1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp Logic-lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam

88 788 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Thực tiễn lịch sử cũng chỉ ra rằng cần phải có những phương pháp tư duy lý luận hiệu quả của triết học để phân tích một cách sâu sắc các vấn đề về truyền thống dân tộc, hiện trạng kinh t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHÙNG THU THÚY

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHÙNG THU THÚY

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÔGIC - LỊCH SỬ VÀO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 12

1.1 Triết học văn hóa 12

1.2 Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic 18

1.2.1 Tổng quan về phương pháp lịch sử 18

1.2.2 Tổng quan về phương pháp lôgic 20

1.2.3 Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối 20

1.3 Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện chứng duy vật 22

1.3.1 Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử 22

1.3.2 Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử 27

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM 34

2.1 Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam 34

2.1.1 Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam 34

2.1.2 Các yếu tố văn hóa đặc trưng 36

2.1.3 Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã 43 2.2 Phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam 43

2.2.1 Sự ưu việt của việc sử dụng phương pháp lôgic so với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam 43

2.2.2 Sự tác động của quá trình đô thị hóa tới văn hóa làng xã 47

2.2.3 Tiếp thu các phương tiện văn hóa, hình thành các giá trị văn hóa hiện đại 51

Trang 4

2.2.4 Sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật 54

2.2.5 Hạn chế của phương pháp lôgic 59

2.3 Vai trò của phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên văn hóa làng xã 60

Chương 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỐNG NHẤT LÔGIC - LỊCH SỬ 63

3.1 Bảo tồn, phát huy giá trị hạt nhân cơ bản của làng xã - gia đình, dòng họ 63

3.1.1 Quan hệ gia đình - quan hệ cơ bản nhất của làng xã 63

3.1.2 Phát huy những giá trị của quan hệ gia đình, dòng họ 65

3.2 Bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của lễ hội truyền thống 67

3.2.1 Lễ hội cổ truyền 67

3.2.2 Gìn giữ nét văn hóa của lễ hội trong thời đại ngày nay 68

3.3 Lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa làng xã gắn liền với xây dựng nông thôn mới 70

3.3.1 Vai trò của văn hóa làng xã trong công cuộc đổi mới hiện nay 70

3.3.2 Chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở 73

3.3.3 Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới đi đôi với xây dựng văn hóa mới 74

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Văn hóa là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và có quy luật, vì thế việc tìm kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học văn hóa ra đời đáp ứng yêu cầu đó Thực tiễn lịch sử cũng chỉ ra rằng cần phải có những phương pháp tư duy lý luận hiệu quả của triết học để phân tích một cách sâu sắc các vấn đề về truyền thống dân tộc, hiện trạng kinh tế - xã hội - văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh quốc tế chung

Hiện nay, không một ai hoài nghi về tầm quan trọng của văn hóa đối với các mặt của đời sống cá thể cũng như cộng đồng Văn hóa là một đối tượng phức tạp, là tổng thể những giá trị tinh thần, vật chất, đặc trưng cho một

xã hội Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến kết luận trên Thứ nhất: trong tiến trình lịch sử, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở của văn hóa thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn so với những mô thức liên kết khác, chẳng hạn như thị trường hay nhà nước Nguyên nhân thứ hai: nhu cầu tự khẳng định và bảo tồn kết cấu của dân tộc trước áp lực của toàn cầu hóa đang hối thúc các chính phủ khẳng định tính đồng nhất dựa trên lịch sử, truyền thống Trên thế giới, đang diễn ra sự hình thành và củng cố các khối liên minh EU, AU, các hiệp ước đa phương, khu vực như WTO, ASEAN… Đứng trước tình hình đó, phản ứng của các nước có khác nhau Ở các nước phát triển, xuất hiện nhu cầu bảo tồn bản sắc văn hóa, duy trì các nguyên tắc truyền thống về dân chủ và công bằng xã hội Còn các nước kém phát triển, chính phủ viện đến bản sắc văn hóa dân tộc, các ý thức hệ truyền thống nhằm chống lại sự áp đặt từ phía các nước lớn khi họ nhân danh các giá trị và chuẩn mực toàn cầu để đưa ra các phán quyết bất lợi cho các nước kém phát triển Nguyên nhân thứ ba: nhu cầu phản tư của các quốc gia trước tính bất định và

Trang 6

xu thế nhất dạng hóa, phát sinh từ toàn cầu hóa Sự mạnh lên của các quốc gia, một cách tất yếu đòi hỏi phải khẳng định tính cá biệt của quốc gia, sao cho cá thể không bị hòa tan vào những hệ chuẩn mang tính toàn cầu đang lấp đầy không gian sống Nguyên nhân thứ tư, văn hóa ngày càng có tiếng nói quyết định đối với kinh tế, văn hóa trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế tương lai - kinh tế tri thức Vậy nên, hiện nay cùng với đẩy mạnh toàn cầu hóa, văn hóa cũng sẽ không ngừng gia tăng sức mạnh, với tư cách là lực lượng đại diện cho tính da dạng, đối trọng lại quá trình nhất dạng hóa

Đứng trước sự gia tăng ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với kinh tế cũng như chính trị, ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn hóa, theo đó là sự xuất hiện của các bộ môn chuyên nghiên cứu văn hóa: khởi đầu là dân tộc chí, tiếp đó là triết học văn hóa, tâm lý học văn hóa, dân tộc học, sau đó là nhân học, xã hội học văn hóa, ký hiệu học, ngôn ngữ học tộc người… Những kết quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học đã tạo lượng tri thức khổng lồ và những luận thuyết khoa học về sự phát triển của văn hóa vùng, văn hóa dân tộc và nhân loại Tuy nhiên, mỗi phương pháp mới chỉ dừng lại tiếp cận văn hóa ở một góc độ, đi sâu vào một vài phương diện của văn hóa Trước yêu cầu của thực tiễn, nghiên cứu văn hóa góp phần quan trọng không chỉ vào việc “dựng lại” quá khứ của con người, mà còn vào việc giải quyết những vấn đề xã hội và con người trong xã hội đương đại Vì vậy, các phương pháp trên chưa đủ hiệu quả để giải quyết vấn đề đó Việc áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các nghiên cứu văn hóa là một trong những biện pháp giải quyết yêu cầu trên

Văn hóa làng xã - một trong những thành tố văn hóa quan trọng cấu thành văn hóa Việt Nam GS Hà Văn Tấn nhận định, có nghiên cứu làng xã

Trang 7

chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hóa Việt Nam trong lịch sử, để

từ đó tìm được những biện pháp đúng đắn xây dựng nông thôn mới hiện tại Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng “Nước là họp các làng mà thành Từ làng

mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước” [26 tr.5]

“Làng Việt Nam là cái chìa khóa để giải mã bí mật Việt Nam, thần kỳ Việt Nam” [26 tr.5] Tuy nhiên cũng chính trong quá trình nghiên cứu về văn hóa làng xã, đã nảy sinh nhu cầu về một phương pháp tư duy tổng hợp, cho phép tái hiện bức tranh văn hóa làng xã trong tính chỉnh thể Vì vậy, học viên chọn văn hóa làng xã làm đối tượng nghiên cứu, để thấy được nhu cầu và khả năng vận dụng phương pháp lôgic - lịch sử có thể góp phần giải quyết thực trạng nghiên cứu văn hóa hiện nay

Học viên áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào các nghiên cứu về văn hóa làng xã với hy vọng rằng, việc làm đó sẽ góp góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử, cũng như tìm được những biện pháp đúng đắn để bảo tồn, phát triển giá trị của văn hóa làng

xã trong thời đại ngày nay Vì lý do trên, học viên đã chọn đề tài “sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam” làm

đề tài luận văn của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về văn hóa:

Trên thế giới đã bắt đầu có những công trình lý thuyết và giáo trình theo

hệ thống của văn hóa học, ví dụ: “Văn hóa nguyên thủy” của B.E.Tylor, “Triết học các hình thái biểu tượng” của Ernst Casierer, “Vật tổ và cấm kỵ” của Sigmund Freud, “Triết học văn hóa” của Peter Zimmar, “Nhân học cấu trúc” của

C L Strauss, “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” của Trần Đức Thảo…

Trang 8

Ở Việt Nam, người có công đầu tiên trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu văn hóa là Đào Duy Anh Ông là người đầu tiên đưa ra quan niệm có tính khoa học về văn hóa trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản năm 1938 Nhiều công trình của PSG Từ Chi, PGS Phan Ngọc, GS Đinh Gia Khánh, GS Phạm Đức Dương, GS Tô Ngọc Thanh, GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn… đã đi theo hướng văn hóa học Về giáo trình đại học, chúng ta đã có “Văn hóa học” của Đoàn Văn Chúc, “Cơ sở văn hóa” Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm

Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam:

Làng xã Việt Nam là một thực thể xã hội, một đối tượng khoa học, từ hàng trăm năm qua đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm

Từ cuối thế kỷ trước, khi Henry Revie tiến hành cuộc chiến tranh đánh chiếm Bắc kỳ, thì các học giả người Pháp đã chú ý tìm hiểu làng xã Việt Nam Mục đích của họ là cung cấp những hiểu biết về xã hội Việt Nam cho chính quyền thực dân Pháp

