Quan niệm về vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 42)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Quan niệm về vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội

2.2.2.1. Mối quan hệ vua - tôi (quân - thần)

Trong quan niệm của Khổng Tử cũng như của các nhà Nho, quan hệ vua - tôi là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất, đứng đầu trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Quan niệm ấy g n liền với chính trị, liên quan trực tiếp đến việc trị nước, trị dân, đến sự hưng - vong của triều đại, của chế độ. Do vậy, Khổng Tử và Mạnh Tử c ng các nhà Nho sau này đều coi trọng mối quan hệ này đồng thời nó thể hiện lập trường giai cấp rõ rệt của các nhà Nho. Trong mối quan hệ này, theo Khổng Tử, vua là người đứng đầu mỗi quốc gia, được coi là Thiên tử (con trời), có sứ mệnh to lớn là thay trời để trị dân, giáo dân. Khái niệm “tôi” (bề tôi) trong quan điểm của Khổng Tử là một khái niệm bao quát nhiều đối tượng, trong đó bao hàm hai đối tượng chính : Thứ nhất, “bề tôi” là “dân” - dân ch ng bao gồm tất cả thần dân trong thiên hạ, họ là lực lượng đối lập với tầng lớp thống trị gồm vua, quan. Thứ hai, “bề tôi” là những người gi p nhà vua trong việc cai trị, là tầng lớp quan lại, hợp c ng với nhà vua thành tầng lớp, giai cấp thống

trị, có vai trò trị nước, trị dân, giáo dân. Do đó, khi đề cập mối quan hệ vua – tôi, luận văn tập trung làm rõ đạo làm vua, đạo làm bề tôi dưới hai góc độ: mối quan hệ giữa vua với dân và mối quan hệ giữa vua với bề tôi (quan lại).

Mối quan hệ giữa vua với dân

Theo Khổng Tử, “dân” - dân ch ng là lực lượng đông đảo, là quần ch ng nhân dân trong thiên hạ, bao gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân… Đây là lực lượng tạo ra phần lớn của cải trong xã hội nhưng lại không giữ vị trí, vai trò, quyền lực trong quản lý đất nước; là tầng lớp bị trị, có nghĩa vụ phục t ng, tuân theo mọi quyền uy và đường lối cai trị của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, cũng cần kh ng định r ng, trong đời sống chính trị ở Trung Quốc từ trước thời Khổng Tử và thời kì Xuân Thu (kéo dài đến thời Chiến Quốc), các thế lực chính trị, d muốn hay không, không thể không quan tâm, d ở một mức độ nào đó, đến đời sống và vai trò của người dân. Điều này không phải là ý muốn chủ quan của các thế lực thống trị mà nó phản ánh một thực tế ở Trung Quốc (cũng như những nước phương Đông nói chung) là, địa vị thống trị của họ bị chi phối đáng kể bởi lòng dân, ý dân; được thiên hạ cũng bởi được lòng dân và mất thiên hạ cũng bởi mất lòng dân. Ngay trong Kinh Thi đã cho thấy nhiều tư tưởng thể hiện sự quan tâm của tầng lớp thống trị đến đời sống và vai trò của dân. Ch ng hạn, “mệnh trời” tuy được thừa nhận là có uy quyền tối cao, tuyệt đối nhưng lại đồng nhất với “lòng dân”, “ý dân”. Những câu như “trời nhìn tự dân ta nhìn”, “trời nghe tự dân ta nghe”, “sự sáng suốt ở trời thể hiện ra sự sáng suốt của dân”, “dân muốn gì trời cũng phải theo”… không phải là ít trong cuốn sách này. Điều này nói lên r ng, việc quan tâm đến đời sống và vai trò của dân có ý nghĩa như một h ng số trong đời sống chính trị của các nước phương Đông. Bởi vậy mà cũng là tất yếu, dân và vai trò của dân là một vấn đề được hầu hết các nhà Nho quan tâm, là một nội dung cơ bản để tu dưỡng, hoàn thiện đạo làm vua.

