DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1: Chỉ tiêu hoạt động của TiênphongBank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011Bảng 2: Đánh giá tổng quan về việc huy động vốn của Tienphongbank – chi nhánh Hà Nộ
Trang 1Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể giảng viên trường Đại học Thương Mại, cảm ơn các thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian qua Xin gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên K44H2, cảm ơn các bạn đã không ngừng giúp đỡ tôi thực hiện nhiệm vụ của mình Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội đã tao điều kiện cho em nghiên cứu thực hiện khóa luận và các anh chị phòng Khách hàng doanh nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ cho em trong suốt thời gian em thực tập tại ngân hàng!
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Vũ Xuân Dũng, người đã giúp đỡ em thực hiện khóa luận này!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 6
1 Lý do nghiên cứu đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Kết cấu khóa luận 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2 Nội dung lý thuyết liên quan đến huy động vốn của NHTM 10
1.2.1 Kết cấu vốn huy động của NHTM 10
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của NHTM 16
1.3.1 Các yếu tố khách quan 16
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊNPHONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 19
2.1 Giới thiệu khái quát về NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh 19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 21
2.1.4 Một số chỉ tiêu hoạt động của Tiênphongbank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011 22
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 23
2.2.1 Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 23
2.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 24
2.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp về thực trạng huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 24
2.3.1 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm 24
2.3.2 Kết quả phân tích phỏng vấn 26
Trang 32.4 Phân tích dữ liệu thứ cấp về thực trạng huy động vốn của NHTMCP Tiên phong
– chi nhánh Hà Nội 28
2.4.1 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011 28
2.4.2 Cơ cấu nguồn vốn 30
2.4.3 Chi phí huy động vốn 36
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊNPHONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI 38
3.1 Đánh giá công tác huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội38 3.1.1 Những kết quả đạt được 38
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 39
3.2 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 42
3.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 42
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn 43
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội 47
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Nhà nước 47
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 49
KẾT LUẬN CHUNG 51
1 Kết quả nghiên cứu 51
2 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động của TiênphongBank – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011Bảng 2: Đánh giá tổng quan về việc huy động vốn của Tienphongbank – chi nhánh Hà NộiBảng 3: Tổng hợp kết quả phiếu điếu tra về tình hình huy động vốn của Tiênphongbank –chi nhánh Hà Nội
Bảng 4: Kết quả phỏng vấn cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Ngân hàngTMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiênphong– chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh HàNội giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh HàNội giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh HàNội giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 9: Chi phí huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội giaiđoạn 2009 - 2011
Trang 52009-Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của TPB-CNHN giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền của TPB-CNHN giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 5: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể của TPB-CNHN giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 6: Cơ cấu chi phí huy động vốn của TPB-CNHN giai đoạn 2009-2011
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu đề tài
Trong quá trình vận hành của mình, nền kinh tế luôn xảy ra tình trạng có nơi thừavốn và cũng có nơi thiếu vốn Tuy nhiên, các đối tượng này lại không thể tự tiếp cận trựctiếp với nhau để thỏa mãn nhu cầu vốn của mình Thông qua hoạt động huy động vốn, hệthống ngân hàng tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi
từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế
Trong suốt năm 2009, 2010 và những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế thế giới nóichung và nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khó khăn sau cuộc khủng hoảng toàn cầu Trongbối cảnh chung của nền kinh tế, đặc biệt khi tình hình lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp,
cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động và pháttriển Trong khi đó, hầu hết các NHTM đều ở tình trạng thiếu vốn, gặp nhiều khó khăntrong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp vừa đáp ứng nhucầu sử dụng vốn nhằm ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa đảm bảo tính an toàntrong hoạt động Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượngcao là hết sức cần thiết cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranhgay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay
Với vai trò là “cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã hội, thông qua các nghiệp vụhuy động vốn của mình, các NHTM đã góp phần quan trọng trong việc khơi thông nguồnvốn nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinhdoanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệquốc gia
Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn huy động đối với sự phát triển kinh tếnói chung và hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiênphong nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội” để nghiên cứu
Trang 7Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn của các NHTM
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Ngân hàng TMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
Thời gian: Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiênphong –chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2011, tìm ra thành công, hạn chế và nguyên nhâncủa các tồn tại trong công tác huy động vốn tại TiênphongBank – chi nhánh Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩaMac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các học thuyết kinh tế, phương phápthống kê, phương pháp phân tích tổng hợp
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về huy động vốn của NHTM
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTMCP Tiên phong - chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn của
NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triểncủa kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động tolớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hànghoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó - kinh tế thị trường - thì ngân hàngthương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính khôngthể thiếu được
Theo Ðạo luật ngân hàng của Pháp (1941): “Ngân hàng thương mại là những Xí
nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng hình thành và phát triển trên cơ sở nền tảng pháp
lý ban đầu gồm 2 pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngânhàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (có hiệu lực từ 1/10/1990) và từ năm 1997đến nay là các bộ luật về ngân hàng Pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/5/1990 xác
định: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” Theo
luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010: “Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loạibậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốnnhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển
Trang 9kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay mượn của người cần vốn, đảm bảo sự thông suốt và liên tụccủa hệ thống tài chính.