Văn hóa làng xã xưa và nay là đề tài được nhiều tác giả quan tâm hơn

cả Có hàng loạt công trình về hội làng, hương ước, nếp sống, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng làng xã Các nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều tư liệu mới, đưa ra nhiều nhận định mới, nâng cao nhận thức về thực thể làng xã và xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại Nửa trước của thế kỷ thứ XX, nhiều tác phẩm của người Việt đã đề cập đến làng xã Việt Nam rất phong phú và sâu sắc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính Ngoài ra còn có một số học giả người Pháp như Y.Henry, P.Gourou… ý kiến chung của họ là phê phán lối sống làng xã, đặc biệt là phong tục tập quán mang tính lạc hậu, cổ hủ

Trang 9

Từ sau cách mạng tháng Tám, công việc nghiên cứu về làng xã được tiếp tục mở rộng Những công trình nghiên cứu/khảo cứu như “Nền kinh tế làng xã” của Vũ Quốc Thúc (1950), hai tập kỷ yếu “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (1977 và 1978) - kết quả của hai cuộc hội thảo lớn về làng xã

đã đem lại một cách đánh giá đúng đắn về vai trò của làng xã, của nông dân trong tiến trình của lịch sử Việt Nam, cũng như cách tiếp cận về tất cả các mặt: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần, hệ tư tưởng

Trong những thập niên gần đây, nhiều công trình khoa học lớn của những bậc thầy về làng xã cổ truyền Việt Nam được công bố như “Chế độ ruộng đất Việt Nam” tập 1, 2 của Trương Hữu Quýnh; “Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền” của Trần Từ; “Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế – văn hóa – xã hội” của GS Phan Đại Doãn; “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX” của PGS – TS Nguyễn Quang Ngọc; “Lệ làng phép nước” của TS Bùi Xuân Đính; “Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương pháp, lịch sử, thể loại” của Chu Xuân Diên; “Làng Việt Nam đa nguyên và chặt” của Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm;

“Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá” của Đỗ Lai Thúy… đã phản ánh khá đầy đủ về kết cấu kinh tế, tổ chức vận hành xã thôn và đời sống văn hóa của làng xã Những nghiên cứu đó rất hữu ích cho thế hệ nghiên cứu sau

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ về văn hóa làng xã như Nguyễn Thế Hoàn với Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình, Luận án tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội Có thể nói các công trình trên đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc thù của văn hóa

Trang 10

học như lịch sử, lôgic, so sánh, phân tích, tổng hợp, điền dã… tạo nên một hệ thống kiến thức phong phú về văn hóa làng xã Việt Nam

Liên quan đến chủ đề áp dụng phương pháp lôgic - lịch sử vào nghiên

cứu văn hóa làng xã Việt Nam, hiện có rất ít công trình luận bàn trực tiếp, mà chỉ

gián tiếp coi đó là phương pháp chủ đạo trong công trình nghiên cứu của mình

Có một số tác giả đã đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử trong nghiên cứu văn hóa như: Phạm Thái Việt với “Đại cương văn hóa Việt Nam”, “Toàn cầu hóa, những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa”… Nguyễn Trần Bạt với “Văn hóa và con người”, Nguyễn Văn Thắng với “Hành trình vào văn hóa học”, Nguyễn Ngọc Thêm với “Bản sắc văn hóa Việt Nam”… Tuy nhiên, có thể nhận thấy những công trình nghiên cứu thuần túy về phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử vẫn chiếm số lượng áp đảo Nói cách khác, đa số các nhà khoa học đề cập đến phương pháp lôgic - lịch sử một cách chuyên biệt

từ góc độ phương pháp luận Chẳng hạn như, GS TS Lê Hữu Nghĩa với luận án

“Lịch sử và lôgic”, TS Phạm Thái Việt với “Sự thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, một nguyên tắc của nhận thức lý luận”…

Qua tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng, giữa các nghiên cứu về văn hóa làng xã ở Việt Nam với các nghiên cứu về phương pháp trong lĩnh vực triết học vẫn tồn tại một khoảng trống lớn Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu văn hóa làng xã vẫn thường thiên về hoặc mô tả, hoặc sử liệu học, hoặc xã hội học

Trên thực tế, các công trình đi theo hướng đơn ngành không thể nghiên cứu văn hóa một cách toàn diện, không thể đảm nhận được những nội dung ngày càng phức tạp mà thời đại đặt ra đối với nghiên cứu văn hóa (hàng loạt những vấn đề như: bản sắc, quá trình biến đổi và tích hợp văn hóa, thể chế văn hóa, chính sách văn hóa, tính dân tộc, tính hiện đại trong văn hóa, văn hóa

Trang 11

và phát triển…) Bởi vậy, việc tìm kiếm các phương tiện khoa học cho phép tổ hợp các tri thức từ nhiều lĩnh vực để tạo ra nhận thức chỉnh thể về đối tượng nghiên cứu - mà trong trường hợp này là văn hóa làng xã là điều cần thiết Xét cho cùng, văn hóa là một hiện tượng xã hội, nó cũng tuân thủ các quy luật xã hội, do đó, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của lôgic biện chứng chắn chắn có tác dụng tốt Nguyên tắc thống nhất lôgic và lịch sử là một trong

số các phương pháp cơ bản của phương pháp biện chứng, đã được C.Mác sử dụng thành công trong nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, mà minh chứng cụ thể là tác phẩm "Tư bản"

Thực trạng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu văn hóa làng xã ở Việt Nam là có sự tách biệt khá lớn giữa nghiên cứu phương pháp (lĩnh vực đặc thù cho triết học) với nghiên cứu ứng dụng (lĩnh vực đặc thù cho các khoa học

cụ thể) Các nghiên cứu cụ thể về làng xã ở Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa cho phép hình dung một bức tranh chỉnh thể

về đối tượng nghiên cứu Một minh chứng cụ thể cho nhận định này là các nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng vẫn còn chưa làm rõ được nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong tiến trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn xác định vai trò của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã; áp dụng phương pháp lôgic - lịch

sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam đương đại

Để thực hiện mục những mục tiêu nêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

Trang 12

1 Chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa triết học với văn hóa dưới hình thái "triết học văn hóa"; từ đó luận chứng cho tính hợp lý của việc ứng dụng các phương pháp triết học vào nghiên cứu văn hóa

2 Làm rõ nội dung của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, cùng mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong ứng dụng (nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử) trong triết học

3 Trình bày việc ứng dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã

4 Trình bày việc kết hợp biện chứng hai phương pháp nói trên trong nghiên cứu văn hóa làng xã và đưa ra một số khuyến nghị tham khảo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phương pháp lôgic - lịch sử và văn hóa làng xã Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế,

đề tài chỉ tập trung khảo cứu làng xã Bắc Bộ Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn

Luận văn sử dụng các nguyên lý của triết học Mácxit, với các nguyên tắc như: thống nhất lôgic - lịch sử, thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…

6 Đóng góp của luận văn

Thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu, hệ thống lại những điểm cơ bản nhất của văn hóa làng xã bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Đưa ra bức tranh văn hóa làng xã bằng phương pháp tiếp cận thống nhất giữa lôgic và lịch sử để có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa làng xã

Trang 13

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng hệ thống lý luận khoa học về văn hóa làng xã Góp phần cho hoạt động nghiên cứu văn hóa làng xã trên thực

tế đạt nhiều hiệu quả, nhất là trong thời kỳ cả nước xây dựng nông thôn mới

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với 9 tiết

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Triết học văn hóa

Mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã có ngay khi triết học mới hình thành Nhưng chỉ đến thế kỷ XVIII, khi đã trở thành một khái niệm độc lập

văn hóa mới trở thành một vấn đề nghiên cứu mới của triết học [15 tr.9]

Người đầu tiên tiếp cận văn hóa như một chỉnh thể là I Kant Trước ông, các nhà triết học đã tiếp cận văn hóa bằng những con đường khác nhau, hoặc theo chủ nghĩa nhân đạo coi văn hóa là một biểu hiện của đạo đức, hoặc theo chủ nghĩa duy lý coi văn hóa là mặt đối lập với tự nhiên I Kant hiểu văn hóa như chính hoạt động của con người, các giá trị là kết quả của hoạt động này Văn hóa được nghiên cứu trong tính chỉnh thể, năng động, trong tính thống nhất của lịch sử được thể hiện ở quá trình tiếp nối từ thế hệ này đến thế

hệ khác, trong mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động có mục đích của con người với tự nhiên và xã hội Theo I Kant, lịch sử của loài người được thực hiện theo hai phương diện, phương diện tự nhiên và phương diện trí tuệ Để hiểu xã hội, con người phải khám phá ra những quy luật phát triển của lịch sử được ẩn dấu dưới vẻ ngẫu nhiên của các sự kiện, đó là cái bản tính Con người luôn đi tới những mục đích thầm kín của cái bản tính như theo một sự chỉ dẫn đường Văn hóa thể hiện khả năng con người biết tự đặt ra mục đích cho mình Mục đích là sự tổng hợp của giác tính, lý tính trong sự đặc thù của tộc loại người như một bộ phận của tự nhiên Văn hóa thể hiện vị trí của con

người trong mối quan hệ với thế giới, là con đường đi đến cái bản tính

Khác hẳn với những người đi trước, Hegel coi sự vận động sáng tạo ra văn hóa là sự vận động đến cái tuyệt đối Hegel xem tư duy như là quá trình vận động và phát triển của văn hóa nhân loại Khái niệm không chỉ là từ ngữ

