Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Logic-lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam (Trang 36)

Làng xã Việt Nam đƣợc hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa những ngƣời nông dân lao động trên con đƣờng chinh phục những vùng đất mới để trồng trọt. Ở nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm, chiến thắng lũ lụt, đẩy lùi biển cả, chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại xâm nhằm bảo đảm cuộc sống trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đầy biến động.

Ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam: về lịch sử thay đổi của làng xã có ba lần biến cách: biến cách lần một là vào thế kỷ XV khi chế độ quân điền đƣợc thực hiện. Theo đánh giá của GS. Trƣơng Hữu Quýnh: chính sách quân điền thời Lê Sơ đã biến làng xã tƣơng đối tự trị trƣớc đây trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nƣớc phong kiến. Thành viên công xã nông thôn trở thành những tá điền phụ thuộc phong kiến, và chính sách quân điền đã góp phần quan trọng vào việc xác lập những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn vào nửa sau thế kỷ XV.

Từ thế kỷ XVI – XVIII, là giai đoạn lịch sử phức tạp. Những cuộc chiến tranh xâm lƣợc tạm chấm dứt. Thay thế vào đó là những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến và chiến tranh nông dân. Nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền suy yếu, đất nƣớc bị chia cắt, hỗn chiến phong kiến triền miên và nông thôn Việt Nam thực sự tuột khỏi tay quyền kiểm soát chính quyền phong kiến Lê – Trịnh. Dân chúng làng xã phiêu tán nhiều và hiện tƣợng “phép vua thua lệ làng” là vấn đề nổi cộm. Xu hƣớng tái lập quyền tự trị của làng xã xuất hiện và phát triển.

Cho đến thế kỷ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn phần nào đã khắc phục đƣợc những hiện trạng trên. Vốn là thủ lĩnh phong trào nông dân trở thành hoàng đế Quang Trung, ngay từ ngày đầu tổ chức vƣơng triều, ông đã cƣơng quyết “ổn định lại trật tự xã thôn” nhƣ đƣa dân phiêu tán trở về quê sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang… Nhƣng tiếc rằng chủ trƣơng này vừa mới đƣợc triển khai thì ông sớm qua đời. Ngƣời kế nghiệp ông đã không đủ tài năng và bản lĩnh để thực hiện chủ trƣơng đó nên tình hình không những không đƣợc cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi.

Trong hai thế kỷ XVII, XVIII, những ngƣời dân Việt ở miền Trung đã đến khai phá những vùng đất mới ở phía Nam. Tuy làng Việt ở miền Nam đƣợc thành lập sau các làng ở miền Bắc, miền Trung nhƣng ngay từ đầu các chúa Nguyễn và sau này nhà Nguyễn đã can thiệp trực tiếp vào việc thành lập và tổ chức làng. Sau khi đánh bại Tây Sơn, thiết lập nên vƣơng triều Nguyễn, các vua Nguyễn đều cố gắng chấn chỉnh hƣơng thôn trong toàn quốc. Từ sự chỉnh đốn lại phong tục ở hƣơng thôn của Gia Long (1804) đến quyết định tiến hành cải tổ bộ máy hành chính xã thôn của Minh Mệnh trong việc “khép chặt lại tính tự trị của làng xã” để nâng cao sức tập quyền của nhà nƣớc phong kiến.

Biến cách lần hai là vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nƣớc ta. Trong thời gian đầu chúng đã lợi dụng cơ chế và bộ máy sẵn có của làng xã nƣớc ta để thực hiện sự cai trị. Nhƣng sau nửa thế kỷ thống trị nƣớc ta, thực dân Pháp nhận thấy làng xã đã trở nên bất lợi cho chính quyền thực dân. Tính độc lập, tính tự trị của làng xã đã trở thành một pháo đài chống Pháp và chúng quyết định tiến hành “cải lƣơng hƣơng chính”, bắt đầu đƣợc thử nghiệm ở Nam Kỳ vào năm 1904, ở Trung Kỳ vào năm 1942, còn ở Bắc Kỳ vào những năm 1921, 1941.

