0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đối với tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 (Trang 49 -57 )

2.2.2.1. Nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng

Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của chế độ HN&GĐ được Nhà nước ta bảo hộ đó là nguyên tắc vợ chồng bình đẳng. Nguyên tắc này chi phối toàn bộ quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.

Tài sản chung của vợ chồng có vai trò quan trọng trong đời sống gia đình. Để duy trì và phát triển đời sống, thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục con cái…dù ít hay nhiều tài sản chung là không thể thiếu.

Kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 về tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đã quy định cụ thể về căn cứ, nguồn gốc, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Điều 27 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung [28]. Như vậy, căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng là dựa vào thời điểm phát sinh tài sản chung và nguồn gốc của các loại tài sản thuộc khối tài

sản chung. Do vậy, bình thường không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.

Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản chung nhằm xây dựng gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó. Pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó. Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung không ngang bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng nhau.

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp khi kết hôn người vợ tự nguyện ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình, con cái nên hạn chế tham gia trực tiếp tạo ra tài sản. Nhưng đó được coi như "sự hy sinh thầm lặng" cho chồng bớt đi gánh nặng gia đình để yên tâm, "toàn tâm toàn ý" cho công việc. Vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đã bảo vệ quyền, lợi chính đáng về tài sản của người vợ trong những trường hợp trên.

Về nguyên tắc, thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân được tính kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Tất cả các loại tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ này (trừ tài sản riêng của vợ, chồng) đều là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp được coi là "hôn nhân thực tế" trước đây là một ngoại lệ, theo đó quan hệ hôn nhân được công nhận và xác lập từ thời điểm nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và vấn đề tài sản chung của vợ chồng cũng được xác định kể từ thời điểm xác lập quan hệ này.

Đối với trường hợp xác định và chia tài sản chung của vợ chồng khi Tòa án tuyên bố một người đã chết sẽ tuân theo nguyên tắc của Luật HN&GĐ Việt

Nam năm 2000 và BLDS năm 2005. Về quan hệ nhân thân, nếu "vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật" [28].

Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng có thể hoặc không thể khôi phục theo quy định của pháp luật, nhưng quan hệ tài sản của vợ chồng sẽ giải quyết ra sao? Tài sản đã chia có khôi phục lại được không? Nếu có thể thì khôi phục từ khi nào? Vấn đề này rất phức tạp và nảy sinh nhiều tranh chấp trong thực tế hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng, đây cũng là điều cần lưu ý bổ sung hoàn thiện pháp luật.

- "Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh" là quy định mới của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 thay thế và làm rõ cho quy định

"thu nhập về nghề nghiệp trong thời kỳ hôn nhân" của Luật HN&GĐ năm 1986. Theo từ điển tiếng Việt, thu nhập được hiểu là "nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó" [47] đây là những thu nhập thường xuyên, cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Hình thức thu nhập không chỉ bó hẹp trong tiền lương của cán bộ công chức, tiền công làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hợp tác xã mà còn cả những thu nhập từ các nghề tự do…

- "Thu nhập hợp pháp khác" là những thu nhập từ các hoạt động mà

Nhà nước không cấm. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được, hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 1995 (nay là BLDS năm 2005): Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ; vật không xác định được ai là chủ sở hữu; vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc; đối với vật nuôi dưới nước.

Cũng cần nói rằng, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì "thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và

những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác" [28].

Như vậy, những thu nhập đó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng chỉ trở thành tài sản chung khi có sự thỏa thuận. Quy định này nhằm giải quyết những vướng mắc từ trước đến nay khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại.

- "Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung" là tài sản chung của vợ chồng. Thực tế, tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung là loại tài sản khá phong phú, thường nhận được từ sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè, anh, chị, em…và chịu chi phối bởi yếu tố tình cảm là chủ yếu.

- Tài sản là quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất có được sau khi kết

hôn là tài sản chung của vợ chồng. Đây là loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn và nhiều giấy tờ pháp lý liên quan nên việc giải quyết tranh chấp cũng rất phức tạp. Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì:

+ Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp để trồng rừng, đất được Nhà nước giao, đất chuyên dùng…)

+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng của người khác.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Có thể nói, việc quy định quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung hoặc có được trước khi kết hôn mà vợ chồng thỏa

thuận là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp về đất đai khi chia tài sản chung của vợ chồng.

- Cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Đây là điểm mới của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Sự bổ sung này là hợp lý, khắc phục được hạn chế của Luật HN&GĐ năm 1986 vì trên thực tế vợ chồng có thể thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung. Xuất phát từ yếu tố tình cảm gắn kết giữa vợ và chồng, trong quá trình chung sống thường không phân biệt rõ ràng ranh giới giữa tài sản chung và riêng, vợ chồng đều mong muốn đóng góp công sức và tài sản cho nhu cầu của gia đình. Dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của công dân, vợ và chồng có thể thỏa thuận xác định tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.

Trong đời sống của gia đình, nhiều khi tài sản riêng được dùng cho nhu cầu chung, nhiều khi tài sản chung và riêng trộn lẫn với nhau khó tách bạch rõ ràng, cũng rất dễ xảy ra tranh chấp khi vợ chồng chia tài sản. Chính vì vậy, khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đã dự liệu nguyên tắc suy đoán về nguồn gốc tài sản của vợ chồng: "Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung" [28]. Đây là quy định nhằm khuyến khích tăng khối tài sản chung, đảm bảo nhu cầu chung của gia đình cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ, chồng.

2.2.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Khoản 2 Điều 95 quy định việc chia tài sản chung được giải quyết công bằng và hợp lý "tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có nhu nhập" [28]. Trong quá trình chia cần lưu ý:

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình...

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập [28].

- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 3 Điều 95).

- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình bên nhà chồng (hoặc bên nhà vợ) mà ly hôn: Điều 96 quy định:

Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết [28].

Vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

Trường hợp tài sản chung là nhà ở: Nhà ở có một tầm quan trọng đối với mỗi người, là sự ổn định, là yêu cầu cấp thiết để xây dựng cuộc sống mới, đặc biệt là đối với phụ nữ và con chưa thành niên.

Nếu nhà ở có căn cứ xác định là tài sản chung vợ chồng thì khi ly hôn việc phân chia được áp dụng nguyên tắc chung quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Tuy nhiên, nhà ở là tài sản có thể chia hoặc

không thể chia bằng hiện vật nên Điều 98 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 có quy định cụ thể hơn: "Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng" [28].

Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về chia nhà ở để đảm bảo được tốt nhất giá trị sử dụng của ngôi nhà cũng như điều kiện sinh hoạt chung của mỗi bên sau khi ly hôn.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được việc chia nhà ở thì Tòa án cần xem xét có thể chia được nhà đó được không? Tại mục 4 Phần III Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 về việc giải đáp nghiệp vụ có hướng dẫn: nhà ở có thể được chia để sử dụng (vẫn bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu và sự độc lập của mỗi bên chủ sở hữu sau khi chia). Nếu tài sản chung là nhà ở không thể chia được (không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu và độc lập của mỗi bên chủ sở hữu khi chia) thì Tòa án cho định giá tài sản, để chia trên cơ sở giá trị.

Thực tiễn xét xử cho thấy, nhà có thể chia để sử dụng nghĩa là chia nhỏ được về phương diện vật chất để trở thành hai nhà độc lập và mỗi nhà đều ở được. Tuy nhiên, xét trường hợp vợ, chồng và các con sống trong một ngôi nhà có diện tích quá nhỏ, chật hẹp hoặc nếu mâu thuẫn giữa hai bên rất trầm trọng, căng thẳng, không thể ở gần nhau, hoặc chia nhà để ở chung sau khi ly hôn thì không đảm bảo được nhu cầu phát triển bình thường của mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hoặc gây bất tiện nhiều mặt trong sinh hoạt ăn ở không nên chia nhà cho hai bên, mà nên giao cho một bên quyền sở hữu sử dụng toàn bộ ngôi nhà còn bên kia được hưởng một nửa giá trị ngôi nhà. Việc chia nhà phải đảm bảo không làm mất giá trị sử dụng nhà. Chẳng hạn, một ngôi nhà có diện tích quá chật hẹp hoặc đủ chia cho vợ chồng nhưng nếu đem chia sẻ làm cho một phần của ngôi nhà không thể sử dụng được vì lối ra khó khăn, không đủ ánh sáng…thì cũng không nên chia.

Khi chia nhà cần xem xét đến hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản của vợ chồng khi ly hôn, hoạt động nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt của vợ chồng trong từng vụ việc cụ thể để quyết định phân chia nhà cho hai bên. Sau khi chia, mỗi bên vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trên phần diện tích nhà được chia đó, không ai được lấn chiếm hoặc gây khó khăn cho phía bên kia. Chính vì vậy, Tòa án chia nhà phải hợp lý nhằm đảm bảo cho bên vợ, chồng và con cái có chỗ ở ổn định, điều kiện sinh hoạt bình

Một phần của tài liệu NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 (Trang 49 -57 )

×