Trang 15

hay thuật ngữ mà là thể hiện phương thức, hình thức hoạt động của con người trong quá trình trao đổi với tự nhiên Trong hoạt động hiện thực, con người đã đối tượng hóa hình thức của tư duy vào thế giới tự nhiên Văn hóa là phương thức hoạt động của con người Lịch sử phát triển của văn hóa nhân loại cũng chính là lịch sử tinh thần của nhân loại, lịch sử phát triển của tư duy loài người Tuy nhiên, Hegel coi hoạt động văn hóa như một hình thức hoạt động của ý niệm tuyệt đối, mang tính thứ nhất, là cái đầu tiên, không cần một tiền đề nào bên ngoài Còn hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo ra văn hóa là cái thứ hai, là phương tiện để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức lại mình, là sự tồn tại dưới dạng khác của ý niệm tuyệt đối, sự tha hóa của tư duy vô hạn

Bước sang thế kỷ XIX, XX, văn hóa trở thành vấn đề cấp bách của triết học hiện đại E.Cátxirơ - nhà triết học người Đức, đại biểu của chủ nghĩa Kant mới, đại biểu cho cách tiếp cận biểu tượng về văn hóa Văn hóa là sự đa dạng của các hình thức khác nhau như ngôn ngữ, thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật và nhận thức lý luận Các hình thức văn hóa này tạo thành một chỉnh thể nhờ có

sự thống nhất bên trong Đến lượt mình, mỗi hình thức văn hóa lại là sự đa dạng của các nhân tố văn hóa và các nhân tố này cũng có sự thống nhất bên trong để làm cho mỗi hình thức cũng lại là một tiểu chỉnh thể Nhiệm vụ của triết học văn hóa là chỉ ra mỗi một hình thức nêu trên là cái gì và ý nghĩa của chúng ra sao? Chúng hoàn thành chức năng như thế nào? Ngôn ngữ thần thoại, nghệ thuật, tôn giáo quan hệ với nhau bằng cách nào? Cái gì phân biệt chúng và cái gì liên kết chúng với nhau? Như vậy, theo ông, toàn bộ sự đa dạng của văn hóa chỉ là sự thể hiện vị trí tinh thần trong tự nhiên, nhưng đó không phải là tự nhiên tự nó mà là tự nhiên đã được nhân hóa Biểu tượng là

sự tổng hợp tính đa dạng cảm tính về mặt hình thức, là khả năng kiến tạo thế giới một cách sáng tạo Theo ông, toàn bộ quá trình nhận thức của con người

Trang 16

là nhận thức về biểu tượng Biểu tượng là nhân tố chung cho mọi hình thức văn hóa và có khả năng tạo nên sự thống nhất trong chúng, đồng thời giữ gìn

sự độc đáo của chúng

A.Schweitzer nhà triết học người Đức cho rằng triết học văn hóa nghiên cứu cái đặc thù của văn hóa theo hướng tiến bộ, gắn với đạo đức Văn hóa là bất kỳ khả năng tiến bộ nào ở cả trong hoạt động vật chất lẫn hoạt động tinh thần của con người Triết học hiện thời chỉ ở mức độ lý luận thuần túy, đề cập đến bộ máy lôgic hình thức, bởi thế sự sáng tạo triết học bị chuyển thành

sự sáng tạo của các hình thức tư duy Nhưng nhờ có những luận triết học, chúng ta có thể mô tả các lớp bề ngoài của tồn tại riêng biệt (tự nhiên, xã hội, văn hóa) nhưng không thể thâm nhập sâu vào đặc thù của chúng Nếu chỉ thuần túy lý luận thì không thể nghiên cứu được bản chất của văn hóa, mà kìm hãm sự sáng tạo văn hóa Triết học muốn nghiên cứu văn hóa trong toàn

bộ chỉnh thể của nó phải có sự kết hợp giữa đạo đức học và lý luận nhận thức, phải luận chứng cho sự thống nhất của hai loại tiến bộ vật chất và tiến bộ tinh thần, triết học phải suy ngẫm về con người thực, cuộc sống thực

Như vậy, vấn đề mối quan hệ giữa triết học và văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, triết học văn hóa chỉ là sự biến dạng của triết học lịch sử, có ý kiến cho rằng triết học văn hóa khác biệt với triết học lịch sử và mới được hình thành vào đầu thế kỷ XIX; một số khác thì khẳng định rằng, văn hóa thực sự trở thành một khái niệm khoa học cùng với sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản và chỉ trong triết học cổ điển Đức lần đầu tiên nó mới được xem xét và nghiên cứu như một chỉnh thể Văn hóa

là một hiện tượng xã hội độc đáo, đa dạng và phức hợp, vì thế trong việc tìm kiếm bản chất của văn hóa, tất yếu phải có lý luận về nó, triết học văn hóa ra đời đáp ứng yêu cầu đó

Trang 17

Triết học Macxit tiếp cận văn hóa bằng việc vận dụng nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác làm cơ sở phương pháp luận của mình, khẳng định văn hóa là một hiện tượng xã hội, để hiểu bản chất của nó thì không có con đường nào khác là nghiên cứu văn hóa trong chính sự chuyển động và phát triển của đời sống xã hội

Như vậy, trước đây, việc nghiên cứu văn hóa chủ yếu ở trạng thái tĩnh, xem đời sống xã hội nói chung và văn hóa nói riêng là có sẵn, lý giải đời sống

xã hội chỉ dừng lại ở cấp độ hệ thống, theo lý luận hệ thống Cách tiếp cận giá trị học quan tâm đến mối quan hệ giữa giữa bộ phận và hệ thống trên góc độ giá trị; tiếp cận hoạt động chú trọng cấu trúc và chức năng; tiếp cận nhân cách lại giải thích mối quan hệ tiền đề và kết quả của hệ thống; tiếp cận ký hiệu học chỉ lưu ý đến phương tiện truyền tin của hệ thống văn hóa

Kết quả tất yếu của phương pháp đó là coi văn hóa chỉ đơn giản là chính trị, khoa học công nghệ, nghệ thuật, lối sống… Điều đó đã đẻ ra những con người méo mó, những con người thuần chính trị, thuần tôn giáo hay nghệ thuật, chỉ cần chính trị, đạo đức hay nghệ thuật là giải quyết xong mọi vấn đề của đời sống con người Chỉ trong lý luận biện chứng về xã hội, chúng ta mới thấy rõ quá trình vận động của văn hóa, mới hiểu bản chất, vai trò của nó trong đời sống xã hội Vì vậy, cần phải sử dụng các phương pháp của triết học

để nghiên cứu văn hóa

Triết học văn hóa ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu mang tính cấp thiết của văn hóa Sản phẩm của các nhà triết học là đáp ứng yêu cầu của thời đại, của văn hóa Để đạt được một kết quả như vậy thì cần thiết phải thừa nhận tính đa dạng và các nền văn hoá khác nhau, và thừa nhận triết học tự nó

là một sản phẩm của văn hoá mà có thể làm lan tỏa và phát triển văn hoá

Trang 18

Hơn nữa, còn có một lý do chính đáng để tin rằng triết học xuất hiện từ văn hoá; rằng, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không phải là sự vô tình

và ngẫu nhiên Triết học xuất hiện từ văn hóa Văn hoá cho thấy cả ý nghĩa của những câu hỏi mà triết học đưa ra và tìm kiếm câu trả lời lẫn cả những phương pháp hoặc cách thức để chúng ta tìm kiếm câu trả lời Tuy nhiên, do khả năng

có thể vượt lên tính đặc thù và tính cục bộ nên triết học có thể tìm cách để đáp ứng một số mục tiêu của tính hiện đại Có thể kết luận triết học không chỉ xuất hiện từ văn hoá, mà còn có thể không bao giờ tách khỏi văn hoá

Nhưng trước khi có thể đánh giá luận điểm này một cách toàn thể, chúng

ta cần xem xét vế đầu của nó - triết học xuất phát từ văn hoá có nghĩa là gì và đâu là cơ sở để khẳng định như vậy Ở mức độ trần tục nhất, người ta có thể nói rằng triết học xuất hiện từ văn hoá theo nghĩa văn hoá là một phần, hoặc ảnh hưởng đến môi trường vật chất là nơi nảy sinh ra những vấn đề triết học Ví dụ, văn hoá tạo ra những cơ hội và đặc tính của thời gian nhàn rỗi và nói chung, nó chỉ có ở những nơi con người được giải phóng khỏi các nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì cuộc sống, khi họ có thời gian rỗi để dành cho suy tư triết học

