Quan niệm về đối tượng của giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 81)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.2. Quan niệm về đối tượng của giáo dục

Nghiên cứu tư tưởng, quan điểm về giáo dục của Khổng Tử cho thấy, chính mục đích giáo dục quy định đối tượng giáo dục.

Như đã trình bày, trong quan niệm của Khổng Tử, để lập lại trật tự kỉ cương xã hội l c bấy giờ và đưa xã hội từ loạn tới trị thì giáo dục, giáo hóa là một trong những phương tiện chính trị, là công cụ hữu hiệu nhất. Ngay từ đầu, Khổng Tử đã nhận thức rõ điều này r ng, tất cả mọi người phải được giáo dục, giáo hóa. Với việc mở ra nên giáo dục tự học, Khổng Tử đã tạo ra một chiếc cầu nối liền giữa quý tộc và bình dân, tạo điều kiện cho những người lao động được giáo dục và có khả năng gia nhập tầng lớp thống trị, tham gia quản lý xã hội.

Trong sách Luận ngữ, m c d Khổng Tử cho r ng, bản tính của con người là lành, là dã trực và do trời ph cho con người, nhưng bản tính này có thể thay đổi, phụ thuộc chủ yếu vào việc con người có được nhờ giáo dục, giáo hóa hay không. Vì vậy, ngay từ đầu, Khổng Tử đã cho r ng, tất cả mọi người phải được giáo dục, giáo hóa theo đ ng tinh thần “Hữu giáo vô loại” [30, tr.588] tức là việc giáo dục, dạy dỗ không phân biệt người nào; đối tượng của giáo dục, giáo hóa là tất cả mọi người. Khổng Tử không chỉ yêu cầu tầng lớp quý tộc, thống trị phải được giáo dục, giáo hóa mà người dân cũng là đối tượng chủ yếu của giáo dục, giáo hóa.

Xét về đối tượng giáo dục, trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử thể hiện tính chất bất bình đ ng, tính chất giai cấp rõ rệt. Điều này là một minh chứng cho thấy r ng: trong xã hội giai cấp mà giai cấp bóc lột là kẻ thống trị thì không

có một nền giáo dục bình đ ng. Như vậy, với tư tưởng “hữu giáo vô loại” này, quan niệm về đối tượng giáo

dục của Khổng Tử giáo đã thể hiện những yếu tố hợp lý, có tính cách mạng, đột phá vào hệ tư tưởng cũ, đó là những giá trị tích cực của Nho giáo mà ch ng ta cần ghi nhận và đề cao. Tư tưởng này cũng không n m ngoài mong muốn là đưa giáo dục đến với tất cả mọi người, để mọi thành viên trong xã hội hiểu được và có được cái đạo làm người của mình rồi mà hành đạo cho đ ng trong cuộc sống. Và suy cho đến c ng thì những hạn chế về đối tượng của giáo dục theo quan niệm của Khổng Tử là do điều kiện và hoàn cảnh l c bấy giờ quy định, đó là điều không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh xã hội Xuân Thu – Chiến Quốc l c bấy giờ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Khổng Tử trong sách Luận ngữ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)