Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 37 - 42)

CỦA VỢ VÀ CÁC CON KHI VỢ CHỒNG LY HÔN

THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

2.1. Bảo vệ quyền lợi chính đáng về quyền nhân thân của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn các con khi vợ chồng ly hôn

Theo quy định tại Điều 24 BLDS 2005 quyền nhân thân "là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác…" [31].

Nếu trong quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể. Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế - xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là BLDS. Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ (Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh

(Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37; quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50).

Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm [2].

Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội. Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân. Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định… Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.

Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vẫn được giữ nguyên giá trị khi cá nhân đó kết hôn. Vì vậy, với tư cách là công dân vợ, chồng có đầy đủ

các quyền và nghĩa vụ của một công dân. Bên cạnh đó, vợ chồng còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình, xã hội. Quyền lợi về nhân thân của vợ, chồng mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Quyền này xuất phát từ những chuẩn mực về đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng vốn nảy sinh từ trước. Quyền nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển giao cho người khác. Chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền đó.

Nội dung của quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích tinh thần, tình cảm không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản. Nó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội. Sự tồn tại hôn nhân hạnh phúc, bền vững tạo điều kiện cho sự phát triển hưng thịnh của xã hội. Để hôn nhân bền vững thì điều cơ bản nhất là vợ chồng phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng phải cùng nhau lao động, cùng chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Tình yêu thương, lòng chung thủy giữa vợ và chồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân.

Trong gia đình vợ, chồng có quyền bình đẳng, tự do, dân chủ. Vợ và chồng có quyền bình đẳng về mọi mặt trong gia đình. Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình" [28]. Quyền bình đẳng đó thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định về các vấn đề liên quan đến nhân thân và về tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình.

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình thể hiện rõ nét ở việc nuôi dạy con cái, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, vợ

chồng đại diện cho nhau trước pháp luật. Quyền bình đẳng của vợ chồng còn được thể hiện trong việc yêu cầu ly hôn. Khi kết hôn, tình yêu giữa nam và nữ là cơ sở, là yếu tố cơ bản để nam nữ quyết định kết hôn với nhau. Sau khi kết hôn, trong quá trình chung sống, nếu tình yêu giữa vợ chồng không còn dẫn đến vợ chồng không thể tiếp tục chung sống thì cả vợ và chồng cùng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho họ được ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Bên cạnh đó, vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tạp quán, địa giới hành chính (Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000). Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2000). Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với trẻ em, quyền của trẻ em đặc biệt là quyền nhân thân được quy định đầy đủ trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Theo đó, trẻ em có những quyền cơ bản sau:

- Được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11); quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12); quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13); quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều);quyền được chăm sóc sức khỏe ((Điều 15); quyền được học tập (Điều 16); quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17); quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18); quyền có tài sản (Điều 19); quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20); được bảo vệ để khỏi bị bóc lột trong công việc; được nhận làm con nuôi…

Khi vợ chồng ly hôn, theo nguyên tắc chung, khi bản án quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ

khi kết hôn, gắn bó tương ứng giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau….) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như quyền về họ, tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp…).

Trên thực tế, có một số trường hợp vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại chung sống với nhau mà không tuân theo thủ tục luật định. Sau khi chung sống với nhau, họ lại có con chung, có tài sản chung, sau này họ lại có yêu cầu "ly hôn". Theo hướng dẫn của TANDTC, trường hợp này TA sẽ không giải quyết việc ly hôn nữa.

Tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha, mẹ là điều vô cùng quan trọng đối với con cái đó là quyền cũng như nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cả khi trong thời kỳ hôn nhân, hay đã ly hôn. Khi cha, mẹ ly hôn thì quyền nhân thân của con cái không thay đổi, đặc biệt là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động. Theo Khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định: "Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" [28].

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)