Nghiên cứu làng xã không chỉ đơn thuần là nghiên cứu văn hóa nông thôn Việt Nam. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đang kêu gọi bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, văn hóa là động lực của sự phát triển. Vậy, cái gốc của văn hóa Việt Nam là gì? Đó chính là văn hóa làng xã. Làng xã là nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Nhiều nhà kinh tế hay chính trị thƣờng quên đi giá trị của văn hóa khi ra các quyết định mà không hiểu rằng, văn hóa không những là di sản mà còn là tƣơng lai của dân tộc. Nôi văn hóa làng xã sẽ đi theo suốt chặng đƣờng phát triển. 80% là nông dân, 20% đang ở thành phố cũng do nông dân đẻ ra. Triết lý phát triển không thể quên yểu tố “nông dân” và cái đình làng.
Làng quê Việt Nam đã hình thành và tồn tại hàng nghìn năm, với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Sau luỹ tre
làng là những tâm hồn yêu quê hƣơng, đất nƣớc; luôn nhớ về cội nguồn; ngƣời dân chung sống trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau; tôn trọng nền nếp gia phong, tôn ty trật tự trong làng, dòng họ và gia đình. Nông thôn nƣớc ta cũng lƣu giữ một kho tàng văn hoá dân gian đồ sộ, đa dạng, phong phú. Những giá trị truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh, là bản sắc riêng, vững bền của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.
Văn hóa là động lực phát triển của mọi quốc gia. Ngày nay, phát triển đang là vấn đề ƣu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, đồng thời cũng là thách thức hết sức gay gắt dối với toàn nhân loại. Cần phải huy động những nguồn lực nào để phát triển và phải làm gì để ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển... đang là những câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều quốc gia. Các nhà khoa học đều thống nhất trong sự thừa nhận về mối quan hệ qua lại của văn hoá với kinh tế, vai trò động lực của văn hoá đối với kinh tế. Những ý kiến coi văn hoá đứng ngoài kinh tế hay lệ thuộc một cách thụ động đối với kinh tế không còn đƣợc chấp nhận.
Những thành tựu hoặc hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều nƣớc trên thế giới đều chứng minh tầm quan trọng của nhân tố văn hoá, trƣớc hết là ở việc có bảo vệ, phát triển đƣợc hay không những tiềm năng phong phú và đặc sắc của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đất nƣớc. Sự đúng đắn hay sai lạc trong định hƣớng phát triển văn hoá đều đƣa đến thành tựu hay thất bại không riêng cho văn hoá, mà cho cả kinh tế và mọi mặt khác của đời sống xã hội, đặc biệt là về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Những hậu quả của sự sai lầm về chính sách văn hoá thƣờng kéo dài và khó sửa hơn những hậu quả về kinh tế. Do đó không phải không có cơ sở khi ngƣời ta lo ngại một sự “phá sản”, “xuống cấp” về văn hoá hơn sự phá sản,
xuống cấp trong kinh tế, bởi những mất mát trong lĩnh vực văn hoá thƣờng dẫn tới những hậu quả rất lâu dài và nghiêm trọng .
Với điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhƣ hiện nay, trong vòng vài ba chục năm, một dân tộc có thể vƣợt lên rất nhanh, chiếm lĩnh đƣợc những đỉnh cao về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ. Nhƣng để trở thành một quốc gia phát triển về văn hoá, thì vài ba chục năm hoàn toàn chƣa thấm vào đâu. Một quốc gia giàu có về kinh tế, trong mƣời năm có thể đổi mới, nâng cấp toàn bộ hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhƣng để có đƣợc một cơ sở hạ tầng văn hoá tiến bộ và phát triển, thì còn khó gấp trăm lần và không thể chỉ bằng tiền mà giải quyết đƣợc.
Đất nƣớc ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, thực hiện cơ chế thị trƣờng và chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn với tất cả các nƣớc, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đối với nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá, đây vừa là cơ hội lớn đồng thời là thách thức lớn.
Văn hóa làng xã là một thành tố trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Văn hóa làng xã là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế độ thống nhất trên cả nƣớc, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con ngƣời trong khủng cảnh làng xã nông thôn. Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất đến tinh thần đều xuất phát chủ yếu từ làng xã.
