1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Nho giáo trong Quốc triều hình luật

123 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 49,31 MB

Nội dung

Một bộ luật tiêu biểu cho lịch sử lập pháp lại được sinh ra trong một thời đoạn Nho giáo cũng ờ đỉnh cao đã sinh ra một giả thuyết là: Nho giáo thế ki XV đã tác động rõ nét đến pháp luậ

Trang 1

ĐẠI HỌC Q U Ố C GIA HÀ NỘI

TR Ư Ờ NG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

T R Ầ N THỊ THUÝ NGỌC

Tư TƯỞNG NHO GIÁO TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

C h u y ê n ngành: Lịch sử triết học 5.01.01

LUẬN VĂN THẠC s ĩ TRIẾT HỌC

Người hưóng dẫn khoa học: TS NGUYỀN KIM SƠN

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

Mở đầu

M Ụ C LỤC

1

Nội dung 6

Chương 1: Hoàn cảnh kinh tế xã hội cho sự ra đời Quốc triều hình luật 6

1.1 Nhữno nhân tố kinh tế xà hội giai đoạn trước Lê s ơ 6

1.1.1 Nhà Tiền Lê 6

1.1.2 Nhà Lý 11

1.1.3 Nhà Trần - Hồ 17

1.2 Nhừno nhân tổ kinh tế xã hội giai đoạn Lê sơ 21

Chương 2: j\hữ ng nội (lung Nho giáo được chế định trong Quốc triều hình lu ậ t 30

2.1 Nho eiáo với tư cách học thuyêt chính trị xã hội tronẹ tương quan với pháp luật 30 2.2 Tổng quan chuna về pháp luật trước Lê s ơ 38

2.2.1 Pháp luật của nhà nước phong kiến phương Đông 38

2.2.2 Pháp luật Việt Nam trước Lê sơ 41

2.3 Một số nội dung Nho giáo cơ bàn trong Ouổc triều hình luật 49

2.3.1 Tôn quân và bảo vệ hoàng tộc 57

2.3.2 Đội nsũ quan lại - sự thể hiện sinh động đạo làm tôi của Nho g i a 59

2.3.3 Coi trọng luân lí Nho giáo trong gia t ộ c 69

2.3.4 Coi trọng lễ nehi Nho giáo 76

Chương 3: Bước đầu đánh giá đặc điếm nội dung tư tưởng Nho giáo trong Quốc triều hình luật 78

3.1 Vay mượn những nội duna Nho giáo trong luật pháp Trung Quốc - Sự kết hợp giữa Lễ trị và Pháp trị 78

3.2 Đièm đặc thù của nội dune Nho giáo trong Quốc triều hỉnh luật .84

3.2.1 Quan tâm cao độ tới chức trách của đội naũ quan lại 84

3.2.2 Khác biệt trons quan niệm luân lí gia t ộ c 90

Kết luận 96 Phụ lục

Thư mục tài liệu tham khao

Trang 3

MO ĐẢ I

1 Tính cấp thiết ciia đê tài

- Thê kì XV được coi là một trono nhữns giai đoạn bàn lề trong; tiến trình lịch sử tư tườne Việt Nam nói chuns và tiên trinh phát triên của Nho giáo Việt Nam nói riêng (thè ki X, XV và XIX) Do đó, xác định diện mạo tư tưởng của giai đoạn này không chỉ có V nuhĩa đối với việc xem xét tư tường của riêng giai đoạn đó mà còn là điểm tựa cho các nshiên cứu tư tưỏng cho các ơiai đoạn trước và sau giai đoạn này

- Bên cạnh việc tìm kiêm trons sử liệu, trong các tác phâm văn chương, nsoại giao, triêt học, thi việc xem xét tư tường thông qua luật pháp cũng là công việc quan trọng ơóp phân xây dựng lại diện mạo tư tưởng một giai đoạn

đã qua, vì pháp luật là chiếc cầu nối giữa ý thức hệ thổna trị với thực tiễn xã

hội qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Ouổc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật H ỏng Đức, xác định được viết ra dưới triều Lê Thánh Tông) được đánh

giá là bộ luật hoàn chỉnh nhất, giá trị nhất cùa các triều đại phong kiến nước ta còn lại, đã hệ thống hoá, pháp điển hoá pháp luật hết sức công phu Nghiên cứu những tư tường Nho giáo thề hiện qua bộ luật cũng là một căn cứ xác tín

để xác định diện mạo tư tưởng thế ki XV Thôno qua bộ luật, có thê thây được

ý đồ xây dựng nước Đại Việt của các nhà câm quyên Lê (điên hình là Lẻ Thánh Tông) đã được điều chỉnh cho phù hợp với cơ tầng xã hội Việt Nam và hiện thực hoá rất sống động qua từne điều luật trong Bộ luật

2 Tình hình nghiên cửu đê tài

được xuất bản nhân dịp kỉ niệm 500 ngày mất Lê Thánh Tông: H oàng đê Lê Thánh Tone - Nhà chính trị tài nănư nhà văn hoá lỏi lạc, nhò thơ lớn (Viêno <_> • •

Trang 4

Văn học) và Lê Thánh Tông (1442-1497) - Con ngirời và sự nghiệp (Đại học

Quôc gia Hà Nội) Hai cuôn sách đã phân tích và làm nòi bật vai trò của cá nhân Lê Thánh Tỏng trons việc xây dựníi vương triêu phong kiến theo mô hình Nho giáo rực rỡ nhất trong lịch sứ cả về kinh tế, xã hội, ngoại giao đồng thời kiên tạo nên diện mạo văn hoá mới cho Đại Việt một cách toàn diện và triệt để: giáo dục, khoa cừ, thuần phons mĩ tục, luật pháp theo khuynh hướng Nho aiáo hoá Nsoài ra, trong các aiáo trinh và sách tham khảo về lịch

sử tư tườnc Việt Nam (Viện Triết học, Lịch sử tư tườn% Việt Nam tập 1; GS Phan Đại Doãn cb, M ột sổ vắn đề về Nho giáo Việt N am ) cũng đề cập tới

thế kì XV như giai đoạn thịnh trị nhât của Nho giáo trons tiến trình lịch sử tư tườns, găn liên với tên tuôi Lê Thánh Tông

- Nghiên cứu về pháp luật Việt Nam, 3 cuốn Sơ thào lịch sử nhà nước và pháp quyển Việt Nam của Đinh Gia Trinh, Pháp luật các triều đại Việt Nam

và các nước của TS Cao Văn Liên và Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam cùa TS Vũ Thị Phụng đã cho cái nhìn tổng quan về tiến trình

phát triển cùa pháp luật Việt Nam mà Bộ luật Hồng Đức được đánh giá cao

hơn cả về thành tựu lập pháp Đặc biệt hơn, cuốn Luật và xã hội Việt Nam thê

ki XVII-XVII1 cùa GS Insun Yu là cuốn chuyên khảo rất giá trị thông qua luật

pháp Việt Nam thế ki XVII-XVIII mà xây dựng lại diện mạo xã hội Việt Nam, tronơ đó có tư tường, của giai đoạn đó

- Trực tiếp khảo vào các Bộ luật cụ thể, cuốn Quốc triều hình luật - Lịch

sử hình thành nội dung và giá trị (TS Lê Thị Sơn cb) kháo cứu rất kĩ mọi khía

cạnh của bộ luật dưới aóc độ pháp luật: kĩ thuật lập pháp, các chê tài, phạm vi bao quát các lĩnh vực của bộ luật và đê cập tới nội dung bộ luật thông qua

cách tiếp cận đó v ề Bộ luật Gia Long, cuốn Lược kháo H oàng Việt luật lệ (Buớc đầu tìm hiểu luật Gia Long) cùa Nauven Q Thẳng cung câp thêm cái

Trang 5

nhìn đôi chiếu so sánh đê ta tim hiểu sâu về lịch sir lập pháp Việt Nam và Bộ luật Hồno Đức

- Nghiên cứu những vàn đề Nho giáo thể hiện qua luật pháp, khôns thể

không kê đèn một tài liệu khào cửu rất quan trọng là cuốn Tổng quan tư tường pháp luật Nho gia của GS Du Vinh Căn dày lOOOtr do Học viện Chính trị

Quôc gia HCM dịch và in năm 2002 Cuốn sách phân tích cặn kẽ tiến trình phát triên của Nho giáo trong mối tương hổ với pháp luật và quan hệ song hành Nho gia và Pháp gia đã được kết tinh và định hình ra sao trono lịch sử lập pháp Trung Quốc Như vậy, nghiên cứu chuyên sâu về những nội dung Nho siáo chù yếu thể hiện trong pháp luật Việt Nam vẫn còn là đề tài bò ngỏ

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn • • • •

- Mục đích cùa luận vãn là mô tả và nhận định diện mạo tư tưởng Nho• • • • • • ữ

giáo trong thế kì XV - thế kỉ vẫn được coi là giai đoạn hoàng kim cùa Nho giáo Việt Nam - thông qua phân tích những nội dung Nho giáo trong luật pháp Tại đây, chúng tôi lựa chọn một bộ luật mans tính chất pháp điển cho

toàn bộ tiến trình lịch sử pháp luật Việt Nam là Quốc triều hình luật Một bộ

luật tiêu biểu cho lịch sử lập pháp lại được sinh ra trong một thời đoạn Nho giáo cũng ờ đỉnh cao đã sinh ra một giả thuyết là: Nho giáo thế ki XV đã tác động rõ nét đến pháp luật Việt Nam, và ngược lại, thôno qua phân tích các

điều luật cụ thể (trong Quốc triều hình luật) chúng ta có thể hình dung đưọc

khá chính xác về sự thịnh trị của Nho giáo trong thế kỉ này Công việc của luận văn phải làm là chứng minh cho tính chân thực cùa giả thuyết đó

- Đê thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn phải lí giải

được: thứ nhất, chi ra nhừna nhàn tô kinh tế xã hội đã làm sản sinh ra bộ Ouổc triều hình luật', thứ hai, mô tà những nội duns tư tưởns, Nho giáo trona Ouôc triều hình luật bằng các phân tích định lượng; thứ ba, nêu những đặc điểm của

Trang 6

tư tường Nho giáo trong Oitốc triều hình luật, từ đó ơỏp phần khái quát lẻn

diện mạo tư tưởng Nho giáo trons thế kì XV

4 Phưong pháp nghiên cứu

- Luận ván sử dụng phương pháp logic-lịch sử của CNDVBC, thôno qua các sự kiện lịch sử để rút ra logic vận độna nội tại của các sự kiện kinh tế xã hội, từ đó vận dụng logic này vào phân tích sự chuyển biến cùa các loại hình

tư tườna, đặc biệt là sự lèn ngôi của Nho £Ĩáo vào thế kì XV

- Luận văn quán triệt quan điểm về hình thái ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của CNDVLS vào việc nhìn nhận, đánh giá luật pháp và tư tưởng Nho giáo thế kỉ XV

- Nsoài ra, phươno pháp được dùng phổ biến nhất trong luận văn là phương pháp định lượng kết hợp với mô tà và đối chiếu so sánh, phân tích và tổng hợp, những thao tác cụ thể để có thể khắc hoạ được xác thực các nội dung Nho giáo thể hiện thông qua các điều luật

5 Cái mói của luận văn

Do là một bộ luật tiêu biểu cho lịch sử lập pháp phono kiến Việt Nam,

Quốc triều hình luật đã tốn không ít công phu của các nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu pháp luật Bộ luật đã được mô xẻ chi tiêt dưới các sóc độ của khoa học pháp lí: kĩ thuật lập pháp, các chê tài và khung hình phạt, mức độ bao quát đời sốnơ xã hội xét trên quan điểm lập pháp hiện đại (Dân sự, Hình sự, Đất đai, Kinh tế, ) để rút ra những kết luận về thành tựu lập pháp cùa Việt Nam trong thế kì XV Hướníĩ đi của luận văn thì lại coi

Quốc triều hình luật như một đổi tượnơ phản ánh chính xác cho tư tưỏng - cụ

thể ở đây là tư tường Nho giáo - trong thế kỉ XV Đứng trên góc độ đó, chúng tôi đã tiếp cận bộ luật bans bộ côns cụ của khoa học về tư tường chứ không

Trang 7

phải khoa học pháp lí, dù dươim nhiên có vận dụng nhừna kẻt luận nghiên cứu của khoa học pháp lí đôi với bộ luật như nhữno nâc thana cho việc thực hiện các bước nghiên cứu tư tưởng cùa mình Các kẻt luận được rút ra qua quá trình phân tích đó cùns hoàn toàn hướng tới mục đích làm sáng rõ diện mạo tư tường; Nho giáo thẻ kì XV Đâv là điêu mà chưa có một cônơ trình nahiên cứu

nào về Bộ luật Hông Đức thực hiện.

