7. Đóng góp của luận văn
2.4.1. Quan niệm về mục đích giáo dục
Mục đích cốt yếu, có tính bao tr m trong quan điểm về giáo dục của Khổng Tử là nh m bảo vệ địa vị của giai cấp địa chủ phong kiến. Cho nên, ngay từ đầu, Khổng Tử đã đ c biệt coi trọng biện pháp giáo dục, giáo hóa dân ch ng. Như khi Nhiễm Hữu hỏi Khổng Tử: “Dân đã đông đảo, nên làm thêm điều gì?” Khổng Tử đáp: “Gi p cho dân giàu” và Nhiễm Hữu hỏi tiếp: “Dân đã giàu có, nên thêm điều gì?”, thì Khổng Tử đáp r ng: “Dạy dỗ dân” (Nhiễm Hữu viết: “Kì thứ hĩ, hựu hà gia yên?
Đáp: “ph chi”
Viết: “Giáo chi!”) [30, tr.504]. Ngoài ra, theo Khổng Tử, c ng với kinh tế, giáo dục không chỉ là biện pháp quan trọng để nuôi dân, dưỡng dân, trị dân mà còn làm cho dân có đạo đức, có được cái tư cách làm người. Về vấn đề này, về sau nhiều nhà Nho đã tiếp thu và làm rõ quan niệm này của Khổng Tử, như trong sách Mạnh tử, Mạnh Tử kh ng định r ng, lẽ thường của con người là nếu: “Ăn no, m c ấm, nhàn rỗi mà không có giáo dục thì gần với loài cầm th ” (bão thực, noãn y, dật cư nhi vô giáo, t c cận ư cầm th ) [30, tr.945,949]. Còn Đổng Trọng Thư thì coi giáo dục, giáo hóa có vai trò ngăn ch n cái bản tính hám lợi, những hành động gian tà của người dân, là một biện pháp lớn để trị thiên hạ. Như ông nói: “Kìa muôn dân chạy theo cái lợi, như nước chảy xuống chỗ thấp, nếu không lấy giáo hóa mà ngăn ch n lại thì không thể giữ lại được. Thế cho nên, giáo hóa xây dựng được thì gian tà đều ngừng lại và việc ngăn ngừa mới hoàn thành, giáo hóa mà bị phế bỏ thì gian tà đua nhau mà nở ra, hình phạt không kể xiết, việc ngăn ngừa bị hỏng. Các bậc vua đời xưa hiểu rõ điều đó, thế cho nên họ cứ ngồi yên mà trị thiên hạ, không ai không coi việc giáo hóa là việc lớn” [Dẫn theo 66, tr.187]. Hiểu rõ vai trò to lớn của giáo dục, giáo hóa, Khổng Tử luôn coi giáo dục là phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục đích chính trị của mình. Chính vì vậy, mục đích của giáo dục được Khổng Tử và các nhà Nho sau này xác định là giáo dục con người, hoàn thiện con người, tạo ra mẫu người lí tưởng nh m đưa xã hội từ “vô đạo” trở thành “hữu đạo”. Theo đó, con người sống với nhau phải dựa vào đức, phải có trên dưới rõ ràng, phải “chính danh phận”, phải làm đ ng cái đạo của mình. Từ đời Hán trở đi, giáo dục lại được chính quyền phong kiến coi trọng hơn nữa, coi đó là một trong những công cụ đ c lực nhất để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, duy trì vĩnh viễn cơ cấu giai cấp và trật tự của xã hội phong kiến.
