phán đoán mang tính suy luận, thiếu chứng liệu lịch sử.
2.3. Vai trò của phƣơng pháp lôgic - lịch sử trong nghiên văn hóa làng xã làng xã
Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phƣơng pháp lôgic và phƣơng pháp lịch sử theo cách là bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu, những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Tƣ liệu nghiên cứu làng xã rất phong phú, nhƣng mang tính vụn vặt, lẻ tẻ, chứng cứ lịch sử nhiều điểm chƣa rõ ràng, vì vậy cần phải dựa trên các hiện vật khảo cổ lịch sử để phác họa những đặc điểm văn hóa tƣơng ứng của thời kỳ đó. Nhƣng phải dựa vào các nghiên cứu khác về cùng thời kỳ, hay các vùng văn hóa tƣơng ứng thì mới có thể đƣa ra những kết luận xác đáng. Phƣơng pháp lôgic - lịch sử là rất cần thiết.
Khi nghiên cứu văn hóa làng xã nhƣ một đề tài sử học cần phải có các tài liệu lịch đại, vì thiếu loại tài liệu này, các công trình nghiên cứu thƣờng "lấy nay suy ra xƣa, lấy muộn suy ra sớm" nên khó tránh đƣợc những suy diễn, những giả thuyết mà sự chứng minh không đủ sức thuyết phục. Hoặc khi vận dụng phƣơng pháp hệ thống- cấu trúc vào việc nghiên cứu làng, do tính độc lập tƣơng đối của đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng chỉ chú ý đến những liên hệ trong hệ thống, ít chú ý đến những liên hệ ngoài hệ thống, dẫn
đến bỏ qua, hoặc tƣởng rằng các mối liên hệ bên ngoài hệ thống đƣợc hình thành cũng do sự phát triển mở rộng những mối liên hệ bên trong hệ thống, nghĩa là xem làng nhƣ một thực thể bất biến. Coi nƣớc nhƣ tổng các làng, coi dân tộc nhƣ tổng các cộng đồng làng, coi văn hóa Việt Nam cổ truyền nhƣ tổng văn hóa làng.
Chỉ sử dụng cách tiếp cận lôgic - lịch sử ta mới giải thích đƣợc lịch sử phát triển của làng xã Việt nam trong các giai đoạn lịch sử một cách khái quát nhất. Phƣơng pháp lôgic không làm đƣợc điều này vì mỗi giai đoạn lịch sử lại có những nét đặc thù riêng. Trong nghiên cứu văn hóa, nơi phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng một cách nổi bật thì các sự kiện lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tái hiện các sự kiện, sự thật lịch sử trong tính cụ thể và nhiều vẻ của chúng là cơ sở để khái quát, để khám phá ra các quy luật. Thiếu các sự kiện lịch sử, khoa học văn hóa sẽ không còn giá trị lịch sử nữa.
Tuy nhiên sẽ không đúng nếu quan niệm phƣơng pháp lịch sử nhƣ là một sự mô tả đơn giản các tiến trình văn hóa, chồng chất các sự kiện riêng lẻ, mà không chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng với nhau, không phân tích ý nghĩa và vai trò của chúng. Việc dễ dàng chấp nhận các sự kiện sẽ dần đến chỗ lẫn lộn cái ngẫu nhiên với cái tất nhiên, cái không cơ bản với cái cơ bản. Cho nên tái hiện sự kiện, khám phá quy luật, phân tích ý nghĩa là những mặt có quan hệ nội tại với nhau nhằm tạo nên bức tranh khoa học về văn hóa.
Sự kết hợp của phƣơng pháp lôgic - lịch sử góp phần giải quyết vấn đề đặt ra là: bằng cách nào đó có thể kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của khách thể văn hóa với việc nắm các gian đoạn căn bản trong lịch sử hình thành các giá trị văn hóa đó.
Tiểu kết chƣơng 2. Văn hóa là một đối tƣợng mang tính đặc thù, mang
vì thế khi nghiên cứu văn hóa không thể cứng nhắc bằng phƣơng pháp lịch sử, hay phƣơng pháp lôgic. Sự suy luận kết hợp của lôgic - lịch sử mới giải quyết đƣợc bản chất của văn hóa. Hiện nay, nƣớc ta đang đổi mới và mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hóa, thực tiễn văn hóa đã trở nên phong phú và phức tạp, thậm chí có phần hỗn độn. Bởi vậy, chúng ta cần phải hiểu biết nhiều lí thuyết và phƣơng pháp mới, để trên cơ sở đó, chọn lấy những lí thuyết và phƣơng pháp thích hợp, đáp ứng cả nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài.