Kế thừa những quan điểm trên, Khổng Tử đ c biệt quan tâm tới dân, đề cao vai trò của dân và theo đó, đạo làm vua đòi hỏi nhà vua, người cầm quyền phải thật sự thương yêu, coi trọng nhân dân. Khổng Tử coi dân là gốc nước (dân vi

bang bản) đã nhấn mạnh đến vai trò của dân. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của dân, Khổng Tử coi “dưỡng dân” là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản của đạo làm vua, là cách làm của người muốn dựng nên vương nghiệp. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa vua với dân, Khổng Tử đ c biệt đề cao vai trò của đạo đức, sự tu dưỡng đạo đức của nhà vua đối với sự hưng - vong, an - nguy, trị - loạn của triều đại, của chế độ, thành - bại của công việc trị nước, trị dân. Do đó, đạo làm vua trước hết và quan trọng nhất là nhà vua phải có đạo đức, phải là tấm gương đạo đức lớn, là mẫu mực trong ứng xử và giải quyết các mối quan hệ trong gia đình, ngoài cộng đồng cho thần dân noi theo. Để làm được điều đó, đức tính quan trọng nhất của nhà vua, kẻ cầm quyền là phải có đức nhân và luôn luôn tu dưỡng đức nhân đó. Khổng Tử luôn cho r ng, nhà vua có đức nhân thì nhà vua có sức mạnh mà không ai địch nổi. Do vậy, nhà vua mà ham muốn đức nhân thì sẽ trở thành nhà vô địch trong thiên hạ, như ngôi sao B c Đẩu ở yên vị mà các ngôi sao khác phải chầu về “Lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao B c thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác chầu về” ( Vi chính dĩ đức, thí như B c thần cư kỳ sở, nhi ch ng tinh củng chi) [30, tr.214], cái đức ấy cũng giống như gió, lướt trên cỏ, cỏ rạp xuống. Hay ở chỗ khác trong sách Luận ngữ,

Khổng Tử nói: “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay th ng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân không ngay th ng, dẫu có ra lệnh dân cũng ch ng theo” (Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất t ng) [30, tr.502] v.v. Khổng Tử cũng nhiều lần nh c đến vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ là những ông vua hiền đức và coi đó là hình mẫu về đạo đức của bậc quân vương mà các vua đời sau phải noi theo. Khổng Tử khen r ng: “Lớn lao thay là công đức của vua Nghiêu l c làm vua! Cao vòi vọi! Chỉ có trời là lớn lao, chỉ có vua Nghiêu sánh kịp! Công đức của ngài cao lồng lộng, dân không biết nói sao cho xiết! Cao vòi vọi là sự thành công của ngài! Rực rỡ thay là văn chương của ngài!” (Đại tai, Nghiêu chi vi quân dã! Nguy nguy hồ! Duy thiên vi đại, duy Nghiêu t c chi. Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên. Nguy nguy hồ, kỳ hữu thành công dã! Hoán hồ, kỳ hữu văn chương) [30, tr.390] và : “Đức cao vòi vọi!

Vua Thuấn, vua Vũ có cả thiên hạ, mà ch ng coi là vinh dự” (Nguy nguy hồ! Thuấn, Vũ chi hữu thiên hạ dã, nhi bất dự yên) [30, tr.389]. Vua là người được thượng đế cho nhận dân, hưởng dân do vậy mà phải hết lòng bảo vệ dân, dìu d t dân, chăm lo cho dân, c ng vui với dân, no đói c ng dân, “điều gì người dân ưa thích, ta cũng ưa thích, điều gì người dân ghét bỏ, ta cũng ghét bỏ” (dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi) [30, tr.53].

Trong mối quan hệ giữa vua với dân, Khổng Tử đề ra trách nhiệm, bổn phận mà người dân, kẻ bị trị phải thi hành. Theo Khổng Tử, dân là những kẻ bất hiền, tiểu nhân, hén kém về m t đạo đức và trí tuệ nên phải nghe theo sự dạy bảo của vua, của bề trên. Hơn nữa, vì đây là hạng người “hạ ngu không thay đổi được” nên Khổng Tử có chủ trương chỉ dẫn dụ cho họ noi theo chứ không dạy dỗ những gì xa xôi, vi diệu cho họ : dân chỉ có thể khiến noi theo không thể giảng giải [30, tr.383], dạy thì chỉ dạy những điều khiến cho dân biết được trách nhiệm của mình phải phụng sự bề trên, giai cấp thống trị, “học đạo để dễ sai khiến”, học để nhận thức đ ng đạo làm bề tôi của mình rồi hành đạo cho đ ng lễ.