Khái niệm vốn của NHTM
Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:
- Vốn điều lệ (Statutory Capital) và các quỹ dự trữ (Reserve funds): Vốn điều lệ,các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn tự có của ngân hàng (Bank’s Capital) là nguồn vốnkhởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động
- Vốn huy động (Mobilized Capital): Ðây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàngthương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đangtạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi kháchhàng yêu cầu Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn và quan trọngnhất của NHTM
- Vốn đi vay (Bonowed Capital): Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổngnguồn vốn của ngân hàng thương mại Thuộc loại này bao gồm vốn vay trong nước và vốnvay nước ngoài
- Vốn tiếp nhận (Trust capital): Ðây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chínhngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triểnkinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng vàmục tiêu đã được xác định
- Vốn khác (Other Capital): Ðó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạtđộng của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng, các khoản thuế chưa nộp,lương trả chậm…)
Khái niệm huy động vốn của NHTM
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thânngân hàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại đượcphép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy độngcác nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh
tế NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại hình tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốncủa tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Trang 10- Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam, các TCTD nước ngoài.
- Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngânhàng Nhà nước Việt Nam
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
1.2 Nội dung lý thuyết liên quan đến huy động vốn của NHTM
1.2.1 Kết cấu vốn huy động của NHTM
Kết cấu vốn của NHTM có thể được phân loại dựa trên các tiêu thức sau:
Căn cứ theo hình thức huy động:
- Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳhạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngânhàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách Ngoài
ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoảntiền gửi thanh toán
- Tiền gửi có kỳ hạn: là tiền gửi của tổ chức và cá nhân mà người gửi tiền chỉ có thểrút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi
- Tiền gửi tiết kiệm: (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quyết định số NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xácnhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
1160/2004/QĐ-và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
- Vốn vay: Tiền gửi mà ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà ngân hàng có đượcmột cách thụ động Trong hoạt động kinh doanh của mình nếu như thiếu vốn thì ngân hàngphải chủ động tìm kiếm vốn, khi đó nguồn vốn mà ngân hàng chủ động tạo nên đó lànguồn vốn vay Đây là nguồn vốn NHTM huy động được bằng cách vay các TCTD trong
và ngoài nước hoặc của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn
- Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá: NHTM được phép phát hành kỳ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn trung và dài hạn trong công chúng với nhiều
ưu đãi hấp dẫn cho người nắm giữ
- Vốn khác: Quá trình thực thiện các nghiệp vụ trung gian, NHTM cũng tạo đượcmột khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán như: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tàikhoản séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhận hốiphiếu thanh toán…Thông qua các nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng thu hút được một lượng
Trang 11vốn lớn như trong quá trình thu chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhậnchuyển vốn…do phát tiền theo tiến độ nên thường xuyên có một bộ phận vốn kết dư trêntài khoản ngân hàng có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn đó vào kinh doanh…và các nguồnvốn khác phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như vốn từ công ty mẹ, cáckhoản nợ khách…
Căn cứ theo kỳ hạn huy động:
- Nguồn vốn huy động không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạnxác định, người gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào theo nhu cầu của mình do đó lãi suấtcủa loại tiền này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định Tiền gửikhông kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tươnglai, thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đích giao dịch trong kinh doanh
Do vậy, lượng tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốnhuy động được của ngân hàng
- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn: Chủ yếu là các khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn.Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn
và lãi suất của khoản tiền gửi đó Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nên ngân hàng cóthể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửingắn hạn để cho vay trung và dài hạn Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn địnhcao nên ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt độngkinh doanh, vì vậy ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửikhông kỳ hạn và tiền gửi thanh toán
Căn cứ theo loại tiền:
- Vốn huy động bằng ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, ngân hàng còn nhậntiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, GBP, EUR…Nhữngngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệtrong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu,t hanh toán quốc tế…các ngân hàng có xuhướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn Nhận tiền gửibằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hóa về phương thức huy động vốn của cácNHTM
- Vốn huy động bằng nội tệ (VND): Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các NHTMnhận được Nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng, nó phụ thuộc
Trang 12vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thườngchiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng vốn huy động.
