trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng kí kết hôn mà yêu cầu giải quyết về tài sản và con
2.4.2.1. Đối với phụ nữ
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
mà được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này:
Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 [29].
Đây là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được pháp luật thừa nhận, vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ đã được tác giả phân tích ở phần trên.
Trường hợp nam nữ sống chung với nhau không đăng ký kết hôn
mà pháp luật không thừa nhận là vợ chồng
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 35/2000/QH10, trong trường hợp các bên chung sống như vợ chồng không có đăng kí kết hôn và không được pháp luật công nhận là vợ chồng mà có tranh chấp về tài sản, thì áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đối với các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật.
Căn cứ vào số liệu thống kê của TANDTC thông qua báo cáo hàng năm của ngành số vụ án xin ly hôn mà không được công nhận là vợ chồng được thể hiện:
Bảng 2.2: Tổng số án xin "ly hôn" mà Tòa án không công nhận là vợ chồng Năm 01.10.2006 đến 30.9.2007 01.10.2007 đến 30.9.2008 01.10.2008 đến 30.9.2009 01.10.2009 đến 30.9.2010 Không công nhận vợ chồng 2251 2336 2455 2245
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất" [31]. Nhưng trong trường hợp các bên chung sống không có đăng kí thì không phát sinh quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy, tài sản mà họ có được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần, theo đó phần quyền mỗi bên đối với tài sản đó được xác định một cách rõ ràng.
Nếu trong trường hợp các bên xảy ra mâu thuẫn, theo mục 3 khoản c Nghị quyết số 35 của Quốc hội): "Có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết" [29].
Ví dụ: Bản án số 73/LHPT ngày 29.6.2001 của TAND thành phố Hà Nội, xét xử phúc thẩm đối với bản án ly hôn sơ thẩm số 24 ngày 11.5.2001 của TAND quận Thanh Xuân, do anh Trần Tuấn Hùng kháng cáo ngày 16.5.2001. Nội dung: Chị Nguyễn Thị Tâm sinh năm 1970 và anh Trần Tuấn Hùng sinh năm 1969, anh chị tìm hiểu nhau năm 1990. Năm 1994 hai bên gia đình đồng ý nên đã tổ chức đám cưới, không đăng ký kết hôn, đến năm 1998 thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng do anh Hùng đánh đập chị Tâm nhiều lần. Chị Tâm đã làm đơn ra Tòa xin được chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Tại bản án sơ thẩm số 24/ST ngày 11.5.2001 TAND quận Thanh Xuân đã xử không công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị Tâm và anh Hùng. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29.6.2001 đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét
xử áp dụng Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 để giải quyết theo hướng dẫn của Nghị Quyết số 35/2000/QH10 để xử ly hôn theo thủ tục chung.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã căn cứ vào nội dung vụ việc và xét thấy việc anh Hùng và chị Tâm lấy nhau là tự nguyện, có tổ chức đám cưới ngày 18.4.1994 nhưng không đăng ký kết hôn. Trong vụ án này do chị Tâm và anh Hùng không đăng ký kết hôn do đó khi xét xử phải áp dụng theo Nghị quyết số 35/2000/QH10:
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể từ ngày 03.01.1987 đến ngày 01.01.2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01.01.2003. Trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 để giải quyết [36].
Áp dụng điểm a Khoản 2 Thông tư số 01/2001/TTLT ngày 03.01.2001: Kể từ ngày 01.01.2001 cho đến ngày 01.01.2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung].
Việc TAND quận Thanh Xuân áp dụng nội dung báo cáo tổng kết năm 1995 của TANDTC và Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986 để không công nhận chị Tâm và anh Hùng là vợ chồng là không đúng vì vào thời điểm xét xử sơ thẩm 11.5.2001, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, Nghị quyết số 35/2000/QH10 đều đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, bản án Phúc thẩm đã sửa quan hệ pháp luật và áp dụng Điều 90 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000; điểm b Khoản 3 Nghị Quyết số 35/2000/QH10; điểm a Khoản 2 Thông tư 01/2001-TTLT công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Trần Tuấn Hùng và chị Nguyễn Thị Tâm.
Qua nội dung bản án trên cho thấy, bản án phúc thẩm áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết "hôn nhân thực tế" của Nghị quyết số 35/2000/QH10; Thông tư 01/2001-TTLT nên quyền lợi các đương sự được bảo đảm. Bởi vì, hậu quả pháp lý của ly hôn và không công nhận vợ chồng là rất khác nhau. Quyền lợi của anh Hùng, chị Tâm được bảo đảm khi được công nhận hôn nhân thực tế và áp dụng thủ tục ly hôn để giải quyết. Đồng thời, bản án phúc thẩm cũng đã kịp thời khắc phục được việc áp dụng pháp luật chưa chính xác của Tòa án cấp sơ thẩm.
