Quan niệm về thế giới

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 34)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Quan niệm về thế giới

Thiên mệnh là một phần rất quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử. Ông quan niệm r ng, tất cả sự biến chuyển trong Trời Đất, từ cái nhỏ nh t đến cái to lớn, đều tuân theo một mệnh lệnh duy nhất, đó là mệnh Trời, tức Thiên mệnh.

Thuyết Thiên mệnh đưa đến thuyết Định mệnh: Số phận của mỗi người hay mỗi vật đều được định đoạt từ trước bởi Trời, mệnh Trời, đến cái ăn cái uống cũng do tiền định (Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định).

Thuyết Thiên mệnh trong tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 điểm sau đây:

Thứ nhất, Tri mệnh: Biết mệnh Trời mà tuân theo.

Theo Khổng Tử, tri thiên mệnh là rất khó. Muốn biết được mệnh Trời thì phải chế ngự tư dục, không để cho tư dục làm mờ ám lương tâm, để cái bản tính thiện được tỏ rạng, để cái lương tri, lương năng hoàn toàn sáng suốt mà suy tính, rồi mới đem hết năng lực ra mà làm thì l c đó sẽ biết được mệnh Trời, nên có câu: Tận nhân lực, tri Thiên mệnh.

Thứ hai, Phối mệnh: Kết hợp với mệnh Trời.

Theo Khổng Tử, để phối mệnh, phải luôn luôn trau dồi đức hạnh để luôn luôn xứng đáng là một con người với danh nghĩa và tư cách là con trời.

Thứ ba, Sĩ mệnh: Đợi mệnh Trời.

Về vấn đề này, Khổng Tử cho r ng, con người và mỗi người không nên có thái độ nóng vội hay chán nản, than vãn, mà phải giữ tâm tính luôn luôn được an nhiên đế chờ đợi mệnh Trời. Quan niệm này của ông cũng được nói them trong sách Trung Dung như sau: Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân, cư dị sĩ mệnh. (nghĩa là: Trên không oán Trời, dưới không trách người, ở theo cách bình dị để đợi mệnh Trời) [30, tr.109-110].

Theo Khổng Tử, sợ mệnh Trời để kính trọng và sửa mình, chứ không phải sợ để xa lánh, bởi vì d có xa lánh cũng không khỏi được.

Như vậy, học thuyết này dạy cách làm người để ph hợp với Trời hay nói cách khác ph hợp với cách cư xử với mọi người trong xã hội.

Căn cứ vào nội dung thuyết Thiên mệnh, thì Trời được xem như một quan tòa công minh, cầm cân nảy mực phán xét mọi việc. Trời quyết định mọi sự thành công hay thất bại trong đời sống của con người. Trong tác phẩm Luận ngữ, Khổng Tử cho r ng: "Tử sinh hữu mệnh, ph quý tại thiên” (Sống chết có số, giàu sang bởi trời) [30, tr.476], con người không thể cãi lại mệnh trời và mọi cố g ng của con người không ngoài ý trời. Chính ngay bản thân mình, Khổng Tử cũng thừa nhận: “Hồi mười lăm tuổi ta đã để tâm chí vào việc học, ba mươi tuổi đã kiên định, bốn mươi tuổi không còn ngờ vực, năm mươi tuổi biết mệnh trời…” (Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất ho c, ngũ thập nhi tri thiên mệnh…) [30, tr.216]. Con người, theo Khổng Tử, nếu tri, y thiên mệnh và suy nghĩ, hành động theo đạo Trời, mệnh Trời thì sẽ trở thành người quân tử: “Ch ng biết mệnh Trời, không lấy gì để làm người quân tử" (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã ) [30, tr.690].

Như vậy, quan điểm về Thiên mệnh của Khổng Tử mang tính chất tiêu cực. Nó hạn chế mọi nỗ lực biến đổi thân phận và sự cố g ng vươn lên của con người. Nếu một người khi mới sinh ra đã có sẵn một số mệnh an bài và được định đoạt bởi ý chí của một đấng siêu nhiên thì con người đành phải chấp nhận xuôi tay, giao phó toàn bộ đời mình cho một đấng quyền năng quyết định.

Khổng Tử ít đề cập, hay nói đ ng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống - chết, mà chỉ ch ý đến bậc trí giả, đó là người biết “chuyên vào việc nghĩa để gi p dân, kính trọng qu thần, nhưng tránh xa” (Vụ dân chi nghĩa, kính qu thần nhi viễn chi) [30, tr.333-334].

Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của qu thần. Điều này ch ng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và

Khổng Tử được ghi chép trong sách Luận ngữ: “Quý Lộ hỏi về việc thờ qu thần. Khổng Tử nói r ng: "Thờ người còn chưa nổi, làm sao thờ được ma?".

Thưa: Dám hỏi về sự chết.

Khổng Tử nói: "Sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết?" (Quý Lộ vấn sự qu thần. Tử viết: "Vị năng sự nhân, yên năng sự qu ”?

Viết: "Cảm vẫn tử”.

Viết: " Vị tri sinh, yên tri tử”?) [30, tr.449].

Tuy nhiên, Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của qu thần. Ông yêu cầu phải kính tổ tiên và biết trọng qu thần: "Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có m t, tế thần coi như thần đang có m t" (Tế như tại, tế thần như thần tại ) [30, tr.249].

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)