Quan niệm về nội dung của giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 82)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.3. Quan niệm về nội dung của giáo dục

Nội dung của giáo dục là một trong những bộ phận quan trọng, có nghĩa quyết định đến việc xây dựng nên những con người hiểu đạo, hành đạo. Với mục đích là đào tạo ra những con người có đạo đức, có được cái đạo làm người, Khổng Tử đã chủ trương r ng, giáo dục cho con người những chuẩn mực, quy phạm đạo đức mà mỗi người cần phải có để thi hành đ ng đạo làm người ấy.

Nội dung giáo dục đạo làm người trong quan điểm về giáo dục của Khổng Tử bao gồm giáo dục năm chuẩn mực cơ bản là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Như trên đã trình bày, Nhân là hạt nhân, là phạm tr cơ bản trong quan điểm về đạo đức của Khổng Tử. Trong quan điểm ấy của Khổng Tử, Nhân là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Tựu chung lại, nhân bao gồm những điều đối với mình và những điều đối với người khác, là cách cư xử với mình và cách cư xử với người khác. Như vậy, theo nghĩa rộng, Nhân chính là cái đạo làm người của con người, là chuẩn mực đạo đức để con người hành đạo, d con người ở vào địa vị nào, Nhân cũng là tiêu chuẩn, là yêu cầu và đòi hỏi hàng đầu để giữ đ ng đạo làm người của mình.

Ngoài giáo dục đức Nhân, Khổng Tử cũng chủ trương giáo dục đức Lễ cho con người. Giáo dục nội dung này cũng chính là giáo dục nguồn gốc của đạo làm người. Lễ được Khổng Tử chủ yếu nhìn nhận từ phương diện chính trị bao gồm hai nội dung cơ bản và thống nhất với nhau. Thứ nhất, Lễ là phạm tr chỉ tôn ti, trật tự, k cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải học tập, phải tuân theo. Theo sách Lễ ký, Lễ phân ra trật tự khác nhau để cho vạn vật có thứ tự phân minh, thánh nhân mới nhân đó mà định ra lễ chế để phân biệt tôn ti, trật tự… để khiến dân giữ lòng hiếu ố cho vừa phải mà sửa lại cái đạo làm người cho chính vậy. Theo đó, trong xã hội có vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, có người thân kẻ sơ, có việc trái, việc phải, cho nên có Lễ để phân minh rõ ràng.

Thứ hai, Lễ là những chuẩn mực, quy t c, những yêu cầu có tính chất b t buộc, ràng buộc đối với mọi hành vi, ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của con người. Theo đó, trong các quan hệ cơ bản của con người thì biểu hiện của Lễ là nhà vua phải thương yêu bề tôi, bề tôi phải trung với vua, cha m phải thương yêu con cái, con cái phải hiếu kính cha m … Như vậy, nếu Nhân là điều kiện cần thì Lễ sẽ là điều kiện đủ để con người n m được và hành động đ ng cái đạo làm người của mình.

Nội dung của giáo dục còn bao gồm giáo dục đức Nghĩa. Theo quan niệm của Khổng Tử, Nghĩa là những việc mỗi người cần cư xử với người khác cho ph hợp

và có được điều này, mỗi cá nhân sẽ hiểu đ ng vị trí của mình trong xã hội mà hành xử cho đ ng đạo. Ngoài ra, Khổng Tử cũng yêu cầu cần phải giáo dục đức Trí và đức Tín cho mọi người. Trí là để con người thông tuệ mọi điều phải - trái; Tín là để mọi người thành thật, tin tưởng vào nhau hơn. Xã hội mà trong đó, mọi thành viên điều hiểu rõ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín sẽ đạt đến trạng thái “hữu đạo” mà các Khổng Tử mong muốn.

Giáo dục đạo đức là nội dung cơ bản để con người hiểu và thực hành đạo làm người của mình. Thông qua giáo dục đạo đức, con người hiểu được bổn phận, trách nhiệm của mình mà cư xử với nhau có đạo đức và hợp với đạo đức. Giáo dục là biện pháp trị nước mà Khổng Tử luôn khuyên nhà vua, người cầm quyền sử dụng để trị dân, giáo dân. Song mục đích của giáo dục, giáo hóa đạo đức đối với giai cấp thống trị và đối với dân thường là khác nhau. Khổng Tử cho r ng, dân và những kẻ tiểu nhân là xấu và kém so với giai cấp thống trị nên ông chủ trương đối với họ phải thực hiện chính sách giáo dục là: “dân có thể khiến noi theo (đạo lý), không thể giảng giải cho biết” (Dân khả sử do chi,bất khả sử tri chi) [30, tr.383]. Bên cạnh đó, để trị dân và kẻ tiểu nhân, Khổng Tử chủ trương phải d ng đến hình phạt. Như vậy, trong trong triết lý giáo dục của Khổng Tử đã xuất hiện việc kết hợp đức trị với pháp trị trong phương pháp trị dân, giáo dân. Song với ông, việc trừng trị b ng hình phạt chỉ là biện pháp tạm thời của phương pháp đức trị. Do vậy, Khổng Tử cũng khuyên nhà vua, người cầm quyền không nên chỉ chủ yếu dựa vào hình phạt, vì hình phạt chỉ làm cho dân sợ chứ không làm cho họ phục, như Khổng Tử nói: “D ng chính lệnh để dẫn d t dân, d ng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ th n: D ng đức để dẫn d t, d ng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ th n mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách) [30, tr.215]. Với Khổng Tử, hình phạt chỉ là biện pháp thứ yếu, cái quan trọng vẫn phải b ng các biện pháp mang nội dung đạo đức. Như ông từng nói: “Xử kiện thì ta cũng như người khác thôi. Sao cho

khỏi kiện cáo kìa” (Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã sử vô tụng hồ!) [30, tr.485].

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)