7. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Quan niệm về bản tính của con người
Xuất phát từ thực trạng xã hội Trung Quốc ở thời kỳ Xuân Thu là “vô đạo” và hết sức rối ren, Khổng Tử cho r ng, nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó là do cái tình trạng “phi nhân tính”, phi đạo đức đang chi phối không chỉ trong suy nghĩ, hành động của mỗi người mà còn trong cả trong các quan hệ xã hội của con người. Trên cơ sở đó, Khổng Tử tập trung luận giải về tính người và xây dựng mẫu người lý tưởng có nhân đức, nh m duy trì xã hội, các mối quan hệ xã hội thật sự có trật tự, có k cương và ổn định.
Qua nghiên cứu sách Luận ngữ và một số công trình nghiên cứu về Khổng Tử cho thấy, vấn đề “tính người” là một những nội dung cơ bản, có một vị trí đ c biệt quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử về con người, d r ng, ông ít nói về bản tính của con người.. Bởi lẽ, một lần nữa phải nhấn mạnh r ng, tính người là cơ sở, xuất phát điểm để Khổng Tử xây dựng nên nhiều học thuyết về đạo đức, về chính trị, về giáo dục nh m thực hiện những mục đích chính trị. Nó còn là căn cứ để từ đó, các nhà Nho đưa ra những phương thức mà theo họ là hữu hiệu nhất để đưa xã hội từ loạn lạc, vô đạo trở về với hữu đạo, thái bình, thịnh trị.
Trong sách Trung dung (một trong Tứ thư của Nho giáo), Khổng Cấp đã đưa ra một nguyên lý cơ bản của Khổng Tử liên quan đến “tính người” như sau: “Mệnh trời ban cho gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo” (Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo) [30, tr.85]. Từ mệnh đề này, không chỉ Khổng Tử mà đa số các nhà Nho sau này đều cho r ng, “tính” của con người có nguồn gốc từ trời là cái tự nhiên mà trời ban cho mỗi con người và con người bẩm thụ lấy. Còn cái “tính” đó thiện hay ác là phụ thuộc chủ yếu vào sự tu dưỡng, giáo dục và giáo b ng hoá đạo đức về sau của con người.
Như nhiều nhà nghiên cứu đã kh ng định, trong phái Nho gia, người đầu tiên đưa ra vấn đề “tính người” là Khổng Tử. Cũng đ ng là, trong sách Luận ngữ, Khổng Tử chưa bàn nhiều, chưa giảng giải nhiều về “tính người”. Nhưng quan niệm về “tính người” của ông là hết sức cơ bản, là nền tảng ban đầu cho các thế hệ nhà Nho sau này như Mạnh Tử, Tuân Tử, Cáo Tử... kế thừa, bổ sung và phát triển.
Khi luận giải về “tính người”, Khổng Tử đã đưa ra luận điểm cho thấy sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đến việc hình thành và thay đổi bản tính con người. Trong sách Luận ngữ, Khổng tử nói r ng, “Bản tính người ta gần giống nhau, thói quen khiến xa nhau” (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã) [30, tr.614]. Theo Khổng Tử, tính của con người khi mới sinh ra là hoàn toàn ngây thơ, trong tr ng, chưa bị thay đổi bởi ngoại cảnh và các yếu tố xã hội, như ông nói: “Nhân chi sơ, tính dã trực” [30, tr.365]. Và vì cái bản tính lành, ngay thật của con người do bẩm thụ được ở trời, cho nên cái bản tính ấy là giống nhau, như nhau ở mọi người, không phân biệt thân phận, nguồn gốc xuất thân và địa vị xã hội của họ. Nhưng cũng theo ông, cái bản tính ấy có thể bị biến đổi bởi các điều kiện, yếu tố ngoại cảnh, bởi sự tu dưỡng đạo đức của con người. Ở chỗ khác, trong sách Luận ngữ, nhấn mạnh thêm về điều này, Khổng Tử nói: “Người ta sinh ra vốn ngay th ng. Kẻ cong vạy mà còn sống, ch ng qua nhờ may m n thoát chết” (Nhân sinh dã trực. Võng nhi sinh giả, hạnh nhi miễn) [30, tr.332]. Như vậy, theo Khổng Tử, mỗi con người trong xã hội vì trải qua hoạt động lao động,
học tập, giao tiếp mà làm cho cái bản tính ban đầu vốn giống nhau, như nhau ở mọi người bị thay đổi và giữa họ trở nên khác xa nhau.