Cần phải kh ng định thêm r ng, một trong những mục đích lớn nhất trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử là dạy cái đạo làm người cho con người và xa hơn nữa là đào tạo những mẫu người lí tưởng, có đạo đức, thực hiện đ ng trách nhiệm và bổn phận của mình nh m phục vụ cho giai cấp phong kiến, kiến tạo và
duy trì xã hội lí tưởng có đạo đức. Trong quan niệm của Khổng Tử, người quân tử là người có đức hạnh và năng lực hoàn chỉnh, suy nghĩ và hành động vì nhân nghĩa, vì lợi ích chung của xã hội, có khả năng đưa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị. Khổng Tử đề xuất ra việc đào tạo mẫu người quân tử lý tưởng, có đạo đức, tài năng để từ hình mẫu này, đạo làm người sẽ được nhân rộng ra toàn thiên hạ, như trong sách Đại học đã chỉ rõ r ng, mục đích lớn nhất của sự học là: “- Làm sáng đức sáng của mình
- Khiến dân luôn luôn đổi mới
- Ngừng lại ở chỗ chí thiện” (tại mình minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện) [30, tr.13].
Như vậy, mục đích giáo dục trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử là để mỗi người hiểu và làm đ ng cái đạo làm người của mình. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nên những mẫu người lí tưởng trong xã hội, đó là những kẻ sĩ và người quân tử. Những người này trở thành tấm gương cho mọi người trong thiên hạ noi theo. Đây cũng là một ttrong những biện pháp trị nước b ng giáo dục của Khổng Tử.
Trong quan điểm về giáo dục, Khổng Tử quan niệm r ng, học hành và thông qua học hành, con người mới trở thành kẻ sĩ, người quân tử. Trong đó, kẻ sĩ là người được giáo dục, giáo hóa và trưởng thành từ tầng lớp thứ dân, họ chuyên tâm học đạo, học cách làm người để trở thành người có đức nhân (tức có đạo đức). Theo Khổng Tử, sự học đạo của kẻ sĩ không chỉ để biết mà hơn nữa họ phải đem điều đã học ra thực hành trong cuộc sống hàng ngày để gi p đời “Đọc thuộc ba trăm bài kinh Thi, đến chừng trao cho việc chính trị ch ng thông đạt, sai đi sứ các nước ch ng đủ tài ứng đối, người như thế dẫu học nhiều mà làm gì?” (Tụng Thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương bất năng chuyên đối, tuy đa diệc hề dĩ vi?) [30, tr.501]. Và khi đã có cái trí do học mà có, theo Khổng Tử, kẻ sĩ nên chủ động gánh vác nhiệm vụ quốc gia khi có nhu cầu, khi được lợi ích thì phải nghĩ nên hay không nên, không tính thiệt hơn.
Khổng Tử còn quan niệm r ng, học không chỉ để tiêu khiển với cuộc sống mà cao hơn là người học phải đem sự học của mình ra áp dụng vào cuộc sống, như người quân tử học không phải đẻ có cái trí, cái đức mà còn phải biết gi p dân, gi p nước, phải làm cho mọi người có đạo đức. Theo Khổng Tử, người quân tử phải xác định r ng, học là để ra làm quan để cai trị thiên hạ, đưa thiên hạ trở nên đại đồng, lý tưởng, như Khổng Tử đã từng nói “Làm quan giỏi nên học thêm, học đã giỏi nên ra làm quan” (Sĩ nhi ưu t c học, học nhi ưu t c sĩ) [30, tr.667]. Như vậy, có thể thấy r ng, mục đích giáo dục trong triết lý giáo dục của Khổng Tử còn là nh m tạo ra đội ngũ quan lại có đạo đức và tài trí để gi p vua cai trị thiên hạ và đưa thiên hạ đến thái bình, thịnh trị.
Tóm lại, mục đích giáo dục trong quan niệm của Khổng Tử là đào tạo ra mẫu người lý tưởng. Đó là nhừng người có đạo đức, có học vấn uyên thâm, biết đem những điều mình được học để áp dụng vào cuộc sống và trong việc gi p vua cai trị thiên hạ. Ngoài ra, mục đích giáo dục của Khổng Tử còn là giáo dục đạo làm người cho mọi người để họ tuân theo những quy định, luân lý, phép t c của lễ giáo phong kiến. Tất cả cũng là nh m mục đích đưa xã hội loạn lạc trở nên thái bình, trong đó quyền lợi và địa vị của giai cấp phong kiến được duy trì và bảo vệ vững ch c.