7. Đóng góp của luận văn
2.3.1. Quan niệm về vai trò của đạo đức
Quan niệm về đạo đức là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử. Khổng Tử đ c biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đạo đức. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử cho r ng, đạo đức là gốc của con người, là yêu cầu cần có của con người, do vậy mà, nói đến con người trước hết là nói đến đạo đức. Đ ng như trong thiên “Học nhi”, sách Luận ngữ đã viết: “Làm người có lòng hiếu đễ mà lại ưa phạm tới bề trên, là chuyện hiếm có vậy; đã không ưa phạm tới bề trên mà lại ưa làm loạn, là chuyện chưa hề có. Người quân tử chuyên ch vào chỗ gốc, vì gốc đã gây dựng, đạo tự nảy sinh. Nết hiếu và nết đễ có phải là gốc của việc thi hành đạo nhân đó chăng?” (Kỳ nhi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả: tiến hĩ, bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả: vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư?) [30, tr.197].
Trước thời Khổng Tử đã xuất hiện khái niệm quân tử. Nhưng thời đó nó chỉ cái địa vị trong xã hội, chứ không chỉ cái phẩm tính con người. Người có thân phận cao quý (đại đa số ở trong giai cấp quý tộc) cai trị dân, dù có đức hay không đều gọi là quân tử . Đến thời mình, Khổng Tử đã đề ra những tiêu chuẩn về tài đức, về tư cách phẩm chất để thành người quân tử đáng được n m quyền trị dân, nhưng quân tử không còn thuần tuý chỉ người cầm quyền như trước nữa, mà chủ yếu là có nghĩa chỉ người có đức d họ cầm quyền hay không.
Như trên đã trình bày, với Khổng Tử, hiếu, đễ là gốc của đạo đức, có vị trí và vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng, hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người. Bởi vậy mà theo ông, làm người trước hết phải có đạo đức.
Theo Khổng Tử, người có đạo đức “thấy người thiện (nên cố g ng b t chước) như sợ r ng ch ng theo kịp, thấy người bất thiện(nên tránh xa) như mó phải nước sôi” (Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thang) [30, tr.607]. Nhưng điều chủ yếu của đạo đức không phải chỉ là có các tâm đức, tư đức, thiện đức mà là hành động. Như Khổng Tử nói: “Biết học đạo chưa b ng ham thích đạo, ham thích đạo chưa b ng vui với đạo” (Tri chi giả bất như hiếu
chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả) [30, tr.332] và “nghe điều nghĩa ch ng biết làm theo, lỡ m c điều sai quấy ch ng sửa đổi, đó là những điều của ta lấy làm lo” (văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã) [30, tr.344].
Như vậy, đức là lời nói đi đôi với việc làm đ ng như Khổng Tử đã nói: “Người xưa nói năng ch ng dám khinh xuất, vì th n r ng mình ch ng theo kịp lời nói” (Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã) [30, tr.281] hay “Trước hết phải làm được như lời mình nói ra, sau đấy cứ theo đó mà làm” (Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu t ng chi) [30, tr.226] và “Người quân tử rụt rè về lời nói, mà g ng gỏi về việc làm” (Quân tử sỉ kỳ ngôn nhi qua hạnh) [30, tr.547] hay “Người quân tử muốn nói năng chậm rãi, mà làm việc siêng năng” (Quân tử dục nột ư ngôn, nhi mẫn ư hạnh) [30, tr.282].
Qua sách Luận ngữ, ch ng ta thấy, Khổng Tử nói rất nhiều đến "đức", nhất là "đức" của người cầm quyền. Song, đáng ch ý là Khổng Tử quan niệm về "đức" không phải như một cái gì biệt lập mà là trong sự thống nhất ch t chẽ không tách rời với tri thức, tài năng. Quan niệm này thực sự nhất quán từ Khổng Tử đến các môn đệ của ông. Với Khổng Tử thì, “chất phác th ng văn vẻ quê m a, văn vẻ th ng chất phác thì cứng nh c. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên quân tử” (chất th ng văn t c dã, văn th ng chất t c sử, văn chất bân bân nhiên hậu quân tử” [30, tr.331]. Là người hết sức coi trọng đạo đức như vậy đương nhiên, trong hoạt động của mình, Khổng Tử bao giờ cũng hành xử theo đ ng những chuẩn mực đạo đức mà ông tôn thờ, coi trọng và ra sức tuyên truyền nó trong xã hội, cho d đời ông như ch ng ta biết hết sức long đong, lận đận. Khổng Tử cho r ng: “Người có đức ch ng lẻ loi, thế nào cũng có người đồng tâm” (Đức bất cô, tất hữu lân) [30, tr.282] . Với ông “sáng nghe đạo, tối chết cũng cam lòng” (Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ!) [30, tr.272]. Bởi vậy, lẽ sống của Khổng Tử là "để tâm chí vào đạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui với lục nghệ". Chính vì thế, khi bị quan tư mã Hoàn Đồi ở nước Tống tìm cách hãm hại, Khổng Tử thản nhiên nói: “Trời sinh ta có đức, Hoàn Đồi làm gì được ta?” (Thiên sinh đức ư dư, Hoàn Đồi kỳ như dư hà?) [30, tr.360].