Ngoài ra, nghiên cửu tư tường qua pháp luật nói chung, và nghiên cứu tư

tirờng Nho oiáo qua Oitôc triều hình luật nói riêng một cách chuyẻn sâu cùng

ỉà hướng đi còn ít thây, chúng tôi hi vọng có thẻ góp chút ít công sức cho khuynh hướng nahiên cứu tư tường thông qua các đối tượna liên ngành

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: H oàn cảnh kinh tế x ã hội cho sự ra đời của Quốc triều hình luật

Chirơno II: N h ữ n g nội (lung tư tư ởng N ho giáo trong Quốc triều hinh luật

Chương III: Đặc điếm nội dung tư tưởng N ho giáo trong Quốc triều hình luât

Trang 8

C H U O N G 1 HOÀN CẢ NH KINH TÉ XÃ HỘI CH O sụ RA ĐỜI

QUÔC T R IẺ U H ÌN H L UẬ T

1.1 Những nhân tố kinh tế xã hội giai đoạn trước Lê

so-1.1.1 N hà Tiền Lê

Với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch đàng năm 938, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng va phát triển liên tục cùa các vương triều phong kiến độc lập dân tộc Tuy nhiên, dưới ngọn cò’ lãnh đạo cùa giai cáp phong kiên dàn tộc, chiến thắng của nhân dân ta mới chì

là chiến thăng quân sự, được bat nguồn từ ý chí quật cường, khát khao siành độc lập dân tộc Giai cấp phong kiến người Việt bat tay vào xây dựns, nhà nước phong kiến độc lập dân tộc trên cở sở của một kết cấu kinh tế - xã hội còn non yếu và rời rạc Cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế để có thể đóng vai trò là bệ đỡ vật chất cho thượng tầng kiến trúc của một nhà nước phong kiến truna, ương tập quyền đủ mạnh

Xem xét từ mối quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc trong một chình thể hình thái kinh tế - xã hội, có thể nói rằng, lịch sử của các triều đại Ngô (939 - 967), Đinh (968 - 980), Lê sơ (980 - 1009) là lịch sử đấu tranh cùa hai xu hướng đối iập: phân cắt và thống nhất, li tâm phân quyên và hướng tâm tập quyền về chính trị Hệ quả tất yếu của quá trình lịch sử đó là từng bước hình thành ngày càng rõ ràng quan hệ kinh tế địa chủ - tiểu nông,

bệ đỡ kinh tế - giai cấp đích thực cùa thượng tầna kiến trúc phong kiên, cùa nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dân tộc

Sừ cũ chép lại, sau chiến thắng sônơ Bạch Đằng, năm 939 Ngô Quyên xưng vương đóns đô ở c ổ Loa “thừa quốc thống” (ý nói kế tục sự nghiệp của Hùnơ vương và An Dương vươna), nhưng nền thông nhất của quôc gia - dân tộc vẫn luôn bị đe doạ bởi âm mưu cát cứ của các thế lực quân sự địa phương

Trang 9

Ngay sau khi ông mât (944), đàt nước rơi và cảnh nội chiến liên miên giữa các

“vương” (Dương Binh virơnu - Dươno Tam Kha, N«ô Nam Tấn vuơns - Noô Xương Văn, Ngô Thiên Sách vương - Nơỏ Xương Ngập), mà thực chất là sự thôn tính lần nhau giữa các thế lực quý tộc địa chủ - quân sự ờ các khu vực trọng yếu cùa đất nước Kết quả khách quan của thời kỳ “loạn mười hai sử quân” là đã hinh thành nên mười hai thế lực đại địa chủ - quân sự chiếm cứ mười hai vùng kinh tế phì nhiêu của châu thổ sông Hồne, sông Mã, trài rộng

từ Thanh Hoá đèn Băc Giang Trong các vùng kiểm soát của các sứ quân, đã manh nha hình thành kiểu quan hệ kinh tế phong kiến đặc trưng là quan hệ địa chủ - tá điên, dù chấc chan nó chưa đạt được như kiểu quan hệ kinh tế trong các lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến châu Âu

Bằng sức mạnh quân sự, năm 970, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn mười hai sứ quân, chẩm dứt được cục diện cát cứ, thống nhất đất nước Dưới hai triều đại Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009), dù đều xưng đế hiệu, cho xây cung điện, mời Hồng Hiến là người Hán làm quốc sư với ý định thiết

kế xây dựng mô hình nhà nước phong kiến phòng theo nhà Tống cùa Trung quốc nhưng tài liệu lịch sử cho thấy, trên thực tế, cả hai triều đại vẫn chủ yếu dựa vào bạo lực quân sự để duy trì sự ĩhống nhất quốc gia, điều hành đất nước, nguy cơ cát cứ, đổ vỡ nền thống nhất đất nước vẫn đang tiềm ẩn Đinh Tiên Hoàng cho đặt vạc dầu, cũi hổ ở giữa triều đình để hù doạ và trừng phạt những kẻ chổng đối, dùng quan hệ hôn nhân và quan tước để ràng buộc mua chuộc các sứ quân về hàng và các hào trườno địa phươna Đó là phong cách hành xử của một thủ lĩnh quân sự hơn là của một vị hoàns đê, của một thê chê phong kiến thuần thục Dưới triều Tiền Lê, xu hướng tập quyên hoá được tăng cường thêm một bước Sau khi hoàn thành thang lợi vẻ vang cuộc kháns chiên bảo vệ tổ quốc và cuộc chiên tranh mở rộn2 biên giới phía nam (phạt Tôns bình Chiêm), Lê Hoàn thực hiện một loạt các chính sách kinh tế, hành chính

Trang 10

và quân sự nhăm củng cô khôi thổn" nhất quốc gia - dàn tôc và tăno cườnơ quyên lực, sự ảnh hưởng của nhà nước trung ương với các đia phươno Như cho xây dựng cung điện ở kinh dô Hoa Lư với quy mô lớn, đúc tiền riêng hiệu Thiên Phúc, đặt chức Thái sư đê mưu bàn quốc chính, đật chức Tổng quản để nắm giữ dân chính và quân chính, đặt chức Thái uý để chì huy quân đội Năm

1002, Lê Hoàn sứa lại các khu vực hành chính trong cả nước, đổi thập đạo dưới thời Đinh làm lộ, phủ, châu, v ề kinh tế, ông đặc biệt chú ý đến các công trình nạo vét kênh ngòi, đào đắp các hệ thống mới, tạo thành một hệ thống tưới tiêu và giao thông liên hoàn giừa các vùng trong cà nước Sử sách ghi chép: năm 938 đào con kênh từ vùng Đồng c ổ (Yên Định) đến sông Bà Hoà (Tĩnh Gia, Thanh Hoá), năm 1003 vét vét kênh Đa Cái và nối kênh sắt với sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh), năm 1009 đào sông ờ châu Di (Thanh Hoá) và vét sông Đuống thông với sông Thái Bình Ket quả của những công trình thuỷ lợi này, một mặt có tác dụng thuv lợi tưới tiêu nâng cao năng suất kinh tế nôno nghiệp, mặt khác cũng mở mang giao thông đường thuỷ phục vụ đắc lực cho mục đích quân sự hành chính, v ề binh chế, năm 988 Lê Hoàn đặt ngạch thân binh, biên chế lại quân thường trực cùa trung ương, tăng cường kiểm soát

và khống chế đối với các thế lực ở biên giới Cùng năm ấy Lê Hoàn bẳt đầu định pháp lệnh

Thành tựu của những chính sách thiết thực và tích cực trên đây đã tạo nên sức mạnh toàn diện của đât nước, đủ sức đối phó với kẻ thù xâm lược bên ngoài cũng như nhiều mối uy hiếp của các thế lực cát cứ trong nước, đảm bảo nền độc lập dân tộc và thong nhất đất nước Chính nhờ có thực lực vê kinh tê

và quân sự, năm 996, do có vài vụ rấc rối xảy ra vùng giáp trấn Như Hông (thuộc Quảng Đôno, Trung Quốc) mà vua tôi Tống ngờ do nhà Tiền Lê eây ra, sai sứ giả sang cật vấn, vua Lê Đại Hành đã trả lời thẳng: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biên ơ cõi ngoài, Hoàno đê có biêt đó không phải là

Trang 11

quân cùa Giao Châu không? Nếu Giao Chàu có làm phản thi đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, rồi đánh lèn Mân Việt, há chỉ có trấn Như Hồnc mà thôi ir?” [50,72],

Xu hướng trung ương tập quyền ngày càng thắng thế, hệ quả tất yếu dẫn tới là chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất từng bước được xác lập, tuy nhiên

nó vần phải nhân nhượng nhìrng yếu tố phân tán, bao dung những hiện tượng

tự trị do lịch sử đê lại Đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân phong không triệt để ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, như chế độ thực phong thực ấp dưới triều Lý hoặc điền trang thái ấp dưới thời Trần Cơ cấu xã hội dưới triều Tiền Lê, trên nhừno nét lớn gồm ba tầng lớp xã hội:

1, Tầng lớp thống trị, bao gồm quý tộc, quan lại và các “thổ tù”, “hào trưởng”, “lệnh tộc”

2, Tầng lớp nông dân công xã, trong đó bao gồm cả một số thợ thủ côno, người buôn bán nhỏ chưa hoàn toàn tách ra khỏi nông nghiệp Đây là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chủ yếu cùa xã hội

3, Tầne lớp nô tỳ, chủ yếu là phục dịch trong eia đình (thực chất là chế

độ "nô lệ oia đình" khá phô biên ở Phương Đông) và không có vị trí đáng kê trong sản xuất

Hiện nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để có thể khẳng định chắc chắn trong tầng lớp thống trị lúc ấy đã có những chủ sở hữu ruộng đât lớn và thực hiện bóc lột theo quan hệ sản xuât phong kiến hay chưa Nêu ta hiêu địa tô, theo định nghĩa của c Mác, là "sự thực hiện về mặt kinh tế quyền sở hữu ruộng đất" thì rõ ràng ở giai đoạn cuối Đinh đầu Lê quyền sở hữu ruộng đât của nhà nước còn rất mờ nhạt Việc phân phong ruộng đất cho các quý tộc quan lại, những người có công hay nhữnơ thổ hào, chỉ thuần túy là việc tái thừa nhận quyền sờ hữu vôn có của họ, hoặc xác lập quyên sỏ' hữu trên danh nghĩa cùa nhà nước Tât nhiên, cùng với xu hướng phát triẽn tât yêu của chê

Trang 12

độ trung ương tập quyền, chè độ sờ hữu nhà nước về ruộng đất cũng từn« bước được khăng định và nâns cao ờ các vươna triều Lý - Trần sau nàv.