Căn cứ theo chủ thể
- Vốn huy động từ cá nhân: Hình thức chính để huy động vốn từ cá nhân là thu húttiền gửi phi giao dịch Ngân hàng sử dụng các tài khoản tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hoặc
đi vay cá nhân bằng công cụ phát hành giấy tờ có giá ra thị trường
- Vốn huy động từ tổ chức: Hình thức mà ngân hàng có thể huy động được nhiềunhất từ các tổ chức là tiền gửi giao dịch Thông qua việc làm trung gian thanh toán vàchuyển hóa các phương tiện thanh toán, ngân hàng thu hút được số lượng lớn các tổ chức
mở tài khoản tạo ra tiền gửi giao dịch Đây là nguồn có chi phí thấp nên các NHTMthường xuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thắng thế trongviệc hấp dẫn khách hàng gửi tiền và bán thêm các dịch vụ Ngoài ra ngân hàng cũng cungcấp các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đối với các tổ chức khi việc sử dụng vốn đã được kếhoạch trong tương lai và các hình thức khác
Căn cứ theo lãi suất
- Vốn huy động theo lãi suất linh hoạt: Trong các hình thức huy động theo lãi suấtlinh hoạt, lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ, biến đổi theo thời gian Mức điềuchỉnh và kỳ điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng (khôngtrái với Pháp luật) và được quy định rõ Thông thường kỳ điều chỉnh lãi suất là 03tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần, mức điều chỉnh lãi suất thường được tính bằng lãisuất tiền gửi tiết kiệm lớn hơn hoặc bằng 12 tháng (tùy mỗi ngân hàng) cộng với một biên
độ nhất định (nhưng không vượt quá mức khống chế trần lãi suất của Ngân hàng nhànước), hoặc bằng lãi suất huy động công bố của Ngân hàng tại thời điểm điều chỉnh.Thông thường áp dụng trong huy động vốn trung và dài hạn
- Vốn huy động theo lãi suất cố định: Các hình thức huy động này áp dụng mức lãisuất được ấn định cụ thể, không chịu tác động của những biến động lãi suất thị trường.Thông thường áp dụng trong các hình thức huy động vốn ngắn hạn
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức hay nói cách khác, ngân hàng huy độngvốn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là các nguồn sau đây:
Trang 13Huy động vốn tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụngcho mục đích thanh toán không dùng tiền mặt mà người gửi được sử dụng một cách chủđộng và linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi tiêu, chi trả, thanh toán hàng hóa, dịch vụ
và các khoản phí phát sinh một cách an toàn, thuận lợi
Với hình thức này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báotrước cho ngân hàng nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này Vìvậy, chi phí cho nguồn vốn huy động theo hình thức này là rất rẻ (thậm chí ở nhiều nước,
số dư tài khoản loại này ngân hàng không phải trả lãi cho khách hàng) Đối với kháchhàng, do lãi suất thấp nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản TGTT không nhiều.Mặc dù số dư tài khoản TGTT của từng khách hàng thường không lớn, nhưng với số lượngkhách hàng nhiều giúp cho tổng nguồn vốn huy động qua TGTT trở nên đáng kể
Ngoài ra, việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi này còn giúp tăng nguồn thu phídịch vụ cho các NHTM, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế Vìvậy, để tăng cường nguồn vốn này, ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: tổ chứcmạng lưới phục vụ khách hàng, cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán và ngày càng tăngchất lượng dịch vụ cũng như công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng
Huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng có
sự thỏa thuận trước về lãi suất và thời hạn rút tiền, áp dụng cho đối tượng là tổ chức kinh tế(TCKT)
Đây là loại tiền gửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiềncủa khách hàng nên có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh củangân hàng trong thời gian ký kết
TGCKH thường có số dư trung bình lớn hơn so với các khoản tiền gửi tiết kiệm,tạo nguồn vốn tương đối lớn cho hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, nguồn vốn này là vốntạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ tạo sức ép cho ngânhàng nếu khách hàng rút tiền với số lượng lớn
Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
Trong các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sửdụng, họ gửi tiết kiệm nhằm mục đích bảo toàn và sinh lời đối với khoản tiết kiệm Tiềngửi tiết kiệm (TGTK) là khoản tiền của cá nhân gửi vào ngân hàng, được xác nhận trên thẻ
Trang 14tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi và được bảo hiểm theoquy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Tài khoản TGTK không được sử dụng đểphát hành séc và thực hiện các giao dịch thanh toán.
Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia cho rằng thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư lànghiệp vụ rất quan trọng của NHTM vì đầy là nguồn vốn có tính ổn định khá cao, cho phépngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn để cấp tín dụng, đầu tư Tuy nhiên, lãi suất ápdụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và số dư trung bình của những tàikhoản tiền gửi này thường có giá trị không lớn
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, NHTM áp dụng nhiềuhình thức huy động phong phú với kỳ hạn và phương thức lĩnh lãi đa dạng, linh hoạt theonguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao cùng với nhiều ưu đãi khác
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại:
TGTK không kỳ hạn: dành cho khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốngửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sửdụng trong tương lai Khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này vì mục tiêu an toàn
và tiện lợi hơn là mục tiêu sinh lợi Số dư tiền gửi này ít biến động hơn so với TGTT, vìvậy các NHTM thường trả lãi suất cao hơn so với TGTT
TGTK có kỳ hạn: dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu antoàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai Đây là khoản tiền gửi có
sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về thời gian gửi/rút tiền Lãi suất trả cho tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi,hình thức trả lãi và loại tiền tệ
Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá
“Giấy tờ có giá (GTCG) là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền gửi trong một thời hạn nhất định, điềukiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua.” GTCG có thểphân thành nhiều loại khác nhau
Căn cứ theo quyền sở hữu, có thể chia thành:
- GTCG ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ,
có ghi tên người sở hữu
- GTCG vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghitên người sở hữu
Trang 15Căn cứ vào thời hạn, có thể chia thành:
- GTCG ngắn hạn: là loại có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉtiền gửi ngắn hạn, trái phiếu và các GTCG ngắn hạn khác
- GTCG: là loại có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiềngửi ngắn hạn, trái phiếu và các GTCG ngắn hạn khác
Huy động vốn qua phát hành GTCG của NHTM được thực hiện tập trung theo từngđợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huyđộng dưới các hình thức tiền gửi Tuy nhiên, hình thức huy động vốn này thường có lãisuất và chi phí phát hành cao và phải được sự chấp thuận của NHNN
Huy động vốn vay
Vốn vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW hoặc giữa các NHTM vớinhau hay với các tổ chức tín dụng, các cá nhân trong và ngoài nước Trong đó NHTWđóng vai trò là người cho vay cuối cùng phù hợp với chính sách tiền tệ tại thời điểm đó
- Vay trên thị trường tiền tệ: Các ngân hàng có thể vay mượn với nhau thông qua
thị trường liên ngân hàng Thông qua sự tổ chức của NHNN, ngân hàng này sẽ vay ngânhàng khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN
- Vay NHNN: NHNN sẽ cho NHTM vay thông qua nghiệp vụ chiết khấu và tái
chiết khấu thương phiếu, các GTCG hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng của NHTM
- Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại: Là hợp đồng bán tạm thời chứng
khoán chất lượng với tính thanh khoản cao với thỏa thuận sẽ mua lại chứng khoán này vớimức giá được xác định trước trong hợp đồng Giao dịch này có thời gian từ qua đêm hayđến vài tháng
Các hình thức huy động vốn khác
- Nguồn vốn ủy thác: Khi NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho
vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ…sẽ tạo nên nguồn ủythác tại ngân hàng
- Phát triển tài khoản hỗn hợp: Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi
cho phép kết hợp thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới đầu tư, tín dụng.Chủ tài khoản sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho ngân hàng Những đặc điểm thu hút kháchhàng của loại tài khoản này là tốc độ thanh toán cùng với những tiện ích dịch vụ
Trang 16- Vốn chiếm dụng: Ngân hàng sử dụng tiền gửi nghĩa vụ của khách hàng trong quá
trình thanh toán không dùng tiền mặt (các khoản tiền khách hàng ký quỹ để bảo chi séc,
mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…) để tạm thời đáp ứng nhu cầu vốn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của NHTM
1.3.1 Các yếu tố khách quan
Yếu tố pháp lý
Yếu tố pháp lý là yếu tố ràng buộc đến các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng huy động vốn nói riêng Một hành lang pháp lý thông thoáng, rõ ràng sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đồng thời đảm bảo môi trường lành mạnhcho các ngân hàng cạnh tranh và phát triển
Yếu tố chính trị
Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn đến tâm lý, niềm tin của người gửi tiền.Một quốc gia có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào hệ thốngngân hàng nhiều hơn một quốc gia có sự bất ổn
Yếu tố kinh tế
Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế (lạm phát): Động thái của nền kinh tế
chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền quyết định gửi tiền vào ngân hàng, tích trữ vàng,ngoại tệ hay mua sắm các tài sản khác Trong điều kiện nền kinh tế không ổn định, giá cả
và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, ngoại
tệ hoặc các dạng tài sản khác hơn là gửi tại NHTM
Chính sách của Nhà nước: Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
công tác huy động vốn của các NHTM Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ vàcác quy định của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thuhút vốn của các NHTM
Nhân tố môi trường kinh doanh: Đó là các điều kiện kinh tế - xã hội nơi ngân hàng
hoạt động và sự cạnh tranh giữa các NHTM trên cùng một địa bàn, đặc biệt ở các địa bàntrọng điểm như Hồ Chí Minh, Hà Nội… Môi trường kinh doanh tạo điều kiện hoặc hạn chếkhả năng huy động vốn do đó ngân hàng phải luôn bám sát thị trường, áp dụng các hìnhthức huy động vốn phù hợp nhằm thu hút tối đa lượng tiền trong dân
Yếu tố văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói
quen sử dụng tiền của người dân Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền
Trang 17mặt đã khá quen thuộc với người dân Tại những nước đang phát triển như Việt Nam,người dân có thói quen giữ tiền mặt hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh…làm cholượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế.
Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý: Ở các thành phố lớn phát triển, đặc biệt ở những thị
trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khác do nghiệp vụ huy độngvốn đem lại thì việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn những nơikém phát triển
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Uy tín của ngân hàng
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàngkhông chỉ là lãi suất, chất lượng dịch vụ mà uy tín cũng là một yếu tố không kém phầnquan trọng Uy tín của ngân hàng càng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thìviệc huy động vốn cho ngân hàng sẽ càng thuận lợi
Lãi suất huy động vốn
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng một chính sách lãisuất trở nên cực kỳ cần thiết trong việc thu hút các khoản tiền gửi và duy trì lượng tiền gửihiện có Đặc biệt với tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hiện nay, những khácbiệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn
từ nơi này sang nơi khác
Chi phí huy động vốn
Bên cạnh lãi suất huy động vốn, ngân hàng còn phải trả thêm một khoản chi phí để
có được nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, gọi là chi phí ngoài lãi Tổng chi phí lãi
và chi phí ngoài lãi gọi là chi phí huy động vốn Đây chính là công cụ mà ngân hàng có thểchọn để nhằm đạt được mức và kết cấu nguồn vốn cho phép ngân hàng nâng cao khả năngsinh lời và các mục tiêu khác Chi phí huy động có ảnh hưởng tới quy mô, kết cấu và mứclãi chênh lệch của tất cả các nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng
Các hình thức huy động vốn
Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú thì càng đáp ứngmột cách tối đa nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Vì vậy đa dạng hóasản phẩm huy động vốn có thể coi là “cuộc chạy đua” không có đích của các NHTM hiệnnay
Trang 18Các dịch vụ ngân hàng hiện đại hỗ trợ hoạt động huy động vốn
Ngày nay với sự phát triển công nghệ nhanh chóng, các sản phẩm dịch vụ ngânhàng đang từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàngnhanh chóng và tiện lợi hơn so với kênh phân phối truyền thống: mua thẻ điện thoại trảtrước; thanh toán điện nước, thanh toán trên các website mua bán trực tuyến…
Chương trình khuyến mại
Ngoài yếu tố lãi suất thì chương trình khuyến mại của ngân hàng như: tặng lãi suấtthưởng, tiền mặt; hiện vật; chương trình quay số trúng thưởng,… sẽ thu hút thêm nhiềukhách hàng gửi tiền Do thị hiếu của khách hàng rất đa dạng nên tùy theo phân khúc thịtrường, đối tượng khách hàng mà ngân hàng triển khai chương trình khuyến mại phù hợp
Các nhân tố khác
Bên cạnh những nhân tố trên thì những nhân tố như: trình độ công nghệ, thái độ vàthời gian phục vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc củacán bộ ngânhàng, thủ tục và mẫu biểu chứng từ giao dịch hay nhu cầu vốn của NHTM trong từng thời
kỳ cũng tác động không nhỏ tới khả năng huy động vốn của ngân hàng
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP TIÊNPHONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu khái quát về NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
Tháng 5 - 2008: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong được thành lập bởi
Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), TiênPhongBank được kế thừa các thế
mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, tiềm lực tài chính và vị thếcủa các cổ đông lớn này mang lại TiênPhongBank xác định phát huy các ưu thế này đểxây dựng cho mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tàichính đơn giản và hiệu quả hơn
Tháng 8 - 2008: Khai trương TiênPhongBank chi nhánh Hà Nội, chính thức tham giamạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink và ra mắt hệ thống ngân hàng tự độngMiniBank 24/7
Tháng 3 - 2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TiênPhongBank được tổchức
Ngày ngày 30/12/2010, TiênPhongBank chính thức “vượt cạn” thành công, chào bán
100 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VNĐ/cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, hoànthành việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/CP của Chính phủ
TiênPhongBank trở thành là một trong số ít các ngân hàng đã chủ động hoàn thànhviệc tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng theo tiến độ ban đầu 31/12/2010 của Nghị định
Như vậy, chỉ qua hơn hai năm hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên gấp
3 lần Từ 1000 tỷ VNĐ năm 2008 tăng lên 1750 tỷ VNĐ cuối năm 2009, đạt mức 2000 tỷVNĐ vào tháng 08/2010 và về đích 3000 tỷ đúng “deadline” của ngân hàng nhà nước.Cho đến cuối năm 2011, TiênphongBank đã thiết lập chi nhánh tại thành phố Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh
Chức năng
Chi nhánh Tiênphongbank Hà Nội là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Tiên phong, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Ngân hàngThương mại Cổ phần Tiên phong, thực hiện chức năng kinh doanh các hoạt động ngân
Trang 20hàng trên địa bàn quận Đống Đa - thành phố Hà Nội Chi nhánh là đơn vị hạch toán, kếtoán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
Chi nhánh Tiênphongbank Hà Nội có nhiệm vụ cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho
tổ chức, cá nhân trên địa bàn, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, củaNgân hàng nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng Ngoài ra chi nhánh có nhiệm vụquản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại chinhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc quyền quản lý của chi nhánh Chi nhánhTiênphongbank Hà Nội thực hiện chế độ báo cáo thông tin, báo cáo theo quy định của hội
sở và Ngân hàng Nhà nước
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng rất khác biệtvới các doanh nghiệp sản xuất
Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính giữa các khách hàng vớinhau và giữa NHNN với công chúng thông qua các nghiệp vụ ngân hàng
Ngân hàng đưa ra các sản phẩm đầu vào để huy động vốn từ những đối tượng cókhoản tiền nhàn rỗi, sau đó, đưa lượng vốn thu được đến những đối tượng thiếu vốn thôngqua các sản phẩm dịch vụ đầu ra
Các sản phẩm dịch vụ đầu vào của ngân hàng bao gồm:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửitiết kiệm, tiền gửi thanh toán
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của cá nhân, tổ chức chủ yếu làtrong nước
- Vay vốn của các TCTD khác, của NHNN…
Các sản phẩm dịch vụ đầu ra gồm các hoạt động như:
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Các dịch vụ bảo lãnh như : Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu
- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
- Tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu
- Tài trợ dự án…
Trang 212.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
Tổ chức bộ máy của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong
Chi nhánh Hà Nội
Nguồn: www.tpb.com.vn
Chức năng của mỗi bộ phận
Ban giám đốc Ngân hàng có 2 thành viên (Giám đốc Ngân hàng và phó giám đốc
phụ trách chung đồng thời phụ trách phòng khách hàng doanh nghiệp) thực hiện kiểm tra,
rà soát, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đưa ra những kiến nghị, tư vấnnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh Các phòng và trung tâm nằm dưới sựquản lý trực tiếp của ban giám đốc và có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho bangiám đốc hàng tuần
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp xây dựng kế hoạch, thực hiện các
hoạt động kinh doanh hướng tới đối tượng doanh nghiệp, tổ chức nhằm đạt mục tiêu vềdoanh số, thị phần…
Phòng khách hàng cá nhân: Trực tiếp xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt
động kinh doanh hướng tới khách hàng cá nhân và khách hàng tiềm năng
Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để
huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanhtoán, bảo lãnh theo đúng qui định của nhà nước và Ngân hàng TMCP Tiên phong
Trang 22Phòng kế toán: Ghi chép, quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính
và báo cáo kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và quy định chung củaNgân hàng TMCP Tiên phong
Phòng hỗ trợ tín dụng: Đây là phòng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc
trong các hoạt động tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng, lãi suất, phí, các quy trình,quy chế
Phòng quỹ: Thực hiện chức năng tổng hợp tiền, trích lập và sử dụng, phân phối các
quỹ trong chi nhánh
Phòng tổng hợp hành chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc về chính sách và hoạt
động hành chính trong chi nhánh một cách hiệu quả, lập kế hoạch mua sắm tài sản, trangthiết bị, văn phòng phẩm và cá đồ dùng khác, theo dõi tình hình sử dụng cơ sở vật chất củachi nhánh; thực hiện công tác hành chính, quản lý công văn, tài liệu đi đến, lưu giữ tài liệu
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Tiênphong – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011)
Năm 2009 là năm thứ hai chi nhánh đi vào hoạt động Đối mặt với khó khăn củanền kinh tế cùng những bất ổn trong hệ thống nhân sự, doanh thu năm 2009 của chi nhánh
là 67,9 tỷ đồng, mức doanh thu này cao hơn 9,7% so với dự kiến Chi phí hoạt động củachi nhánh năm 2009 là 64,2 tỷ, do đó lợi nhuận thu về chỉ xấp xỉ 3,7 tỷ Năm 2010 tìnhhình khả quan hơn khi doanh thu của chi nhánh tăng 2,33 lần, đạt 158,6 tỷ, tăng 90,7 tỷ sovới năm 2009, đem về cho chi nhánh 14,9 tỷ lợi nhuận sau khi đã trừ đi 143,6 tỷ tổng chiphí hoạt động Năm 2011 doanh thu tăng không nhiều, chỉ tăng 16,7 tỷ đạt mức 175 tỷ