Không chỉ dừng lại ở chỗ cho r ng, sự khác nhau về bản tính sau này của con người là do hoàn cảnh xã hội mà chủ yếu theo Khổng Tử là, con người, mỗi người phải được giáo dục, giáo hoá b ng đạo đức. Đây thực sự là tư tưởng hoàn toàn mới, có tính đột phá trong thời Xuân Thu ở Trung Quốc, khi mà xã hội đang tồn tại và bị chi phối bởi tình trạng phi nhân tính, “vô đức”, “vô đạo”. M c d , Khổng Tử đề cao việc giáo dục, tu dưỡng đạo đức của con người, nhưng do xuất phát từ địa vị, lập trường và nhất là từ thực trạng ngày càng suy yếu của tầng lớp quí tộc, cho nên trong tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi sự mâu thuẫn. Một m t, tư tưởng của ông thể hiện sự tiến bộ khi nhận thức được sự tác động của ngoại cảnh, điều kiện xã hội, sự tu dưỡng, giáo dục đến sự hình thành và thay đổi tính người. Nhưng m t khác, ông lại tỏ ra bảo thủ khi cho r ng, “Chỉ có hạng thượng trí và hạng hạ ngu là không thay đổi (tính tình)” (Duy thượng trí dữ hạ ngu bất di) [30, tr.614]. Rõ ràng ở đây, quan niệm của Khổng Tử về tính người cũng thể hiện sự phân biệt đ ng cấp trên dưới. Nhưng suy cho đến c ng, sự hạn chế trong quan niệm này của ông chủ yếu là do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội l c đó qui định.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, có thể nói r ng, trước thời Khổng Tử, giáo dục chỉ bó h p trong phạm vi tầng lớp quí tộc. Trước đây, giáo dục của nhà Chu là đ c quyền của giai cấp thống trị và là phương tiện mà giai cấp thống trị d ng để biện hộ, bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của mình. Dưới thời nhà Chu, không có nền giáo dục dành cho tầng lớp bình dân. Việc học đối với họ là một thứ xa lạ, bởi vì họ không có điều kiện để quan tâm đến sự học và họ đã quen với sự đè nén, áp bức của tầng lớp thống trị. Đến thời Khổng Tử, trước thực tế xã hội trên dưới đảo lộn, vô giáo dục, vô đạo đức và c ng với nhãn quan chính trị s c bén, Khổng Tử đã chủ trương mở rộng phạm vi giáo dục cho tất cả mọi người. Quan điểm “Hữu giáo vô loại” [30, tr.588] và “Ph nhi hậu giáo” [30, tr.504] của Khổng Tử đã bứt ra khỏi hệ tư tưởng thần quyền và thế quyền đang thống trị
trong hội Trung Hoa l c bấy giờ. Với tư tưởng tiến bộ như vậy, Khổng Tử được xem là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa đã mở rộng phạm vi giáo dục đến mọi tầng lớp người dân. Cũng với quan điểm này, Khổng Tử đã phá bỏ hàng rào ngăn cách phân biệt giữa quí tộc và bình dân trong giáo dục, tạo điều kiện cho tầng lớp người lao động tham gia việc chính trị, được hưởng bổng lộc b ng con đường tu dưỡng, học tập. Ông không chỉ là người đưa ra tư tưởng ấy mà còn là người tích cực thực hiện tư tưởng ấy.