Văn hoá tạo ra những loại vấn đề và những nghi vấn đặc thù để nhà triết học theo đuổi, chúng ta nhận thấy những truy tầm triết học hướng tới các vấn đề về bản chất con người, quyền cá nhân, trật tự chính trị và những quan niệm về cái thiện Ví dụ, trong thế kỷ XVII – XVIII ở phương Tây – nơi mà chủ nghĩa cá nhân đang gia tăng, là thời điểm mà khoa học và công nghệ đã làm cho những hình thức lao động truyền thống trở nên lỗi thời, và khi con người không chỉ đơn giản kiếm tìm nhiều nguồn lực hơn, mà còn tìm cách để

mở rộng thị trường Triết học không phải là tiên đề hoá, và người ta cũng không dễ tìm thấy miếng đất vững chắc dưới chân nó Chẳng phải vô cớ mà nhiều nhà thông thái đã nói rằng, triết học - đó là vật không thể đem nhử con

Trang 19

chó trong cũi chui ra, và khi đọc tác phẩm triết học thì người ta có ấn tượng là nhai mãi một cái gì đó nhưng lại chẳng có gì để nuốt [15 tr.38]

Văn hoá ảnh hưởng đến chính “ngôn ngữ” dùng để diễn đạt và giải đáp những vấn đề triết học, đến gì được coi là câu trả lời thoả đáng Ví dụ, bằng việc thiết lập những chuẩn mực lý tính, hoặc thông qua những giá trị được đề cao (như những giá trị cá nhân; lợi ích chung; cái thiện của những cộng đồng, như dân tộc, nhà thờ, con người, sinh quyển), một nền văn hoá có thể cho chúng ta một “ngôn ngữ” để thiết lập những giới hạn cho những vấn đề triết học nào có thể được coi là có ý nghĩa để suy ngẫm

Cuối cùng, nói rộng hơn, một số người có thể nói rằng, “triết học xuất hiện từ văn hoá” theo nghĩa văn hoá cung cấp, hoặc áp đặt bộ khung khái niệm cho những suy ngẫm (nghiên cứu) triết học C Mác đã nói rằng “triết học là tinh hoa văn hóa của một thời đại, là linh hồn sống động của của văn hóa” [15.tr.18]

Văn hóa là một lĩnh vực được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau, lượng kiến thức tích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt khoa học chuyên ngành nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sử học… là vô cùng đồ sộ Phương pháp luận nghiên cứu giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Nhiệm vụ của nó là giúp các nhà nghiên cứu tìm ra quy luật và bản chất của các đối tượng văn hóa; cho phép đi từ những quy luật chung đến thấu hiểu các hiện tượng văn hóa riêng

Như vậy, triết học văn hóa là môn khoa học sử dụng các phương pháp triết học vào việc nghiên cứu văn hóa để tìm ra quy luật, bản chất, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

Trang 20

1.2 Tổng quan về phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic

1.2.1 Tổng quan về phương pháp lịch sử

Trong lịch sử nhận thức khoa học, cả phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử từ lâu đã tồn tại như những công cụ nhận thức chuyên biệt truyền thống

Ở trình độ kinh nghiệm, hai phương pháp này độc lập với nhau xét về vai trò cũng như về chức năng Trong lịch sử nhận thức khoa học, phương pháp lịch sử luôn giữ vị trí hàng đầu trong các khoa học lịch sử, khảo cổ, phân loại học… Trong các ngành khoa học như toán, vật lý, lôgic học… phương pháp lôgic được áp dụng như là phương pháp chủ đạo

Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của phương pháp lịch sử:

Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào khi đã tồn tại đều trải qua một quá trình lịch sử của sự nảy sinh, hình thành, phát triển và tiêu vong Quá trình đó bao gồm các trạng thái, các giai đoạn khác nhau về chất, nảy sinh kế tiếp nhau theo cách cái nọ kế tiếp cái kia, tạo nên sự phát triển của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

Thuật ngữ lịch sử trong tiếng Hy Lạp cổ, lúc đầu chỉ những sự kiện diễn ra trong đời sống tự nhiên và xã hội Cùng với sự phát triển của nhận thức nhân loại, phạm trù lịch sử dùng để chỉ mọi quá trình phát triển thực tế, tức là toàn bộ hiện thực trong sự phát triển của nó với những hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng, cụ thể

Lịch sử luôn mang tính khách quan nội tại vốn có, độc lập với ý thức,

tư tưởng của con người Phát triển là một thuộc tính cơ bản, là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực Do vậy, để nhận thức được bản chất của sự vật, cần phải xem xét nó trong sự vận động, sinh thành, phát triển

Trang 21

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, các ngành khoa học chủ yếu vẫn ở trình độ

mô tả, đến nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều ngành khoa học đã chuyển thành khoa học về các quá trình cùng với những mối liên hệ gắn bó không chỉ giữa các yếu tố trong một quá trình, mà cả giữa những quá trình với nhau Hàng loạt ngành khoa học giáp ranh đã xuất hiện Dưới con mắt của nhà khoa học, giới

tự nhiên và xã hội hiện ra như một quá trình trong tính chỉnh thể, toàn vẹn Đây là trình độ phát triển tất yếu của nhận thức nhân loại trên cơ sở tích hợp những tri thức kinh nghiệm cần thiết: trình độ lý luận

Đó là lý do phương pháp lịch sử được hình thành Trên cơ sở tổng kết

và khái quát các tri thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận phát hiện ra những mối liên hệ tất yếu, phổ biến ẩn giấu đằng sau những hiện tượng, các sự kiện riêng biệt của hiện thực Dựa vào những mối liên hệ khách quan có tính quy luật, nó tái hiện dưới dạng hình ảnh tinh thần sự phát triển của khách thể nghiên cứu

Mục đích của phương pháp lịch sử là khám phá ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử, liên kết các sự kiện, các mặt dường như tách biệt thành một chỉnh thể toàn vẹn, để tái hiện khách thể trong quá trình vận động, phát triển Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện sự vật thông qua những mối liên hệ lịch sử căn bản, xem xét mỗi vấn đề trên quan điểm sự vật đó xuất hiện như thế nào trong lịch sử, đã trải qua những giái đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển để xem hiện nay nó là gì

Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là hình dung sự vật xuyên qua lăng

kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự thời gian Nét quan trọng nhất của phương pháp lịch sử là sự mô tả sự kiện – niên đại con đường lịch sử - cụ thể của sự hình thành sự vật, nó phản ánh

sự vật theo trình tự phát sinh nghiêm ngặt Giá trị của phương pháp này là ở chỗ

Trang 22

nhờ nó có thể nắm sự vận động lịch sử phong phú và nhiều vẻ của các hình thái biểu hiện cụ thể của nó và thông qua nó có thể nắm bản chất khách thể

Như vậy, sự kiện đóng vai rất quan trọng trong nhận thức lịch sử Các

sự kiện với tư cách là những mặt, những yếu tố nào đó của hiện thực, được con người thụ cảm và được nghi nhận dưới một hình thức nhất định, đóng một vai trò quan trọng không những đối với nhà nghiên cứu lịch sử, mà còn đối với tất cả các nhà khoa học Bởi vì sự kiện là không khí của nhà khoa học Chỉ có thể dựa trên sự kiện nhà khoa học mới có thể đi sâu vào bản chất của khách thể nghiên cứu, khám phá ra những thuộc tính và những mối liên hệ tất yếu của nó, những quy luật phát triển của nó

1.2.2 Tổng quan về phương pháp lôgic

Lôgic ngoài triết học: Cũng như bản thân thế giới, nhận thức của nhân

loại trải qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài Chỉ đến một trình độ phát triển nhất định của nhận thức nhân loại, thế giới mới được quan niệm như một

hệ thống, ở trong quá trình vận động tiến lên, thông qua những bước quanh co, thụt lùi

Phương pháp lôgic xem xét quá trình phát triển của đối tượng ở thời điểm nó đạt đến hình thức kinh điển chín muồi nhất Có được khả năng đó là

do khi tái hiện sự vật ở hình thức cao, chín muồi của nó, hình thức này đã bao hàm những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ Chúng ta nhờ vậy nhận thức được cả những mốc lịch sử cơ bản của nó

1.2.3 Trước phép biện chứng duy vật, phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử tồn tại độc lập tương đối

Nhu cầu kết hợp hai phương pháp lôgic và lịch sử đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử nhận thức Trong các ngành khoa học thực nghiệm, phương pháp lịch sử được sử dụng để mô tả, sưu tập theo trình tự thời gian các tài liệu thực

Trang 23

nghiệm thu được từ quan sát thí nghiệm Phương pháp lôgic lại là việc vận dụng các thủ pháp duy lý (thuật toán, các thao tác lôgic như quy nạp, diễn dịch, loại tỷ… ) vào việc xử lý các tài liệu ấy