Xét vê cơ sở kinh tẻ xã hội, nhà nước tập quyền lúc bấy giờ được xây dựng trên nên tàng công xã nông thôn, một hình thái cộng cư được hình thành trên cơ sở sự tan rã của công xã nguyên thủy, đã tồn tại khá bền vững lâu dài trong các nước thuộc phạm trù "phương thức sản xuất châu Á" Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chù yếu của xã hội, đồng thời mỗi công xã là một đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp tô thuế, cấp phu dịch và binh lính cho nhà nước Tuyệt đại đa sô ruộng đàt trong toàn quốc thuộc quvền sờ hữu cùa công

xã Nhà nước thu tô thuế không phải dựa trên cơ sờ diện tích và loại ruộng đất

mà là thu bình quân theo các công xã Như vậy, nhà nước thu tô thuế như một

sự nhận "công nạp" (C Mác) chứ không phải là với tư cách của chủ sờ hữu ruộng đất thực hiện thu địa tô của tá điền theo ý nghĩa đầy đủ của nó Tình trạng trên đây là nguyên nhân quan trọng làm mờ nhạt vai trò chủ sở hữu về ruộng đất của nhà nước (cũng có nghĩa là làm suy yếu nhà nước truns ương tập quyền), đồng thời nó cũng hạn chế quá trình tư hữu hóa ruộng đất để hình thành quan hệ kinh tế địa chủ - tiểu nônơ, cơ sờ kinh tế xã hội đích thực của chế độ phong kiến hoàn chinh

Kết quả khách quan của những biến động chính trị đã tạo nên những chuyển bển tích cực của kết cấu kinh tế xã hội Tài năng và uy tín của Lẽ Đại Hành đã không giúp ông vừno vàng trong ngôi vị hoàng đế điều hành nhà nước trung ương tập quyền mới được xây dựng, nguy cơ trồi dậy của các thế lực cát cứ ngày càng rõ nét Ngay sau khi ông chết (1005) các con liên nôi dậy tranh giành ngôi vua, chém giết lẫn nhau, cát cứ từng vùng, khiên đât nước lâm vào tình trạng như "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi "trong nước không có ai

là chủ" Từ năm 991, Lê Đại Hành đã thi hành chế độ phân phong cho các con, mười hai người con cùa ỏng (trừ Lons Thâu, Ngân Tích và Lonơ Việt

Trang 13

iược phong đát ờ Kinh đô) đều được chia trị các châu quận từ Thanh Hóa đến Băc Giano, Hải Phòno, trên thực tế đã hình thành các thế lực kinh tế - quân sự iộc lập Nêu như mười hai khu vực dưới thời loạn sử quân chi là sự cát cứ

•chông chính thức của các sứ quân và do vậy nó không ổn định, thì mười hai vùng đât được phân phong xuất phát từ chế độ phản phong chính thức của nhà vua lại ốn định hơn nhiều Trên danh nshĩa, chế độ phân phong thời Tiền Lẻ vhông gẳn liền với chế độ ban cấp ruộns đất hay thái ấp như thời đại Lý - Trần sau này, người được phong chỉ thay mặt vua trấn trị một vùng và được :hu sản phẩm thặng dư cùa một số hương ấp theo quy định của nhà vua Tuy nhiên trên thực tê, khi chính quyên trung ương suy vêu không kiêm soát nôi, Igười được phân phong thực sự là nhừns địa chủ - lãnh chúa cùa vùng đất dược phong, thực hiện nghĩa vụ nộp tô thuế với nhà nước dưới hình thức cống nạp Với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất cùa một vùng, họ từng bước can ihiệp sâu vào nội bộ công xã nông thôn truyền thống, mà trước hết là vào hình ihức sờ hữu ruộng đất của công xã, biến công hữu thành tư hữu Cho đến cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ thứ XI, trong đời sống kinh tế xã hội đã xuất hiện khá đông đào tầng lớp địa chủ với những hình thức và mức độ sở hừu tư nhân về ruộng đất khác nhau, và hình thức kinh doanh bóc lột theo kiểu phong Liến cũng ngày càng được khẳng định, trờ thành xu thế tất yếu và phổ biến

Dó cũng là những tiền đề kinh tế, xã hội quan trọng đặt ra với các triêu đại Lý,

"'rần ờ các thế kỷ tiếp theo

1.1.2 N hà Lý

Tháng 10 năm 1009, Lê Long Đĩnh chết Được sự ủnơ hộ của quân đội ' à tầng lớp quan lại, tăng lữ cao cấp trong triều đình Tiên Lê, Lý Công Uân lìn noôi vua, lập ra triều LÝ (1010 - 1225) Lý Công u ẩ n lên ngôi vua xuất phát từ hai yêu cầu lớn do lịch sử đặt ra mà triều đại trước đó không đáp ứng cược: về đối nội, phài có những chính sách thích hợp mờ đường cho lực lượng sàn xuất mới phát triển, tăng cường sức mạnh kinh tê - quân sự, dạp tat

Trang 14

xu hướng cát cứ, cùng cô khôi thông nhât quòc gia - dân tộc; vê đôi ngoại, sần sàng tâm thê đập tan âm mưu liên minh giữa nhà Tống ở phía bắc với Chăm -

pa ờ phía nam nhăm xâm lược nước ta

Với nhãn quan chính trị sâu rộng, có tầm nhìn địa kinh tế - văn hóa chiến lược, ngay sau khi lcn ngôi vua, Lý Công u ẩ n và Vạn Hạnh đã chọn thành cũ Đại La làm nơi định đô, đặt tèn là Thăng Long, khẳng định là nơi trung tàm của đất nước, là đế đô của muôn đời Cùng với việc dời đô, công việc đầu tiên cùa vương triều Lý là khẳc phục những yếu kém do nhà Tiền Lê

đẽ lại, thông qua những chính sách về kinh tế, chính trị, quân sự, naoại giao và văn hóa giáo dục, xây dựng và củng cô nhà nước phong kiến trung ươns tập quyền độc lập dân tộc

v ề chính trị, ngay sau khi ífời đô, Lý Thái Tổ đã cho xây dựns kinh thành Thăng Long kiên cổ vững chắc, quy mô bề thế, một hệ thống cung điện nguy nga tráng lệ với những chùa tháp đồ sộ, qua đó khẳng định uy tín và sức mạnh của vương triều Lý Thái Tổ rất có ý thức trong việc cải tổ bộ máy hành chính nhà nước của triều Tiền Lê trước đây theo xu hướng dân sự hóa Năm

1010, chỉ mấy tháng sau khi lên ngôi, ông đã cho đổi mười đạo của thời Tiền

Lê (còn mang nặng ý nghĩa quân sự) thành hai mươi tư lộ trực thuộc trung ương Đơn vị hành chính dưới lộ là phù (miền núi là châu), hương giáp và thôn (đơn vị hành chính cơ sở ờ kinh đô là phường, Thăng long thời Lý có sáu mươi mốt phường) Cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính, Lý Thái Tô tiến hành kiện toàn bộ máy nhà nước, bổ sung nhừna, cơ quan, chức danh mới

từ trung ương đến địa phươna, để điều hành đất nước

v ề kinh tế, sự bạc nhược bất lực của chính quyền trung ương thời Tiền Lè khiến cho các thê lực cát cứ nổi dậy, xét trên phươnơ diện kêt câu kinh tế - xã hội, đã thúc đẩy quá trình phone kiến hóa được nhanh hơn Đê xây dựno và củng cố cơ sở của nhà nước phong kiên tập quyên vừng mạnh, việc

Trang 15

đâu tiên là cân phải khăng định trên thực tê quyên sờ hữu tỏi cao cùa nhà vua đôi với ruộng đất trong cả nước thôns qua chế độ tô thuế Năm 1011, chỉ một năm sau khi định đô, Lý Thái Tổ hạ lệnh "xá thuế cho thiên hạ ba năm, nhữno người mô cỏi, góa chông, già yêu thiêu thuê đã làu đêu tha cho cả" Năm

1013, ông cho định lại chê độ tô thuế trong cả nước, theo đó, thuế (quy ra tiền hoặc thóc) được thu trẽn cơ sở tính toán theo diện tích canh tác, kể cả các bãi :rôíig dâu và dO đâm Trên nét lớn, ruộng đất thời Lý bao gồm hai bộ phận là 'uộng đát cônơ (ruộng cỏng của nhà nước và ruộng công của làng xã) và ruộng đât tư (ruộng tư cùa địa chủ, ruộna tư của nôns dân và ruộng nhà chùa),

ở đây, để tập trung vào nghiên cứu xu hướng phong kiến hóa từ cơ sở kinh tế

- xã hội, chúng tôi chi chủ yếu phân tích những vấn đề xung quanh bộ phận 'uộns đât công của làng xã và ruộns tư của địa chủ, ruộng tư của nông dân

Chế độ công hữu làng xã về ruộng đất xuất hiện rất sớm từ thời dựng iước trên cơ sở tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy Công xã nông thôn chiềng, chạ, làng, mường .) là đơn vị kinh tế - xã hội - quân sự - văn hóa loàn chỉnh, dựa trên cơ sở vật chất cơ bản là ruộng công làng xã Trải qua hơn

;ực tronơ cơ cấu kinh tế xã hội Tuy nhiên, đây chì là kết quả của một việc

àm vô thức Từ thời Lý trở đi, trên đà phát triển, hoàn thiện thê chê phong đán truns; ươns tập quvền, các virơna triều đều làm có V thức và thực thi những chính sách cụ thẻ nhăm can thiệp sâu vào nội bộ cơ câu làns xã Tài iệu lịch sử cho biết, nhà Lý tuv đã coi làng xã là đơn vị cấp CO’ sờ trong hệ

Trang 16

thông hành chính, nhưng trẽn thực tê vẫn tôn trọng chế độ sở hữu công về ruộng đàt của làrm xã, tât cả nhân đinh trong cộng đỏns đèu được chia ruộna công, chia như thè nào là do làng xã quyêt định theo tập tục, nhà nước khôns can thiệp.

Thê hiện rõ rệt nhất sự can thiệp, khăng định quyền sò' hìru của nhà nước đôi với bộ phận ruộng đất công làns xã là hiện tượng nhà nước dùng ruộng đât công bao câp cho họ hàrm nhà vua hoặc các công thần hoặc nhà chùa xảy ra khá phổ biến dưới triều Lý Chẳng hạn, Lê Phụng Hiểu có côna đánh Chiêm Thành, vua Lý Thái Tô sai lấy hon 1000 mẫu ruộng công cấp cho, cả một vùna Băng Sơn (Hoang Hoá, Thanh Hoá) trở thành ruộng tư của ông, nhà Lý đã lấy 1371 mầu 2 sào ruộng cấp cho chùa Thần Quang (Vũ Thư, Thái Bình) Bộ phận ruộng đất tư hữu dưới thời Lý phát triển mạnh còn do một mặt nhà nước có những chính sách khuyến khích nhân dân khai hoang khẩn hoá lập làns, mặt khác đánh thuế rất thấp đổi với ruộng tư Chính do ruộng tư đã trở thành một bộ phận ruộng đất quan trọng cho nên nhà nước đă phải ban hành hàns loạt điều luật về mua bán, cầm cố, tranh chấp, ruộng tư

Bộ phận ngày càng đông tầng lớp địa chủ, củng, cố quan hệ kinh tế phong kiến Chẳng hạn, dưới thời Lý Nhân Tông, Đại tư đồ Đồ Thế Điện nhà giầu, cho chùa rất nhiều ruộng, bia chùa Báo Ân ghi một người họ Nguyền bỏ tiền mua 126 mẫu ruộng cúng cho chùa

Như trên đã nói, nhà Lý thay nhà Tiền Lê xuất phát từ yêu cầu bức thiết trước sự tồn von£ của đất nước đặt ra Bẳt tay vào xây dựng nhà nước tập quyền, các vua đầu triều Lý đứng trước sự lựa chọn mô hình: hoặc theo mô hình nhà nước theo thê chế quân chủ Phật giáo như một sô nước Đông Nam A đươnti thời, hoặc theo mô hình quân chủ Nho giáo sằn có của nhà Tôns Hệ tư tưởns, Phật giáo vốn đã được truyên bá, ăn sâu và có ảnh hưởng lớn lao trong mọi mặt của đời sổng tinh thân dàn tộc, tuy nhiên, xét vê hệ tư tirờne chính trị,

Trang 17

thê chê quân chù Phật giáo là một thê chế lòng lẻo, không đáp ứng được yêu câu xây dựng củng cố nhà nước trung ương tập quyền đù mạnh, một vêu cầu bức thiết đặt ra lúc bấy giờ Nhân dân ta vừa thoát khỏi 1000 năm dưới ách thông trị cùa hệ tư tưởng - thể chế quân chù Nho siáo, nẻn từ trong tâm thức không dề dàng chấp nhận mô hình này, dù đó là sản phẩm tinh thần của một

xã hội đă phát triển cao, có đầy đủ những yếu tố đảm bảo thiết kế xây dựng và củng cổ nhà nước tập quyền phong kiến Xuất phát từ điều kiện cụ thể của lịch

sử đặt ra, các vua đầu triều Lý đà lựa chọn mò hình thứ ba: xây dựng nhà nước phong kiên trung ương tập quyền dàn tộc trên nền tảng dung thông hệ tư tưởng tam 2 Ĩáo Nho Phật Lão, trong đó mồi hệ tư tưởng tôn giáo có một chức năng riêns (dĩ Phật trị tâm, dĩ Đạo trị thân, dĩ Nho trị thế, tức là, dùng Phật giáo để bồi dưỡng điều chỉnh cái tâm, dùng Đạo giáo rèn luyện bồi dường thân thể điều hoà lối sống cá nhân, dùng Nho giáo trong công việc quản lí xã hội quản lí điều hành đất nước)

Mô hình sáng tạo này đã đóng vai trò quyết định tạo nên sức mạnh toàn diện của hai triêu đại Lý Trần, giúp quân dân Đại Việt giành được những thắng lợi oanh liệt trong sự nghiệp đấu tranh bảo về nền độc lập dân tộc, đông thời nó cũn2 là trụ cột tinh thần, nền tảng văn hoá của nền văn minh Đại Việt huy hoàng Tuy nhiên, xét từ xu hướng phong kiến hoá (một xu hướng tiến bộ tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ), thể chế nhà nước quân chủ tập quyền được xây dựng trên cơ sở của hệ tư tưởng dung thông Tam giáo, trên thực tê đã khiến cho quá trình phân hoá xã hội, quá trình phona kiên hoá diễn ra chậm chạp và không triệt để Tư tưởng từ bi, bình đẳng, bác ái của Phật giáo có tác dụng tích cực rút ngắn khoảnơ cách giữa các giai tầng trong xã hội, củng cô khối thốne nhất cộng done dân tộc nhưng nó cũng là nhân tô đáng kê hạn chế quá trinh siải thè công xã nông thôn, phân hoá về hai cực địa chủ và nông dân, tạo ra cơ sờ đích thực cùa một chê độ phono kiên thuân thục