Một trong những biểu hiện cụ thể nh m thực hiện tư tưởng “Hữu giáo vô loại” của mình là khi thu nhận học trò, Khổng Tử không hề phân biệt giàu nghèo. Điều kiện để Khổng Tử nhận làm học trò là người xin học chỉ cần dâng lên thầy một ch t lễ mọn mà thôi. Như trong sách Luận ngữ, Khổng Tử từng thổ lộ: “Đối với những người đem lễ xin học từ một bó nem trở lên, ta chưa hề từ chối người nào, không dạy bảo” (Tự hành th c tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối dã) [30, tr.347]. Ở chỗ khác, cũng trong sách này có ghi lại r ng, khi thu nhận học trò, Khổng Tử có lưu ý đến việc là xem người ấy có biết lễ, có thành thật học không? Đối với ông, trong việc dạy học trò thì việc giảng luận, sửa chữa cho học trò còn là vì nghĩa, vì trách nhiệm cứu đời, cứu người chứ không vì danh lợi. Học trò của ông có ở kh p nơi, khoảng ba nghìn người đó là những người hiền tài mà trong đó đ c biệt có “thất thập nhị hiền” bảy mươi hai bậc hiền tài như: Nhan Hồi, Tử Cống, Quí Lộ...
Khổng Tử còn chủ trương, người học và việc ông thu nhận học trò không phân biệt thiện ác, không phân biệt địa phương hay giàu nghèo. Chủ trương này của Khổng Tử được thể hiện rõ thêm trong câu chuyện về làng Hỗ: “Người làng Hỗ khó nói chuyện phải quấy. Có cậu bé (làng đó) tới xin học, đám học trò (Khổng Tử) th c m c. Khổng Tử nói r ng: “Hoan nghênh người tới, không hoan nghênh người lui. Sao kh t khe thế? Người ta thành tâm tới đây, ta hoan nghênh chỗ thành tâm đó, ch ng dám đảm bảo chuyện quá khứ của người ta” (Hỗ hương nan dữ ngôn. Đồng tử kiến, môn nhân ho c. Tử viết: ‘Dữ kỳ tiến dã, bất dữ kỳ thoái dã. Duy hà thậm? Nhân khiết k dĩ tiến, dữ kỳ khiết dã, bất hảo kỳ vãng
dã) [30, tr.365]. Trước thực trạng xã hội rối ren, Khổng Tử đề cao việc giáo dục, giáo hoá con người và coi đó là trách nhiệm của mình. Khổng Tử đã gạt đi những thành kiến quá khứ mà thu nhận học trò với mong muốn cải tạo họ làm cho họ tốt hơn, đưa họ từ lỗi lầm trở về với nhân nghĩa, hướng họ tới mẫu người lý tưởng có đạo đức, góp phần kiến tạo một xã hội đại đồng, hoà mục, nhân ái.
Trong dạy học, Khổng Tử thường d ng lòng thành thật để dạy bảo, sửa chữa cho học trò và yêu cầu học trò cũng phải thành thật. Như Khổng Tử nói: “Này người Do! Ta dạy người về hiểu biết nên chăng?
Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu. Thế cũng là đã biết rồi vậy” (Do! Hối nhữ tri chi hồ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri. Thị chi dã) [30, tr.228]. Đối với Nho giáo, ham học là yếu tố quan trọng của người đi học, bởi có ham học thì mới có đạo đức, mới hiểu biết được lẽ đời, vì không ai sinh ra mà biết, tất cả đều phải do học hành mà nên. Về điều này, Khổng Tử đã nói: “Ta không phải người sinh ra đã biết, ch ng qua chỉ là chuộng cổ, cần mẫn tìm hiểu (đạo thánh hiền) đấy thôi” (Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã) [30, tr. 358].
Cũng cần phải kh ng định r ng, m c d Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại” nhưng trên thực tế thì, không phải mọi người dân đều là đối tượng của giáo dục, giáo hóa và được giáo dục, giáo hoá. Bởi vì, thứ nhất, trong xã hội có giai cấp và áp bức giai cấp thì người dân không phải ai cũng có đủ điều kiện để học tập, đ c biệt là người nghèo khổ. Thứ hai, một m t Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại” nhưng ở chỗ khác, đối với những người dân những người ông gọi là kẻ tiểu nhân, hèn kém về đạo đức thì ông lại áp dụng chính sách ngu dân trong giáo dục. Như ông nói: “Dân có thể khiến noi theo (đạo lý), không thể giảng giải cho biết” (Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi) [30, tr.383]. Khổng Tử còn phân biệt các hạng người, “Sinh ra đã biết (đạo lý) là bậc trên hết. Học rồi mới biết, là hạng thứ. Tối tăm mà chịu khó học, lại dưới một bậc nữa. Tối tăm mà ch ng chịu học là hạng người thấp hơn cả” (Sinh nhi tri chi giả. Học nhi tri chi giả, thứ dã. Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi
hạ hĩ) [30, tr. 605]. Đ c biệt, Nho giáo lại phủ nhận khả năng và năng lực của người phụ nữ và kẻ tiểu nhân trong việc giáo dục, giáo hoá, như Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn tớ gái và bọn tôi trai là khó đối đãi: thân cận thì họ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” (Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã: cận chi t c bất tổn, viên chi t c oán) [30, tr.637]. Với quan niệm “phu nhân nan hoá” (Phụ nữ là khó dạy) của Nho giáo biểu hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ trong giáo dục đã ăn sâu ở nhiều nhà Nho và là một trong những hạn chế của chủ trương “Hữu giáo vô loại”.