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRÊN CƠ SỞ THỐNG NHẤT LÔGIC - LỊCH SỬ
Những phân tích trƣớc đó đã cho thấy rõ hạn chế của việc sử dụng riêng rẽ phƣơng pháp lôgic và phƣơng pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng. Bởi vậy, ở chƣơng này, luận văn đề xuất sự kết hợp và bổ sung lẫn nhau giữa hai phƣơng pháp. Dƣới cách tiếp cận lịch sử, văn hóa làng xã thể hiện ra nhƣ các yếu tố của quá khứ: truyền thống, luật tục... Dƣới cách tiếp cận lôgic, văn hóa làng xã biểu hiện là những vận động, biến đổi đƣơng đại nhƣ đô thị hóa, sự thay đổi lối sống, thói quen, sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, với những giá trị văn hóa đang đƣợc tạo ra.... Do vậy, sự thống nhất giữa lôgic và lịch sử chính là phải kết hợp cả hai: lƣu giữ và bảo tồn những giá trị hợp lý của quá khứ, xây dựng đời sống nông thôn mới - tạo ra mô hình làng xã vừa truyền thống, vừa hiện đại - để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hiện đại mà vẫn không mất đi bản sắc - phát triển bền vững.
3.1. Bảo tồn, phát huy giá trị của hạt nhân cơ bản của làng xã - gia đình, dòng họ
3.1.1. Quan hệ gia đình - quan hệ cơ bản của làng xã
Gia đình Việt Nam đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không những ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu, chắt, mà còn cả những ngƣời trong cùng một họ. Rất nhiều trƣờng hợp, ba thế hệ sống ấm cúng trong một mái nhà. Họ hàng thân thuộc thƣờng có khuynh hƣớng tụ tập với nhau trong một khu vực để gần gũi nhau hơn và nƣơng tựa nhau. Ngƣời Việt đã nhìn nhận gia đình có một giá trị rất cao. Tất cả đều cho gia đình. Từ danh dự cá nhân cho đến đời sống vật chất, con ngƣời đều hƣớng vào đó mà hành động. Hành vi cá
nhân đƣợc coi là mang lại danh dự hay gây ra mối nhục cho gia đình. Danh dự hay mối nhục đó nhƣ vậy không phải là của cá nhân. Thành công của cá nhân mang lại danh dự cho cả gia đình. Vì thế có những trƣờng hợp cá nhân hy sinh tính mạng để bảo vệ uy danh của gia đình. Thƣờng cá nhân chịu đựng thiếu thốn, khó khăn vật chất để ông bà cha mẹ đƣợc sống dễ dãi hơn. Đây là lý do con ngƣời Việt trung thành với gia đình. Cũng từ đó họ gắn bó chặt chẽ với gia đình hơn, lo lắng cho hạnh phúc gia đình hơn là chạy theo chủ nghĩa cá nhân. Cũng từ niệm ý đó phát sinh ra lòng hiếu nghĩa vì có ý thức đến trách nhiệm và bổn phận làm con, và luôn luôn nhớ và tìm cách đền đáp công sinh thành, nuôi dƣỡng và dạy dỗ. Gia đình là một cộng đồng nhỏ biểu hiện cho nhiều loại sinh hoạt của xã hội. Trong cộng đồng ấy có phản ảnh những tình thƣơng, nhân ái, hòa hợp, trật tự, không khích động gây căm thù đấu tranh.
Gia đình là nơi lƣu giữ và bảo tồn những sinh hoạt tôn giáo. Ở nơi đây mọi ngƣời tụ họp lễ bái nhân dịp giỗ, tết. Ngƣời cha trong gia đình nhắc nhở cho con cháu công ơn của các bậc tiền nhân. Đây là bài học nhắc nhở, dạy con cháu nhớ đến bổn phận, nghĩa vụ đối với các thành viên khác trong gia đình theo gƣơng sáng của các bậc tiền bối.
