Sự hình thành ý thức tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Logic-lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam (Trang 56)

a. Sự ảnh hưởng của hương ước tới văn hóa làng xã

Hƣơng ƣớc, khoán ƣớc (hay còn gọi nôm na là lệ làng) ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XV. Đó là những quy ƣớc liên quan đến các mặt của đời sống làng xã đƣợc ghi chép thành văn bản (cũng có thể gồm cả những điều lệ không đƣợc ghi chép mà truyền khẩu trong dân gian) đƣợc cộng đồng làng xã cùng nhau tuân thủ. Hƣơng ƣớc quy định về hầu hết các

mặt hoạt động của làng xã ngƣời Việt nhƣ cách tổ chức và hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã; các hội tƣ văn, tƣ võ, hội thiện, phe giáp, xóm ngõ; các hoạt động xã hội nhƣ hội hè đình đám, tế lễ, tuần phòng, khao vọng, giao hiếu và một số hoạt động kinh tế.

Theo phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Tá Nhí - tác giả cuốn "Tuyển tập Hƣơng ƣớc Thăng Long - Hà Nội", một bản hƣơng ƣớc ngắn có khoảng 12 điều, bản hƣơng ƣớc dài thì khoảng 300 điều và có thể khái quát thành bảy nội dung, gồm sản xuất lao động; trật tự trị an, bảo vệ làng xóm; giao thông vận tải, đi lại, đƣờng sá; khuyến học, khuyến khích ngƣời tài; thờ cúng, tâm linh, tôn giáo; quan hệ ứng xử liên quan đến tập tục, chủ yếu là hiếu hỷ; và cuối cùng là những biện pháp duy trì hƣơng ƣớc. Trong đó, biện pháp duy trì hƣơng ƣớc là điều quan trọng nhất. Thƣờng có năm biện pháp, nhẹ nhất là trừng phạt về kinh tế nhƣ phạt tiền; thứ hai là bắt lao động công ích, bắt đi quét đình, đắp đƣờng; thứ ba là hạn chế quyền lợi về chính trị xã hội nhƣ tẩy chay không cho vào đình, không cho tham dự việc làng mấy năm và những ngƣời trong làng không tham gia vào công việc của ngƣời vi phạm hƣơng ƣớc nhƣ cƣới con không ai đến, bố mẹ mất không ai khênh; thứ tƣ là tẩy chay đuổi ra khỏi làng; thứ năm là thề thốt trƣớc thần linh.

Hƣơng ƣớc làng Ngọc Hà, Tổng Nội, huyện Hoàng Long cũ, phần mục Sự cấp cứu - Điều thứ 27 ghi rõ: Gặp lúc cần cấp nhƣ nƣớc lớn, đê sạt hoặc lửa cháy nhà nào, hoặc trộm cƣớp nhà nào, trừ ra những ngƣời 60 tuổi và ngƣời yếu, còn ngƣời lành nghe hiệu thì phải lập tức đến cứu. Nếu ai biếng nhác không đến, hội đồng xét thực, phạt từ 0,2-0,5 quan tiền cũ. Xét gian lận - Điều thứ 94: Những điều mà đã có lệnh cấm nhƣ rƣợu lậu, thuốc phiện, mở sòng bạc và bài lá lấy hồ thì hội đồng phải khám xét luôn trong làng để trừ gian lậu. Hay sự giáo dục - Điều thứ 100: Dạy trẻ con có học thức phổ thông

là nghĩa vụ ngƣời làm phụ huynh, không ai đƣợc trừ. Làng mở một trƣờng học để dạy trẻ trong làng. Điều thứ 102: Trẻ em trong làng, đúng tám tuổi phải đi học cả [35. tr.18].

b. Ý thức tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong hương ước mới

Mỗi làng xã Việt nam ngày nay đều chú trọng xây dựng hƣơng ƣớc mới. Hƣơng ƣớc mới là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cƣ cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cƣ, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật. Nội dung hƣơng ƣớc tập trung quy định các vấn đề sau:

Đề ra các biện pháp, phƣơng thức thích hợp giúp dân cƣ trên địa bàn tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội, bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân.

Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cƣ; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc.

Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nƣớc, tài sản công cộng và tài sản công dân, bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nƣớc, đê điều, đập nƣớc, kênh mƣơng, kè cống, đƣờng dây tải điện; xây dựng và phát triển đƣờng làng, ngõ xóm, trồng cây xanh.

Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cƣới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phƣơng; khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém.

Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cƣ văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi ngƣời đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Xây dựng tình đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phƣơng; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân.

Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, cờ bạc, rƣợu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những ngƣời lầm lỗi tại cộng đồng dân cƣ. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở

cơ sở nhƣ Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác.

Đề ra các biện pháp thƣởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hƣơng ƣớc: hƣơng ƣớc quy định các hình thức và biện pháp khen thƣởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc nhƣ: lập sổ vàng truyền thống, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thƣởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thƣởng theo quy định chung của Nhà nƣớc. Đối với những ngƣời có hành vi vi phạm các quy định của hƣơng ƣớc thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hƣơng ƣớc thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhƣng không đƣợc đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hƣơng ƣớc không đặt ra các khoản lệ phí. Hƣơng ƣớc có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; giáo dục, cảm hóa giúp đỡ ngƣời phạm tội sau khi ra tù trở thành ngƣời lƣơng thiện, có ích cho xã hội…

Nhƣ vậy, hƣơng ƣớc có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng. Hƣơng ƣớc phản ánh tâm lý của dân làng, phản ánh một phƣơng diện quan trọng của văn hoá làng. Đó là các quan điểm của dân làng về điều hay, lẽ phải, điều dở, điều trái, về cái đúng - sai, đáng trọng - đáng khinh. Sức mạnh cƣỡng chế của hƣơng ƣớc dựa vào lề thói, nếp sống quen

thuộc của cộng đồng làng. Đó là sức mạnh có tính chất tâm lý nằm sâu trong tiềm thức của mọi dân làng. Hƣơng ƣớc vừa uốn ngƣời ta vào khuôn phép, và động viên ngƣời ta hành động, gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và các quyền lợi của mọi thành viên trong làng. Do đó, hƣơng ƣớc có ý nghĩa trong việc bổ sung cho luật pháp khi cần xử lý những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng. Hƣơng ƣớc không chỉ có ý nghĩa nhƣ là một thứ luật pháp mà còn có ý nghĩa nhƣ là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức cần đƣợc bảo tồn và phát huy đúng cách.

2.2.5. Hạn chế của phương pháp lôgic

Trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu văn hóa nói riêng, phƣơng pháp lôgic có ƣu thế so với phƣơng pháp lịch sử. Ƣu thế đó đƣợc biểu hiện ở chỗ nó có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố tất yếu của sự nghiên cứu: nghiên cứu kết cấu của đối tƣợng và hiểu lịch sử của nó trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phƣơng pháp lôgic là dễ mang tính ngụy biện.

P.Gourou, tác giả công trình nghiên cứu “Ngƣời nông dân châu thổ Bắc Kỳ” là đại diện tiêu biểu cho việc sử dụng phƣơng pháp lôgic trong nghiên cứu làng xã Việt Nam. Lấy bối cảnh nghiên cứu là làng xã Việt Nam những năm 1930 - 1939, những kết luận của ông về làng xã Việt Nam có phần khiên cƣỡng, mang đậm tính cá nhân. Ông khẳng định “đối với những xã ven sông, khả năng mất đất có nhiều hơn khả năng thêm đất do sự chuyển đổi của dòng sông, nhƣng ngƣời Việt Nam thích trò đỏ đen và thƣờng phó cho số phận may rủi”, hay giải thích việc đào ao xung quanh đình là do “ làng có xu hƣớng bao bọc bằng những mặt nƣớc xung quanh, nhƣng không phải làng nào cũng có sẵn mặt nƣớc, vì vậy ngƣời ta cố gắng đào ao hai bên lối vào làng khiến cho chỉ có thể đi vào làng bằng một con đƣờng” [14.tr.239]. Giải thích cho tín

ngƣỡng đa thần ở Việt Nam, ông cho rằng “trong làng Việt có khoảng 20 loại thờ cúng và bàn thờ khác nhau; nếu ngƣời Việt không có mối khắc khoải về tôn giáo và lòng thiếu khoan dung thì có thể nói rằng bản chất họ là hoài nghi, rõ ràng họ theo đa thần giáo và rất mê tín” [14.tr.246].

Mặc dù những số liệu nghiên cứu của P.Gourou là rất đầy đủ và chính xác, nhƣng dựa trên những số liệu hiện thời đó chƣa đủ để kết luận về bản chất con ngƣời, lối sống của ngƣời dân làng xã Việt Nam. Đó chỉ là những phán đoán mang tính suy luận, thiếu chứng liệu lịch sử.