Trong tư tưởng của Khổng Tử, m c d các ông đề ra chính sách “dưỡng dân”, “ph nhi hậu giáo” (làm cho giàu rồi mới giáo hoá) nhưng không phải mọi người dân đều là đối tượng của giáo dục.
Có những nội dung mà Khổng Tử không dạy cho học trò cũng là những vấn đề không có trong nội dung giáo dục của Nho giáo, ch ng hạn như chuyện quái dị, dũng lực, phản loạn và qu thần. Về vấn đề này, trong sách Luận ngữ có chép: khi Quí Lộ hỏi về chuyện thờ qu thần, Khổng Tử nói r ng: “Thờ người còn chưa nổi làm sao thờ được ma?” (Vị năng sự nhân, yên năng sự quỉ?), “sống còn chưa biết rõ, làm sao biết được sự chết” (Vị tri sinh, yên tri tử) [30, tr.449]. Theo Khổng Tử, nếu bàn và dạy người việc quái dị, t làm cho người ta bỏ lẽ thường, dễ làm mê ho c phân tán lòng người, nói và dạy người về việc dũng lực, tức là x i người ta gây gổ đánh nhau. Chủ trương của Khổng Tử là lấy nhân nghĩa làm đầu, nên ông không giảng giải về dũng lực. Ngoài ra, Khổng Tử ít giảng giải về lợi, về mệnh trời. Như lời của học trò của Khổng Tử là Tử Cống nói r ng: “Phu tử nói về văn chương, ch ng ta thường được nghe. Phu tử nói về bản tính và đạo trời, ch ng ta không thường được nghe.” (Phu tử chi văn chương khả đ c nhi văn dã. Phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo bất khả đ c nhi văn dã) [30, tr.298]. Rõ ràng, Khổng Tử chỉ dạy cho học trò những vấn đề về đạo đức và tri thức ứng xử có đạo đức - những vấn đề mà theo ông là thiết thực nhất trong xã hội l c bấy giờ để sao cho họ hiểu được những kiến thức đó và đem áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Một trong những hạn chế trong nội dung giáo dục, giáo hóa của Khổng Tử cũng là của Nho giáo nói chung là chưa bao giờ dạy con người những tri thức về tự nhiên, về khoa học tự nhiên, về lao động sản xuất. Như khi “Phàn Trì xin học về nghề trồng l a, Khổng Tử nói: “Ta không b ng ông lão nhà nông”. Xin học nghề làm vườn, Khổng Tử nói: “Ta không b ng ông lão làm vườn” (Phàn Trì thỉnh học giá, Tử viết: “ Ngô bất như lão nông”. Thỉnh học vi phố, viết: “Ngô bất như lão phố”) [30, tr. 500]. Với tư tưởng chỉ coi trọng những nội dung chính trị, đạo đức, văn chương trong việc giáo dục, giáo hoá con người, bình ổn xã hội mà coi thường những tri thức về tự nhiên, lao động sản xuất, cho nên nội dung và mục đích giáo dục trong quan niệm về con người của Khổng Tử chỉ có thể đào tạo ra những con người phiến diện, nghiêng về m t chính trị, đạo đức, chứ không thể tạo ra con người có khả năng và năng lực sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, am hiểu về mọi tri thức, chỉ tạo ra những con người thụ động trước những biến đổi của thời cuộc mà thôi.