Trang 23đồng Tuy mức tăng của chi phí thấp hơn, chi phí năm 2011 chỉ tăng 10,3 tỷ so với năm
2010, vì thế lợi nhuận của chi nhánh năm 2011 đã tăng 6,4 tỷ, đạt mức 21,4 tỷ, tuy nhiênmức lợi nhuận này chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2011
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.1 Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Mục tiêu: Đánh giá tổng quan về việc huy động vốn của Tienphongbank – chinhánh Hà Nội và đánh giá về việc nghiên cứu thị trường và tốc độ tăng trưởng huy độngvốn của TiênphongBank – chi nhánh Hà Nội
Số phiếu điều tra: 15 Phiếu được gửi đến cán bộ huy động vốn phòng Khách hàng
Cá nhân và phòng Khách hàng doanh nghiệp <Chi tiết xin xem phụ lục 2> Các mức đánh
giá: Tốt – Khá – Trung Bình – Kém – Dưới mức chấp nhận Câu hỏi điều tra tập trung vàocác vấn đề sau:
Tình hình nghiên cứu thị trường trên địa bàn hoạt động của chi nhánh
Tổng quan về tình hình huy động vốn, mức độ tăng trưởng huy động vốn
Quy trình gửi tiền và rút tiền tại chi nhánh, xử lý các vấn đề phát sinh
Mức độ đa dạng của các hình thức huy động vốn
Công tác sử dụng vốn, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn
<Chi tiết xin xem phụ lục 1>
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn 2 cán bộ ngân hàng phụ trách huy động vốn tại Phòng khách hàng cánhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp để tìm hiểu thực trạng huy động vốn của ngânhàng, đồng thời tìm ra những vướng mắc trong việc huy động vốn
<Bảng câu hỏi xin xem phụ lục 3>
Phỏng vấn một số cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Ngân hàngTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội (khu vực quận Đống Đa – Hà Nội) theo các tiêuchí: Mức độ nhận biết Ngân hàng, mức độ nhận biết dịch vụ Ngân hàng, mức độ sử dụngdịch vụ Ngân hàng
Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê: Là phương pháp định lượng, thống kê kết quả đã thu thậpđược dựa trên số phiếu điều tra trắc nghiệm đã phát
Trang 24Phương pháp phân tích: Là phương pháp sử dụng để xử lý dữ liệu, số liệu thu được
từ phiếu phỏng vấn, kết hợp với các lý luận đã nêu ra ở chương I để đưa ra những nhận xét
về hoạt động huy động vốn
Phương pháp tổng hợp: Căn cứ vào các dữ liệu đã thu thập được để phân tích, xứ lýcác thông tin để từ đó có thể đưa ra các kết luận đối với hoạt động huy động vốn của ngânhàng TMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
2.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu nội bộ qua các nguồn dữ liệu trong ngân hàng như: báo cáo tàichính, bảng cân đối kế toán, bảng sao kê số liệu chi tiết về huy động vốn…của ngân hàngvào các năm 2009, 2010, 2011
Thu thập thông tin từ các phương tiện truyền thông như Internet, truyền hình, từ cácnguồn như báo chí, các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia….để thu thập dữ liệu,thông tin về tình hình huy động vốn nói chung, các ý kiến đóng góp nhiều chiều về nhữngvướng mắc tồn tại trong việc huy động vốn của ngân hàng
2.3 Phân tích dữ liệu sơ cấp về thực trạng huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
2.3.1 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm
Để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng huy động vốn giai đoạn 2009-2011 củaTiênphongBank chi nhánh Hà Nội tác giả khóa luận đã gửi 15 phiếu khảo sát tới cán bộPhòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp, đây là hai phòng liên quantrực tiếp đến hoạt động huy động vốn Trên cơ sở 15 phiếu điều tra thu về, sau khi sàng lọcthu về được 14 phiếu hợp lệ Tiến hành phân tích ta có kết quả theo bảng tổng hợp nhưsau:
Đánh giá tổng quan về việc cho vay vốn lưu động đối với DNVVN tại Ngân hàngTMCP Tiênphong - chi nhánh Hà Nội:
Trang 25Bảng 2: Đánh giá tổng quan về việc huy động vốn của Tienphongbank – chi nhánh
Để làm rõ hơn vấn đề này, tiếp tục khảo sát về việc tìm hiểu và nghiên cứu thịtrường cũng như sự tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chinhánh Hà Nội
Bảng 3: Tổng hợp kết quả phiếu điếu tra về tình hình huy động vốn của
Tiênphongbank – chi nhánh Hà Nội
STT Mức đánh giá
Tình hình nghiên cứu thị trường
Mức độ tăng trưởng vốn huy động
Hiệu quả của các hình thức huy động
Sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ
Quy trình gửi tiền, rút tiền
Công tác
sử dụng vốn huy động
Trang 26chi nhánh Có thể thấy ngân hàng Tiênphong – chi nhánh Hà Nội nắm bắt được nhu cầugửi tiền và các nguồn vốn có thể huy động từ cá nhân, tổ chức và các nguồn khác Quytrình gửi và rút tiền của chi nhánh đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở mứctối đa.