Trang 18

Cùng với quá trinh xây dựng củng cô nhà nước tập quyên, năm 1042 Lý

Thái Tông cho biên soạn bộ Hình thư và “từ dày phép xử án được bàng thẳna,

rõ ràng" theo luật lệ, thay cho biện pháp đề cao quyền uy bàng hình phạt tàn khôc theo cách hành xử cùa thủ lĩnh quân sụ của các triều đại Đinh và Tiền

Lê Mặc dù tư tưởng luật pháp và thiết chế chính trị của bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền là nhằm bảo vệ quân quvền tuyệt đối nhưng tư tường Phật

giáo cũng có ảnh hưởng rõ nét đối với tư tườns luật pháp thời Lý Lí do ban

hành bộ Hình thư không phải xuất phái từ yêu cầu trực ũếp cùa việc bảo vệ quân quyên, bảo vệ quyên lợi của giai cấp địa chù phong kiến, tầng lớp quý tộc nhằm củng cô nhà nước quân chù tập quyền mà là xuất phát từ lòng thương xót của nhà vua đối với những người dân phải chịu án oan sai hà khắc trước kia Tinh thần “khoan e,iản” thường được sử cũ nhắc tới trong các điều

luật của Hình thư thể hiện rõ ảnh hườne của tư tường Phật giáo Lý Thánh

Tông (1054-1072) là vị vua anh hùng có tài trị nước an dân theo tư tưởng Nho giáo, được đánh giá là “vua ta đầu tiên có óc lập một đế quốc có danh ngang với một nước Thiên tử” [28,50] ô n g là người rất tôn sùng đạo Phật, là tổ thứ sáu của Thiền phái Thảo Đường ờ nước ta, đồng thời cũng là người cho xây dựng Văn Miếu (1070) thờ Chu Công, Khổng Tử

Như vậy, những chính sách kinh tế, xã hội của nhà Lý đã có tác dụng tích cực mở đường cho lực lượng sản xuất xã hội phát triên, thúc đây nhanh quá trình phân hoá xã hội, hình thành tầng lớp địa chủ và nông dân tư hừu (hai

bộ phận chủ yếu của chế độ phong kiến), cũng có nơhìa là đẩy nhanh quá trình phong kiến hoá Tuy nhiên, sự tác độna của yếu tố chính trị đã quy định khuynh hướng phát triển, quy mô và tính chất của kiến trúc thượng tầng xã hội, đà hạn chế quá trình đó

Từ thế ki XIII nhà Lý băt đâu suy vona, nhà nước tập quyên suy yêu, nội chiến giữa các thế lực quân sự nô ra khắp nơi Trong bối cảnh đó, thê lực

Trang 19

/ 1.3 N hà Trần - Hồ

Từ thẻ kỉ XIII nhà Lý bẳt đầu suy vona, nhà nước tập quyên suy yêu, nội chiên giữa các thê lực quàn sự nổ ra khap nơi Trons bôi cảnh đó, thê lực quân sự cùa họ Tràn vùng duyên hải Nam Định dựa vào quan hệ hôn nhân với hoàno tộc dân dân lớn mạnh, nam giữ những vị trí quan trọng trong triêu đình Năm 1225, thôns qua hôn nhân, Trần Cảnh lẻn ngôi, lập ra nhà Trần (1225 -

Nhà Trân là triêu đại lập được võ cônơ hiên hách nhất trong lịch sử chế

độ phong kiến Việt Nam Từ nứa cuối thế ki XII, bộ tộc du mục Tác-ta đã trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh Vó ngựa của quân Nguyên Mông tung hoành khắp lục địa Á Âu Phía Tây quân Nguyên Mông đã vượt qua sông Vonga đe doạ nước Ý, phía đông cả một lục địa Trung Hoa rộng lớn với đế chế Tống một thời vàng son cường thịnh đã phải nhẫn nhục khuất phục dưới lưỡi gươm yên nsựa của quân Mông c ổ Nước Đại Việt là mục tiêu cuối cùng của đế chế ấy để làm bàn đạp tấn công các nước Đông Nam Á Vương triều Trần và quân dân Đại Việt đứng trước thử thách cực kì khốc liệt Chiến tranh

là một thử thách toàn diện, do vậy có thể dễ nhận thấy mọi hoạt động từ kinh

tế đến hành chính, quân sự, ngoại giao, văn hoá tư tưởng dưới thời Trần đều nhằm tăng cirờns khối thống nhất quốc RÌa, sức mạnh toàn diện của đất nước

để vượt qua được thử thách của chiến tranh vệ quôc

Trước hết về chính trị, ngay sau khi lên ngôi, nhà Trần chủ trương xây

dựng mô hình nhà nước theo thể chế quân chủ quan liêu quỷ tộc đòng tộc có

tính tập quyền cao độ Các quý tộc Trần luôn luôn có ý thức ràng quốc gia xã tẳc này là của chung quý tộc Trần, mọi nsirời đều phải có trách nhiệm cùng nhau bào vệ và thự h ư ở n o Kết thúc cuộc kháng chiến chổng Nguyên Mông lần thử hai, xúc cảm khi nhìn thấy phần mộ tổ tiên ở Thiên Trường bị quân ẹiặc tàn phá, trơ cả ngựa đá, Trân Thái Tôns viêt:

1400)

Xã tăc lưỡng hôi lao thạ d i mãSơn hà thiên cổ điện 1-

Trang 20

(Xã tắc hai phen chôn ngựa đáNon sông muôn thườ vừng âu vàng)

Xã tăc được eăn liền với tò tiên Tổ tiên thịnh suy cùno xã tấc Trong thời chiên cũng như thời bình, hầu hết nhìrne vị trí quan trọng trong triều đình

và những vùng trọng yếu của đất nước đều do các quý tộc Trần nấm giữ

Trước một kè địch có sức mạnh gap bội, vua tôi nhà Trần đã chủ động xây dựng và tiến hành cuộc chiên tranh toàn dân, dựa trên ý chí quyết chiến quvêt thăns của toàn thê quân dàn Bại Việt, mà nòng cốt là tầng iớp quý tộc Trần Cơ sờ vật chất đảm bảo cho thang iợi cùa đương lối chiến tranh nhân dân dưới thời Trần là chế độ kinh tè điền trang, thái ấp

Đê khăc phục hậu quà của cục diện nội chiên liên miên, khiến lực lượng sản xuất bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng cuối thời Lý, nhà Trần chủ trương khuyến khích khỏi phục, phát triển nôns nghiệp Bằng nhữns chính sách ưu đãi về tô thuế, nhà nước ưu tiên khuyến khích quý tộc Trần tập hợp nông dân lưu tán khai hoang phục hoá lập những điền trang rộng lớn Hầu hết những vùng đất xung yếu của đất nước đều được cắt phân phong cho quý tộc Trần làm thái ấp, chẳng hạn như toàn bộ vùng duyên hải phía bắc từ Kinh Môn (Hải Dương) đến Đông Triều, c ẩ m Phả (Quảng Ninh)

là thái ấp của An sinh vương Trần Liều Điền trano, thái ấp là cơ sở kinh tế, quân sự vừng mạnh, tin cậy của nhà nước, đảm bào sự phân tán lực lượng chù lực đồng thời cơ động linh hoạt khi cần có sự tập trung vào những trận quyêt chiến chiến lược, giải quyết chiến tranh

Đẻ xây dựng cơ sở của cuộc chiến tranh toàn dàn, nhà Trân đặc biệt chú

V đến làng xã Năm Nhâm Dần (1^42), Trần Thái Tông chia cả nước làm 12

lộ, mồi lộ đặt quan cai trị gọi là An phù sứ, dưới lộ là các tư xã, xã nhò là Tiêu

tư xã, xã lớn là Đại tư xã, nsười đứn« đâu là xã quan do nhà nước trực tiêp bô nhiệm Nhà Trần quy định, mồi năm vào mùa xuân xã quan phải kê khai đây

đủ sổ hộ khẩu hộ tịch của xã minh và sô tnrớnu tịch, báo cáo đây đủ đẽ nhà

Trang 21

nước có thẻ thườns xuyên nấm chắc được số dàn đinh trong cả nước Trước mát phục vụ quôc phòng Ngoài nhĩrniĩ làno xã trona các điền t r a n a thái ấp do quý tộc Trân trực tiêp quản lí, mồi làng xã là một đơn vị kinh tê quân sự, vừa sản xuât vừa chiên đâu, khi giặc đến phải thực hiện vườn khôns nhà trống đánh du kích Sử cũ còn ehi, kêt thúc cuộc kháng chiến lần thứ hai, vi hai làng Báng Hà, Bà Điêm đâu hàng giặc, Thượng hoàns Trần Thánh Tông đã tức eiận phạt dân đinh hai lànơ đó vĩnh viễn phải xung quân làm lính, khônc được làm quan.

Dưới hai triêu đại Lý Trân, Phật giáo được coi là quốc giáo Trong triều ngoài nội hệ tư tường Phật giáo đóng vai trò chủ đạo Sừ cũ chép có đến nửa nước là sư tăng Tuy nhiên, bởi sự chi phối của chiến tranh, Phật giáo thời Trần có điểm khác với Phật giáo thời Lý về tổ chức cũng như tư tườns Nếu như dưới thời Lý sinh hoạt Phật giáo còn phân tán, chủ yếu theo các sơn môn

hệ phái thì đến thời Trần lần đầu tiên có một tổ chức Giáo hội chunơ thống nhất - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần, noười lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ 1 cũng là người đặt nền móng lí luận cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhàn Tông là vị vua anh hùng, người chiến sĩ đích thực của cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ 2 và thứ 3, đồng thời cũng là Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Hầu hết quý tộc Trần đều theo Phật giáo Nhờ sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc, thế lực kinh tế tự viện dưới thời Trần rất lớn, chẳng hạn vua Anh Tôns đã cấp cho chùa Quỳnh Lâm của Tổ thứ 2 là Pháp Loa đến hơn 1000 mẫu ruộng Chúng ta không có tài liệu

để biết cụ thể hơn về phương thức quản lí khai thác bộ phận tự điên này, nhưng có thể suy đoán lực lượng sản xuất chủ đạo vẫn là nông dân tron? các cỏns xã truyền thống, tronư thời chiên cũng như thời bình, ngoài nhiệm vụ

Trang 22

phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, nó cũng là cơ sở kinh tè - xã hội - quân sự tin cậy cùa nhà nước, của quv tộc Trần.