Khi còn ở trình độ nhận thức kinh nghiệm, do thói quen xem xét sự vật theo cách kinh nghiệm chủ nghĩa, hai phương pháp này được quan niệm tách biệt, loại trừ nhau Đối tượng của phương pháp lịch sử là những sự kiện đơn nhất, ngẫu nhiên, bề ngoài… xảy ra theo trình tự thời gian; trái lại, phương pháp lôgic lại lấy cái phổ biến, tất nhiên, bản chất làm “vương quốc” riêng của mình, chỉ tuân thủ trình tự lôgic của chính nó

Khi nhận thức chuyển từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lý luận thì tình trạng đối lập tuyệt đối giữa hai phương pháp này cũng biến mất Thay vì nghiên cứu các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, biệt lập, nhân loại cũng đặt ra cho nhận thức lý luận nhiệm vụ nghiên cứu các hệ thống, các quá trình Khách thể của nhận thức lý luận là một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa cái bản chất và hiện tượng, cái chung và cái riêng, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, quy luật và sự phát triển hiện thực… Do đó trình độ nhận thức không còn chỗ cho những cái suy diễn, lập luận lôgic hình thức Một cách tất yếu, không tồn tại phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử dưới dạng thuần túy, được sử dụng hoàn toàn biệt lập trong hoạt động nhận thức khoa học

Theo đó, phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử, chỉ có điều đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn Còn phương pháp lịch sử là sự ứng dụng của phương pháp lôgic vào những tài liệu lịch sử cụ thể

Phải đến khi phép biện chứng ra đời, sự thống nhất của phương pháp lôgic và lịch sử thực sự mang tính lý luận, hệ thống

Trang 24

1.3 Sự thống nhất của phương pháp lôgic - lịch sử trong phép biện chứng duy vật

1.3.1 Cái lôgic, cái lịch sử và nguyên tắc thống nhất lôgic - lịch sử

* Quan niệm về cái lôgic

Cái lôgic chính là tư tưởng, tư duy Rô-đen-tan viết: “Lôgic” là hình thức của nhận thức của sự phản ánh hiện tượng, là bản sao của tư tưởng, là bức ảnh chụp từ hiện thực, là trật tự nhất định của sự vận động tư tưởng tiến đến khách thể V.A.Grisenko thì viết: “Lôgic… biểu hiện với tư cách là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng số các quy luật của tư duy trừu tượng mà sự phản ánh phù hợp thế giới diễn ra theo quy luật ấy, là tổng số các quy luật mà theo đó kết cấu của thế giới vật chất được thể hiện trong kết cấu của tư tưởng” [34.tr.15]

Khía cạch hợp lý của tất cả những định nghĩa trên về cái lôgic là thừa nhận nó phản ánh sự vật khách quan Nhưng sẽ không đúng nếu đồng nhất lôgic với tư duy, tư tưởng hoặc với nhận thức nói chung Nếu “lịch sử” được hiểu là sự vận động của sự vật thực tế, còn “lôgic” là sự phản ánh sự vận động

và phát triển của sự vật trong ý thức con người, khi đó vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử sẽ giản đơn chỉ là tên gọi khác của vấn đề cơ bản của triết học - vấn đề quan hệ của tư duy và tồn tại

Cái lôgic không chỉ tồn tại trong lĩnh vực tinh thần mà ngay cả trong lịch sử hiện thực khách quan Đây là khuynh hướng khách quan hóa cái lôgic, tiêu biểu của một số tác giả như E.V.Iliencov, V.A.Grisenko… Theo họ, bản thân sự phát triển hiện thực của khách thể đã hàm chứa cái lôgic nội tại của nó

và cái lôgic này mang một ý nghĩa hoàn toàn khách quan Quan điểm trên đây

có những mặt hạn chế nhất định Mặc dù kế thừa từ quan điểm của Lênin về lôgic khách quan nhưng lôgic khách quan của Lê nin là chỉ các tính quy luật, tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng của thế

Trang 25

giới khách quan Và tính tất yếu này không thể đồng nhất với tính tất yếu trong sự phát triển của tư duy, mặc dù xét đến cùng, lôgic ấy phải là sự phản ánh đúng các quy luật khách quan của thế giới vật chất, nhưng cái phản ánh

và cái được phán ánh là khác nhau về cơ bản

Vậy cái lôgic là gì? Cái lôgic là một phạm trù của lôgic biện chứng dùng để chỉ tính tất yếu trong sự phát triển của tư duy lý luận khi tái hiện khách thể trong sự phát triển lịch sử của nó Cái lôgic thể hiện thành các mối liên hệ tất yếu liên kết các phạm trù (khái niệm) theo một trình tự phát triển xác định từ trừu tượng đến cụ thể, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của hiện thực được nó phản ánh (cái lịch sử) Lôgic là sự biểu hiện khái quát, trừu tượng trong tư duy các khách thể của thế giới bên ngoài, các thuộc tính

và quan hệ của chúng dưới hình thức hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật của khoa học Lênin nhận xét rằng “Những quy luật của lôgic là phản ánh cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người”, rằng “những hình thức lôgic và những quy luật lôgic không phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan” [34 tr.42]

Cái lôgic phản ánh thế giới khách quan thông qua hệ thống những khái niệm Những khái niệm, phạm trù lôgic có tính biện chứng; chúng nằm trong

sự liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau, trong sự đồng nhất các mặt đối lập Thông qua hoạt động của các quy luật lôgic, ý thức con người

có khả năng khám phá ra bản chất nội tại của các sự vật, giải phóng nó khỏi những ngẫu nhiên và những cái thứ yếu, nắm tính nhiều vẻ của các hiện tượng của hiện thực dưới dạng cô đọng Do đó theo Ăngghen, cái lôgic đó là cái lịch

sử nhưng đã được trừu tượng hoá, tức được rút ra, được làm sạch khỏi cái ngẫu nhiên, được gải phóng khỏi những quanh co của lịch sử thực tế, tức là sự phản ánh đã được sửa chữa, được thoát khỏi những hình thức lịch sử và

Trang 26

những ngẫu nhiên pha trộn Quá trình “làm sạch”, “trưng cất” hiện thực lịch

sử nhằm thu nhận những trừu tượng lôgic được bộc lộ rõ ràng nhất khi hình thành các khái niệm khoa học

* Quan niệm về cái lịch sử

Có 3 quan niệm về cái lịch sử:

Cái lịch sử đồng nhất với vật chất, lịch sử chính là thế giới bên ngoài, hiện thực khách quan

Cái lịch sử dùng để chỉ hiện thực khách quan trong sự vận động, biến đổi A.P.Sheptulin viết “trong triết học mácxit, cái lịch sử được hiểu là hiện thực khách quan được xét trong vận động và phát triển” [48 tr.34]

Cái lịch sử không chỉ lột tả nội dung phát triển của thế giới khách quan,

mà ngay cả lĩnh vực tư duy, nhận thức, ý thức nói chung cũng được lột tả trên bình diện phát triển

Cái hợp lý trong tất cả các định nghĩa nói trên về cái lịch sử thể hiện ở chỗ lịch sử được xem là cái khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người Hiện thực vật chất biểu hiện rất phức tạp nhiều mặt, muôn vẻ Mỗi phạm trù của phép biện chứng duy vật phản ánh chỉ một mặt, một khía cạnh nhất định của hệ thống chỉnh thể phong phú các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan Không chỉ giới tự nhiên, xã hội, mà ý thức con người cũng có quá trình phát triển lịch sử, có tính lịch sử Tính lịch sử này xuyên thấm trong tất cả các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy Vì vậy, nhận thức khoa học cần phải xuất phát từ tính lịch sử của hiện thực thực tế và phản ánh tính lịch sử đó ngày càng đầy đủ và cụ thể Chính Mác - Ăng-ghen đã nói đến điều

đó khi viết: “ chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất – khoa học lịch sử…”

Vậy, cái lịch sử là phạm trù của lôgic biện chứng biểu hiện quá trình lịch sử – cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyển hoá của các khách thể vật

Trang 27

chất biểu hiện tính lịch sử, tính cụ thể, sự phát sinh, hình thành và các giai đoạn phát triển của chúng Phạm trù “cái lịch sử” chỉ là quá trình biến đổi, phát triển diễn ra thực tế của một khách thể này hay khách thể khác trong hiện thực khách quan với những hình thức biểu hiện nhiều vẻ, và với những bước quanh co, những ngẫu nhiên của nó

Không tồn tại cái lịch sử độc lập, chỉ có lịch sử của những sự vật, hiện tượng nhất định, khi nhận thức lý luận chuyển các sự vật, hiện tượng ấy thành đối tượng nghiên cứu của mình, nó đã thâu tóm tính quy định lịch sử phổ biến của chúng vào một sự trừu tượng mang tính khái quát lý luận - cái lịch sử Như vậy, cái lịch sử không phải là lịch sử tự nó mà là lịch sử được xét trong mối quan hệ với nhận thức

* Mối tương quan giữa cái lôgic và cái lịch sử

Sự thống nhất của lịch sử và lôgic như là nguyên tắc quan trọng nhất của sự phát triển nhận thức khoa học đã được hoàn tất trong phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê-nin

Cho đến nay, trong sách báo triết học, các khái niệm này vẫn được dùng với nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như “vật chất” và “tư tưởng” như

