1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKK Trò chơi vận động – phương tiện rèn luyện thể chất toàn diện Ở THCS

21 4,2K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 308 KB

Nội dung

Xuất phát từ lý do trên, nên tôi đã chọn đề tài “ Trò chơi vận động – phương tiện rèn luyện thể chất toàn diện” trong môn học thể dục để làm đề tài Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã n

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG KHÁNH

TRƯỜNG THCS LÊ QUÍ ĐÔN

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

trong đó “Trò chơi vận động - phương tiện rèn luyện thể chất toàn diện” là

môn khoa học tự nhiên không thể thiếu cho lứa tuổi THCS trong học tập - vuichơi – giải trí Qua trò chơi vận động sẽ giúp các em phát triển trí tuệ, rèn luyệntoàn diện thể chất và sự khéo léo, giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách

Hiện tại học sinh bậc THCS còn hạn chế về tính tổ chức, tính kỷ luật,chưa tự tin hòa nhập vào tập thể cũng như lúng túng trước đám đông, thiếu năngđộng trong sinh hoạt đờøi sống hằng ngày Nhận thức về phát triển toàn diện thểchất chưa được tích cực tạo nên sự e ngại những họat động có tính động về thểlực làm ảnh hưởng không nhỏ cho việc học tập

- Qua thực tế trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao ở bậc THCS

Việc “Rèn luyện thể chất” tôi nhận thấy có nhiều học sinh thể lực còn hạn chế,

thường tránh né những hoạt động mang tính thể lực, dẫn đến rụt rè, thụ độngtrong mọi lĩnh vực, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập Các em thường cocụm, đợi sự hướng dẫn, chưa mạnh dạn làm người lĩnh xướng – đi đầu

- Đa số các bậc cha mẹ ít quan tâm đến hoạt động trò chơi vận động và rènluyện thể chất Thông thường các bậc cha mẹ chủ yếu tập trung các môn học văn

hóa môn tự nhiên mà lại quên điều cơ bản “ Chơi mà học, học mà chơi “ Thông

qua trò chơi phát huy toàn diện về các mặt giáo dục trí tuệ, tư tưởng ; giáo dục

Trang 2

tính thẩm mỹ ; tính tổ chức ; tính kỷ luật ; tính tập thể; tính chiến thuật ; tínhsáng tạo … và rèn luyện thể lực, trau dồi và nâng cao kiến thức xã hội Đặt biệt

là Trò chơi vận động – phương tiện rèn luyện thể chất toàn diện để nâng cao

nhận thức được thể hiện qua trò chơi, làm cho người tổ chức ( GV), người chơi(HS ) hứng thú, phấn khích dễ nhớ - nhớ lâu

Xuất phát từ lý do trên, nên tôi đã chọn đề tài “ Trò chơi vận động – phương tiện rèn luyện thể chất toàn diện” trong môn học thể dục để làm đề tài

Nghị quyết trung ương 4 (khóa VII ) đã nêu “ Công tác TDTT cần coi

trọng và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn đông đảo quần chúng nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo … “ Vàngày 25 tháng 6 năm 2007 Chủ tịchUBND tỉnhĐồng Nai ra quyết định số 1813/QĐ-UBND về việc tổ chức triển khai thực hiện

Kế họach chương trình 5 đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu tỉnh Đồng Nai giai đọan

2006 – 2010 trong đó “ … đầu tư trang bị các thiết bị hỗ trợ cho tập luyện của

học sinh ở các bộ môn : Bóng đá, cầu lông, bơi lội, kinh phí dự kiến 750 triệu đồng “

+ Về tính tổ chức : Học sinh THCS đã được vào tổ chức Đội Thiếu niên

tiền phong Hồ Chí Minh Học tập và họat động trong môi trường tập thể có tính

tổ chức cao ở cấp tiểu học với các chương trình rèn luyện như Rèn luyện Đội

viên ; Chuyên hiệu.