Làng quê Việt Nam đã hình thành và tồn tại hàng nghìn năm, với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Sau luỹ tre làng là những tâm hồn yêu quê hƣơng, đất nƣớc; luôn nhớ về cội nguồn; ngƣời dân chung sống trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau; tôn trọng nền nếp gia phong, tôn ty trật tự trong làng, dòng họ và gia đình. Nông thôn nƣớc ta cũng lƣu giữ một kho tàng văn hoá dân gian đồ sộ, đa dạng,
phong phú. Những giá trị truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh, là bản sắc riêng, vững bền của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.
3.3.2. Chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở
Với đặc điểm 80% dân số nƣớc ta sống ở nông thôn và trên 70% lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở nƣớc ta. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nƣớc nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
Nghị quyết Hội Nghị Trung ƣơng 5 chỉ rõ “ phƣơng hƣớng chung, đồng thời là nhiệm vụ bao quát của sự nghiệp văn hóa nƣớc ta là phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cƣ, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo nên trên đất nƣớc ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Nghị quyết còn khẳng định thêm “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng đúng những đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là định hƣớng chiến lƣợc cơ bản cho sự nghiệp xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cƣờng nền tảng tinh thần xã hội ta
trên con đƣờng phấn đấu vì dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
3.3.3. Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới đi đôi với xây dựng văn hóa mới
a. Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới:
Làng quê phát triển, đi lên, cơ sở hạ tầng đƣợc mở mang, xây dựng; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhiều vùng thoát khỏi thế độc canh, con em nông dân có thêm nhiều việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp... là những tín hiệu vui của nông thôn Việt Nam trên đƣờng đổi mới . Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghi ̣ quyết 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X. Đây là chƣơng trình lớn và toàn diện lần đầu tiên đƣợc thực hiện tại nƣớc ta trên quy mô cả nƣớc; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tháng 6- 2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, theo đó, đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đạt 50% vào năm 2020.
Những nội dung cơ bản của nông thôn mới đã đƣợc xác định. - Một là: nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. - Hai là: sản xuất bền vững, theo hƣớng hàng hóa.
- Ba là: đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. - Bốn là: bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát triển.
- Năm là: xã hội nông thôn đƣợc quản lý tốt và dân chủ.
Làng văn hóa - yếu tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới: trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, có hai tiêu chí thuộc lĩnh vực văn
hoá là cơ sở vật chất văn hoá và làng văn hoá đạt chuẩn theo quy định liên ngành.
Làng văn hóa phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau: có đời sống kinh tế ổn định và từng bƣớc phát triển; ngƣời dân có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, có nhà văn hóa, khu thể thao, duy trì các phong trào văn hóa, thực hiện nề nếp văn minh trong các hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng; có môi trƣờng cảnh quan sạch đẹp; ngƣời dân chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và có tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng.
Giữ gìn nét đẹp của văn hoá làng quê Việt Nam, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa nông thôn truyền thống và nông thôn mới, để vừa giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống, đồng thời tạo những yếu tố hiện đại, phù hợp với nhu cầu con ngƣời, với xu thế phát triển... là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Nhiều ý kiến cho rằng: Nếu chúng ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế, lo "làm giàu" cho nông dân; tiến hành đô thị hoá nông thôn một cách thuần tuý... mà xem nhẹ việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của làng quê, thì sẽ phải "trả giá" qua nhiều thế hệ và gánh chịu những hậu quả khó lƣờng.
Xây dựng nông thôn mới không phải là công việc một sớm, một chiều, mà cần có những bƣớc đi cụ thể, mang tính bền vững, trong đó việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống là hết sức quan trọng, nhằm tạo ra một mô hình nông thôn mới phát triển hài hoà, bền vững. Một nông thôn hiện đại phải có những giá trị mới về kinh tế, văn hoá; tổ chức cộng đồng khác với nông thôn của vài chục năm trƣớc. Sau luỹ tre làng chứa đựng những điều tốt đẹp và cả những bất cập. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hiện đại, cần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp, đồng thời dần loại bỏ những
thói quen, hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp... Đô thị hoá nông thôn, nhƣng phải làm sao giữ đƣợc dáng vẻ, nét đẹp vốn có của làng quê Việt Nam. Đó là những vấn đề không thể xem nhẹ khi xây dựng nông thôn mới ở một đất nƣớc với hơn 70% dân số là nông dân đang trên đƣờng đổi mới, phát triển, hội nhập.