Mối quan hệ giữa vua với bề tôi (quan lại)

Mối quan hệ giữa vua với bề tôi (quan lại) là sự thể hiện tập trung nhất của mối quan hệ vua - tôi, thể hiện rõ nhất đạo làm vua, đạo làm bề tôi của từng đối tượng. Cũng như mối quan hệ giữa vua với dân, trong mối quan hệ giữa vua với bề tôi (quan lại), tiêu chuẩn trước hết và quan trọng nhất mà Khổng Tử yêu cầu đối với nhà vua là phải có đạo đức. Đạo đức được vua d ng để dưỡng dân, giáo dục, giáo hóa dân và cũng là để cho tầng lớp quan lại noi theo: “người quân tử (nên hiểu là: thiên tử) mỗi khi hành động có thể làm gương cho thiên hạ đời đời noi theo, cách cư xử có thể làm phép t c cho thiên hạ đời đời noi theo, lời nói ra có thể làm khuôn mẫu cho thiên hạ đời đời noi theo, người ở xa trông ngóng, người ở gần ch ng chán” (Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo, hạnh nhi thế vi thiên hạ pháp, ngôn nhi thế vi thiên hạ t c, viễn chi t c hữu vọng, cận chi t c bất yểm) [30, tr. 165-166]. Quan lại noi gương vua, nhìn việc vua làm để biết trách nhiệm của mình đối với dân, với nước. Quan lại cũng là người gi p vua, là

chỗ dựa của vua trong việc trị nước, trị dân. Bởi vậy, Khổng Tử quan niệm r ng, nước trị là do quan giỏi, là do vua d ng người quân tử; còn nước loạn là do quan xấu, vua d ng tiểu nhân. Theo đó, Khổng Tử còn đòi hỏi vua phải biết cất nh c, coi trọng người hiền tài, d ng họ làm tay chân của mình trong việc trị nước, trị dân. Trong sách Đại học, Tăng Tử nh c nhở ông vua phải biết tiến người hiền, thoái kẻ dở như sau: “Thấy người hiền tài mà không biết cất nh c, cất nh c mà không xứng chức, là khinh mạn hiền tài vậy. Thấy kẻ bất thiện mà không biết gạt bỏ, gạt bỏ mà chưa xa lánh, là lỗi vậy” (Kiến hiền nhi bất năng cử, cử nhi bất năng tiên, mạn dã. Kiến bất thiện nhi bất năng thoái, thoái nhi bất năng viễn, quá dã) [30, tr.63]. Như vậy, cất nh c người hiền tài không chỉ khiến vua có người tài, đức trị dân mà còn khiến dân tin vào đường lối trị nước của vua.

Trong quan hệ với bề tôi, Khổng Tử cũng cho r ng, vua phải đối xử với bề tôi theo nghĩa và giữ đ ng lễ, vì lễ, nghĩa là đầu mối để trị dân, giáo dân, để xây dựng nền móng vững ch c cho sự thái bình của quốc gia. Do vậy, khi sai khiến dân vua cũng phải giữ đ ng đạo nghĩa (Kỳ sử dân dã nghĩa) [30, tr. 300], giữ đ ng đạo lễ (quân sử thần dĩ lễ) [30, tr. 255]. Khổng Tử luôn nhấn mạnh, bề tôi có đạo đức là người phải tận trung với vua, thờ vua. Nhưng để bề tôi tuyệt đối trung thành với vua, hết lòng vì quyền lợi của vua, thì nhà vua cũng phải hết lòng thương yêu bề tôi.

Tóm lại, đạo làm vua của bậc quân vương là phải d ng đạo đức của mình để giáo hóa, làm gương cho thiên hạ, cho tầng lớp quan lại. Vua là bề trên của quan lại nhưng vua cũng phải biết sử dụng, cất nh c người tài đức phục vụ cho công việc trị nước, trị dân của mình. Đạo làm vua không chỉ yêu cầu nhà vua phải cần mẫn, siêng năng, hết lòng trong công việc trị nước, an dân, mà còn phải hết lòng thương yêu bề tôi.

Đạo làm bề tôi (quan lại)

Quan lại được coi là tầng lớp trung gian nối quyền lực của vua với dân, là người thi hành đường lối trị dân của vua tới dân ch ng. Họ là những người thay m t vua để trực tiếp chăm dân, dưỡng dân, trị dân nên theo nghĩa h p, đây cũng là

cha m dân. Vì vậy, đạo làm tôi (quan lại) là vấn đề quan trọng được Khổng Tử và nhiều nhà Nho sau này đ c biệt quan tâm. Theo đó, đạo làm tôi của quan lại được đánh giá dưới hai góc độ: thái độ, trách nhiệm của quan với vua và với dân.

