Cả nƣớc có 9000 lễ hội [32. tr6]. Lễ hội của từng làng quê hiện nay thƣờng đƣợc mở trong 3 ngày. Mặc dù là đời sống tâm linh tín ngƣỡng, song việc “làm lễ” trong ngày hội làng lại có ý nghĩa giáo dục cao. Nó làm cho con ngƣời ta gạt bỏ đi hết mọi điều ác mà hƣớng thiện. Làm tan biến những nỗi ƣu tƣ, phiền muộn, lo lắng, những toan tính trong cuộc sống thƣờng ngày để có đƣợc nỗi lòng thanh thản, vô tƣ, đồng thời cũng nhắc nhở cho bản thân và cũng răn dạy cho con cháu làng mình biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân đã có công với nƣớc, với dân. Đó cũng là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và quê hƣơng làng xã.
Một số hạn chế: thời gian gần đây, ngƣời dân Việt Nam chúng ta đƣợc chứng kiến một sự “bùng nổ” lễ hội. Từ ngày đất nƣớc đổi mới đến nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã đƣợc phục hồi, tôn vinh và nâng cấp, trong đó đáng chú ý là các lễ hội. Nhƣng nhiều chuyên gia văn hóa cũng nhƣ rất nhiều cán bộ, đảng viên và ngƣời dân cho rằng sự phục hồi này đối với lễ hội là hơi thái quá, là thiếu sự quản lý chặt chẽ, là chỉ phục hồi mà không điều chỉnh và
nâng cấp, là đi chệch định hƣớng của Nghị quyết 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đất nƣớc phát triển và hội nhập. Cụ thể là xu hƣớng thƣơng mại hóa. Trong rất nhiều lễ hội hình nhƣ là ngƣời ta quá coi trọng mục tiêu hiệu quả kinh tế mà quên đi mục đích tôn vinh văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Rất nhiều lễ hội còn nặng hình thức, phô trƣơng và coi nhẹ nội dung giáo dục, văn hóa. Xu hƣớng thƣơng mại hóa hoạt động lễ hội bộc lộ ra quá rõ và quá nhiều đến mức bị coi là phản văn hóa, ở mọi lễ hội, kể cả lễ hội cấp quốc gia, gây phản cảm nặng nề đối với du khách trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Nguyên nhân của những bất cập nêu trên trƣớc hết phải kể đến là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản lý của ban tổ chức các lễ hội, ban quản lý các di tích lịch sử. Bên cạnh đó, văn hóa giao tiếp ứng xử trong một bộ phận khách hành hƣơng khi tham gia lễ hội còn hạn chế. Đây cũng là hệ quả của công tác tuyên truyền chƣa phát huy hiệu quả để ngƣời dân hiểu đƣợc ý nghĩa, giá trị của lễ hội, công đức danh nhân cũng nhƣ bảo vệ cảnh quan môi trƣờng. Các văn bản về công tác tổ chức các lễ hội đã đƣợc ban hành nhƣng nhiều ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc để thực hiện.
Để đảm bảo cho các lễ hội nói chung thực sự có ý nghĩa, vui tƣơi và lành mạnh, các cấp các ngành chức năng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành. Trƣớc hết, cần ngăn chặn triệt để các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn cờ bạc biến tƣớng, chống mọi biểu hiện thƣơng mại hóa lễ hội bằng việc đặt hòm công đức bừa bãi. Quản lý, theo dõi và không để làm phát sinh những khoản thu phí không hợp lý, trái quy định, nhất là tình trạng “chặt, chém” khách gửi ô tô, xe máy. Khâu tổ chức các lễ hội phải có kịch bản đƣợc dàn dựng, thống nhất kỹ lƣỡng từ trƣớc. Kết hợp hài hòa giữa phần
lễ và phần hội, có sự kiểm duyệt của các cơ quan văn hóa có thẩm quyền. Theo đó, phần “lễ” phải thể hiện đƣợc tinh hoa, ý nghĩa, bản sắc, tạo đƣợc không khí thiêng liêng, trang trọng, loại bỏ các hủ tục phiền hà. Phần „hội” cần có thêm nhiều trò chơi giải trí lành mạnh, các hoạt động văn hóa, thể thao mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao. Cuối cùng, ban tổ chức các lễ hội cần xây dựng đƣợc các phƣơng án bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan trong suốt thời gian lễ hội diễn ra. Tổ chức và quản lý tốt các lễ hội đƣợc tổ chức trên địa bàn cả nƣớc là thiết thực bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa cổ truyền các dân tộc. Đó cũng là hoạt động có ý nghĩa trong công tác giáo dục truyền thống, giúp cho các thế hệ hôm nay và mai sau tự hào về quê hƣơng, đất nƣớc và luôn biết hƣớng về cội nguồn.