Vẽ chè độ sờ hữu ruộng đât, thời kì này xuất hiện mâu thuần xu hướno vận động cùa hai bộ phận ruộng đất tư hữu và ruộng đất công hữu Một mặt,

để duy trì cơ sở kinh tẻ của làng xã, với tư cách là một đơn vị kinh tế - xã hội

- quân sự độc lập, chồ dựa cơ bản cùa cuộc chiến tranh nhân dân, nhà nước không thê không bảo vệ bộ phận ruộng đất thuộc sờ hữu cônơ của làng xã, mặt khác, để khuyến khích bộ phận kinh tế điền trang, ưu đãi quý tộc Trần, nhà nước cũng phải có biện pháp, chính sách ung hộ sự mờ rộng của bộ phận ruộng đất tư hừu Ngay từ thời Trần Thái Tông, nhà nước đã chính thức cho phép bán ruộng công làm ruộng tư, thậm chí còn quy định cụ thể về giá cả, thủ tục, thể thức mua bán Đặc biệt từ sau cuộc kháng chiến lần thứ 3 trở đi, hiện tượng mua bán ruộng đất công phổ biến, và hệ quả tất yếu trong lòng xã hội đã hình thành tầng lớp địa chủ khôns phải quý tộc Trần ngày càng lớn mạnh

Nền kinh tể điền trano thái ấp từng là mô hình kinh tế tích cực, là chồ dựa vừng chắc của nhà nước trong các cuộc khána, chiến bảo vệ nền độc lập dàn tộc, giờ đây đã bộc lộ những mặt hạn chế căn bản của nó, trở thành nhân

tổ phản động cùa lịch sử Với tâm thái hưởng thụ ăn chơi sau chiến tranh, tầng lớp quan liêu quý tộc Trần biến điền t r a n a thái ấp thành những đơn vị bóc lột noày cànơ thậm tệ Được sự ủng hộ ưu đãi của nhà nước quý tộc Trần, tầng lớp sư tăng đua nhau lấn chiếm, mua ruộng đất mờ rộng điền trang, tự điền Nsười dân mất ruộng bị bán làm gia nô, nô ti ngày càng đông Tình trạng trẽn chắc hẳn rất nặng nề, cho nên, khi nhà nirớc chủ trương bất mọi người dân phải khai báo ruộnơ đất, Hành khiển Hà Đức Lân nhận xét “Đặt ra phép này chi để cướp ruộng của dân thôi" -15b^ 3 4 )

Trang 23

Từ nửa cuối thế kỉ XIV trờ đi, nhà Trân nsày càng trượt nhanh trên con đường suy vong Hô Ọuý Ly là nmrời nhận thức được nauyên nhân sâu xa sự suy VOIÌ2 cùa nhà Trân, ông quvết tàm khăc phục nó băna một loạt những cải cách trẽn mọi phương diện kinh tê, chính trị, văn hoá 2 Íáo dục, về kinh tế,

Hô Quý Ly chủ trương hạn chế, đi đên làm suy yêu thực lực của tầng lóp đại quý tộc Trân băng chính sách hạn điên (hạn chê việc sở hữu ruộng đất lớn), hạn nô (hạn chê việc mua bán nô tì) đê bào vệ lực lượng sàn xuất Nen kinh tế

tự viện cũng bị tân công Ngoài chính sách hạn điên được thi hành chung, Hô Quý Ly còn quy định sư tăng dưới 50 tuôi phải hoàn tục trở về quê cày cấy, sô còn lại phải qua sát hạch để cấp độ điệp (chủng chỉ) Cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly đã hạn chế đirợc sự kiêm tính ruộng đất lớn, tạo điều kiện cho tầng lớp địa chủ nhò phát triển Mặc dù có thừa nhiệt tình và không ít thiện chí nhưng cuổi cùng cải cách của Hồ Quý Ly phải chịu thất bại, bởi nó thiếu cơ sở kinh tế xã hội bảo đảm cho những ý tường thuộc kiến trúc thượng tầng thành hiện thực

1.2 Những nhân tố kinh tế xã hội giai đoạn Lê

so-Năm 1427, sau thẳng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua Xét về tiến trình lịch sử, từ Trần mạt sang Lê sơ là bước chuyển quan trọng, từ nền kinh tế đại điền trang thái

ấp cùa nhà nước tập quyền dựa trên tầng lớp quan liêu quý tộc đông tộc sang nền kinh tế địa chủ phong kiến tiểu nông cùa nhà nước phong kiên tập quyên dựa vào tầng lớp quan liêu phong kiến chức năng Tầna lớp địa chủ có điều kiện phát triển mạnh mẽ cuối Trần, qua 20 năm Minh thuộc, giờ đây trở thành

bộ phận quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, là giai câp tiên tiên của lịch

sử Ngay trona buổi đầu khởi nghĩa Lam Sơn bản thân thù lĩnh nghĩa quân Lẽ Lợi là đại biểu của tầng lớp địa chủ mới lẻn ờ Thanh Hoá, những nhân vật

Trang 24

trọng yêu trong bộ tham mưu nghĩa quàn hâu hêt là (hoặc xuât thân là) những địa chủ từ mọi miên đất nước.

r ừ một “ phụ đạo lộ Nhã Lam” trờ thành 1 loans đế, sau khi đà ban phẩm cấp và đặc quyền tước lộc cho các công thần, tháng 4 năm 1428, Lê Lợi đặt niên hiệu Thuận Thiên, chính thức khẳng định hoàns quyền Lê sơ bằng chiếu thư “định niên biểu, quốc hiệu, đô hiệu”, cơ chế quan liêu quý tộc đồng tộc Trần mất hẳn, nhường bước cho cơ chế phong kiến quan liêu chức năng

Khăng định là chù sở hữu tối cao duy nhàt vê ruộng đất trẽn toàn quốc, ngay từ năm 1429, Lê Lợi chính thức phong kiến hoá toàn bộ ruộng đất Đại Việt cũ trên cơ sờ một quan hệ ruộng đất mới, tạo bước phát triển cho kinh tế tiêu nông và gia đình tiêu nông Kinh tê tiêu nông trở thành cơ sờ phát trỉến và củng cố chế độ tập quyền chuyên chế cùa quốc gia phong kiến Đại Việt trong suốt thể kỉ XV và từ thế kì XV về sau Ruộng đất tư là cơ sở kinh tế của giai cấp địa chủ phong kiến (là cơ sở giai cấp của nhà nước phong kiến quan liêu), ruộng đất công là tà(j sản của nhà nước Nhà nước phong kiến phải luôn phát triển chế độ tư hữu ruộng đất tạo sức mạnh kinh tế cho giai cấp địa chủ, mặt khác, phải có những chính sách bảo vệ ruộng đất công, bảo vệ tài sản của nhà nước

Mặc dù rất có ý thức, và trên thực tế đã có nhiều chính sách tích cực xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến tập quyền vừng mạnh, thống nhất hài hoà siừa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, nhưng ngay từ khi Lê Lợi còn sống cho đên loạn Nghi Dân, trong triều luôn xảy ra tình trạng mà sử cũ ghi là

“công thần hiềm khích khuynh loát lần nhau”, “ngầm nuôi dị chí”, “vua hay

đa nghi hiêu sát” Đó là biêu hiện của một chè độ chưa thuân thục, cơ câu kinh tế xà hội của một hình thái kinh tê xã hội phong kiến chưa chín muôi, xu hướng li tâm chính trị, phân cát vẫn tiêm ân Qua những biên độns đẫm máu chốn cunơ đình và quá trình vận dộnu kinh tế xã hội theo quy luật khách quan

Trang 25

của lịch sử, từ nứa sau thế kì XV, những tiên đẻ kinh tế xã hội đã chín muồi cho việc xây dựnơ một thượng tâng kiên trúc thích hợp của nhà nước phone kiên trung ươnư tập quyên theo V nghĩa đẩy đu cùa nó mới thực sự hoàn thành.

Năm 1460, con thứ tư của Thái Tông là Bình nguyên vương Tư Thành (được Nghi Dân đôi làm Gia Vương) lên làm vua, tức là vua Thánh Tông, với

sự trị vì qua hai niên hiệu là Q u a n o Thuận và Hồng Đức Thánh Tông là vị vua ờ ngôi lâu nhât trons thời Lẻ sơ và cũng ơóp phần quan trọng nhất trong việc củng cỏ chê độ phong kiên tập qưyên lúc bấy giờ Dưới thời Thánh Tông,

bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền đã phát triển tới mức cao nhất cùa nó, các thứ chế độ, quy chế phong kiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá đều được hoàn thành làm mẫu mực cho những triều đại phong kiến sau này Trong phạm vi thời Lê sơ, nếu thời Thái Tổ đến Thái Tôno là thời kì xây dựng nhà nước phono kiến tập quyền thì thời Thánh Tông chính là thời hoàn thành công việc xây dựng ấy Thời Thánh Tông là đinh phát triển cao nhất của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam

Kinh nghiệm quản lí đất nước còn chưa hoàn bị qua các đời Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông, sự kiện loạn Nghi Dân và phế bỏ Nghi Dân trực tiếp hẳn đã đủ để chuẩn bị các điều kiện cho ông vua tài ba Lê Thánh Tông thực hiện một cuộc chỉnh đốn, sẳp xếp lại đất nước quan trọng nhất, khiến nhà nước Lê Thánh Tôno trở thành một bộ máv phong kiến quan liêu chặt chẽ, nhưng cũng phiền phức nặng nề Năm 1466, Thánh Tông chia lại các khu vực hành chính, chia cà nước ra 12 đạo Đứng đầu mồi đạo có hai ti: một ti phụ trách về quàn đội, ti còn lại phụ trách về hành chính và tư pháp (Đô ti và Thừa ti) Dưới đạo có phủ, châu, rồi đến huyện và xã Như thế là cơ cấu hành chính

từ các đời trước đã bị thay đổi: lộ đổi thành phu, trấn đối thành châu Theo đó các quan chức cũng bị thay đổi: An phủ sứ thành Tri phủ, Chuyên vận sứ làm tri huyện, xã quan làm xã trường Việc chia lại các khu vực hành chính này

Trang 26

chửng tò một bước củng cố của chính quvền phong kiến tập trung Năm đạo tnrớc kia đôi thành 12 đạo để thu hẹp bớt quyền hành cùa chính quvền địa phương Một sò khu vực trung sian như trân và lộ bị bãi bỏ đẽ đơn giản bớt hệ thông tô chức chính quyền và done thời tãna cườna thêm quyền chi phối của triều đình trims ương.

Năm 1471, Lê Thánh Tông đặt thêm ti Hiến sát ờ các đạo, do các chức chánh phó Hiến sát sứ cầm đầu Nhiệm vụ của ti Hiến sát là xét xử kiện tụng, tiên hành giám sát mọi công việc trong đạo đè kịp thời tâu bàv lèn triều đình Như vậy chính quyên địa phương thuộc về 3 ti Đô, Thừa, Hiển, đó là lối phân lập giữa các quyên binh, hình, chính đê thu bớt quyền hành cùa các quan lại địa phương, tập trung quyền về trung ương và hạn chế khuynh hướng phân tán trong xã hội

Tổ chức chính quyền truns ương đến thời Lê Thánh Tông cũng được sắp xếp chấn chỉnh lại nhằm tập trung mọi quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ các cấp địa phương.'Năm 1465, Lê Thánh Tông đổi sáu bộ làm sáu viện, mồi viện có chức Thượng thư đirne đầu và đồi tên các khoa cho phù hợp với tên các viện: Trung thư khoa đổi làm Lại khoa, Hải khoa đổi làm

Hộ khoa, Đông khoa làm Lề khoa, Nam khoa làm Binh khoa, Tây khoa làm Hình khoa, Bấc khoa làm Côns khoa Nhiệm vụ của sáu viện là chia nhau trông coi và thừa hành mọi công việc trona nước, sáu khoa kiêm soát việc làm của sáu viện Năm sau, 1466, Thánh Tông lại bỏ sáu viện, khôi phục lại sáu bộ

và đặt thêm sáu tự để trông coi các công việc phụ không thuộc trách nhiệm của sáu bộ Bèn cạnh sáu bộ, sáu khoa, sáu tự còn có những cơ quan giúp việc nhà vua như Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Vê võ ban thì đặt n2,ũ phù thông suất quàn đội toàn quổc do các chức tả hữu Đô đôc câm đâu Cả hai noành văn

và võ đều có một số trọno chức đứng đàu triẽu đình là Bình chương, Tướng quốc và Tam thái, Tam thiêu

Trang 27

Năm 1471, Thánh Tôrm ban bố lời dụ “hiệu định quan chế” cải tổ lại bộ máy chính quyên trung ươn<z, quy định rõ trách nhiệm các chức quan và tập trung quyên bính vào tay vua Thánh Tông bài bác chế độ tể tướng trong các triẻu trước thường gây ra tình trạng chuyên quyền, lấn át quyền vua và muốn

tự mình trực tiêp điêu khiên mọi việc triều chính “Phương chi ngày nay, binh lực thuế má, bờ cõi bản chương so với thời trước thật khác nhau xa, khôns thể không tự cẩm lấy quyền, chê tác hết cái đạo biến thông” (Xem phụ lục) Vì vậy Thánh Tông bò chức tê tướng, trực tiếp nấm hết quyền bính vào tay Chế

độ phong kiên tập quyên đã phát triên đên đình cao của chế độ tập quyên chuyên chế

Như vậy, qua quá trình xây dựng và sửa đổi, hệ thống tổ chức chính quyền phong kiến đến thời Lê Thánh Tông đã được hoàn thành Đây là một hệ thống chính quyền phong kiên tập trung cao độ thể hiện sức mạnh chi phối của triều đình trung ương xuống các địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối cùa nhà vua

Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê sơ là bộ máy quan liêu to lớn nặng

nề Theo Chu Thiên thì sau khi chấn chinh lại bộ máy nhà nước năm 1471, tổng sổ quan lại thời Hồng Đức lên đến 5370 người từ trung ương đến địa phương, cả văn lẫn võ, chưa kể đến số nhân viên phục dịch (thư lại) và ngạch

xã quan ờ thôn xã Những quan lại này là những công thần tướng sĩ có công trong cuộc khởi nghĩa, những người trúng tuyển trong các kì thi, con em tâng lớp quý tộc được tuyển lựa Phương thức đào tạo và tuyển dụng quan lại căn bản là chế độ thi cử Theo kì hạn nhất định, nhà nước mờ các khoa thi văn thi

võ để lựa chọn noười sung vào bộ máy quan liêu Trên danh nghĩa, thì bât cứ

ai học giòi thi đồ đều được bô làm quan, nhưng tất nhiên trong thực tê thì hâu hết chi có con em địa chủ, phú hào mới có điêu kiện học hành và thi cử Bên cạnh chế độ khoa cừ, chê độ tuyên cử vẫn được duy trì Nhà nước thưòns 2 Ĩao

Trang 28

cho các quan lại địa phương tiến cừ nhữns rmrời ''hiên lương phương chính”

đè bô nhiệm quan chức

Những quan lại thời Lẻ sơ khôns được ban câp thái âp, điên trang như tầng lóp vương hàu, quý tộc thời trước Nhưng chẻ độ ban càp ruộno đảt thời

Lê sơ vẫn còn rất quy mô, bảo đảm cho nhừng quan lại lúc bẩy giờ được quyên sở hừu (ban câp vĩnh viễn) và chiêm hữu (ban câp tạm thời, cho hường dụng) nhữns bộ phận ruộng đất rộnơ lơn Ruộrm đất ban cấp ấy cùng với ruộng đât vôn có (bản thân đa sô sĩ tử là con em địa chù) biên những quan lại thời Lê sơ thành ra những địa chủ to lớn trong xã hội Ngoài ruộng đât, các quan lại còn được ban câp một sỏ tiên lươno hàng năm oọi là “tuê bông”

Do yêu cầu phát triển của bộ máy phong kiến quan liêu và do việc tôn sùng Nho giáo, chế độ giáo dục khoa cử trong thời Lê sơ, đặc biệt ở niên hiệu Hồng Đức, đã đạt tới mức phát triển thịnh đạt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Việc học hành thi cử đều rập khuôn theo tinh thần Nho eiáo, nhàm đào tạo ra những kẻ thừa hành đắc lực và trung thành trong bộ máy thống trị của giai cấp phong kiến Nội duno và mục tiêu giáo dục ấy quán triệt tronR toàn bộ các mặt tổ chức học tập và thi cử cho đến nội dung và phương pháp giảng dạy lúc bấy giờ Sang thời Lê Thánh Tông, các trường học được

mở rộng và chình đốn lại có quy củ hơn Năm 1483, nhà vua sai xây dựng lại Văn Miếu và mờ rộng nhà Thái học Ngoài các trường công do nhà nước thành lập, còn có những lóp học tư mờ ra ờ thôn xã Con em các tầng lớp bình dàn có điều kiện học tập vẫn được tuyển lựa theo thành tích vào học ở Quôc tử giám Các trường học được mở rộng nhàm một mục tiêu duy nhât là đào tạo một tầng lớp Nho sĩ đông đảo truna thành với chế độ phong kiên đê bô sung cho bộ máy quan liêu đane phát triển Tài liệu học tập là Tứ thư, Ngũ kinh, Tính LÝ và Bắc sử do phái Tổng Nho chú 2 Ĩài Năm 1467, Lê Thánh Tôns, đặt

ra chức bác sĩ dạy Ngũ kinh, cho in sách Ngũ kinh đè phát cho Quốc tử giám

Trang 29

làm tài liệu học Tài liệu học tập hoàn toàn vay mượn Truns Quỏc Do vậy sĩ

từ thuộc lòng các lễ giáo phong kiến, lịch sư sử vua chúa Trung Hoa hơn là lịch sử dãn tộc Phươns pháp giảns, dạy học tập là học thuộc ỉòns, sôi kinh nâu

sứ nhắc lại chữ thánh hiên Cái học cử nohiệp tâm chương trích cú đã khiên việc học hành thi cử trở nên khuôn sáo, hạn chê tối đa việc phát huy sáng kiến

và tự do tư tường Mối quan hệ khá “chủno chẳng” giữa trạng nguyên Lirơnơ Thê Vinh và vua Lê Thánh Tônc có lẽ !à dần chứng rõ hơn cả cho quan điêm này Nhà vua khôns cần đến nhĩma bề tôi tài năng, thẳng thắn và cá tính, I1Ó không có lợi cho ngai vàng, mà cẩn những quan viên có đạo đức và biết trung thành với chế độ Đen năm 1463, Lê Thánh Tông định lệ cứ 3 năm mở một kì thi Hội Khoa cử ngày càns, phát triển với các kì thi Hội có hàng ngàn sĩ tử Năm 1463, số người tham gia thi Hội là 1400 người, đến năm 1475, con số ấy

để eiúp thèm mệnh mạch cho nước nhà Việc thánh quân làm chẳng phải ngẫu nhiên, ai trông vào cũng nên hiêu ý sâu xa đó” Bài văn bia khoa Tân Sửu (1481) do Nguyễn Trọng Xác soạn cũng nói rõ: “ bia này lập ở nhà Thái học cốt để cho những thân sĩ măt nhìn miệng đọc, ngăm nghía vào đó, hâm mộ ở

đó, ấy tức là chồ khuyển khích lòng người và nêu rõ cái văn minh trono đời thịnh, thật có quan hệ đến trị đạo và giáo hoá rất to” [46,201-202], Những tấm bia Tiến sĩ ấy hăn đã làm nức lòng phân chí đông đảo sĩ tử đua tranh vào

Trang 30

đường khoa cừ và là dấu vết còn lại của một thời thịnh đạt của giáo dục khoa

cử phong kiên Theo ước tính của Chu Thiên thi khoa thi năm 1475, muôn có được 3000 cống sĩ dự kì thi Hội thi phải có đèn khoảng 3 vạn người theo học

và dự các kì thi Hươns Đó là con số có ý nshìa to lớn nói về một thời đại của

sự thịnh trị Nho giáo, của nền giáo dục và khoa cừ Nho học Chế độ giáo dục

và thi cử ây đã đào tạo ra hàng loạt noười bổ sung vào bộ máy phong kiến quan liêu đang phát triển mạnh mẽ lúc bấy giờ và cùng sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lồi lạc cùa dân tộc Tuy vậy, về mặt chất lượns nói chung, chẽ độ giáo dục và thi cử trong thời kì thịnh trị nhất của nó như thời Lê

sơ cũng đã bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, hạn chế Đó là lối học cử nghiệp tầm chươne gò bó, với phương pháp tầm chương trích cú phù phiếm, vay mượn Trung Quốc, xa rời thực tế Nó cũng là một nguyên nhân đẩy nhanh quá trình suy vong của chế độ quan liêu sau thời Lê Thánh Tông và nhừng khủng hoảng của chế độ phong kiến khi va đập với kinh tế tư bản phương Tây thời nhà Nguyễn

Tất cả những công việc Lê Thánh Tôns thực hiện để xây dựng một nhà nước phono kiến tập quyền theo tinh thần Nho giáo như trên cũng đặt ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho sự thống trị chuyên chế Bộ luật Hồns Đức đã ra đời trong hoàn cảnh

ấy, để đáp ứng lại đòi hỏi phát triển sang giai đoạn mới - tập quyền chuyên chế quan liêu - của chế độ phong kiến Việt Nam Bộ luật Hồng Đức trải qua quá trình xây dựng lâu dài từ thời Thái Tổ, đến thời Thánh Tông mới hoàn thành Luật pháp thời Thái Tổ mới chỉ là bước đầu xây dựns nên còn nhiều thiếu sót, nhất là về phương diện tư hữu tài sản dù có định thê lệ về kiện tụng

và phân chia ruộrm đất công Thiêu sót ấv sẽ được các triêu vua sau bô sung thêm Đen Nhân Tông, ban hành 14 điêu luật nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tăc xét xử những hành động xâm

Trang 31

phạm đến quyền tư hữu ruộng đất Sana thời Thánh Tông, triều đình liên tiêp ban bô nhiêu điêu lệ về kế thừa lurơns hoả, bảo vệ tôn ti trật tự và đạo đức phong kiên, vẻ việc trân áp mọi hành vi chông đôi hay làm nguy hại đèn địa vị thông trị cùa vua Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tât cả các điêu luật, pháp lệnh đã ban bô và thi hành trong các triều vua thời Lẽ sơ, san định lại, xâv dựng thành bộ pháp điên hoàn chỉnh Đó là bộ Lê triêu hình luật

mà thường được dân gian gọi là Bộ luật Hông Đức để đề cao vai trò xây dựng cùa Thánh Tỏng Thực ra bộ luật đó không phải do Thánh Tông sáng tạo ra, cùng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hông Đức, mà là sản phẩm của một thời kì phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam trons cả thời Lê sơ

Chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự phản ánh của thể chế quan liêu, đê cao luân

lí đạo đức Nho giáo, bảo vệ tuyệt đối chế độ chuyên chế và hoàng quyền - những công việc mà Lê Thánh Tông đă thực hiện để đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn được thể hiện rất rõ nét khi đi sâu phân tích nội dung bộ luật Công việc này sẽ được thực hiện trong Chương II và Chương III của bản luận văn Tại đây, chúng tôi chỉ muốn kết luận ràng, những bước đi của lịch sử và

những vấn đề cùa thế kì XV đã khiến Ouốc triều hình luật vừa mang trong

mình nó sự kế thừa nội dung luật pháp cùa các triều đại trước, vừa thể hiện rõ nét sự đặc thù của thời đại đã sản sinh ra nó - một bộ luật mang tính hướng Nho đậm đặc

Trang 32

C H Ư Ơ N G 2

N H Ũ N G N Ộ I D U N G N H O G I Á O Đ ư ợ c C H É ĐỊNH T R O N G

QUÒC T R IẺ Ư H Ì.M í L ƯẶ T

1 rước khi đi vào tìm hiểu Bộ Ouóc triều hình luật, chúng tôi thấy cần

thiêt phải nhăc lại một sô khái niệm pháp luật, Nho 2,iáo dưới 2ÓC độ triết học

đê tiện cho việc triên khai các hướng nghiên cứu của luận vãn

2.1 Nho giáo vói tư cách niộí học thuyết chính trị xã hội (trong tuoìig quan vói pháp luật)

Nội dung của học thuyết Nho gia trên phương diện chính trị xã hội có

thể tóm gọn trong bổn chừ “tu, tề, trị, bình” mà sách Đại học - cuốn sách

được chính các nhà Nho đánh giá là chứa học vấn sâu rộng về chính trị, là

cuốn tất yếu phải đọc để thi cử, làm quan, vi chính - phát triển thành “bát điều

mục” : “Người muốn thực hiện đức sáng trong thiên hạ trước hết phải trị nước

giỏi, muốn trị nước trước hết phải tề gia, nsười muốn tề gia trước hết phải tu

thân, người muốn tu thân trước hết phải có tấm lòng ngay thẳng, người muốn

có tấm lòno ngay thẳng trước hết phải có thành ý, noười có thành ý trước hết

phải tự biết mình, ” Tám điều mục nàv lav tu thân làm trung tâm, trong đó

“cách vật trí tri” là phương pháp và đường đi để tu dưỡng đạo đức, “chính tâm

thành ý” là thái độ và ý chí tu dưỡng đạo đức, “tu thân tề gia” là nội dung cụ

thể của việc tu dưỡng đạo đức, “trị quốc bình thiên hạ” là mục đích chính trị

cuối cùng của việc tu dưỡng đạo đức Trons tám điều mục đó, “tu thân” thuộc

đời sống đạo đức cá nhân là cái gốc đê tiên vào đời sống chính trị xã hội “Tu,

tề, trị, bình” nói rõ trật tự trước sau, quan hệ lẫn nhau giữa cá nhân với gia

đình, aia đình với quôc gia, quôc gia với thiên hạ, nó thê hiện môi liên hệ mật

thiết giữa chính trị thống trị với luân lí đạo đức khiến Nho sia trở thành học

thuyết chính trị luân lí đặc biệt cùa Tru nơ Quôc

Trang 33

Ngay từ thời Tây Chu, Chu Công Đán đã đề xuất tư tường chính trị

thòng trị kêt hợp chặt chẽ với luân lí đạo đức Thượng thư thiên Quân cáo nói

rõ vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương “vì không kính đức nên sớm bị diệt vong” Vì vậy, “kính đức” ở đây không chi mang ý nghĩa đạo đức, mà còn mang ý nghĩa chính trị Chu Công từng đề xuất tư tường luân lí chính trị “dĩ đức phối thiên”, "kính đức bảo dân”, “minh đức thận phạt”, cho ràns nsười thông trị chì có thê dùng đạo đức, thi hành đức chính ờ nhân dân thì mới có thẻ giữ được thiên hạ, củng cố sự thống trị cùa bản thân Chu Công còn ra sức