+ Về tính kỷ luật : Lứa tuổi THCS đã được giáo dục ý thức kỷ luật ở bậc

mầm non, tiểu học qua nội qui, qui chế

Trang 3

+ Về giáo dục thể chất : Ở cấp mầm non, tiểu học các em đã học môn thể

dục, tham gia trò chơi dân gian, trò chơi vận động đã giúp các em phát triển vềthể chất Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của nước ta những năm gần đây trên đàphát triển, phụ huynh có đời sống ổn định, sự quan tâm cho con cái ngày mộtchu đáo nên chế độ dinh dưỡng dành cho các em tương đối đầy đủ và tạo điềukiện cho con em mình tham gia các họat động TDTT

2 Khó khăn :

Tâm sinh lý lứa tuổi THCS thời kỳ biến đổi các em dễ kích động bất đồngảnh hưởng không nhỏ cho một số họat động mang tính tập thể cao Do tâm lýlứa tuổi, phần lớn phụ huynh phải theo dõi, quan tâm thái quá làm các em bị gò

bó Bên cạnh đó, phụ huynh chưa đánh giá cao về tính năng lợi ích việc học thểdục và các họat động trò chơi vận động

+ Về tính tổ chức : Phần lớn học sinh tham gia các sinh hoạt tập thể chưa

nhiều, không thường xuyên

+ Về tính kỷ luật : Học sinh lứa tuổi THCS nhận thức tính kỷ luật tự giác

chưa cao Do biến đổi tâm sinh lý, thường làm ngược lại những qui định để thểhiện mình đã là người lớn ; là người nổi trội trong nhóm bạn

+ Về giáo dục thể chất : Phụ huynh nhận định chưa toàn diện giữa học tập các bộ môn văn hóa chủ đạo còn gọi là môn chính ( Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngọai

ngữ …) và học các môn khác được xem là môn phụ và thực tế của địa phương,

các bậc cha mẹ muốn con mình học tốt các môn chính, xem nhẹ việc học môn

giáo dục thể chất là môn phụ tạo nên tâm lý “ … bên trọng -, … bên khinh “, sợ

con mình vận động nhiều mệt mỏi không học các môn chính được Ý thức họcsinh vẫn còn tư tưởng môn phụ, nên học không tích cực

3 Hiện trạng :

Hiện nay, việc giảng dạy bộ môn thể dục rất được chú trọng trong trườngTHCS, là một yêu cầu quan trọng đối với từng đối tượng học sinh Nhiều côngtrình khoa học đã chứng minh rằng lứa tuổi THCS là thời kỳ thuận lợi nhất cho

sự phát triển thể chất và hình thành các kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho con người.Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sức khỏe – trí tuệ

là thứ quý nhất của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ

Trang 4

tương quan bổ sung cho nhau Để có sức khỏe tốt không chỉ cần dinh dưỡng và

vệ sinh tốt đã đủ mà chúng ta cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.Nhưng tập TDTT phải có những bài tập cho phù hợp tâm sinh lý từng độ tuổimới có hiệu quả Bên cạnh sự phát triển về thể chất đó, về mặt tinh thần của conngười sẽ được phát triển song hành về trí tuệ

Đặc biệt, lứa tuổi học đường là thời kỳ rất cần thiết cho sự vận động đểphát triển trí-lực tòan diện giúp học sinh có đủ sức khỏe, tinh thần minh mẫn màhọc tập, đảm bảo cho mục tiêu nhiệm vụ sau này là lao động, xây dựng bảo vệ tổquốc

Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc học tập bộ môn thể dục bậc THCS

có trên 70 % học sinh có thái độ thờ ơ thiếu tích cực với môn học thể dục – giáodục thể chất

- Trên 80% chưa thể hiện tính tự giác, tính tổ chức, chưa biết phát huy tínhtập thể, chưa nhận thức hết ý nghĩa rèn luyện thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến

việc học tập qua câu thành ngữ “Một tinh thần minh mẫn trong một thể xác tráng kiện“.

