Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của các con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 61 - 65)

thành niên khi cha mẹ ly hôn

Theo quy định của pháp luật dân sự: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên" [31]. Ở lứa tuổi này các em có quyền nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục từ cha mẹ vì chúng còn ngây thơ, chưa thể tự lo cho bản thân mình được. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trẻ có cha mẹ ly hôn có quyền được hưởng những quyền mà mọi trẻ em được hưởng như học tập, vui chơi, sự quan tâm chăm sóc…Chúng chưa đủ sức khỏe và trình độ tham gia vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Hơn nữa pháp luật cũng quy định chúng chưa có đủ quyền và nghĩa vụ của một

công dân độc lập. Rất nhiều trường hợp chúng cần có người đại diện để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Vì vậy, chúng chưa thể sống một cuộc sống độc lập và rất cần sự nuôi dưỡng và dìu dắt của cha mẹ, người thân.

Còn những người đã thành niên mà có khả năng tự nuôi mình thì không phải đối tượng mà pháp luật hướng đến để bảo vệ khi cha mẹ ly hôn. Trên phương diện thực tế và pháp lý thì họ đều có đầy đủ khả năng để trở thành một con người độc lập trong xã hội, cha mẹ cũng không có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng họ nữa đây là sửa đổi rất hợp lý của Luật HN&GĐ năm 2000.

Căn cứ vào số liệu thống kê của TANDTC thông qua báo cáo hàng năm của ngành, số vụ án xin ly hôn mà trong đó con chưa thành niên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm của vợ, chồng, con trong vụ án ly hôn

Năm 01.10.2006 đến 30.9.2007 01.10.2007 đến 30.9.2008 01.10.2008 đến 30.9.2009 01.10.2009 đến 30.9.2010 Vợ, chồng từ 18 tuổi đến 30 tuổi 28362 28048 37271 35881 Vụ án có con chưa thành niên 40717 37575 46046 46096

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Luật HN&GĐ năm 1986 không chỉ ra mốc thời gian cụ thể mà quy định trong khoảng thời gian đó nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ là bắt buộc: "Cha, mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con" [25, Điều 19]. Nuôi con, dạy dỗ con là nghĩa vụ, trách nhiệm của cha, mẹ xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ đối với con nhưng không phải nghĩa vụ suốt cả cuộc đời của cha mẹ. Cần thấy rằng, vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ-con được đặt ra là quyền và nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính đồng thời, tuyệt đối, không mang tính chất đền bù ngang giá và không thể chuyển giao cho người khác được.

Dù chưa thành niên nhưng con cái vẫn có thể có tài sản riêng theo Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2000: "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác" [28].

Tài sản riêng của con là để phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai của con, vì vậy, người trực tiếp nuôi con thường là người có trách nhiệm quản lý tài sản đó. Tuy nhiên, nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên thì có quyền tự mình hoặc nhờ người khác quản lý tài sản riêng của mình. Cha mẹ có nghĩa vụ phải quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp này. Nếu con có yêu cầu cha mẹ quản lý thì khi đó nó trở thành một quyền mà không phải là một nghĩa vụ của cha mẹ. Vì vậy, trong trường hợp con đủ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng mà không yêu cầu cha mẹ, cụ thể là người trực tiếp nuôi con quản lý thì người đó cũng không có quyền ép buộc con để mình quản lý số tài sản đó. Nếu người con đó dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc quản lý tài sản của con sẽ là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - người trực tiếp nuôi con. Ở độ tuổi dưới 15 hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì con không thể quyết định được vấn đề quản lý tài sản riêng của mình một cách chính xác và đứng đắn. Vì vậy, là người sinh thành, nuôi dưỡng con, cha mẹ là người thích hợp nhất để làm nhiệm vụ này.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 45 còn có quy định : "Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật" [28]. Quy định này cũng phù hợp với BLDS năm 2005 từ Điều 17 đến Điều 23 BLDS

+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý…)

Cha mẹ phải tôn trọng ý nguyện của người để lại di sản cho con mình. Theo BLDS năm 2005 thì trong quá trình quản lý tài sản của con, "trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tải sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên" [31].

Bên cạnh đó, để đảm bảo tài sản của con chưa thành niên Điều 46 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định: "Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ" [28].

Quy định này không nhằm hạn chế quyền của con mà thực ra là vì quyền lợi của con. Vì ở lứa tuổi này, người con chưa thực sự chín chắn và những quyết định quan trọng chúng không thể tự mình quyết định một cách chính xác mà rất cần sự hướng dẫn, chỉ bảo của cha mẹ - những người từng trải và hiểu con mình hơn ai hết.

Trường hợp con chưa thành niên có tài sản riêng: Tài sản này có thể

được tặng cho, thừa kế…từ người khác hoặc do chính cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ tặng cho khi cha mẹ ly hôn. Khi ly hôn cha, mẹ có quyền để lại tài sản cho con. Nếu tài sả là nhà ở, quyền sử dụng đất về thủ tục các bên lập Hợp đồng tặng cho tài sản, có công chứng, chứng nhận sau đó tiến hành trước bạ và đăng ký (đăng bộ) theo quy định. Cha, mẹ tặng cho quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất cho con không thuộc diện phải chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ, dù chưa đủ tuổi thành niên nhưng con vẫn được quyền được nhận và đứng tên tài sản (với tư cách là bên được tặng cho). Tuy nhiên, phải có người giám hộ, cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.

Cha, mẹ ly hôn ai được quyền nuôi con thông thường là người giám hộ của con. Để đảm bảo quyền lợi của người được giám hộ BLDS 2005 quy định về việc giám sát việc giám hộ tại Điều 59:

Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ…Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ [31].

Như vậy, nếu vợ chồng ly hôn thì tài sản riêng của con chưa thành niên sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ giám sát việc giám hộ. Trường hợp người đó không có điều kiện để thực hiện việc giám sát thì có thể cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại, sau ly hôn, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ vẫn không hề thay đổi, đặc biệt là đối với người trực tiếp nuôi con. Người trực tiếp nuôi con thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình giống như họ đã thực hiện nghĩa vụ này trước khi ly hôn. Trên thực tế, vai trò của người trực tiếp nuôi con là rất quan trọng. Sự chăm sóc, giáo dục của họ đối với con có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tinh thần, thể chất, trí tuệ của con. Cùng một lúc họ phải thực hiện vai trò làm cha mẹ trong gia đình vì vậy sự hỗ trợ của người không trực tiếp nuôi con vừa là trách nhiệm, vừa là một điều không thể thiếu để bảo đảm ổn định cho con.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 61 - 65)