Điều dễ nhận thấy là, tuy Khổng Tử nói nhiều về "đức", tin vào "đức" và đề cao về "đức" như vậy, nhưng ông cũng nhận thấy r ng, xã hội thời ông đang thiếu "đức" một cách nghiêm trọng. Chính là thực tế xã hội và cuộc sống đã khiến ông phải buông ra những lời than thở: "Ta chưa thấy người chuộng đức hạnh như chuộng s c đ p vậy” (Ngô vi kiến hiếu đức như hiếu s c giả dã) [30, tr.410], “Ba năm học đạo, không để tâm cầu bổng lộc, dễ được mấy người?” (Tam niên học bất chí ư cốc, bất dị đ c dã) [30, tr.385] và “Trung dung quả là một đức tính rất mực tốt đ p! Đã lâu dân ch ng không theo nổi!” (trung dung chi vi đức dã, kỳ chí dĩ hồ! Dân tiễn cữu hĩ!) [30, tr.339). Ngay đối với lớp học trò được ông đào tạo theo lý tưởng đạo đức của mình, Khổng Tử cũng phải thừa nhận: “Ngươi Hồi dốc lòng giữ đạo nhân, ba tháng ch ng rời xa, còn những người khác giữ được từ một ngày tới một tháng là c ng” (Hồi dã, kỳ tâm tam nguyệt bất vi nhàn, kỳ dư t c nhật nguyệt chí yên nhi dĩ hĩ) [30, tr.321]. Có lần ông nói với Tử Lộ r ng: “... biết được người có đức, ch ng mấy ai đâu” (tri đức giả tiễn hĩ) [30, tr.565]. Sống trong một xã hội “vô đạo”, loạn lạc như vậy, một xã hội mà đầy rẫy những cảnh phản loạn, tàn bạo, dâm bôn, đạo đức suy vi, phần nhiều giả dối, nói mà không làm, nhưng Khổng Tử với lòng yêu thương con người th m thiết, vẫn tin ở con người, tin ở học thuyết của mình có thể cứu vớt cuộc đời. Với ông: “Chỉ có loài chim, loài th , con người mới không thể đánh bạn thôi. Nếu ta không c ng bọn với mấy người kia, biết c ng bọn với ai đây? Nếu thiên hạ yên trị, Khâu này ch ng cần nh ng tay vào để sửa đổi” (Điểu th bất khả dữ đồng quần! Ngô phi tư nhân chi đồ dữ, nhi th y dữ? Thiên hạ hữu đạo, Khâu bất dữ dịch chi” [30, tr.645-646] . Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối Đức trị - đường lối trị nước b ng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Nguyễn Hiến Lê rất có lý khi nhận xét r ng: “Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Ông không tách rời đạo đức và chính trị, ông đã đạo đức hoá chính trị. Và tất cả triết lý chính trị
của ông gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân, phải trị dân b ng đức, chứ không b ng bạo lực...” [36, tr.57] .
Thật vậy, Khổng Tử thật sự tin r ng, “Lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao B c thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác chầu về” (Vi chính dĩ đức, thí như B c thần cư kỳ sở, nhi ch ng tinh củng chi) [30, tr.214]. Cơ sở tư tưởng Đức trị của ông suy đến c ng là lòng thương yêu con người, lòng tin ở bản tính con người có thể cảm hoá được. Ông quan niệm phép trị dân “làm việc chính trị cần chi phải giết người?... Đức của người quân tử (nên hiểu là nhà cầm quyền) như gió, đức của kẻ tiểu nhân (nên hiểu là dân ch ng) như cỏ, gió thổi qua thì cỏ rạp xuống” (tử vi chính, yên dụng sát?... Quân tử chi đức phong, tiêu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển) [488-489]. Khổng Tử từng bảo với học trò: “Xử kiện thì ta cũng như người khác thôi. Sao cho khỏi kiện cáo kìa!” (Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã sử vô tụng hồ!) [30, tr.485].
Đọc Luận ngữ ch ng ta thấy rõ, trước sau Khổng Tử chỉ tin vào đức chứ không tin vào “hình” bởi “D ng chính lệnh để dẫn d t dân, d ng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ th n: D ng đức để dẫn d t, d ng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ th n mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách) [30, tr.215]. Tin vào “Đức trị” như vậy và cả đời ôm mộng cứu đời b ng “Đức trị” như Khổng Tử mà không có bậc vua ch a nào dung nạp. Khổng Tử thật sự tin r ng, nếu có ai d ng ông làm quốc chính thì một năm k cương đã khá, ba năm sẽ thành công “Nếu có người nào biết d ng ta, thì chỉ chừng một năm, việc chính trị đã khá, ba năm là hoàn thành” (cẩu hữu dụng ngã giả, cơ nguyệt nhi dĩ khả dã, tam niên hữu thành) [30, tr.505]. Tóm lại, với Khổng Tử, đạo đức có sức mạnh vạn năng, “d không ra lệnh dân cũng theo”, như vua Thuấn chỉ kính cẩn đoan trang ngồi trên ngai, ch ng làm gì mà thiên hạ bình trị.
Không chủ trương d ng luật pháp mà d ng đạo đức làm công cụ chủ yếu để ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử đã nhìn thấy sức mạnh của đạo đức trong cuộc sống. Đạo đức và luật pháp đều là những nguyên t c, những chuẩn mực điều
chỉnh hành vi của con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội. Song, nếu luật pháp là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này. Nếu luật pháp được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên t c, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người qui định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh. Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị sự vi phạm còn n m trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội. Đạo đức thì khác h n. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự thi hành sự trừng giới bên ngoài sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa. Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.