“khách thể của nhận thức” và “nhận thức khoa học” như “lịch sử” (nhận thức lịch sử) và “lý luận” (nhận thức lý luận), như “lịch sử của nhận thức” (của tư duy, lý luận, khoa học) và “những quy luật của nhận thức” (của tư duy), như

“phương pháp lịch sử” và “phương pháp lôgic” như “quá trình phát triển” và

“kết quả của sự phát triển…

Grusin cho rằng cần phải hiểu cái lịch sử là những quá trình khách quan của sự phát triển lịch sử của sự vật, còn cái lôgic là những phương pháp tái hiện quá trình phát triển và kết quả của quá trình đó là kết quả của nó, vì vậy lịch sử và lôgic là những phương pháp tái hiện quá trình phát triển và kết quả

Trang 28

của quá trình đó, tức là tái hiện cái “đang sinh thành” và cái “đã trở thành” của sự vật [34 tr.47]

Từ trình bày trên chúng ta có thể nhận thấy rằng vấn đề tương quan của lịch sử và lôgic có liên hệ hữu cơ, mặc dù không đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học Có thể nói rằng cơ sở, tiền đề để giải quyết đúng đắn vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử, đó là việc giải quyết quan hệ vật chất và ý thức trên quan điểm duy vật biện chứng Ở đây mỗi phạm trù đặc trưng là một trong những khía cạnh của tồn tại và ý thức Phạm trù cái lịch sử biểu hiện tính chất biến đổi, tính lịch sử của tồn tại, còn phạm trù cái lôgic là từ trong lĩnh vực ý thức nắm lấy cái mặt quan trọng của nó: trật tự lôgic của các quy luật và phạm trù của lý luận trong tính chỉnh thể, trong hệ thống Đồng thời phạm trù lôgic chỉ ra sự phụ thuộc của các tri thức vào thế giới khách quan xung quanh mà những tri thức ấy phản ánh

Như vậy vấn đề tương quan của lịch sử và lôgic là sự phát triển tiếp tục, là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản của triết học Giải quyết đúng đắn vấn đề thứ nhất cho phép hiểu vấn đề thứ hai sâu hơn, cụ thể hơn Mặt khác, có quan điểm lịch sử đối với vấn đề quan hệ của vật chất và ý thức, tính đến tương quan của lôgic và lịch sử trong cách tiếp cận đối với nó là một trong những điều kiện để giải quyết một cách duy vật triệt để vấn đề cơ bản của triết học

Lôgic và lịch sử cái này không thể bao quát hết cái kia cũng như không thể bị thay thế bởi cái kia Sự phụ thuộc của tương quan lôgic và lịch sử vào vấn đề cơ bản của triết học chính lại giả định một cách biện chứng tính độc lập tương đối của cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù tất cả các khía cạnh của nó bằng cách này hay cách khác đều đụng đến vấn đề cơ bản của triết học Chẳng hạn, ta biết rằng quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể được sinh ra do thực tiễn, nhưng từ đó không nên quy lý luận về thực tiễn cũng như tách rời lý

Trang 29

luận khỏi thực tiễn Quan niệm như vậy cho phép lý giải các phạm trù cái lịch

sử và cái lôgic trong mối liên hệ chặt chẽ với những phạm trù và những nguyên lý khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử, nếu không thì không thể nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học

Như vậy, vấn đề tương quan của lôgic và lịch sử được các nhà Mácxit chia ra làm ba khía cạnh sau:

1) Mối liên hệ giữa lịch sử hiện thực của khách thể với lý thuyết khoa học về khách thể ấy

2) Mối quan hệ giữa lịch sử nhận thức về khách thể với bản thân lôgic của sự nhận thức cũng về khách thể ấy

3) Sự thống nhất biện chứng giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic

Nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử một mặt là sự khái quát, tóm tắt, cô đọng về tính quy luật thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử nêu trên; mặt khác nó có tác dụng điều chỉnh quá trình nhận thức đi tới những tri thức mới theo cách là ngày càng đầy đủ, cụ thể và sâu sắc hơn về khách thể nghiên cứu Theo đó, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy phải bắt đầu

từ đó; tiến trình phát triển lôgic của quá trình tư duy phải phản ánh, tái hiện được lịch sử hiện thực ở những nét chính yếu nhất

Kết cấu lôgic của lý luận phải phù hợp với lịch sử của đối tượng mà nó phản ánh, ăn khớp nhau ở điểm khởi đầu và ở những nấc thang phát triển chính yếu từ điểm khởi đầu đến trang thái đang xem xét Kết cấu đó cũng đồng thời là tổng kết các tri thức đã có về đối tượng

1.3.2 Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử

Sự thống nhất giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thể hiện

ở những điểm sau:

Trang 30

Phương pháp lôgic cũng là phương pháp lịch sử nhưng thoát khỏi những hình thức lịch sử, thì đến lượt mình, phương pháp lịch sử phải bao hàm trong mình yếu tố phương pháp nghiên cứu lôgic Cả hai phương pháp đều hàm chứa tính thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù ở những cấp độ khác nhau, khiến cho không có phương pháp lịch sử thuần túy, cũng như không có phương pháp lôgic thuần túy Theo phép biện chứng duy vật giữa hai phương pháp này không có một sự khác biệt tuyệt đối nào, mà sự khác biệt chỉ là tương đối, có điều kiện Nếu thiếu cái lôgic thì phương pháp lịch sử là mù quáng, còn nếu không nghiên cứu lịch sử hiện thực, phương pháp lôgic sẽ mất đối tượng Có thể nói đó là hai quá trình khác nhau trong việc áp dụng phương pháp thống nhất của lôgic biện chứng trong nghiên cứu khách thể Thậm chí theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng phương pháp lịch sử của sự nghiên cứu là sự ứng dụng riêng của phương pháp lôgic đối với tài liệu lịch sử cụ thể

Trong phương pháp lịch sử, cái lôgic giữ vai trò là yếu tố tòng thuộc của cái lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử không sa đà vào các tiểu tiết ngẫu nhiên, không chệch hướng khi lần tìm sợi dây tất yếu liên kết các sự biến lịch

sử Còn đối với phương pháp lôgic, mặc dù cái lôgic là yếu tố chi phối nhưng điều đó không có nghĩa là nó được quyền rút ra một cách tư biện khái niệm này

từ khái niệm khác Sự phân tích lôgic chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các tài liệu lịch sử, tuân thủ quy luật của lịch sử, các bước triển khai phải ăn khớp với tiến trình khách quan của lịch sử

Lịch sử của sự vật biểu hiện dưới dạng một chuỗi sự kiện cụ thể không trùng lặp Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kiện nào cũng bị tan biến trong lịch sử, không để lại dấu tích gì Chỉ có một số trong đó được duy trì để rồi phát triển thành cái phổ biến tất yếu ở giai đoạn lịch sử tiếp theo

Trang 31

Đặc điểm của lịch sử là tính liên tục của các sự biến trong thời gian, với tất cả những hình thái ngẫu nhiên, lịch sử, đa dạng, nhiều vẻ với những bước nhảy vọt và cả những bước quanh co, thụt lùi Phương pháp lịch sử của nhận thức đòi hỏi phải phản ánh lịch sử đó trong tính đa dạng các hình thái lịch sử của nó bằng cách theo dõi các bước phát triển hiện thực Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic không bám sát các diễn biến lịch sử của khách thể để khám phá ra bản chất, quy luật ẩn tàng đằng sau các sự biến lịch

sử và thể hiện trong lôgic của khái niệm

Có quan điểm cho rằng phương pháp lôgic vạch ra sự vận động khách thể chủ yếu trong không gian Theo “đường nằm ngang”, đó là khía cạnh đồng đại của sự tiếp cận đối với khách thể Còn phương pháp lịch sử chỉ ra sự vận động của khách thể theo “đường thẳng đứng”, đem lại lát cắt lịch sử của

sự vận động khách thể Tuy nhiên sự phân chia như vậy giữa lịch sử và lôgic không thể coi là hoàn toàn chính xác

Nếu hòa tan hoàn toàn phương pháp này vào phương pháp khác sẽ sai lầm Những phương pháp này dù xuyên thẩm vào nhau, bổ sung cho nhau, nhưng mỗi phương pháp có ý nghĩa độc lập tương đối và được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của khoa học Phương pháp lôgic có một số ưu thế so với phương pháp lịch sử, vì vậy Mác đã đưa ra một mệnh đề nổi tiếng “Giải phẫu học về con người là chìa khóa cho giải phẫu học về con khỉ” Công thức này có nghĩa: một là, lý luận thật sự khoa học về khách thể được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của nó dưới dạng tương đối chín muồi; hai là, tri thức về trạng thái chín muồi hiện nay của khách thể

là phương tiện để nhận thức những mặt nhất định của trạng thái quá khứ của

nó trong sự vận động lịch sử từ quá khứ đến hiện tại Giải phẫu cái hiện tại

Trang 32

hay giải phẫu cái phát triển, trạng thái cao của khách thể là chìa khóa để nhận thức cái quá khứ hay cái chưa phát triển trạng thái thấp của nó

