Một số hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 95 - 102)

lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

3.1.2.1. Hạn chế trong việc giải quyết về tài sản của vợ chồng

Bên cạnh những thành tựu đã được kể trên thì còn rất nhiều những hạn chế vướng mắc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi vợ chồng ly hôn. Hàng năm theo báo cáo tổng kết của ngành Tòa án, những tồn tại này thường được nêu ra để các Tòa án địa phương khi giải quyết án kiện ly hôn có thể tìm được những giải pháp tốt nhất nếu gặp những vướng mắc đó.

Tồn tại trong việc giải quyết về tài sản, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng còn nhiều bất cập. Chia tài sản của vợ chồng là vấn đề phức tạp khó khăn đòi hỏi công tác điều tra phải chính xác. Những sai sót về vấn đề này còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Hồ sơ ly hôn tại Tòa án cấp huyện có nhiều vụ điều tra quá sơ sài. Đương sự khai về tài sản không thống nhất nhưng Tòa án cũng không điều tra xác minh kĩ nên xác định tài sản chung của vợ chồng không đúng hoặc còn lẫn lộn cả tài sản của người khác.

Một số trường hợp vợ chồng còn nợ chung cũng không được xác định rõ ràng để có hướng giải quyết. Ngược lại một bên vay chi tiêu riêng cũng tính như nợ chung để tính vào khối tài sản chung của vợ chồng. Xác định tài sản chung, tài sản riêng gặp khó khăn bởi vì khi cuộc sống vợ chồng hạnh

phúc thì không phân biệt chung riêng, đến khi mâu thuẫn mới nảy sinh của anh của tôi có khi tranh chấp cả cái xô cái chậu. Những tài sản có giá trị lớn thì đương nhiên tranh chấp càng quyết liệt hơn. Thông thường, những tài sản có giá trị lớn trong gia đình do người chồng mua về, những tài sản phải đăng ký cũng thường chỉ đứng tên chồng. Nếu Tòa án không điều tra rõ ràng dẫn tới tài sản chung được coi là tài sản riêng rất thiệt thòi cho người phụ nữ.

Sau khi ly hôn, "tài sản chung của vợ chồng có thể được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án" [31, khoản 2 Điều 219]. Theo đó, thì vợ chồng có thể thỏa thuận việc chia tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định để đảm bảo chia công bằng, hợp lý hơn. Thực tế cho thấy, trong quá trình xét xử, nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ ở nông thôn do hiểu biết pháp luật còn hạn chế và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu nên quá trình tố tụng đã không bảo vệ được quyền lợi của mình.

Trong nhiều vụ kiện, việc định giá của Tòa án thường không sát theo giá thị trường dẫn tới chia không hợp lý, nhất là khi chia lại không chú ý chia bằng hiện vật làm cho bên nhận tiền rất thiệt thòi. Việc định giá không có sự tham gia của hai bên đương sự, biên bản định giá không ghi chép rành mạch, không phân biệt được đâu là ý kiến của đương sự đâu là kết luận của hội đồng định giá. Việc định giá nhà còn tùy tiện. Có trường hợp định giá công sức xây dựng cải tạo bằng cách cộng dồn tiền mua nguyên vật liệu, trường hợp khác tính tiền nguyên vật liệu rồi tính khấu hao…không thống nhất dẫn tới sự tùy tiện nhiều khi gây thiệt thòi cho người phụ nữ khi họ không phải là chủ sở hữu ngôi nhà mà chỉ có công xây dựng cải tạo.

Tài sản có nguồn gốc từ cha mẹ luôn gây khó khăn cho công tác xét xử của Tòa án, là nguyên nhân dẫn tới không ít sai lầm khi chia tài sản vợ chồng. Khi hôn nhân còn tồn tại cha mẹ cho mà không có điều kiện gì, đến khi con ly hôn thường tìm lý do để đòi lại nhằm không cho người con dâu hoặc con rể hưởng tài sản hoặc giá trị tài sản đó. Vậy mà không ít trường hợp

Tòa án xác định đó là khoản nợ chung của hai vợ chồng, tính vào khối tài sản chung để trừ đi gây thiệt thòi cho người phụ nữ.

Tòa án cũng chưa chú ý đến hành vi phá tán tài sản của một bên khi phân chia tài sản vợ chồng. Nguyên tắc chia tài sản chỉ là trên cơ sở những tài sản hiện còn, nhưng nếu tài sản không còn do lỗi của một bên thì giải quyết như thế nào? Trường hợp một người đem tài sản chung đi bán để ăn chơi, để đánh bạc, lô đề…Tòa án buộc họ phải trả cho người kia 1/2 giá trị tài sản đó. Nhưng nếu tài sản không được đem bán để chi tiêu cho riêng ai mà là bị đập phá có giải quyết như vậy không? Nhất là ở nông thôn, việc người chồng rượu chè, đánh chửi vợ con, đập phá đồ đạc không phải là hiếm. Lại có những trường hợp khi vợ chồng vẫn có tài sản để chia, vấn đề trên hầu như không được nhắc tới, tài sản vẫn chia đôi một cách máy móc. Người vợ nhiều khi dù biết thiệt thòi nhưng vì muốn giải quyết nhanh việc ly hôn nên đã đồng ý tự chia tài sản với chồng, hưởng ít hơn cũng được. Tòa án không sai khi công nhận sự thỏa thuận ấy, nhưng thực tế là chưa bảo vệ quyền lợi cho người vợ nhất là khi họ buộc phải thoát khỏi sự đối xử bất công của chồng bằng giải pháp ly hôn.