Biến cách lần thứ ba đối với làng xã cổ truyền Việt Nam là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 – cải cách ruộng đất. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cải cách ruộng đất làm thay đổi hẳn cơ chế làng xã, tác động mạnh vào cơ chế cổ truyền này, để tạo ra những nội lực mới, đổi thay mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.

Thông qua ba lần biến đổi lớn của làng xã Việt Nam, chúng ta thấy vị trí trọng yếu của làng xã trong lịch sử nhà nƣớc Việt Nam qua các chế độ, thời kỳ lịch sử của dân tộc.

2.1.2. Các yếu tố văn hóa đặc trưng

- Ngôi đình làng:

Ngôi đình làng là biểu tƣợng tiêu biểu cho văn hóa vật chất làng xã. Thông thƣờng một tộc ngƣời, một đơn vị dân cƣ, một đơn vị hành chính cơ sở đều có một ngôi nhà chung để giải quyết những vấn đề luật tự, luật pháp, tín ngƣỡng, tôn giáo và những nhu cầu văn hoá của cộng đồng. Buổi đầu có thể là ngôi nhà của thủ lĩnh, của tộc trƣởng. Khi tín ngƣỡng phát triển, luật pháp đƣợc đề cao, thì cơ sở vật chất của cộng đồng cƣ dân theo đơn vị hành chính thấp nhất (làng, bản, buôn, sóc...) dần tách khỏi sự ràng buộc của những cá nhân, để ngôi nhà chung hình thành - đối với ngƣời Kinh đó là đình làng. Có thể nói, trong lịch sử, nơi nào có ngƣời Việt tụ cƣ thành làng xã, phố phƣờng

là ở đó có đình làng. Những thợ thủ công lên Thăng Long làm ăn đã xây đình tại phố, thờ vọng Thành hoàng làng, nhƣ thợ đóng giầy của Tam Lâm (gia tộc), thợ nhuộm Đan Loan, thợ Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)...

Khoảng từ thế kỷ XV, đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã ngƣời Việt. Ba yếu tố trên thƣờng xuyên diễn ra ở đình làng, không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố.

Về mặt chính trị: đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công

việc của chính quyền cơ sở giải quyết tại đây.

Về mặt văn hoá: đình làng là một trung tâm tín ngƣỡng, hoạt động văn

hoá, văn nghệ, giáo dục truyền thống, duy trì những thuần phong mỹ tục. Đình là nơi thờ Thành hoàng, nó không phụ thuộc một tôn giáo nào. Thành hoàng có thể là những ngƣời có công với nƣớc, với dân... Thành hoàng làng cũng có thể là ngƣời có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi xƣớng một ngành nghề, tức các vị tổ nghề. Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những nhân vật huyền thoại. Đình cũng có thể thờ những anh hùng cái thế của dân tộc, từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có công lập làng và những ngƣời có nhiều công đức với làng tuy không đƣợc tôn làm Thành hoàng. Thành hoàng làng đƣợc thờ đều có thần tích hay thần phả ghi tiểu sử và các tiết lệ tế lễ hàng năm.

Thành hoàng làng đều có ngày sinh, ngày hoá, ngày khánh hạ. Đây là những ngày lễ trọng. Đối với các tỉnh phía Bắc, dân chúng thƣờng chọn một trong ba ngày đó, vào thời gian nông nhàn và mát mẻ để mở hội làng, thông thƣờng là vào mùa xuân hoặc cuối thu sang đông. Đêm giao thừa, mọi nhà đều có ngƣời đến đình làng để thắp hƣơng lễ Thành hoàng làng hoặc ra chùa lễ Phật, khi về thƣờng hái một cành lộc để lấy may. Các thành viên làng xã, từ nhỏ, đã đƣợc cha dẫn đến đình để học lễ nghi, những thuần phong mỹ tục, cấm

kỵ những việc làm thất đức, hỗn xƣợc... Những việc làm nhƣ thế có tác dụng giáo dục rất lớn, nó quy định hành vi, tình cảm, nếp sống của cả cộng đồng.