- Nguyên tắc về chia tài sản.
Nếu các bên yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết:
Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em [28].
Tài sản riêng là những tài sản mà các bên có trước khi về chung sống
và những tài sản mà mỗi bên có được do tặng cho, thừa kế riêng. Về nguyên tắc, dù người có tài sản có tồn tại hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp thì tài sản đó vẫn thuộc về chủ sở hữu, khi Tòa án không công nhận là vợ chồng không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của họ đối với tài sản riêng. Vì vậy, những người trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng có tài sản riêng khi Tòa án không công nhận là vợ chồng, tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người ấy. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó là của riêng. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của người kia hoặc có thể bằng các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sở hữu, di chúc được thừa kế tài sản. Nếu người đó không chứng minh được tài sản của riêng mình thì tài sản sẽ được coi là tài sản chung và được đem chia. Như vậy, đối với tài sản riêng thì giải quyết giống như trường hợp vợ chồng ly hôn.
Đối với tài sản chung là tài sản hai bên cùng nhau góp công sức tạo ra trong khoảng thời gian chung sống. Do hai người trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không phải là vợ chồng nên trong thời gian chung sống nếu họ cùng nhau tạo ra tài sản thì tài sản đó không được coi là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài sản chung theo phần. Vì vậy, khi Tòa án không công nhận họ là vợ chồng, tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên.
Theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000 thì chia tài sản chung trong trường hợp này áp dụng nguyên tắc là căn cứ vào công sức đóng góp- căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản mà các bên có công sức đóng góp, căn cứ vào mức thu nhập, vào lao động của các bên để duy trì và phát triển khối tài sản chung. Căn cứ vào đó, tài sản sẽ chia theo nguyên tắc bên nào góp nhiều tài sản, lao động nặng nhọc, thu nhập cao hơn thì sẽ được chia nhiều hơn. Đồng thời trên cơ sở bảo vệ quyền phụ nữ, khi chia tài sản pháp luật cũng đã đề cập đến việc áp dụng một cách hợp lý ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên, ưu tiên và bảo vệ như thế nào thì hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp, người phụ nữ sống chung với gia đình nhà "chồng" khi
ly hôn việc chia tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của "vợ", vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do "vợ chồng" thỏa thuận với gia đình. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì rất khó giải quyết. Mặt khác, việc căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên để chia tài sản chung trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng hoàn toàn khác với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là không dựa trên nguyên tắc " lao động trong gia đình được coi là lao động sản xuất". Nếu không áp dụng quy định này trong việc chia tài sản thì người phụ nữ sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt là khi họ phải mang thai, nuôi con, làm nội trợ chăm sóc gia đình…
2.4.2.2. Đối với trẻ em
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không
đăng ký kết hôn mà được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà Tòa án quyết định không công nhận các bên là vợ chồng thì "Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn" (khoản 2 Điều 17 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000).
Quy định trên của pháp luật thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quyền lợi chính đáng của con được pháp luật bảo vệ không căn cứ cha mẹ chúng có xác lập quan hệ hôn nhân hay không.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ:
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với các con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tế nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con [28].
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không
đăng ký kết hôn mà không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không được công nhận là vợ chồng thì con chưa thành niên có thể giao cho một trong hai bên nuôi dưỡng, giáo dục căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi bên và phải bảo đảm lợi ích về mọi mặt của con. Tòa án cần xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế của mỗi bên để xem ai là người có điều kiện nuôi dưỡng giáo dục con tốt hơn thì quy định giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng. Người không trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con phai có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi con. Mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm
cả ăn, học hành, chữa bệnh và các khoản phí tổn khác để đảm bảo sự phát triển của con.
Khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải dựa trên những điều kiện cụ thể của các bên để có quyết định phù hợp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng thì xét thấy phù hợp Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ. Người cha, mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động.
Như vậy dù nam nữ chung sống như vợ chồng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng nhưng họ cũng là cha mẹ của con chung nên họ vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ đối với con. Quyền lợi của con chung vẫn được đảm bảo và tạo điều kiện cho đứa trẻ phát triển bình thường về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể trở thành công dân có ích cho xã hội.
Chương 3