đề xướng “hiểu, hữu”, yẻu cầu con người cần có hiếu với tổ tiên, cha mẹ, kính trọng anh, nhường em, “ hiểu, hữu” không chì là quy phạm đạo đức trong gia đình mà còn là tiêu chuẩn đạo đức quan trọng để có thể hay không thể tham chính Để đảm bảo việc thực thi tư tưởng luân lí chính trị này, Chu Công tự thân chế định Lễ Nhạc, dùng chế độ điển chương, xác định hình thức nghi lề

đê duy trì sự thông trị chính trị theo luân lí cùa xã hội nô lệ, xây dựng mô hình chế độ chính trị luân lí đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Đen thời Xuân Thu, Khổng Tử đã phát triển và hoàn thiện học thuyết luân lí chính trị cùa Chu Công Khổng Tử nhấn mạnh đến sự tu dưỡng đạo đức của kẻ thống trị ô n g nói: “Tu thân để an dân”, “Tu thân để lạc nghiệp”, “Tu

thân đê an bách tính” (Luận ngữ Hiến vẩn), ô n g cho rằng sự tu dưỡng đạo

đức cá nhân có thể dẫn đến lạc nghiệp, an dân, trị quốc và điều chình quan hệ nội bộ của giai cấp thống trị Khổng Tử chủ trương dùng đức trị, phản đối pháp trị “ Dan dăt dân chúng băng chính lệnh, ước thúc dân chúng băns hình phạt, thì dân chúng tránh được khỏi mắc tội nhưng trong lòng không biết xấu hổ; dần dụ dân bàng đạo đức, chinh đốn dàn bằng lề giáo thì dân chúno không

nhìrns biết xấu hổ mà còn dần dần biết tự theo về điều thiện” (Luận ngữ Vi chinh) Ôn» cho răng, hình pháp là cái bất đăc dĩ mới phải dùng đên: “Xử kiện thì ta cũng như noười, cốt sao cho khỏi kiện tụng mới là hay” {Luận ngữ.

Trang 34

Nhơn uyên) Hình chi được dùng để trừng trị những ké khôna thê dùng đức mà

giáo hoá được: “Thánh nhàn trị dân và hoá dàn là phải dùnu cả chính lẫn hình Bậc thái thượng lấy đức dạy dân, là lấy lễ để tề dàn Bậc thứ nhì lấy chính sự

mà khiên dân, và lây hình ngăn cấm Hình đặt ra nhưng không dùnơ đến Chi

có lúc hoá dân mà dân không theo, để đến hại nahĩa nát tục, thì bấy giờ mói

phải dùng hình vậy” (Khổng Từ gia ngừ Ngũ hình giói) [42,172], Ỏns nói

“ Dùng đức trị sáng như sao Băc đâu nam một chồ mà các sao khác chầu về”

(Luận ngữ Vi chính) Người thông trị nếu thi hành đức chinh thì thần dân

trăm họ sê hội tụ lại, giống như các ngôi sao khác vây quanh sao Bẳc đẩu One cũng nói rõ đèn mối liên hệ giữa tề gia và trị quốc “Hiếu, từ thì trung

vậy” (Luận ngữ Vi chính) Câu này có thê hiêu hai nghĩa: noười dân có hiếu,

có từ thì mới có thể trung với vua; còn kẻ cai trị có hiếu có từ thì mới được dàn chúng trung thành với mình Người cai trị nêu gương cảm hoá thì dân chúng tự khắc làm điều thiện Khổng Từ khuyên dân chúng tuân thủ theo hiếu

đễ, mục đích để “Gần thì phụng sự cha mẹ, xa thi phụng sự vua” Do có mối liên hệ trực tiếp giữa hiếu đễ với trung quàn, hiếu đề với nền nhân chính nên

Khổns Tử khẳng định “Hiếu đễ là gốc của điều Nhàn vậy” (Luận ngữ Học nhi) Neu như Chu Công là người đầu tiên xây dựng mô hình xã hội chính trị

luân lí thì Khổng Tử là người đã lập nên cơ sờ lí luận cho mô hình ấy

Học trò của Khổng Tử là Mạnh Từ, Tuân Tử kế thừa và phát triển học thuyết chính trị luân lí của Khổng Tử Mạnh Tử nói: “Thiên tử không làm điều nhân thì không giữ được bốn biển Chư hầu không làm điều nhân thì không giữ được xã tắc Khanh đại phu không làm điêu nhân thì không giừ được tôns,

miếu Sĩ thứ dân không làm điêu nhân thì không giữ được bản thân” {Mạnh

Tử Li lâu thượng) Mạnh Từ chì rõ đạo đức nhân nghĩa là đảm bảo cơ bản đê

con người ở những đẳng cấp khác nhau an thân, lập mệnh, tẽ gia, trị quôc, bình thiên hạ Tuân Tử nói: “Lễ là cái gôc của quôc cường Vương cônii từ

Trang 35

cái đó có thê có được thiên hạ, không bắt đâu từ cái đó ất làm tôn hại đến xã

tăc vậy” [Tuân Từ N ghị binh) Tuân Tư cho răna lễ nghi đạo đức là tiêu

chuân cao nhât và là con đường cơ bàn đè trị quôc, cường quôc Thiên tử, chư hâu nêu như tuân thù theo lề thì có được thiên hạ, không tuân thù theo lễ thì làm tôn hại quốc gia xã tẳc Sau Mạnh Từ, Tuân Tử, học thuyết chính trị luân

lí truyên thông cùa Trung Quốc ngày càns hoàn thiện thể hiện trong sách Đại học như trên ta đã bàn

Học thuyết chính trị luân lí Nho sia ờ thời kì nhà Hán và Tống Minh lại

có sự phát triên và chuyên hoá mói

Sau khi Hán Vũ Đe thống nhất Trung Quốc, để tăng cường sự thống trị chính trị tập quvền trung ương, đã dùng chù trương của Đổng Trọng Thư:

“ Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, kế thừa và phát triển học thuvết chính trị luân lí Nho học, thiết lập hệ thông triết học luân lí, lấy “Tam cương ngũ thường” làm nội dung cơ bản Tam cương tức là: Quân vi thần cương, phụ vi

tử cương, phu vi thê cương Ngũ thường tức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Tam cirơng này mang tính chất thần quyền “Tam cương của vương đạo có thể tìm

thấy ở trời” (Xuân Thu phồn lộ Cơ nghĩa) Học thuyết tam cương ngũ thường

đã hợp nhất chính trị, triết học và luân lí thành một thể, đến Đổng Trọng Thư, Nho giáo đã mang sắc thái tôn giáo, thần bí củng cố cho vương quyền chuyên chế

Sang thời Tống, Minh, xă hội phona kiến có chiều hướng đi xuống Đê cứu vãn nsuy cơ này, các nhà Nho đã chuyên hoá học thuyêt chính trị luân lí thành Lý học Các nhà Lý học Tống Minh nâng cao ba mối quan hệ xã hội quân thần, phụ tử, phu thê đến “thiên lý”, cho chủng là bất biến nghìn năm, không thể xâm phạm Yêu cầu con n<zười “tôn thiên lý, diệt nhân dục” tiên hành tu dưỡne thoát li thực tiễn xã hội Thuyêt tu tê trị bình của Nho eia đã trở thành thuyết cấm dục chủ nghĩa

Trang 36

Học thuyêt tu tẽ trị binh này đi kèm với chè độ tông pháp đẳne cấp mà biêu hiện của nó tập truna trona Tam cươns cùa Nho siáo Tôns pháp của gia đình liên kết với quàn quyền có tính chính trị tạo thành một thể không phân tách, quan hệ vua tôi không tách rời quan hệ cha con, anh em Học thuyết này

đã dựa vào quan hệ huyết thống tông tộc đẻ sẳp đặt, điều chinh quan hệ đẳng cấp có tính xã hội Do vậv mà quan hệ vua tôi có tính xã hội hàm chứa cả quan hệ cha con cỏ tính gia đình Quan hệ đăng cấp có tính cưỡng bức dược thiẽt lập trèn quan hệ thàn tộc có tính tinh cam, chù động Tinh thần cơ bản của chế độ tông pháp thể hiện ở “thân thân, tôn tòn, nam nữ”, trong đó “thân thân" là căn bản Trịnh Huyền chú rằng “Thân thân lấy cha mẹ làm đầu, tôn tôn lấy vua làm đẩu” Quan hệ đẳng cấp con phục tùng cha xuất phát từ cơ sở tình cảm của cha con, do đó mới phát triẻn lên thành “tôn tôn” với người khác,

từ tình cảm phát triển thành đẳng cấp Chế độ tông pháp nhà Chu thổi phồng việc thiên tử nhà Chu là cha của thiên hạ, loài người có vị thuỷ tổ chung (tổ phụ), như thế thiên tử nhà Chu là người kế thừa hợp pháp tiên tổ của loài người (cha của loài người), vì thê cùng là cha của thiên hạ sau này Từ quan

hệ tình cảm “thân thân” mang tính tình cảm đã phát triển thành quan hệ “tôn tôn” mang tính trách nhiệm

Thuyết Tam cương xuất hiện vào thời Hán, Nho ơiáo Tiên Tần chưa đề xuất tam cương Khổng Tử tuy có nói đến “vua tôi, cha con, chồng vợ” nhưng ông chưa nhấn mạnh đến thần, tử phải phục tùng tuyệt đối vua cha Ồng cho ràng bề tôi phục vụ vua là “ lấy đạo phụng sự vua”, tức là dùng quy tăc nhât định làm căn cứ chứ không phải phục tùng không điều kiện, ”dụng chi tẳc hành, xả chi tắc tàng” (được dùng thì đem đạo lí ra làm quan, không được

dùng thì ờ ẩn với đạo lí) (Luận ngừ Thuật nhi) Mạnh Tử lại quyết liệt hơn,

ông nhấn mạnh tính tương đôi trong quan hệ vua tôi: “Vua coi bê tôi nhir tay chân thì bề tôi sê coi vua như bụnu dạ Vua mà coi bê tôi như chó neựa ăt bê

Trang 37

tôi sẽ coi vua như kẻ qua đường Vua mà coi bề tỏi như cỏ rác ắt bề tôi sẽ coi

vua như quân thù, kẻ cướp” {Mạnh Tư Li ỉáu hạ) Mạnh Tử còn cho rằng

những bẻ tôi có đạo đức thì còn cao hơn cả vua dù vè tước vị vua cao hơn bê tôi, bẻ tôi giữ yên xã tẳc còn cao hơn quân vương Tuân Tử không nhấn mạnh

vị trí tuyệt đôi chi phôi cùa vua đến bẻ tỏi, ông cho ràng bề tôi có khả năng cảm hoá vua “Có kẻ đại trung, thứ trung, hạ trune, giặc nước Kẻ dùng đức phụng sự vua mà cảm hoá vua là kè đại crung vậy Ke dùng đức phuns sự vua

mà điêu chình bô sung cho vua là kẻ thử trung vậy Kẻ can gián vua mà tức giận là kẻ hạ trung vậy Kẻ khôns biết đến vinh nhục của đất nước, không biết đên điêu nên hay không nên làm cho đất nước, lén lút khất khe để giữ bổng

lộc, giữ xã giao mà thôi là giặc nước vậy” (Tuân Tử Thần đạo) Những điều

trên đây coi trọng nghĩa vụ có tính luân lí của thần tử với vua, phản đối sự phục tùng tuyệt đôi, vô nguyên tắc với quân vương

Hàn Phi Tử là người đầu tiên nêu đại nghĩa Tam cương: “Be tôi phụng

sự vua, con phụng sự cha, vợ phụng sự chồng Làm ba điều đó thì thiên hạ trị, làm trái lại ba điều đó thì thiên hạ loạn Đó là đạo thông thường trong thiên hạ

vậy” (Hàn Phi Tử Trung hiếu) Nhưna chính thức nói đến Tam cương là tác phẩm Xuân Thu phồn lộ của Đổng Trọng Thư: “Tuân theo Tam cương ngũ kỉ

thì thông đạt mọi lí lẽ, trung tín mà bác ái, đôn hậu mà hiếu lễ thì có thể nói là thiện” “Phàm đã là vạn vật thì tất hợp lại, âm dương hợp lại, cha con hợp lại, vua tôi hợp lại các nghĩa vua tôi, cha con chồng vợ có âm dương tức là đều dùng đạo âm dương Vua là dương, tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng

là dương, vợ là âm Tam cương của vương đạo có thể tìm thấy ở trời đât” Điều này đã dung tục thuvêt âm dương, gò ép quan hệ vua tôi, cha con, chông

vợ Từ đó mới chính thức đề xuất quan niệm “Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương” Tam cương thực chất là “vua thống trị bầy tôi, cha thốn® trị con cái, chồns thông trị vợ" Quan điêm nàv tiẻp tục được các nhà