Sự phân tích lôgic cái hiện tại đã phát triển là cơ sở để nhận thức cái quá khứ kém phát triển hơn Do đó, C.Mác đã thiên về vận dụng phương pháp lôgic vào nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không phải ngẫu nhiên mà C.Mác chọn nước Anh làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp

Bản thân phương pháp lôgic phải bao hàm nguyên tắc thống nhất của lôgic và lịch sử Phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn Phương pháp lôgic không có nghĩa là rút một cách tự biện khái niệm này từ khái niệm khác

Nó dựa trên sự phản ánh khách thể, nhưng chỉ trong những yếu tố tất yếu của

sự phát triển mà không nhất thiết theo dõi mối liên hệ tạm thời của những yếu

tố đó như nó biểu diễn trên bề mặt

Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi trình tự lôgic của các phạm trù như là

sự phù hợp dập khuôn, trực tiếp với trình tự lịch sử hiện thực Trật tự lôgic của các phạm trù phụ thuộc vào vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể C.Mác đã phê phán quan điểm

đó Mác viết: “Sắp xếp các phạm trù kinh tế theo cái trình tự mà chúng đóng vai trò quyết định trong lịch sử, là một điều không thể được và sai lầm Ngược lại, cái trình tự của phạm trù được quyết định bởi mối quan hệ qua lại của chúng ở trong xã hội tư bản hiện đại, hơn nữa mối quan hệ đó chính là ngược lại với cái trình tự dường như phù hợp với cái trình tự của sự phát triển lịch sử” [34 tr.58]

Như vậy theo Mác, khi nghiên cứu sự phát triển của khách thể nằm trên mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nó, không nên nắm các yếu tố đang tác động qua lại trong kết cấu của nó theo cái trình tự mà chúng đã xuất hiện

Trang 33

trong tiến trình lịch sử phát sinh, hình thành của khách thể như thế nào, mà cần phải xuất phát từ chỗ là những yếu tố ấy chiếm vị trí như thế nào trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể

Hình thức lôgic phải được bổ sung bằng phương pháp lịch sử Muốn hiểu được bản chất, quy luật của khách thể thì phải hiểu được lịch sử của nó; ngược lại, nắm được bản chất và quy luật của khách thể mới nhận thức thấu đáo lịch sử của nó Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, vào những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu

Nếu chỉ dựa riêng vào phương pháp lôgic là phương pháp hướng vào phân tích trạng thái chín muồi của đối tượng thì không đủ Cần phải kết hợp

nó với nguyên tắc lịch sử và lịch sử cụ thể Theo đó, khách thể cần được hiểu như một hệ thống các định vận động và phát triển tự thân

Dưới ánh sáng của nguyên tắc lịch sử cụ thể, lịch sử không còn là một chuỗi các sự kiện liên hệ với nhau trên phương diện thời gian; trái lại, lịch sử được quan niệm hoàn toàn cụ thể, là sự phát triển hiện thực của một sự vật nhất định; không có lịch sử phi cụ thể, lịch sử nói chung, thuần túy

Sự phối hợp giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thực chất

là sự triển khai, sự cụ thể hóa yêu cầu của nguyên tắc lịch sử vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong của nó Cách tiếp cận lịch sử trong nhận thức lý luận không loại trừ cái lôgic, mà trái lại, biến cái lôgic thành phương tiện biểu đạt cái lịch sử

Mục tiêu chung của hai phương pháp đều nhằm tái hiện quy luật lịch sử của khách thể nghiên cứu Mỗi phương pháp thực thi công việc đó theo cách của riêng mình Bởi vậy, sự thống nhất của chúng không loại trừ, mà mang

Trang 34

tính độc lập tương đối trong quan hệ với nhau Kết hợp thống nhất hai phương pháp nêu trên trong nghiên cứu khách thể là điều tất yếu

Tóm lại, tính lịch sử trước hết là tính lịch sử của sự tái sinh, sự hoạt động chứ không phải là trình tự niên đại của sự phát sinh, sự hình thành, cái lôgic biểu hiện như là sự phản ánh được sửa chữa cái lịch sử, sự sửa chữa này

có nghĩa là sự nhận thức sâu sắc hơn bản thân lịch sử Vì vậy xét đến cùng lôgic là phù hợp với lịch sử, mặc dù chỉ là trong những kết quả chung

Phải có sự kết hợp phương pháp lôgic - lịch sử để lôgic không mang tính suy diễn, ngụy biện, lịch sử không phải là liệt kê Tri thức về bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn phát triển chín muồi cho phép hiểu tốt hơn lịch sử của nó, nhưng mặt khác, tri thức về lịch sử sinh thành lại cho phép hiểu tốt hơn trạng thái hiện tại của nó và những khuynh hướng phát triển tiếp theo của nó Ở đây hình như có trạng thái luẩn quẩn: để hiểu lịch sử sự vật cần phải hiểu bản chất của nó, còn muốn hiểu bản chất cần phải hiểu lịch sử của nó Lối thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là phân tích sự vật ở giai đoạn chín muồi, dưới hình thức kinh điển của sự phát triển của nó Bởi vì lịch sử của sự vật được tích lũy, được

“thu lại” trong bản chất của nó, chính khách thể trưởng thành dường như “chứa đựng” lịch sử của mình dưới dạng tập trung Trong bất cứ trường hợp nào việc nghiên cứu bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn chín muồi cũng không thể thay cho việc nghiên cứu trực tiếp lịch sử, cũng giống như việc nghiên cứu lịch sử sinh thành của sự vật

Về phương diện đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là gần nhau về nguyên tắc Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau và sự khác nhau đó là ở chỗ phương pháp lịch sử mô tả tính quy luật của lịch sử thông qua những sự kiện, hiện tượng cụ thể bằng cách theo sát từng bước những sự kiện ấy, bằng cách phản ánh chúng theo đúng trình tự thời gian, trong khi đó

Trang 35

phương pháp lôgic vạch ra tính quy luật dưới hình thức trừu tượng nhất quán

về lý luận thông qua hệ thống các phạm trù lôgic

Tóm lại, phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu đối tượng ở giai đoạn chín muồi, thâm nhập ngay vao trạng thái của đối tượng để tìm ra bản chất, quy luật sau các sự biến lịch sử của đối tượng Lúc này, đối tượng sẽ bao hàm cả những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ

Phương pháp lịch sử: mô tả sự kiện, niên đại, con đường lịch sử và sự phát sinh, phát triển nghiêm ngặt của đối tượng, gạt bỏ những ngẫu nhiên, tìm

sở tài liệu lịch sử

Tiểu kết chương 1 Phương pháp vạch ra cho chủ thể nhận thức thái độ

xử sự thích hợp đối với khách thể và thiết lập các thao tác cụ thể cũng như trình

tự phối hợp các thao tác ấy nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Các nguyên tắc của phương pháp nhận thức khoa học có cơ sở là những tính quy luật khách quan tương ứng Vì vậy mà phương pháp nhận thức khoa học mới có được năng lực điều chỉnh và dẫn dắt chủ thể nhận thức đi đến những tri thức mới, không những không mâu thuẫn mà còn nhất trí với thế giới theo nghĩa là phản ánh thế giới ngày một đầy đủ, chính xác, cụ thể hơn Phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử đã được sử dụng trong khoa học rất lâu đời, nhưng chỉ đến phép biện chứng, sự thống nhất giữa chúng mới được đánh giá cao và mở ra một phương pháp hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Trang 36

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH

SỬ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất xem làng xã là đơn vị cơ bản của xã hội nông thôn, là một hệ thống tổ chức và thiết chế xã hội nông thôn đặc trưng theo nghĩa truyền thống và cả theo nghĩa hiện đại hóa đối với xã hội dân

sự và đối với Nhà nước Làng xã truyền thống vốn là đơn vị xã hội cơ bản của nông thôn truyền thống, còn làng xã hiện đại là đơn vị xã hội cơ bản của nông thôn hiện đại hóa

2.1 Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam

Làng xã Việt Nam được hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất mới để trồng trọt Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm, chiến thắng lũ lụt, đẩy lùi biển cả, chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy biến động

Ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam: về lịch sử thay đổi của làng

xã có ba lần biến cách: biến cách lần một là vào thế kỷ XV khi chế độ quân điền được thực hiện Theo đánh giá của GS Trương Hữu Quýnh: chính sách quân điền thời Lê Sơ đã biến làng xã tương đối tự trị trước đây trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước phong kiến Thành viên công xã nông thôn trở thành những tá điền phụ thuộc phong kiến, và chính sách quân điền đã góp phần quan trọng vào việc xác lập những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn vào nửa sau thế kỷ XV

Trang 37

Từ thế kỷ XVI – XVIII, là giai đoạn lịch sử phức tạp Những cuộc chiến tranh xâm lược tạm chấm dứt Thay thế vào đó là những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến và chiến tranh nông dân Nhà nước trung ương tập quyền suy yếu, đất nước bị chia cắt, hỗn chiến phong kiến triền miên

và nông thôn Việt Nam thực sự tuột khỏi tay quyền kiểm soát chính quyền phong kiến Lê – Trịnh Dân chúng làng xã phiêu tán nhiều và hiện tượng