Ở Việt Nam những người chồng thường là người lao động chính trong gia đình còn phụ nữ thường ở nhà làm công việc nội trợ hoặc có tham gia lao động nhưng thu nhập không cao, thường sống phụ thuộc vào chồng. Với quy định trên thì lao động trong gia đình cũng được coi là lao động có thu nhập và tài sản mà hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng. Quy định này là một quy định cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ về mặt vật chất, giúp họ bớt phần nào gánh nặng khi ly hôn.

3.1.2.2. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con khi vợ chồng ly hôn

Việc chia tài sản vẫn chưa chú ý tới vấn đề ai nuôi con để ưu tiên cho người đó hơn. Có trường hợp vợ nuôi hai con nhỏ, người chồng không phải đóng góp phí tổn nuôi con vậy mà khi chia tài sản Tòa lại chia cho người

chồng nhiều hơn và không phải thanh toán chênh lệch tài sản cho vợ. Rất nhiều trường hợp người vợ có khó khăn về kinh tế, cộng với việc nuôi tất cả con chung vậy mà Tòa án vẫn chia tài sản một cách rất bình quân theo tỉ lệ 1:1 như vậy là chưa bảo vệ được quyền lợi của con và người nuôi con.

Vấn đề giao con cho ai nuôi vẫn còn nhiều vướng mắc. Luật quy định giao con chưa thành niên cho ai nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Quyền lợi đó bao gồm những quyền như quyền được yêu thương chăm sóc, quyền được giáo dục, được học hành, được vui chơi…Tòa án thường nhầm lẫn việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ nên có trường hợp Tòa án đã giao con cho người không thể chăm sóc nó một cách tốt nhất. Nghề nghiệp của cha mẹ là một trong những điều kiện để giao nhưng không phải là tất cả, xã hội thường có xu hướng nhìn vào nghề nghiệp và nguồn thu nhập của cha mẹ để giao con. Nếu cha, mẹ có nghề nghiệp tốt, thu nhập cao nhưng lại mê cờ bạc hoặc trai gái thì chắc chắn sẽ không thể chăm lo cho con tốt cả về vật chất và tình thần.

Việc cấp dưỡng: Trên thực tế có những trường hợp do người nuôi con

không yêu cầu nên Tòa án không đặt ra vấn đề cấp dưỡng. Nhận định trên của Tòa án có thể là một sai lầm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của con. Nghề nghiệp cuộc sống của cha mẹ sẽ khác, có thể lúc giao con do điều kiện kinh tế đầy đủ bên nuôi con không yêu cầu phải cấp dưỡng nhưng tương lai khi cha hoặc mẹ có những thay đổi trong công việc đặc biệt là khi họ xác lập một quan hệ mới với người phụ nữ, nam giới khác thì con cái liệu có được chăm sóc chu đáo? Việc yêu cầu cấp dưỡng, quy định cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho con mức tối thiểu về sự ổn định đó là điều vô cùng cần thiết.

Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của Luật HN&GĐ hiện hành. Việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành

án và phía bên kia. Để đảm bảo quyền lợi cho người con chưa thành niên sau khi cha, mẹ ly hôn, Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn. Theo đó cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Cha, mẹ được quyền thỏa thuận về mức cấp dưỡng, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về mức cấp dưỡng: Trong thực tiễn khi giải quyết các vụ ly hôn nếu

các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 53- Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định về mức cấp dưỡng. Theo đó, mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Nghị quyết số 02/2000 HĐTP TAND, tại Điều 11.b: "11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn".

Theo quy định này thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Tuy nhiên, trên thực tế có hai trường hợp: Một là, người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực sự khó khăn về kinh tế nên dù là nghĩa vụ nhưng có thể thỏa thuận để người có nghĩa vụ cấp dưỡng cấp dưỡng trong khả năng của mình. Hai là, người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. Song tới nay, pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về mức cấp dưỡng tối thiểu mà phần lớn dựa vào hoàn cảnh thức tế, nhu cầu thiết yếu của con căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để quy định về mức cấp dưỡng.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng. Tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Có thể nói việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con mình. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Luật HN&GĐ quy định về nghĩa vụ và quyền cha mẹ đối với con.

Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hôn. Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với một số trường hợp; cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng". Xin được viện dẫn một vài trường hợp cụ thể:

Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14; 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại "bất di bất dịch" trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng

mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn;

Đấy là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP nêu trên thì gánh nặng lại chồng lên vai người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; có trường hợp chị L khi ly hôn toàn án giao con nhỏ cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, con lớn ở với bố, khi người bố kết hôn đứa con lớn của chị "chạy luôn về ở với mẹ''... Chẳng có người mẹ nào từ chối con mình trong trường hợp đó. Sáu năm sau khi ly hôn chị không nhận được một đồng cấp dưỡng nào của chồng, chị làm đơn đến cơ quan thi hành án vẫn chưa được giải quyết, chị đến Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố nhờ can thiệp. Qua lời trình bày của chị: Từ khi ly hôn chị không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con theo như bản án mà tòa án đã tuyên, đợt này chị phải cầu cứu vì sau khi bị mổ ruột thừa sức khỏe chị giảm sút, kinh tế kiệt quệ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày...điều đáng nói là chồng chị lại là người đang làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố. Cũng phải đến "năm lần bảy lượt" gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì mới "đòi" được tiền cấp dưỡng. Đấy là nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh lấy đâu ra việc cấp dưỡng bổ sung khi người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng. Hầu như rất ít các cơ quan, tổ chức thực hiện khoản 3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 95 - 102)