- Một số phụ huynh phản ảnh : Học (tập) thể dục nhiều ( chạy, nhảy ) con

em về nhà mệt mỏi không học môn khác được

- Điều kiện cơ sở vật chất ở trường học chưa đáp ứng yêu cầu bộ môn làmhạn chế cho người dạy và người học Không phát huy hết khả năng, năng khiếungười học (HS) ; người dạy không có điều kiện truyền đạt hết kỹ năng

Từ những hiện trạng trên tôi nhận thấy những tích cực và tiêu cực trongviệc tập luyện TDTT

+ Tích cực : Theo phân phối chương trình của ngành Giáo dục đã đáp ứng

sự phát triển tâm sinh lý mọi lứa tuổi

+ Tiêu cực : Nhận thức của học sinh và số đông phụ huynh xem nhẹ môn

học thể dục; điểm (đánh giá) xếp loại đúng khả năng học sinh “trung bình, yếu”

nhiều bị phản ánh là giáo viên khó …

III- NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

1- Một số khái niệm và quan niệm liên quan đến đề tài :

Trang 5

a/- Khái niệm : Trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất, là

hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điềukiện đã được đặt ra Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi, mỗi ngườitrong từng “vai trò” của mình phải sử dụng các hoạt động như : đi, chạy, nhẩy,ném, vỗ, đập, leo, mang, vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật, tự bảo vệmình hoặc bảo vệ đồng đội vv

b/- Quan niệm trò chơi vận động :

Quan niệm về trò chơi vận động (TCVĐ) rất nhiều, xoay quanh nguồn gốc

và ý nghĩa của trò chơi, tuy nhiên có thể chia thành hai trường phái chính

+ Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy tâm (điển hình là: Gaillois, Siller,Gross, Khol vv) cho rằng trò chơi mang tính vững bền, không đổi, trong trò

chơi chỉ thể hiện “Bản năng sinh tồn”, là các hoạt động sinh học thuần túy Họ

không nhận thấy sự khác biệt khi hoạt động của con người trong trò chơi và lúcđộng vật đùa giỡn Ngoài ra, theo họ trò chơi có trước lao động và hai hoạt độngnày đối kháng nhau

+ Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật (điển hình là: G.Plekhanov,A.Mkarenko…) đã chứng minh rằng lao động đã sản sinh ra trò chơi và làm nềntảng cho sự phát triển tiếp theo của các trò chơi Với nhận thức đó các nhà giáodục theo chủ nghĩa Mark luôn đề cao sự giáo dục toàn diện, trong hướng dẫn tròchơi phải đạt được sự phát triển cả trí tuệ đạo đức, thể chất và các mặt giáo dụckhác

2- Phân loại trò chơi: có 3 loại

*- Trò chơi sáng tạo (Games of creation): Là những trò chơi theo chủ đề,chủ yếu là phát triển trí lực

*- Trò chơi hoạt động (Games of skill): Tác động toàn diện cơ thể

*- Trò chơi thể thao (Olympic Games): Là các môn thi đấu trong chươngtrình thế vận hội

Ở đây chúng ta tập trung tìm hiểu và đi sâu vào loại 2 là trò chơi hoạt động(TCVĐ)

3- Cách phân loại TCVĐ : Có 2 cách phân loại

Trang 6

* Dựa vào các phương tiện: Với nội dung phong phú, TCVĐ sử dụng rất

nhiều phương tiện khác nhau, người ta có thể chia thành các dạng hoạt độngchính trong khi sử dụng các phương tiện để chơi như sau :

* Chơi theo dạng mô phỏng (bắt chước) gồm có:

a Diễn xuất cho giống người hay con vật

b Làm theo quy ước giả định, có đối kháng

(Các trò chơi này có thể kèm theo bài hát, câu đồng dao, bài thơ, hò vè, hoặc âmthanh dẫn nhịp)

* Các trò chơi tiếp sức : Nhiều người cùng luân phiên thực hiện một công

việc, có thể là chạy, nhảy, nói, hát, vv

* Vượt qua chướng ngại vật (có độ cao, độ khó khác nhau).