Tuy nhiên, hầu hết số phiếu điều tra cho rằng mức độ tăng trưởng vốn của chinhánh không đạt yêu cầu, hiệu quả của các hình thức huy động chỉ ở mức trung bình, sảnphẩm dịch vụ chưa đa dạng và không có sức thu hút Điều này cho thấy các sản phẩm, dịch
vụ của ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của dân chúng, đồng thời cáckênh huy động của ngân hàng không thực sự phong phú
2.3.2 Kết quả phân tích phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ huy động vốn, là những người trực tiếp thực hiện quy trình huyđộng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên phong – chinhánh Hà Nội, để trực tiếp tìm hiểu thực trạng huy động vốn Nội dung phỏng vấn là tìmhiểu rõ về các nhân tố còn vướng mắc trong việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội, thu được kết quả sau:
Các cán bộ huy động vốn đều khẳng định quy trình gửi tiền và rút tiền tại Ngânhàng TMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội là hợp lý, và hoàn toàn tạo điều kiện cho cánhân, tổ chức, doanh nghiệp trong địa bàn của ngân hàng Tuy nhiên, việc huy động vốncủa chi nhánh chưa phát triển là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Các yếu tố kháchquan có thể kể đến như khủng hoảng tài chính, cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngânhàng, sức hút của các kênh đầu tư khác, thị trường ngân hàng năm 2011 thanh khoản vốnkhông tốt dẫn đến tâm lý lo ngại trong dân chúng Mặt khác nhiều người chưa thực sựhiểu rõ họ sẽ nhận được những gì khi đầu tư khoản tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàngTMCP Tiên phong
Bên cạnh đó bản thân ngân hàng còn tồn tại rất nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởngđến tình hình huy động vốn Trước hết, TiênphongBank là một ngân hàng nhỏ, do đó nănglực cạnh tranh không thể sánh được với các ngân hàng lớn, đã thành lập từ lâu Theo đánhgiá của các chuyên gia, khả năng tài chính hạn hẹp là nguyên nhân lớn nhất làm cho mứclãi suất huy động của ngân hàng chưa hấp dẫn, chỉ ở mức trung bình Các hình thứcTiênphong tận dụng để lách lãi suất vẫn còn hạn chế và không thu hút được khách hàng.Ngoài ra, mạng lưới ngân hàng ít, khả năng PR, Marketing kém hiệu quả cũng là những
Trang 27nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình vốn huy động liên tục giảm giai đoạn 2011.
2009-Phỏng vấn một số cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Ngân hàngTiênphong – chi nhánh Hà Nội: Phỏng vấn 4 khách hàng cá nhân và 4 doanh nghiệp trênđịa bàn quận Đống Đa – Hà Nội thu được kết quả sau
Bảng 4: Kết quả phỏng vấn cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của
Ngân hàng TMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội
Tiêu chí KHCN1 KHCN2 KHCN3 KHCN4 VNPT
Tổng CTy Hàng không VN
FPT Elead
CTy Điện tử
Địa điểm hoạt động và cơ sở hạ tầng cũng là một lí do khiến chi nhánh chưa đượcnhiều người biết tới Nằm trên con đường có nhiều phương tiện giao thông đi qua, tuynhiên chi nhánh TiênphongBank Hà Nội trở nên khá nhỏ bé khi chỉ chiếm hai tầng của mộttòa nhà nhỏ, bảng hiệu khiêm tốn, điều đó khiến chi nhánh trở nên lép vế so vớiOceanBank, Agribank trên cùng tuyến phố
Trang 282.3.3 Kết quả phân tích sơ bộ
Từ những kết phân tích trên ta thấy rằng quy trình gửi tiền tại Ngân hàng TMCPTiên phong – chi nhánh Hà Nội là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên từ phía các cá nhân, tổ chứccòn rất thụ động trong việc tiếp cận cũng như nắm bắt thông tin Để giải quyết vấn đề này,cần thiết và cấp bách phải tạo ra một kênh thông tin tương tác giữa các cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp trên địa bàn với Ngân hàng TMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
2.4 Phân tích dữ liệu thứ cấp về thực trạng huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội
2.4.1 Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Tiênphong – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011
1,047,482
878,648
375,338
0 200,000
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Tiênphongbank Hà Nội
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán chi tiết của Ngân hàng TMCP Tiên phong
– chi nhánh Hà Nội năm 2009, 2010, 2011)
Thời gian qua dù lãi suất huy động tăng song lượng tiền tiết kiệm người dân, doanhnghiệp gửi vào chi nhánh liên tục giảm Theo tổng hợp từ bảng cân đối kế toán, tổng vốnhuy động của chi nhánh Tiênphongbank Hà Nội năm 2009 đạt 1,047,482 triệu đồng, năm
2010 giảm xuống 878,648 triệu và 375,338 triệu năm 2011 Sự cạnh tranh gay gắt giữa các