2.3. Vai trò của phƣơng pháp lôgic - lịch sử trong nghiên văn hóa làng xã làng xã

Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phƣơng pháp lôgic và phƣơng pháp lịch sử theo cách là bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu, những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Tƣ liệu nghiên cứu làng xã rất phong phú, nhƣng mang tính vụn vặt, lẻ tẻ, chứng cứ lịch sử nhiều điểm chƣa rõ ràng, vì vậy cần phải dựa trên các hiện vật khảo cổ lịch sử để phác họa những đặc điểm văn hóa tƣơng ứng của thời kỳ đó. Nhƣng phải dựa vào các nghiên cứu khác về cùng thời kỳ, hay các vùng văn hóa tƣơng ứng thì mới có thể đƣa ra những kết luận xác đáng. Phƣơng pháp lôgic - lịch sử là rất cần thiết.

Khi nghiên cứu văn hóa làng xã nhƣ một đề tài sử học cần phải có các tài liệu lịch đại, vì thiếu loại tài liệu này, các công trình nghiên cứu thƣờng "lấy nay suy ra xƣa, lấy muộn suy ra sớm" nên khó tránh đƣợc những suy diễn, những giả thuyết mà sự chứng minh không đủ sức thuyết phục. Hoặc khi vận dụng phƣơng pháp hệ thống- cấu trúc vào việc nghiên cứu làng, do tính độc lập tƣơng đối của đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng chỉ chú ý đến những liên hệ trong hệ thống, ít chú ý đến những liên hệ ngoài hệ thống, dẫn

đến bỏ qua, hoặc tƣởng rằng các mối liên hệ bên ngoài hệ thống đƣợc hình thành cũng do sự phát triển mở rộng những mối liên hệ bên trong hệ thống, nghĩa là xem làng nhƣ một thực thể bất biến. Coi nƣớc nhƣ tổng các làng, coi dân tộc nhƣ tổng các cộng đồng làng, coi văn hóa Việt Nam cổ truyền nhƣ tổng văn hóa làng.

Chỉ sử dụng cách tiếp cận lôgic - lịch sử ta mới giải thích đƣợc lịch sử phát triển của làng xã Việt nam trong các giai đoạn lịch sử một cách khái quát nhất. Phƣơng pháp lôgic không làm đƣợc điều này vì mỗi giai đoạn lịch sử lại có những nét đặc thù riêng. Trong nghiên cứu văn hóa, nơi phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng một cách nổi bật thì các sự kiện lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tái hiện các sự kiện, sự thật lịch sử trong tính cụ thể và nhiều vẻ của chúng là cơ sở để khái quát, để khám phá ra các quy luật. Thiếu các sự kiện lịch sử, khoa học văn hóa sẽ không còn giá trị lịch sử nữa.

Tuy nhiên sẽ không đúng nếu quan niệm phƣơng pháp lịch sử nhƣ là một sự mô tả đơn giản các tiến trình văn hóa, chồng chất các sự kiện riêng lẻ, mà không chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng với nhau, không phân tích ý nghĩa và vai trò của chúng. Việc dễ dàng chấp nhận các sự kiện sẽ dần đến chỗ lẫn lộn cái ngẫu nhiên với cái tất nhiên, cái không cơ bản với cái cơ bản. Cho nên tái hiện sự kiện, khám phá quy luật, phân tích ý nghĩa là những mặt có quan hệ nội tại với nhau nhằm tạo nên bức tranh khoa học về văn hóa.

Sự kết hợp của phƣơng pháp lôgic - lịch sử góp phần giải quyết vấn đề đặt ra là: bằng cách nào đó có thể kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của khách thể văn hóa với việc nắm các gian đoạn căn bản trong lịch sử hình thành các giá trị văn hóa đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chƣơng 2. Văn hóa là một đối tƣợng mang tính đặc thù, mang

vì thế khi nghiên cứu văn hóa không thể cứng nhắc bằng phƣơng pháp lịch sử, hay phƣơng pháp lôgic. Sự suy luận kết hợp của lôgic - lịch sử mới giải quyết đƣợc bản chất của văn hóa. Hiện nay, nƣớc ta đang đổi mới và mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hóa, thực tiễn văn hóa đã trở nên phong phú và phức tạp, thậm chí có phần hỗn độn. Bởi vậy, chúng ta cần phải hiểu biết nhiều lí thuyết và phƣơng pháp mới, để trên cơ sở đó, chọn lấy những lí thuyết và phƣơng pháp thích hợp, đáp ứng cả nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Logic-lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam (Trang 56)