Trang 38

Lý học Tông Minh ùng hộ Thời Minh còn thiẻt lập chê độ “đình trượng”, thực hiện hình phạt thảm khốc với các đại thần dám can sián, làm tòn hại đến

“ tôn nghiêm” của hoàng đế, khiến cho nhàn cách của sĩ đại phu bị chà đạp nghiêm trọng

Học thuvèt tu tê tri bình và tam cirơns n»ũ thườns của Nho oia được che phù bởi quan niệm mang tính chất tôn giáo “thiên nhàn hợp nhất” Ọuan niệm này thê hiện trons học thuyêt la mục đích cuỏi cùng cần đạt đến của đạo tam cươnR và tu tề trị bình, vừa là điểm tựa để triển khai các chủ trương luân

lí chính trị ấy “Thiên nhân họp nhất” nói về quan hệ giữa người với trời đất

vũ trụ Trời khôns đê chỉ riêng vũ trụ mà còn là tính quy luật phổ biến hay lí tính thế giới Mạnh Từ là người đâu tiên thúc đẩy mối quan hệ thiên nhân hợp nhất “Hề mình hết lòng thì biết được bản tính của mình, hiểu được bản tính

của mình thì biết được trời rồi đó” (Mạnh Tử Tận tâm thượng) Tính là ở tâm,

người tận tâm thì hiểu được tính, mà tính người, bản chất là do Trời sinh, nhận bản tính trời sinh cùng là nhận bản chất cùa trời Cho nên khi ta hiểu bản tính mình cùng tức là hiểu được trời Trong cách nhìn cùa Mạnh Tử, nguồn eốc nhân, nghĩa, lễ, trí đều bao hàm trong nhân tính, tận lực thì có thể mờ rộng,

bổ sung cho nó, biểu hiện nó và có thể nhận thức được nhân tính của bản thân, tức là nhận thức được trời Cho nên con người phải nhât định “nuôi tâm,

dưỡng tính để làm việc của trời” Trong Trung D ung nói kĩ hơn: “Cái mà Trời

giáng cho con nsười gọi là Tính, noi theo tính oọi là Đạo, tu dưỡng theo đạo oọi là Giáo” Nói rõ nguồn gốc đạo đức của con người là từ trời, là cái duy nhất của trời ở trong con người

Ngoài ra, Trình Hạo, Trình Di cũng có quan niệm tương tự vê “thiên nhân tương thông” Trình Hạo nói: “Thiên, nhân không phải là hai, khôno cân

phải nói hợp làm một” (N%ữ lục) “Chì có tâm thè hiện trời, thê hiện hèt thì biết tính, biết tính thì hiêu được trời” (Đông thượng) Trình Di phân tích ti mỉ

Trang 39

hơn: “ Sao khôns biẻt được đạo nụưừi mà cũ nu khôns biêt đao trời vây? Đạo

là một vậy, há đạo người là một đạo, đạo trời là một đạo sao? Trời đất người

chì có một đạo, mới thốno nhất làm một, thông thi tất cả đều thông” {Ngừ lục

n h ị thượng) “Đạo và tính là một, gốc cùa tinh là mệnh, trời sinh ra bàn tính tự

nhiên, tính có hình thê aọi là tâm, tính có độn" aọi là tình, tất cả nhữna cái đó

đêu là một” (Đỏng thượng thập bát).

Quan diêm của ĐÔI1S Trọng Thư có khác hơn, ôn« cho giữa người và trời có câu tạo siông nhau “thiên nhản tương loại” nên đề xuât quan niệm

thiên nhân cảm ứng Đặc biệt trong sách Xuân Thu phồn /ộ, ông mô tả từng bộ

phận con người có cấu tạo tương tự như vũ trụ: trời, trăng, sao, gió, mây, đất, nước “Cơ thể người do thiên số mà có, khí huvểt người giống như khí trời

mà làm điều nhân, người hành đức theo nghĩa của trời ” (Đ ồng thượng Thiên Vi nhân già) Đen Vương Phu Chi đời Thanh thì quan niệm “thiên nhân

tương loại” này đã phát triển nhảy vọt về độ khái quát: “Trời có âm dương, người có nhân nghĩa, trời có ngũ thần người có ngũ quan Trời và nơười khác nhau cả về hình và chất, không thể bất buộc hợp hai thứ làm một được Vì sao

mà cha bước con phải bước, cha chạy con phải chạy Cha và con khác nhau cả

về hình dáns, thể chất, chi có thể nối chí cùa nhau Trời và người khác nhau

về hình dáng, thể chất, chì kế thừa cái đạo cùa nhau mà thôi” ( Thượng thư dan nghĩa) Ở đây ông đặc biệt nhấn mạnh “thiên nhân hợp nhất” không đồng nhất

ờ ngoại hình và bề mặt mà mấu chốt hợp nhất là “đạo” và “quy luật”

Mệnh đề “thiên nhân hợp nhất” đã trở thành cơ sở lí luận quan trọng cho thuyết định mệnh Ngay từ Mạnh Từ, thuyết này đã có màu sắc đạo đức đậm nét “ Phàm việc gì mình không cố ý làm mà tự nhiên lại làm, đó là ý trời

vậy Việc mình mong muôn mà tự nhiên tỏt, đó là mệnh trời vậy” (Mạnh Tử Vạn chương thượng) Mạnh Tử quy tất cả về Thiên mệnh, thừa nhận mệnh trời

là cái quyết định cuối cùns cuộc đời con nmrời Theo ôns, việc làm của con

Trang 40

người đêu do ý trời quyêt định, cuộc sống cửa con người thế nào đêu do mệnh trời săp đặt san, mọi đeo đuổi cá nhàn là vô dụns Vì thế cuộc sống của con người nơi trân thẻ không cân phải phấn đấu lao động mà nên tuân theo mệnh trời sắp đặt, khôns, nên chê trách, phản kháng Cũns chính vì thế mà lí luận nhân cách của Nho gia yêu cầu con người hướng nội đạo dức, thanh tâm quả , dục, giảm nhu cầu vật chất bên ngoài Nhờ đó mà con người khôno những không đánh mât bản tính mình mà còn hiểu sâu ve minh Từ chồ tự điều chinh bản thân cho thích nghi với bên ngoài, tự say sưa trong thế giới tinh thần hư cấu của minh, con người có thể yên tâm để an thân lập mệnh Trung tâm của mệnh trời chính là bản tâm, phấn đâu tự tu không ngừng thì sẽ biết mệnh, như vậy, thuyết thiên nhân hợp nhất này cũng khẳng định tính năng động cùa hoạt động con người trong thực tiễn đạo đức, luân lí Do đó, nhân cách theo hướng lẩy tu thân làm tiền đề có mô thức nội tỉnh, hay nội thánh Người Trung Quốc chỉ cần thông qua thực tiễn đạo đức nội tâm đã có thể trở thành Thánh nhân Đây là một điểm phân biệt rất lớn giữa triết học Trung Quốc với triết học phương Tây.

Qua những điều phân tích trên đây, ta có thể kết luận như sau về Nho giáo: Một học thuyết xây dựng mô hình xã hội lí tưởng dựa trên nền tảng là các quan hệ thân tộc, trong đó ai ai cũng lấy tu thân làm gốc, với đặc trưng là tinh thần tôn quân được bảo hộ bời quan niệm thiên mệnh và sự tận tuỵ phục tùng của hàng rtRŨ quan lại

2.2 Tổng quan ch un g về pháp luật trước Lê sơ

2.2.1 Pháp luật của nhà nước phong kiến phương Đ ông

Luật pháp là một trong những hình thái ý thức xã hội có liên quan nhiêu nhất tới tồn tại xã hội Nó không nhừns phản ánh rõ nét tôn tại xã hội mà còn tác động mạnh mẽ ngược lại tới tôn tại xã hội Pháp luật là ý chí của giai câp

Ngày đăng: 24/03/2015, 08:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.B.Pỏliacỏp (1996), Sự phục hưng của nước Đại Việt. NXB Chính trị Quốc 2 Ĩa, H àNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phục hưng của nước Đại Việt
Tác giả: A.B.Pỏliacỏp
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc 2Ĩa
Năm: 1996
2. Alexander Barton Woodside (1971). Vietnam and the Chinese model: A comparative study o f Vietnamese and Chinese government in the first h a lf o f the nineteenth century. Havard University press, Cambridge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam and the Chinese model: A comparative study o f Vietnamese and Chinese government in the first h a lfo f the nineteenth century
Tác giả: Alexander Barton Woodside
Năm: 1971
3. Đào Duy Anh (1938). Khổng giáo phê bình tiểu luận. Quan hai tùng thư, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng giáo phê bình tiểu luận
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1938
4. Đào Duy Anh (1957). Lịch sử cô đại Việt Nam giai đoạn Cịiiá độ sang cliê độ phong kiến. K.NXB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cô đại Việt Nam giai đoạn Cịiiá độ sang cliê độ phong kiến
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1957
5. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam. NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2002
6. Nguyen Quana Ân chủ biên (1998), Lịch sử và văn hóa Việt N am - Những gương mặt trí thức. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và văn hóa Việt N am - Những gương mặt trí thức
Tác giả: Nguyen Quana Ân chủ biên
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
Năm: 1998
7. Baron de Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần pháp luật
Tác giả: Baron de Montesquieu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
8. Du Vinh Căn (2002), Tổng quan tư tuởng pháp luật Nhơ gia. Học viện Chính trị Quốc gia Hổ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tư tuởng pháp luật Nhơ gia
Tác giả: Du Vinh Căn
Năm: 2002
9. Phan Bội Châu (1998), Khổng học dăng. NXB Ván hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng học dăng
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: NXB Ván hoá thông tin
Năm: 1998
10. Nguyễn Huệ Chi (chú biên) (1998). Hoàng đ ế Lê Thánh Tông nhà chínli trị tài năng, nhà vãn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng đ ế Lê Thánh Tông nhà chínli trị tài năng, nhà vãn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi (chú biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
11. Nguyễn Thị Phương Chi (2002), Thủi ấp - điền trang thời Trần (thê kỉ XIII-XIV). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủi ấp - điền trang thời Trần (thê kỉ XIII-XIV)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Chi
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
12. Ngô Thị Chính (1992). “Quan hệ thân tộc của người Việt trong bộ Quốc triều hình luật” . Nghiên cứu Đông Nam á, số 3, tr 18 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ thân tộc của người Việt trong bộ Quốc triều hình luật” . "Nghiên cứu Đông Nam á
Tác giả: Ngô Thị Chính
Năm: 1992
13. Phan Huv Chú (1992). Lịch triều hiến chuơìig loại chí. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chuơìig loại chí
Tác giả: Phan Huv Chú
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1992
14. Hoàng Sơn Cườns (1997). “Tư duy văn hoá gia đình của Lê Thánh Tông trong Quốc triều hình luật” . Văn hoá nghệ thuật, số 7, tr 38 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy văn hoá gia đình của Lê Thánh Tông trong Quốc triều hình luật” . "Văn hoá nghệ thuật
Tác giả: Hoàng Sơn Cườns
Năm: 1997
15. Phan Đại Doãn chủ biên (1999). Một sô vun dề vê Nho giáo Việt Nam.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sô vun dề vê Nho giáo Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn chủ biên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
16. Phan Đại Doãn (1992), “Mấy suy nghĩ vé cái cách chính quyền cấp hương cùa Hổ Quý Ly”. Nghiên cứu lịch sứ. số 2, tr 27-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ vé cái cách chính quyền cấp hươngcùa Hổ Quý Ly”. "Nghiên cứu lịch sứ
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 1992
17. Phan Đại Doãn (1992), “Một số đặc điểm Nho giáo Việt Nam” . Nghiên cíat lịch sử, số 2, tr 27-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm Nho giáo Việt Nam” . "Nghiên cíat lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 1992
18. Nguyễn Khác Đạm (1964), “Góp mấy ý kiến vé vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam” . Nghiên cứu lịch sứ. số 8, tr 22-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp mấy ý kiến vé vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam” . "Nghiên cứu lịch sứ
Tác giả: Nguyễn Khác Đạm
Năm: 1964
19. Lê Quv Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quv Đôn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1977
20. Lè Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sứ. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt thông sứ
Tác giả: Lè Quý Đôn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w