiết dã, bất hảo kỳ vãng

Trang 40

dã) [30, tr.365] Trước thực trạng xã hội rối ren, Khổng Tử đề cao việc giáo dục, giáo hoá con người và coi đó là trách nhiệm của mình Khổng Tử đã gạt đi những thành kiến quá khứ mà thu nhận học trò với mong muốn cải tạo họ làm cho họ tốt hơn, đưa họ từ lỗi lầm trở về với nhân nghĩa, hướng họ tới mẫu người

lý tưởng có đạo đức, góp phần kiến tạo một xã hội đại đồng, hoà mục, nhân ái Trong dạy học, Khổng Tử thường d ng lòng thành thật để dạy bảo, sửa chữa cho học trò và yêu cầu học trò cũng phải thành thật Như Khổng Tử nói: “Này người Do! Ta dạy người về hiểu biết nên chăng?

Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu Thế cũng là đã biết rồi vậy” (Do! Hối nhữ tri chi hồ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri Thị chi dã) [30, tr.228] Đối với Nho giáo, ham học là yếu tố quan trọng của người đi học, bởi có ham học thì mới có đạo đức, mới hiểu biết được lẽ đời, vì không ai sinh ra mà biết, tất cả đều phải do học hành mà nên Về điều này, Khổng Tử đã nói: “Ta không phải người sinh ra đã biết, ch ng qua chỉ là chuộng cổ, cần mẫn tìm hiểu (đạo thánh hiền) đấy thôi” (Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã) [30, tr 358]

Cũng cần phải kh ng định r ng, m c d Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại” nhưng trên thực tế thì, không phải mọi người dân đều là đối tượng của giáo

dục, giáo hóa và được giáo dục, giáo hoá Bởi vì, thứ nhất, trong xã hội có giai

cấp và áp bức giai cấp thì người dân không phải ai cũng có đủ điều kiện để học

tập, đ c biệt là người nghèo khổ Thứ hai, một m t Khổng Tử chủ trương “hữu

giáo vô loại” nhưng ở chỗ khác, đối với những người dân những người ông gọi

là kẻ tiểu nhân, hèn kém về đạo đức thì ông lại áp dụng chính sách ngu dân trong giáo dục Như ông nói: “Dân có thể khiến noi theo (đạo lý), không thể giảng giải cho biết” (Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi) [30, tr.383] Khổng

Tử còn phân biệt các hạng người, “Sinh ra đã biết (đạo lý) là bậc trên hết Học rồi mới biết, là hạng thứ Tối tăm mà chịu khó học, lại dưới một bậc nữa Tối tăm mà ch ng chịu học là hạng người thấp hơn cả” (Sinh nhi tri chi giả Học nhi tri chi giả, thứ dã Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã Khốn nhi bất học, dân tư vi

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2001), “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr.34 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2001
2. Minh Anh (2002), “Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (số 12), tr.40 – 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2002
3. Hoàng Thị Bình (2002), “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học, (số 8), tr.23 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong “Luận ngữ” và "“Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Thị Bình
Năm: 2002
5. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế k XI đến nửa đầu thế k XIX), Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2007
7. Phan Văn Các (1991), “Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80”, Tạp chí Triết học, (số 1), tr.61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Phan Văn Các
Năm: 1991
8. Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (2000), tập 3, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập
Tác giả: Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
9. Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (2000), tập 20, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập
Tác giả: Các Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
10. Du Vĩnh Căn (2000), Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia, Nxb.Nhân dân Quảng Tây, Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia
Tác giả: Du Vĩnh Căn
Nhà XB: Nxb.Nhân dân Quảng Tây
Năm: 2000
11. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb.Văn hóa-Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng học đăng
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb.Văn hóa-Thông tin
Năm: 1998
12. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1,2,3 (Tổ phiên dịch Viện sử học), Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb.Khoa học Xã hội
Năm: 1992
13. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, quyển 2, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
14. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb. Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuân Tử
Tác giả: Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1994
15. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1996), Chiến quốc sách, Nxb. Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến quốc sách
Tác giả: Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1996
16. Doãn Chính(Chủ biên) (1992), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb.Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính(Chủ biên)
Nhà XB: Nxb.Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1992
17. Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
18. Phạm Như Cương(Chủ biên) (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng con người mới
Tác giả: Phạm Như Cương(Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1978
19. Hoàng Tăng Cường (1998), Triết lí tu thân của Nho giáo, Tạp chí Triết học,(số 3), tr.46-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lí tu thân của Nho giáo, Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Tăng Cường
Năm: 1998
20. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
21. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), tập 1, (Ngô Đức Thọ dịch và ch thích), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb. Văn hóa-Thông tin
Năm: 2000
22. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), tập 2, (Hoàng Văn Lâu dịch và ch thích), Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb. Văn hóa-Thông tin
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w