Gia đình là một “pháp đình”, ở đấy ngƣời cha phán xử các tranh chấp giữa các thành viên. Có những vụ lớn hơn, thì ngƣời niên trƣởng gia tộc sẽ là chánh án. Có khi hội đồng gia tộc họp để xét xử những trƣờng hợp nghiêm trọng, có ảnh hƣởng đến toàn thể đại gia tộc. Gia đình là một trung tâm lo về hạnh phúc đời sống các thành viên. Gia đình còn là một mô hình giáo dục thu nhỏ. Buổi tối con ngồi xung quanh bàn học bài. Ngƣời cha có nghĩa vụ giảng dạy hay hƣớng dẫn giúp đỡ chúng. Cố vấn việc học hành cũng là bổn phận của ngƣời cha. Thiếu thốn tiền bạc trong việc học hành sẽ do cả gia đình sẽ tiếp sức giải quyết. có khi có cả sự đóng góp của ngƣời trong họ. Thành công
về học hành của con cái chính là thành công của mọi ngƣời. Không kém phần quan trọng là vai trò ngƣời mẹ trong việc khuyến khích con cái học hành, duy trì đạo đức bằng cách khuyên răn hay biểu lộ tình thƣơng.
Tóm lại, gia đình truyền thống Việt Nam có một giá trị cao mà mọi thành viên nhìn nhận cũng nhƣ quyết tâm theo đuổi. Những gì mà gia đình mang lại cho mỗi thành viên lại có tính cách thiêng liêng cao quí bắt nguồn từ ở tình máu mủ ruột thịt làm mọi ngƣời ràng buộc gắn bó với nhau hơn.
3.1.2. Phát huy nhưng giá trị của quan hệ gia đình, dòng họ ngày nay
Ngày nay, về mặt kinh tế, gia đình từ chỗ chỉ có chức năng tiêu thụ dƣới thời hợp tác xã bao cấp, khi đổi mới, gia đình trở thành một đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh nên ngành nghề phát triển, mức sống cao hơn, điều kiện sống đƣợc cải thiện... Trong quan hệ gia đình, nếu trƣớc đây những bất cập nổi bật là sự bất bình đẳng, sự thủ tiêu lợi ích cá nhân, cá tính, thì ngày nay - sau nhiều cuộc cải cách xã hội - quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái có tính dân chủ hơn, vị thế ngƣời phụ nữ đƣợc nâng lên, quyền tự do của mỗi cá nhân đƣợc coi trọng.
Xét theo cơ cấu, ở mỗi gia đình, số con đã giảm xuống, việc sinh con trai để “nối dõi tông đƣờng” không còn là nguyên tắc bất di bất dịch. Từ góc độ văn hóa tinh thần, các hình thức hƣởng thụ văn hóa mới đã chiếm tỷ lệ áp đảo. Nếp sống mới khuyến khích việc đƣa các cháu nhỏ tới lớp mẫu giáo để bố mẹ, ông bà có thêm thời gian lao động, nghỉ ngơi cũng đƣợc hầu hết các nhóm xã hội ủng hộ... Rõ ràng, những biến đổi theo chiều hƣớng ngày càng no đủ, bình đẳng, dân chủ và văn minh nhƣ trên đang làm tăng thêm vai trò và củng cố vị trí vững chắc của gia đình.
Lối sống gia đình vẫn bảo lƣu nhiều nét của gia đình cổ truyền: giữ thói quen ăn chung cho tất cả mọi ngƣời trong nhà, giữa các thế hệ luôn có mối
liên hệ chặt chẽ và ấm áp. Nếp sống cổ truyền trong đó bố mẹ ở với con trai trƣởng vẫn đƣợc giữ... Nhƣ vậy, không chỉ những yếu tố động mà cả những yếu tố tĩnh đều góp phần củng cố sự bền vững của gia đình, với tƣ cách là một giá trị trong hệ giá trị văn hóa làng.
Dòng họ: trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, công việc kinh doanh ở các địa phƣơng nhƣ đã nêu vẫn có sự đan xen đậm nét của các quan hệ họ hàng, làng mạc, thể hiện rõ nét nhất ở việc thuê mƣớn lao động ƣu tiên cho những ngƣời thuộc họ tộc thân thích và ngƣời làng. Những biểu hiện trên mặc dù không phải là cách giải quyết tối ƣu song nó càng khẳng định vai trò của dòng họ trong điều kiện hiện nay.
