TIÊNPHONG – CHI NHÁNH HÀ NỘ
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Lượng tiền gửi của khách hàng liên tục giảm qua các năm. Cụ thể năm 2009 đạt 1018 tỷ đồng, năm 2010 giảm xuống 862,5 tỷ và chỉ còn 251,7 tỷ đồng vào năm 2011. Có một thực tế dễ dàng nhận thấy là rất nhiều khách hàng cá nhân và cả khách hàng doanh nghiệp đang dần thoái vốn khỏi TiênphongBank. Đặc biệt là các cổ đông chiến lược của Tiênphong như Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT (FIS), Công ty phần mềm FPT (FSoft)… trước kia vẫn giữ một lượng vốn khá lớn tại ngân hàng nhưng đã chuyển dần sang các ngân hàng khác có mức lãi suất hấp dẫn hơn. Thị trường ngân hàng cuối năm 2011 thanh khoản vốn không tốt
Các khoản vốn vay của chi nhánh cũng có xu hướng giảm, năm 2009 là 29,4 tỷ, năm 2010 là 8,4 tỷ và năm 2011 là 7,4 tỷ đồng. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc
cho vay giảm. Thứ nhất là do sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp giảm mạnh, vòng quay vốn xuống quá thấp, chỉ 1,2 lần so với mức 2,5 lần trước đây, doanh nghiệp không còn mặn mà với nhu cầu vay vốn, điều này cho thấy sự sợ hãi đang gia tăng, tính phòng thủ đang bao trùm thị trường. Doanh nghiệp phòng thủ, ngân hàng cũng phòng thủ, nhất là đối với những doanh nghiệp muốn vay bằng mọi giá, ngân hàng rất ngại rủi ro nên không cho vay. Trong năm 2010, 2011, ngân hàng chỉ tập trung cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, bên cạnh đó ra sức thu hồi những món nợ quá hạn cũ và hạn chế tối đa những món nợ quá hạn phát sinh mới để kiểm soát nợ xấu. Không tìm được doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho vay, thời gian qua, ngân hàng chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào trái phiếu và tín phiếu chính phủ. Để giải quyết vấn đề ứ đọng tiền, ngân hàng buộc phải giảm lãi suất đầu vào để hạ chi phí đầu ra, đây cũng là một hạn chế vì lãi suất giảm sẽ không thu hút được khách hàng mới và cũng khó giữ được một số khách hàng cũ muốn tìm nơi sinh lời cao hơn cho đồng vốn của mình.
Mạng lưới trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của TiênphongBank khá ít, các điểm đặt máy ATM không phổ biến. Trên toàn thành phố Hà Nội chỉ có 14 điểm giao dịch của TiênphongBank, riêng quận Đống Đa là 4 điểm. Tuy được đặt trên các con phố nhiều người qua lại nhưng cách bài trí của những điểm giao dịch này không nổi bật, khó thu hút sự chú ý. Vì thế, rất ít người biết đến ngân hàng, số lượng người biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng còn ít hơn. Nếu không nhắc đến cổ đông chiến lược của TiênphongBank là tập đoàn FPT thì thương hiệu của ngân hàng không dễ mà đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng.
Một hạn chế nữa của TiênphongBank là khả năng PR, Marketing kém hiệu quả. TiênphongBank sử dụng logo có nhiều nét tương đồng với logo của tập đoàn FPT, lại được FPT hậu thuẫn, tuy nhiên hoạt động Marketing của ngân hàng lại vô cùng trầm lắng.
Nguyên nhân
Tiênphongbank là một ngân hàng nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh còn thấp. Một thực tế không thể phủ nhận là các ngân hàng TMCP nhỏ luôn phải chịu sức ép lớn trong hoàn cảnh kinh doanh tiền tệ như hiện nay. Các ngân hàng lớn có cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính, mạng lưới giao dịch lớn có nhiều lợi thế hơn. Họ thường có lượng khách hàng lớn, kể cả các doanh nghiệp và tập đoàn có số dư vãng lai trên tài khoản thanh toán thường xuyên. Điều này giúp các ngân hàng lớn tăng doanh thu và điều hòa được chi phí huy động đầu vào thấp, đồng thời tăng tính cạnh tranh của họ khi cho vay với lãi suất thấp hơn các
ngân hàng khác. Đối với một ngân hàng nhỏ, được thành lập chưa lâu đã phải đối mặt với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, Tiênphongbank gặp nhiều khó khăn khi vừa phải tìm cách tăng lợi nhuận, đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu theo quy định, vừa phải tìm con đường riêng trong cuộc chạy đua lãi suất. Lượng khách hàng của Tiênphongbank chưa nhiều lại không ổn định, ít điểm giao dịch cũng như số lượng máy ATM, thêm vào đó hoạt động truyền thông, quảng bá cho ngân hàng chưa được chú trọng, do đó ngân hàng trở nên khá yếu thế trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
TiênphongBank chưa thể tạo lòng tin tuyệt đối cho người tiêu dùng. Mới được thành lập từ năm 2008, ngân hàng vẫn đang trên con đường chứng tỏ mình. Với những thành công ban đầu, ngân hàng đã bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên ngân hàng lại không được nhiều người biết đến. Hoạt động Marketing của ngân hàng chưa phát huy hiệu quả, lượng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít ỏi, do đó không thể phủ sóng và định vị thương hiệu trong tâm trí công chúng.
Tình hình cạnh tranh lãi suất huy động trên toàn hệ thống ngân hàng. Trong thời gian qua lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục tăng, trong khi các sản phẩm, dịch vụ cung ứng giữa các ngân hàng không có nhiều khác biệt. Mỗi ngân hàng lại có những biện pháp thu hút vốn riêng như khuyến mãi, tặng quà..làm lãi suất thực tế để có được khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội cao hơn so với lãi suất niêm yết. TiênphongBank cũng không phải là ngoại lệ trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Tuy nhiên vì là một ngân hàng nhỏ, TiênphongBank chưa thể đưa ra những sản phẩm hấp dẫn hơn và chưa tạo được đột biến trong cuộc chiến thu hút vốn. Lãi suất huy động của TiênphongBank được đánh giá là không cạnh tranh, chỉ nhỉnh hơn so với lãi suất của NHNN và một số ngân hàng thương mại nhỏ, còn so với một số ngân hàng như SHB, ngân hàng Bắc Á, Vietcombank thì lãi suất của Tiênphong thấp hơn từ 1-2%.
Ngân hàng vừa phải đối mặt với vấn đề thanh khoản và triển khai chiến lược một cách yếu ớt, vừa phải đối mặt với việc nhân sự cao cấp bị dịch chuyển thường xuyên và đứng trước thách thức tìm kiếm những nhân tài lãnh đạo mới. Áp lực lợi nhuận với lãnh đạo ngân hàng cổ phần khi vốn tăng quá nhanh, quá lớn có thể buộc nhiều giám đốc điều hành ngân hàng coi nhẹ yếu tố an toàn, chấp nhận rủi ro cao để đạt mục tiêu đề ra. Việc thay đổi lãnh đạo thường xuyên gây ra nhiều bất lợi cho ngân hàng, vì những nhà lãnh đạo mới cần có thời gian mới có thể thực sự nắm bắt được hoạt động của toàn hệ thống để đưa
ra những quyết sách đúng đắn, do đó các quyết sách, chiến lược cũng thay đổi theo, mà sự thay đổi thì chưa từng được thử nghiệm trong những trường hợp cụ thể.
3.2. Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn của NHTMCP Tiên phong – chi nhánh Hà Nội