a-Chơi với các đạo cụ cầm tay (khăn, bóng, gậy )

b- Có hoạt động đối kháng (một chọi một, một đối kháng tập thể, tập thểđối kháng tập thể)

c-Hoạt động phán đoán, tìm kiếm để đạt một kết quả nào đó từ nhữngthông tin được thu nhận (các suy luận mang tính logic, âm thanh, hình ảnh, cảmgiác… thông qua các giác quan)

d- Các trò chơi có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại

* Dựa vào mối tương quan của người chơi: có 3 loại

a Trò chơi cá nhân (không phân chia thành đội): là những trò chơi hoạt

động tập thể, có những đặc điểm chính, là trong khi tham gia vào cuộc chơi thìmỗi người đều độc lập, chịu trách nhiệm với riêng mình về vai trò và hành động,không bị ràng buộc liên đới với các thành viên khác Trong nhóm trò chơi này

có thể mọi người tham gia cùng lúc hoặc tham gia lần lượt, trong quá trình chơi

có thể có sự “đối chọi” (đấu trí, đấu lực…vv) hoặc không có sự “đối chọi” trongtrò chơi

b Trò chơi cá nhân chuyển thành đồng đội: Là các trò chơi lúc đầu mọi

người hoạt động riêng lẽ, xuất hiện tình huống “bất ngờ” bắt phải kết hợp thànhnhóm (tổ) để phối hợp hành động, sự kết hợp đó không ổn định suốt trong mộttrò chơi

Trang 7

c Trò chơi đồng đội: Các trò chơi thuộc nhóm này mang tính chất thi đua

của cả đơn vị tập thể (nhóm, tổ, đội ) có đặc điểm là mỗi hành động, dẫn tới kếtquả thành công hay thất bại đều ảnh hưởng đến cá nhân người làm và ảnh hưởngđến cả tập thể đó Mỗi đơn vị phải biết tổ chức, hợp đồng trách nhiệm để manglại phần thắng

4 Tác dụng của TCVĐ trong GDTC và các hoạt động xã hội khác: a/ Giáo dục đạo đức ý chí:

TCVĐ cùng với các môn TDTT, cắm trại được coi là phương tiện chínhdùng trong lĩnh vực GDTC Nói đến GDTC thì nhiệm vụ của mặt giáo dục nàykhông chỉ làm phát triển cơ thể, tăng cường các tố chất vận động, hình thành kỹxảo vận động mà còn góp phần giáo dục đạo đức ý chí cho người tập Trong cácphương tiện đã nêu thì trò chơi là phương tiện góp phần giáo dục đạo đức ý chícho người tập rất có hiệu quả, sở dĩ có thể nói như vậy vì:

Các trò chơi gây được hứng thú và rất hấp dẫn người chơi, trong lúc chơi

“người tham gia” như được thoát ly khỏi hoàn cảnh thực tại, nên dễ bộc lộ cátính và thể hiện con người thật, khó kiềm chế và che dấu những mặt yếu kém vềđạo đức ý chí Nhờ đó những người hướng dẫn (các nhà giáo dục, HLV, thầy côgiáo) có thể nắm vững về từng học sinh để kết hợp giáo dục các mặt ý chí như:cương quyết, dũng cảm, tích cực, kiên trì và hi sinh…

Đồng thời trong quá trình chơi, người chơi tiếp xúc với nhau, cá nhân phảihoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có tráchnhiệm động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ đó Vì vậy ta có thể giáodục các em về đạo đức như: tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể, tôn trọngđối thủ, ngay thẳng trong khi thi đua, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, mongmuốn hoàn thiện…

Điều này được thể hiện rõ nét ở trẻ em trong trò chơi, các em biểu lộ tìnhcảm rất rõ ràng vui khi thắng lợi, buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng độihoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt vai trò của mình…

Vì tập thể các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lạithắng lợi cho đội, đây chính là đặc tính thi đua rất cao của TCVĐ