Khổng Tử yêu cầu đạo làm tôi của quan lại trong quan hệ với vua, trước hết quan lại phải hết lòng trung với vua: “bề tôi lấy lòng trung để thờ vua” (thần sự quân dĩ trung) [30, tr.255]. Đ ng như G.S Vũ Khiêu đã nhận xét: “Học thuyết của Khổng Tử tập trung vào tinh thần trung quân. Thờ vua là điểm cao nhất của đạo làm người, là yêu cầu đạo đức đầu tiên của bậc đại trượng phu, của bậc đại dũng, của anh h ng” [32, tr.121]. Thực hành đạo trung của phận làm tôi không phải một chốc, một lát cũng không phải chỉ ở trước m t mà phải có “tâm trung” trong suốt cuộc đời. Đây là tiêu chuẩn cao nhất của đạo làm tôi, từ lòng trung đó, phận làm tôi sẽ tự biết hành xử cho đ ng đạo của mình. Ngoài tận trung, đạo làm tôi là yêu cầu quan lại giữ đ ng lễ của kẻ làm tôi. Như khi được vua cho vào cung điện thưa trình, bề tôi phải ăn m c, nói năng, hành xử thực sự kính cẩn. Sách Luận ngữ đã ghi lại lời của Khổng Tử: “1. Bước vào cửa cung điện, phải c i mình, như thể cửa thấp không dung nổi mình. Không đứng ngay giữa cửa, không giẫm lên bậc cửa, l c đi ngang qua.

2. Đi ngang qua ngai vua, phải đổi s c m t nghiêm nghị, bước đi từ tốn, nói năng khe khẽ, như không đủ lời.

3. Vén vạt áo bước lên triều đường, phải c i mình, nín thở.

4. Bước ra, xuống một bậc, thì s c m t hòa hoãn, thư thái trong lòng. Xuống bậc thềm chót, thì rảo bước, xuôi hai tay.

5. Chừng trở lại chỗ ngồi, thì giữ vẻ cung kính” (Nhập công môn, c c cung như dã, như bất dung. Lập bất trung môn, hành bất lý vực. Quá vị, s c bột như dã, t c qu c như dã, kỳ ngôn tự bất t c giả.

Nhiếp tư thăng đường, c c cung như dã, bỉnh khí tự bất tức giả. Xuất giáng nhất đ ng, sính nhan s c, di di như dã, một giai xu dực như dã. Phục kỳ vị t c tích như dã) [30, tr.424 – 425]. Tuy nhiên, ở chỗ khác trong sách này, Khổng Tử cho r ng, thờ vua thì phải giữ lễ hết lòng nhưng việc gì cũng vậy nếu thái

quá đều dở cả: “Hết lòng giữ lễ để thờ vua (có thể bị) người ta chê là xiểm nịnh vậy” (Sự nhân tận lễ, nhân dĩ vi xiểm dã) [30, tr.254]. Đồng thời Khổng Tử cũng cho r ng, người làm bề tôi làm tròn cái đạo của mình còn phải biết dẫn dụ vua làm điều thiện, hướng theo đạo đức chớ dẫn dụ vua ham muốn chiến tranh, mở mang bờ cõi khiến vua trở thành bạo ch a như vua Kiệt, vua Trụ và cũng làm hại đến thần dân, xã t c lâu bền của vua. Kẻ làm bề tôi phải trung thực với vua, chớ dối gạt vua, khi vua lầm lạc phải can gián vua, chớ sợ mất lòng. Nhưng cũng theo Khổng Tử, bề tôi muốn khuyên can vua phải lựa l c, lựa chiều, khuyên mà không được thì lại kính mà vâng mệnh chứ không làm trái lại. Do đó, đạo của bề tôi là tìm cách ra làm quan gi p đời, nhưng cũng sẵn lòng lui về, khi không đ c chí. Như vậy, đạo của bề tôi là khi mình có tài năng thì không nên ẩn mình mà phải g ng sức ra làm quan để thi hành nghĩa vụ của mình với vua, với dân. Khi nhận được chức trách vua ban thì phải dốc lòng trung làm cho tốt, sau mới nghĩ tới bổng lộc của bản thân: “Thờ vua, trước hết hãy làm phận sự thật kính cẩn, sau mới nghĩ đến lương bổng” (Sự quân, kính kỳ sự, nhi hậu kỳ thực) [30, tr.587]. Nếu vua không d ng, không tin, mình nữa thì nên từ quan.

Đối với dân ch ng, vì quan lại cũng là cha m của dân, là người gi p vua và thay vua trị dân, cho nên Khổng Tử yêu cầu kẻ làm quan phải là những người có cả đức và tài. Đức của quan lại không thể sánh ngang với đức của bậc quân vương nhưng vì quan lại là người gi p vua trị nước nên những người đó phải có đức để cảm hóa lòng dân, để truyền cái đức của nhà vua xuống kh p thiên hạ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)