Về mặt xã hội: đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của làng

xã. Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết căn bản vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết mọi chuyện vui, buồn của làng xã, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng đồng. Chính vì vị thế của đình làng nhƣ vậy mà mọi thành viên trong làng đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ. Ngƣời ta giành cho đình làng cơ sở vật chất tốt nhất, những tài năng siêu việt nhất trong quá trình xây dựng, đồng thời cũng cung tiến cho đình những đồ tế tự quý báu.

Thành hoàng đƣợc coi là thần bản mệnh của cộng đồng. Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau tùy theo từng làng. Thành hoàng có thể là các vị thần tự nhiên nhƣ thần núi, thần sông hay các “nhiên thần” nguồn gốc là cây, đá. Có khi là các thần vì lý do nào đó có quan hệ với cộng đồng nhƣng mang đậm chất thiêng. Thành hoàng cũng có thể là các vị tổ sƣ các nghề, ngƣời lập làng, dựng làng, ngƣời có công với nƣớc, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các nhân vật tôn giáo…

Việc mỗi làng tự chọn cho mình một hay một số vị thần bảo hộ riêng không có nghĩa là “ly tâm” thoát ra khỏi sự thống nhất của quốc gia thống nhất. Hay việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền, mà chính quyền chi phối thần quyền. Khi Gia Long lên ngôi và những vua kế nghiệp đều tái lập sự chi phối, sự khống chế các thành hoàng làng xã từ Bắc đến Nam. Sắc thờ thành hoàng của các làng trong cả nƣớc phải đƣợc triều đình phong cấp lại. Vua là chủ của bách thần. Triều đình tiến hành can thiệp vào tín ngƣỡng thờ thành hoàng bằng cách tái cấp sắc cho thành hoàng, loại

bỏ một số “dâm thần”, “ngụy thần”. Cũng nhƣ các triều đại khác, các thành hoàng đƣợc phân chia làm 3 hạng: thƣợng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thành hoàng làm cho sự thống nhất của chính quyền và thần quyền ngày càng tăng thêm tính chuyên chế của nhà nƣớc quân chủ, nhà vua không chỉ coi là phần “xác” mà còn là “giáo chủ của phần hồn”.

Ngoài ra, cổng làng, một nét văn hóa tiêu biểu của văn hóa làng xã. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Cổng làng chủ yếu có ở những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã, đặc biệt là vùng đất châu thổ sông Hồng. Dù to dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng bề thế, chỉn chu. Cửa nhà trong làng có thể xộc xệch, sơ sài; con ngƣời có thể lam lũ, nhếch nhác nhƣng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Ðơn giản chỉ bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tƣợng của làng quê, phần nào thể hiện đƣợc cốt cách của làng, tƣ chất của mỗi ngƣời dân trong làng.

Kiến trúc cổng làng xƣa không cầu kỳ, phô trƣơng mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng thƣờng đƣợc đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn thấy nhất và thƣờng thì chỉ có một cửa chính nhƣng ở nhiều nơi, liền với cửa chính còn có hai cửa phụ thấp và nhỏ hơn, đƣợc xây dựng trang trí hài hoà với cổng chính, tạo thành một thể kiến trúc thống nhất tựa nhƣ những ngôi tam quan của chùa, hay nhƣ những bức cửa mã ở đình làng.

- Tín ngưỡng của cư dân làng xã:

Cơ sở tín ngƣỡng sơ khai của ngƣời dân làng xã Việt Nam là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Cơ sở của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa ngƣời đã chết và ngƣời sống (cùng chung huyết thống) bằng con đƣờng hồn về chứng kiến, theo dõi hành

vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngƣỡng này đạo lý là nội dung nổi trội. Đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng nhƣ khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm đƣợc biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nƣớc) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể.

Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngƣỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xƣa và mang đạo lý nhân ái uống nƣớc nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã đƣợc các hệ tƣ tƣởng tôn giáo khác bổ sung hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo: Đạo tổ tiên - Đạo Ông Bà. Tác giả Đỗ Lai Thúy khẳng định “hình thức tiêu biểu nhất của tín ngƣỡng gia đình ở ngƣời Việt là thờ cúng tổ tiên. Đây là tín ngƣỡng phổ biến, cơ bản và bền vững của ngƣời Việt mà mục đích, ý nghĩa của nó không chỉ để biểu thị lòng biết ơn các thế hệ tiền bối, nhắc nhở sự có mặt của họ trong cuộc sống thƣờng ngày, mà còn là một phƣơng thức quan trọng và hữu hiệu nhằm củng cố các quan hệ gia đình dƣới sự bảo trợ của cái thiêng” [47. tr.35].

Vai trò: Với tƣ cách một tập thể - gồm cả ngƣời đang sống và ngƣời đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan nhƣ nhiều tôn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng đƣợc thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi ngƣời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống nhƣ lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu

học, lòng yêu nƣớc. Ngoài ra, ngƣời Việt còn có tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên nhƣ thờ thần mặt trời, thần sông, thần núi và phồn thực với những nghi lễ cầu mong đƣợc mùa, các giống loài sinh sôi, nảy nở…

Các tôn giáo khác khi du nhập vào nƣớc ta đều phải hòa nhập vào tín ngƣỡng dân gian cổ truyền của ngƣời Việt. Đó là hiện tƣợng thờ Tứ pháp, thờ Mẫu trong các chùa, thờ thủ lĩnh, thờ thần sông, núi, cây, cỏ… Đây chính là biểu hiện của sự đồng nguyên tam giáo trong tín ngƣỡng dân gian Việt Nam, nó còn in đậm trong đời sống văn hóa làng xã Việt Nam hiện nay.

Vào buổi đầu độc lập, Phật giáo ở các làng xã phát triển đến mức cực thịnh. Lê Văn Hƣu đã nhận xét “dân chúng quá nửa làm sƣ sãi, trong nƣớc chỗ nào cũng chùa chiền” [27.tr.38]. Trong bối cảnh ấy, đời sống tín ngƣỡng của ngƣời dân trong làng xã chủ yếu là Phật giáo. Cùng với Nho giáo, Đạo giáo, các hình thức tín ngƣỡng dân gian vẫn song song tồn tại. Đến cuối thời Trần, Phật giáo ở làng xã và cả quốc gia suy yếu, từ thời Lê trở đi, xã hội Việt Nam đƣợc xây dựng theo mô hình Nho giáo. Tuy nhiên, Nho giáo cũng đƣợc biến đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc đó. Mặt khác, Nho giáo chỉ ảnh hƣởng chủ yếu trong các tầng lớp trí thức, phong kiến bên trên, trong khi cuộc sống của đại đa số ngƣời dân sống trong làng xã vẫn chƣa bị đóng cứng lại theo các khuôn phép của đạo Nho.

Khi nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền sụp đổ, tƣ tƣởng Nho giáo bị khủng hoảng và suy yếu thì Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức tín ngƣỡng dân gian lại có điều kiện trỗi dậy mạnh mẽ. Cũng từ thời kỳ này, đạo Thiên Chúa theo sự bành trƣớng của chủ nghĩa tƣ bản ở phƣơng Tây bắt đầu du nhập vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, rồi dần dần lan tỏa ra cả nƣớc. Các nhà truyền giáo đã khôn khéo đi sâu vào các làng xã, hiểu đƣợc nguyện vọng của

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Logic-lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam (Trang 36)