Trang 8

Nên việc giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua TCVĐ là rất cần thiết đểgiúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức cũng như về thể lực, tạo tiền đề vữngchắc cho các quá trình phát triển sau này.

b/- Tác dụng tăng cường sức khỏe khi sử dụng làm phương tiện tập luyện:

Qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận: “Vận động là mộthiện tượng sinh học, là nhu cầu của cơ thể ở mọi lứa tuổi Khi vận động mốiquan hệ giữa cơ quan cảm thụ đến bộ máy vận động thông qua sự chỉ huy củathần kinh trung ương được thiết lập rất chặt chẽ Phản xạ từ cơ quan nội tạng ảnhhưởng tới chức phận của hệ vận động, vì vậy ít vận động là nguyên nhân gây ra

sự suy yếu của cơ thể và chức năng của từng cơ quan, làm phát triển một sốbệnh lý mãn tính, gây rối loạn các chất chuyển hóa trong cơ thể TCVĐ nếuđược thực hiện đúng phương pháp khoa học thì nhất định có tác dụng nâng caosức khỏe Đây là mục đích cơ bản, quan trọng nhất trong GDTC

Các loại TCVĐ với luật lệ đơn giản được sử dụng với nhiều dạng hoạtđộng khác nhau mà phần lớn là các động tác tự nhiên (thực dụng) và tiến hànhngoài trời… nên có ảnh hưởng rất tốt đối với cơ thể con người về sức chịu đựngmôi trường hoàn cảnh

Tham gia trong các TCVĐ sẽ được phát triển các tố chất vận động, đặc biệt

là tố chất nhanh và khéo léo Cách chạy đuổi bắt trong các trò chơi không chỉphát triển sức nhanh đơn thuần về tần số bước chạy mà giúp người chơi “kỹnăng chạy đổi hướng”, cách làm động tác giả, cách tăng giảm tốc độ và xuấtphát hoặc ngừng đúng lúc Nhìn chung sự phát triển thể lực trong các trò chơikhông đơn điệu mà làm cho người chơi trở nên tháo vát linh hoạt, phát triểnnăng lực quan sát định hướng Các cơ quan vận động được hoàn chỉnh, tăngcường khả năng phối hợp các hoạt động của chi và thân

Nhờ rèn luyện trong thiên nhiên nên tăng cường khả năng kháng bệnh, chịuđựng được với những thay đổi của thời tiết khí hậu Với các em nhỏ kích thích

sự phát triển, mau lớn không bị còi Với người lớn giúp duy trì khả năng hoạtđộng, tăng tuổi thọ Tuy vậy trò chơi do tính hấp dẫn của nó, dễ tạo cho ngườitập ham vui nên khó điều chỉnh đúng lượng vận động đối với từng người trong

Trang 9

lúc tập, vì vậy các nhà sư phạm làm công tác hướng dẫn phải nắm vững phươngpháp và theo dõi để điều chỉnh tốt về số lần và thời gian cho hợp lý.

5 Tác dụng của TCVĐ về mặt xây dựng kỹ năng - kỹ xảo vận động trong tập luyện các môn thể thao :

TCVĐ vừa là phương tiện vừa là phương pháp và có một chương trìnhphong phú hấp dẫn, nhưng đơn giản, sân bãi dụng cụ ít tốn kém, đặc biệt là cóthể lựa chọn những trò chơi cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng đốitượng, dễ vận dụng vào mọi hoàn cảnh

Tận dụng các ưu điểm trên, khi tập luyện kỹ thuật của các động tác môn thểthao, có thể đưa vào thành các thao tác cần thực hiện trong trò chơi Các thao tác

đó do đã đơn giản hoá về cử động hoặc hoàn cảnh thực hiện (kích thước sân bãi,yêu cầu luật chơi…) làm cho người tập dễ tiếp thu, nhờ đó tập vào động tácchính, sẽ hình thành các kỹ năng - kỹ xảo nhanh hơn