Một số biện pháp tăng cƣờng hiệu quả chiến lƣợc nông thôn mới: Thứ nhất, để sát thực với ngƣời nông dân, thì khâu đầu tiên hết sức quan trọng và có tính chất lâu dài là khi tiến hành lập các quy hoạch về nông thôn mới ngƣời dân phải bàn và tham gia ngay từ đầu.
Thứ hai, sau khi đã thảo luận, bàn bạc, khi triển khai, ngƣời dân quyết định cái gì làm trƣớc cái gì làm sau, phù hợp với nguồn lực của chính họ, phù hợp nguồn lực của địa phƣơng và của Trung ƣơng hỗ trợ cho họ để hiệu quả nhất.
Thứ ba, là công trình nào mà ngƣời dân làm đƣợc thì để ngƣời dân làm, không phải cái gì cũng thuê. Họ có thể có thu nhập, đồng thời có thể đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới thông qua việc xây dựng công trình đó.
Thứ tƣ, là làm cho từng ngƣời dân tự giác chỉnh trang nhà cửa, sân vƣờn, cổng ngõ của họ theo quy hoạch chung của xã, đóng góp cho văn minh sạch đẹp của làng, xã từ chính nhà mình. Không phải trong nhà sạch mà ngoài ngõ bẩn hay ngƣợc lại.
Thứ năm, ngƣời nông dân phải thực sự hiểu đƣợc, thấy đƣợc là họ làm cho chính mình, thực hiện theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tự đầu tƣ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thoát nghèo và làm giàu.
Thứ sáu, phát huy đƣợc vai trò chủ thể của ngƣời nông dân thì công tác tuyên truyền là rất quan trọng. Cả hệ thống chính trị phải thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó cán bộ, đảng viên phải là ngƣời gƣơng mẫu đi đầu nhƣ sinh thời Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đã dạy “đảng viên đi trƣớc, làng nƣớc theo sau”. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc sẽ chủ trì phát động một cuộc vận động lớn là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới”. Cần tiến hành tuyên truyền một cách thƣờng xuyên với nhiều hình thức để ngƣời dân hiểu đƣợc.
b. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng xã, nâng cao nhận thức của nhà quản lý về văn hóa làng xã
Sự tác động của xã hội hiện đại đã biến nông thôn, xóm làng thôn quê cũng đang trở thành một thiết chế xã hội phát triển động. Giờ thì những điều còn rất ít, nó chỉ còn lại quỹ kiến trúc rơi rớt ngàn năm ấy. Phần lớn những ngƣời nông dân là những ngƣời cần cù lao động, chân thành trong cuộc sống nhƣng chƣa có điều kiện học hành để hiểu biết nhiều vấn đề một cách sâu sắc. Chúng ta phải hƣớng dẫn và giúp đỡ họ. Nhƣng những ngƣời quản lý nông thôn đã không có đủ hiểu biết văn hóa làng xóm Việt Nam một cách cơ bản. Quá nhiều ngƣời trong số họ chỉ nghĩ nông thôn là nơi cấy lúa trồng khoai và thi thoảng diễn ra lễ hội. Khi họ không có những hiểu biết văn hóa làng một cách cơ bản thì sự quản lý của họ lại chính là những hành động góp phần phá vỡ nền văn hóa truyền thống đó.
Cần phải nghiên cứu làng thuần nông, làng nghề, làng bị tác động dữ dội của đô thị hóa, từ đó đƣa ra những hƣớng giải quyết và chuyển tải đƣợc đến với ngƣời nông dân, không chỉ dừng lại ở bản vẽ. Tạo ra một môi trƣờng kiến trúc nông thôn lành mạnh, phát triển, không ô nhiễm. Làm sao quá trình đô thị hóa nông thôn phải đến với nông dân có sự khác biệt với đô thị, không phải là bƣng toàn bộ ở đô thị về nông thôn thì nông thôn đƣợc đô thị hoá. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải hƣớng về nông thôn, tìm mọi đƣờng đến với nông dân để họ có những cái nhà, những cái làng đẹp, văn hóa văn minh.
c. Cần có quy hoạch nông thôn
Rất khó chuẩn hoá mô hình nhà ở nông thôn, nhƣng cần thiết phải định hƣớng xây dựng, cung cấp mô hình tham khảo để nông dân lựa chọn. Đồng thời với việc giữ lại những ngôi nhà cổ kiến trúc truyền thống, thì khuyến khích xây dựng công trình mới nhƣng phải phù hợp với không gian làng xã, phù hợp với điều kiện ăn ở và khả năng kinh tế, từ đó văn hóa làng Việt mới