“phép vua thua lệ làng” là vấn đề nổi cộm Xu hướng tái lập quyền tự trị của làng xã xuất hiện và phát triển

Cho đến thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn phần nào đã khắc phục được những hiện trạng trên Vốn là thủ lĩnh phong trào nông dân trở thành hoàng đế Quang Trung, ngay từ ngày đầu tổ chức vương triều, ông đã cương quyết “ổn định lại trật tự xã thôn” như đưa dân phiêu tán trở về quê sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang… Nhưng tiếc rằng chủ trương này vừa mới được triển khai thì ông sớm qua đời Người kế nghiệp ông đã không đủ tài năng và bản lĩnh để thực hiện chủ trương đó nên tình hình không những không được cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi

Trong hai thế kỷ XVII, XVIII, những người dân Việt ở miền Trung đã đến khai phá những vùng đất mới ở phía Nam Tuy làng Việt ở miền Nam được thành lập sau các làng ở miền Bắc, miền Trung nhưng ngay từ đầu các chúa Nguyễn và sau này nhà Nguyễn đã can thiệp trực tiếp vào việc thành lập

và tổ chức làng Sau khi đánh bại Tây Sơn, thiết lập nên vương triều Nguyễn, các vua Nguyễn đều cố gắng chấn chỉnh hương thôn trong toàn quốc Từ sự chỉnh đốn lại phong tục ở hương thôn của Gia Long (1804) đến quyết định tiến hành cải tổ bộ máy hành chính xã thôn của Minh Mệnh trong việc “khép chặt lại tính tự trị của làng xã” để nâng cao sức tập quyền của nhà nước phong kiến

Trang 38

Biến cách lần hai là vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta Trong thời gian đầu chúng đã lợi dụng cơ chế và bộ máy sẵn có của làng xã nước ta để thực hiện sự cai trị Nhưng sau nửa thế kỷ thống trị nước ta, thực dân Pháp nhận thấy làng xã đã trở nên bất lợi cho chính quyền thực dân Tính độc lập, tính tự trị của làng xã đã trở thành một pháo đài chống Pháp và chúng quyết định tiến hành “cải lương hương chính”, bắt đầu được thử nghiệm ở Nam Kỳ vào năm 1904, ở Trung Kỳ vào năm

Thông qua ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam, chúng ta thấy vị trí trọng yếu của làng xã trong lịch sử nhà nước Việt Nam qua các chế độ, thời kỳ lịch sử của dân tộc

2.1.2 Các yếu tố văn hóa đặc trưng

- Ngôi đình làng:

Ngôi đình làng là biểu tượng tiêu biểu cho văn hóa vật chất làng xã Thông thường một tộc người, một đơn vị dân cư, một đơn vị hành chính cơ sở đều có một ngôi nhà chung để giải quyết những vấn đề luật tự, luật pháp, tín ngưỡng, tôn giáo và những nhu cầu văn hoá của cộng đồng Buổi đầu có thể

là ngôi nhà của thủ lĩnh, của tộc trưởng Khi tín ngưỡng phát triển, luật pháp được đề cao, thì cơ sở vật chất của cộng đồng cư dân theo đơn vị hành chính thấp nhất (làng, bản, buôn, sóc ) dần tách khỏi sự ràng buộc của những cá nhân, để ngôi nhà chung hình thành - đối với người Kinh đó là đình làng Có

Trang 39

là ở đó có đình làng Những thợ thủ công lên Thăng Long làm ăn đã xây đình tại phố, thờ vọng Thành hoàng làng, như thợ đóng giầy của Tam Lâm (gia tộc), thợ nhuộm Đan Loan, thợ Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)

Khoảng từ thế kỷ XV, đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã người Việt Ba yếu tố trên thường xuyên diễn ra ở đình làng, không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố

Về mặt chính trị: đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công

việc của chính quyền cơ sở giải quyết tại đây

Về mặt văn hoá: đình làng là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động văn

hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mỹ tục

Đình là nơi thờ Thành hoàng, nó không phụ thuộc một tôn giáo nào Thành hoàng có thể là những người có công với nước, với dân Thành hoàng làng cũng có thể là người có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi xướng một ngành nghề, tức các vị tổ nghề Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những nhân vật huyền thoại Đình cũng có thể thờ những anh hùng cái thế của dân tộc, từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có công lập làng và những người có nhiều công đức với làng tuy không được tôn làm Thành hoàng Thành hoàng làng được thờ đều có thần tích hay thần phả ghi tiểu sử

và các tiết lệ tế lễ hàng năm

Thành hoàng làng đều có ngày sinh, ngày hoá, ngày khánh hạ Đây là những ngày lễ trọng Đối với các tỉnh phía Bắc, dân chúng thường chọn một trong ba ngày đó, vào thời gian nông nhàn và mát mẻ để mở hội làng, thông thường là vào mùa xuân hoặc cuối thu sang đông Đêm giao thừa, mọi nhà đều

có người đến đình làng để thắp hương lễ Thành hoàng làng hoặc ra chùa lễ Phật, khi về thường hái một cành lộc để lấy may Các thành viên làng xã, từ nhỏ, đã được cha dẫn đến đình để học lễ nghi, những thuần phong mỹ tục, cấm

Trang 40

kỵ những việc làm thất đức, hỗn xược Những việc làm như thế có tác dụng giáo dục rất lớn, nó quy định hành vi, tình cảm, nếp sống của cả cộng đồng

Về mặt xã hội: đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của làng

xã Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết căn bản vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết mọi chuyện vui, buồn của làng xã, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng đồng Chính vì vị thế của đình làng như vậy mà mọi thành viên trong làng đều

có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Người ta giành cho đình làng cơ sở vật chất tốt nhất, những tài năng siêu việt nhất trong quá trình xây dựng, đồng thời cũng cung tiến cho đình những đồ tế tự quý báu

Thành hoàng được coi là thần bản mệnh của cộng đồng Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau tùy theo từng làng Thành hoàng có thể là các vị thần tự nhiên như thần núi, thần sông hay các “nhiên thần” nguồn gốc là cây,

đá Có khi là các thần vì lý do nào đó có quan hệ với cộng đồng nhưng mang đậm chất thiêng Thành hoàng cũng có thể là các vị tổ sư các nghề, người lập làng, dựng làng, người có công với nước, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các nhân vật tôn giáo…

Việc mỗi làng tự chọn cho mình một hay một số vị thần bảo hộ riêng không có nghĩa là “ly tâm” thoát ra khỏi sự thống nhất của quốc gia thống nhất Hay việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền,

mà chính quyền chi phối thần quyền Khi Gia Long lên ngôi và những vua kế nghiệp đều tái lập sự chi phối, sự khống chế các thành hoàng làng xã từ Bắc đến Nam Sắc thờ thành hoàng của các làng trong cả nước phải được triều đình phong cấp lại Vua là chủ của bách thần Triều đình tiến hành can thiệp vào tín ngưỡng thờ thành hoàng bằng cách tái cấp sắc cho thành hoàng, loại

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng và văn hóa Trung ương (1991), Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa - văn nghệ, Nxb. Tư tưởng - văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa - văn nghệ
Tác giả: Ban tư tưởng và văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb. Tư tưởng - văn hóa Hà Nội
Năm: 1991
2. Nguyễn Trần Bạt (2008), Văn hóa và con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và con người
Tác giả: Nguyễn Trần Bạt
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
3. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2006
4. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2010
5. Trần Văn Bính (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
6. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
Năm: 1996
7. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.85), Về văn hóa và nghệ thuật, Nxb. Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học, "NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.85), "Về văn hóa và nghệ thuật
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: NXB. Văn hóa thông tin
Năm: 1997
8. Bùi Thế Cường (2010), Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử
Tác giả: Bùi Thế Cường
Nhà XB: Nxb. Từ điển bách khoa
Năm: 2010
9. Thành Duy (2007), Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, thời cơ và thách thức, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, thời cơ và thách thức
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2007
10. Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính (2000), Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2000
11. Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
12. Chu Xuân Diên, (2005), Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương pháp, lịch sử, thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
13. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Lê Quý Đức
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2005
14. Pierre Gourou (Hội khoa học lịch sử Việt Nam dịch) (2004), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb. Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ
Tác giả: Pierre Gourou (Hội khoa học lịch sử Việt Nam dịch)
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2004
15. Nguyễn Huy Hoàng (2002), Mấy vấn đề triết học văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề triết học văn hóa
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2002
16. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Nguyễn Thế Hoàn (2003), Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình, Luận án tiến sĩ, ĐH Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc và văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Thế Hoàn
Năm: 2003
18. Diệp Đình Hoa (1983), Làng xã và cấp huyện, Báo Nhân dân, 20/11/1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã và cấp huyện
Tác giả: Diệp Đình Hoa
Năm: 1983
19. Nguyễn Văn Huyên (2006), Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội, Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
20. Học viện Chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội, khoa lịch sử (2008), Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội, khoa lịch sử
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w