Vì vậy TCVĐ là phương tiện hỗ trợ rất tốt cho việc chuẩn bị thể lực, kỹnăng, đáp ứng nhu cầu hoạt động, cũng cố hoàn thiện kỹ xảo vận động giúpngười tập làm quen và nâng cao thành tích trong thi đấu

6 Tác dụng của TCVĐ trong các giờ học thể dục của học sinh phổ thông:

Ngoài hoạt động học tập và lao động, thì trò chơi thể hiện không chỉ như sựgiải trí và tiêu khiển, vẫn chiếm vị trí lớn Các em đặc biệt yêu thích các trò chơilinh hoạt với luật lệ cụ thể và các môn bóng, quá trình chơi gây hứng thú nhanhchóng và đặc biệt đối với các em

Đối với tuổi học sinh, cơ thể đang độ phát triển của các em rất cần thiếtphải chơi đùa, đó là nhu cầu sinh học, cũng quan trọng như ăn, ngủ, học tập….của các em trong cuộc sống hằng ngày Vì lẽ đó chúng ta thường thấy, nếu việcvui chơi của các em không được người lớn hướng dẫn tổ chức, thì các em cũng

tự tụ họp rủ nhau chơi những trò chơi đã biết

Trong giờ học thể dục ở trường phổ thông việc đưa TCVĐ vào các giáo ánvừa mang tác dụng phát triển thể chất (các tố chất vận động và năng lực hoạtđộng chung của cơ thể) lại vừa có mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt

Trang 10

động, tổ chức trò chơi, để các em có thể tự chơi đạt kết quả tốt, cũng như tạo bầukhí buổi học được sinh động hơn.

Ngoài ra thông qua việc dạy trò chơi còn có tác dụng giáo dục về mặt đạođức, uốn nắn các mặt yếu kém về cá tính, kích thích sáng tạo, nhận thức đúngcác hành vi đẹp… để góp phần giáo dục toàn diện cho các em

Quá trình dạy TCVĐ cho học sinh phải đảm bảo tính chất phù hợp, lứatuổi, giới tính Chọn trò chơi theo mục đích rõ ràng, phù hợp với thời điểm giờhọc, môi trường hoàn cảnh để trò chơi diễn ra Tránh các trò chơi đơn thuần vềmặt bạo lực, tạo nên các mâu thuẫn gây ra mất đoàn kết hoặc tạo nên các thươngtích cho cơ thể các em

Là lĩnh vực để thể hiện tài năng, tổ chức rèn luyện thể chất tinh thần chonhững người tham gia

Là nơi có thể đưa vào để giáo dục về điều luật, truyền thống hoặc phongcách riêng của đoàn thể đó

Là giao điểm hội tụ để tuyên truyền, quảng bá về sự tiến bộ của khoa học

kỹ thuật, công nghệ và văn hóa tư tưởng của các đơn vị tiến hành trò chơi

Tóm lại : “ Trò chơi vận là phương tiện rèn luyện thể lực tích cực và toàn

diện” :

Trò chơi vận động là loại hình hoạt động như một môn học, giáo dục thái

độ nhận thức và quá trình nhận thức đúng đắn, phát huy cao tính tự giác trong tổchức, tự giác phát huy tinh thần kỷ luật-trật tự và rèn luyện thể chất tích cựcnhất

Là một môn học luôn gây sự chú ý đối với mọi tầng lớp mọi lúc mọi nơibằng những phương pháp, hình thức tổ chức, hình thức chơi, luật chơi, đối tượngtham gia trò chơi … phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi, thõa mãn nhu cầu vuichơi, giải trí và học tập

Là môn học được đánh giá cao về tính khoa học, tạo ra sự hứng thú cho mọingười không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ, dân tộc …

7- Vai trò và tổ chức TCVĐ :

Vai trò và tầm quan trọng trực tiếp tác động nhận thức của học sinh về rèn luyện thể chất- phát triển thể lực khi tham gia trò chơi vận động :

Ngày đăng: 23/03/2015, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w