Về mặt văn hóa tinh thần, nhờ việc tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết thống, dòng họ từ xƣa đến nay vẫn là một chỗ dựa vững chắc đối với mỗi cá thể trong cộng đồng. Không chỉ dừng lại ở quan niệm, việc đề cao dòng họ về phƣơng diện văn hóa tinh thần còn đƣợc thể hiện trong các hành vi cụ thể của mỗi ngƣời, nhƣ sự tham dự của họ vào các ngày giỗ tổ, trong việc sửa sang từ đƣờng, xây cất mồ mả tổ tiên, cƣới xin, ma chay, khuyến học, khuyến tài trong dòng họ. Sự tham gia nhiệt thành và tâm huyết của ngƣời dân vào các hoạt động trên khẳng định vai trò của dòng họ vẫn còn quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cƣ làng, xã.
Vai trò của gia đình và dòng họ không chỉ đƣợc bảo lƣu bền vững ở các làng, xã sống chủ yếu bằng nông nghiệp mà còn ở cả những nơi có nghề phụ phát triển, hòa nhập và chịu tác động sâu vào nền kinh tế thị trƣờng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Đồng Kỵ là một làng sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ phát triển với lối sống của ngƣời dân đã có phần đô thị hóa, nhƣng các giá trị cổ truyền làng, xã vẫn đƣợc gìn giữ và phát huy đậm nét. Đó là việc duy trì các bữa ăn chung hằng ngày, việc tổ chức các ngày lễ,
tết trong năm, thăm nom cha mẹ, mối quan hệ chặt chẽ giữa ông bà, cha mẹ và con cái trong phạm vi gia đình, việc liên kết làm ăn kinh tế trong dòng họ, giỗ tổ họ... Đây là những nét đẹp và biểu hiện khẳng định sức sống bền vững của gia đình, dòng họ trong lối sống thôn làng của ngƣời Việt.
Vai trò của gia đình và dòng họ với những giá trị tốt đẹp và đặc trƣng trong nếp sống không những không bị mai một mà còn thích ứng, biến đổi, tạo ra các giá trị mới và có khả năng trƣờng tồn cùng với đời sống làng, xã Việt Nam.
3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của lễ hội truyền thống
3.2.1. Lễ hội cổ truyền
Hội làng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của dân làng. Từ xa xƣa, hội làng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân ở mọi vùng quê. Sau một năm làm lụng trên ruộng đồng vất vả, mùa xuân đến, ngày hội làng là dịp để cho mọi ngƣời đƣợc nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình. Từ những ngƣời con đƣợc sinh ra ở làng quê thân yêu đã trƣởng thành đi công tác trên khắp mọi miền đất nƣớc, đến những ngƣời đang sống xa xôi nơi đất khách quê ngƣời... ngày hội làng cũng khát khao đƣợc về cội nguồn.
Nội dung, ý nghĩa của lễ hội cổ truyền: cũng nhƣ lễ hội lịch sử, cách mạng đều đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Mỗi lễ hội đều hƣớng tới một nhân vật (hoặc một tập thể nhân vật) đƣợc coi là linh thiêng, cần đƣợc tôn kính, ghi ơn, và phải đƣợc các đời sau tƣởng nhớ, cúng giỗ chân thành. Đó là các anh hùng dân tộc trong chống ngoại xâm, là các danh nhân văn hóa, là những ngƣời có công lao to lớn đối với việc xây dựng đất nƣớc, phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phƣơng cũng nhƣ với cả nƣớc,
là những ngƣời có công truyền nghề, chống thiên tai, khai phá đất hoang mở đất, lập làng ấp mới, là những ngƣời hy sinh vì nghĩa lớn, là những ngƣời giàu lòng nhân ái… Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nƣớc nhớ nguồn” và sự ngƣỡng vọng, tôn vinh của ngƣời đời sau đối với công lao và đức độ của các đối tƣợng đáng kính nói trên. Do vậy mà lễ hội đƣợc coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trƣờng giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ, là một nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi ngƣời, cần đƣợc trân trọng. Một đất nƣớc có nhiều lễ hội nhƣ nƣớc ta chứng tỏ ngƣời Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời, rất đáng tự hào.