1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh Tiểu học trong phân môn Thể dục

27 7,8K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 481 KB

Nội dung

NỘI DUNG...6 Chương I: Cơ sở lí luận về vấn đề thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục...6 1.. Thực trạng việc thiết kế trò

Trang 2

Mục lục……… ……… Trang

A MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 5

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

B NỘI DUNG 6

Chương I: Cơ sở lí luận về vấn đề thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục 6

1 Các khái niệm có liên quan 6

1.1 Trò chơi vận động là gì? 6

1.2 Các tố chất thể lực 6

2 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học [4] 7

3 Đặc điểm sinh lí vận động của học sinh tiểu học [9/3] 8

4 Tác dụng của trò chơi vận động.[271/3] 9

5 Các loại trò chơi vận động trong chương trình Thể dục ở tiểu học[1] 9

6 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Thể dục ở tiểu học 10

Chương II Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam 11

1 Vài nét về trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam 11

2 Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục 12

3 Nguyên nhân tồn tại 14

3.1 Nguyên nhân khách quan 14

3.2 Nguyên nhân chủ quan 15

4 Biện pháp khắc phục 15

4.1 Cách xây dựng một trò chơi vận động 16

4.2 Cách tiến hành tổ chức trò chơi vận động 17

4.3 Hình thức tổ chức trò chơi vận động 18

5 Đề xuất một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học 18

C KẾT LUẬN 26

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần cósức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt mộtphần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe luyện tậpthể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước Dân cường thì nướcthịnh” đây chính là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác năm 1946 định hướng cho

sự hình thành và phát triển nề thể dục thể thao mới, cho thấy Bác đã quan tâm sâu sắcđến công tác thể dục thể thao và sức khỏe của người dân Đặc biệt, trong sự nghiệp đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kémphát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đếnnăm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì yếu tố con người luônluôn chiếm vi trí quan trọng hàng đầu Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sứckhoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ

tổ quốc Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nótổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà,đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thểlực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, phù hợp với côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết và quantrọng quyết định đến chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo Giáo dục trí tuệ phải

đi đôi với giáo dục thể chất, hai mặt này luôn luôn song song và quan hệ chặt chẽvới nhau tạo nên sự phát triển toàn diện cho học sinh.Và từ năm 2002 – 2003, bộmôn Thể dục được áp dụng trên phạm vi toàn quốc (từ lớp 1 đến lớp 5) Môn Thểdục là môn học rất cần thiết trong chương trình tiểu học vì môn học này trang bị chocác em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản, sơ giản cần thiết nhất nhằm rèn luyện tưthế cơ bản đúng, làm giàu vốn kĩ năng vận động, góp phần giữ gìn và nâng cao sứckhỏe, phát triển thể lực giúp các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả

Trang 4

Môn Thể dục có thể nói là môn đặc thù trong trường tiểu học, người giáo viên làngười giữ vai trò then chốt, chủ đạo trong quá trình day học thể dục; các em tiếp nhậnkiến thức một cách thụ động nhưng tập luyện một cách chủ động, tích cực Đòi hỏi giáoviên phải tích cực, sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp, đồng dùngdạy học một cách hợp lí để nâng cao chất lượng dạy học Hệ quả của giáo dục thể chấttrong môn Thể dục gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm pháttriển tố chất thể lực của học sinh Thể lực của mỗi em sẽ được nâng cao qua việc tậpluyện thường xuyên, hệ thống các bài tập và qua các loại trò chơi vận động Trong dạyhọc Thể dục, trò chơi vận động không thể thiếu sau mỗi tiết học, vì trò chơi sẽ giúp các

em giảm bớt căng, vui vẻ, thoải mái và giúp các em phát triển các tố chất thể lực( nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo), không ngừng đem lại sức khỏe, tình yêuthiên nhiên, tinh thần đoàn kết cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người pháttriển toàn diện Thế nhưng, một số học sinh hiện nay thường ham chơi các trò chơiđiện tử trên Internet và thích ăn, uống các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt hoặc chất béo, íttham gia các hoạt động thể dục dẫn đến hiện tượng thừa chất dinh dưỡng ngày càngnhiều, biểu hiện là thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến Do chương trình dạy học Thểdục ở Tiểu học xây dựng theo cấu trúc đồng tâm nên nội dung dạy học phát triển dầnqua từng lớp và trò chơi vận động lặp đi lặp lại qua từng khối lớp như vậy học sinh sữnhàm chán, các tố chất thể lực của các em không được rèn luyện, phát triển Bên cạnh

đó, giáo viên bộ môn Thể dục chưa đầu tư đến giờ dạy, chưa phát huy tính tích cực củahọc sinh và ít chú đến tố chất thể lực của từng học sinh

Tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể lực, trang bị cho các

em học sinh có một cơ thể khỏe mạnh, có thể lực tốt, trang bị cho các em những kiếnthức kĩ năng cần thiết trong nhà trường sẽ giúp các em tham gia vào lao động sản xuấttạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao hiệu quả trong công việc hoặc có sức khỏe tốt đểtiếp tục học lên cao hơn nữa Với những lí do trên thì việc phát triển các tố chất thể lực

để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết Vì vậy, tôi

quyết định chọn đề tài: “Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố

chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục” để nghiên cứu nhằm giúp học

sinh bớt căng thẳng, phát huy tính tích cực, sôi nổi và đạt hiệu quả cao sau mỗi giờ học

Trang 5

3 Giới hạn đề tài

Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinhtiểu học trong môn Thể dục, trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ -Quảng Nam

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể: Các trò chơi vận động phát triển các tố chất thể lực trong môn Thể dục

- Đối tượng: Thiết kế một số trò chơi vận động phát tiển các tố chất thể lực chohọc sinh tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi vận động môn Thể dục trường tiểuhọc Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam

- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giáo viên trong thiết kế trò chơi vậnđộng môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam

- Đưa ra một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho họcsinh tiểu học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

6.2 Phương pháp điều tra

6.3 Phương pháp phỏng vấn

Trang 6

B NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận về vấn đề thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển

các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục.

1 Các khái niệm có liên quan

1.1 Trò chơi vận động là gì?

Trò chơi vận dộng là phương pháp tập luyện, hoạt động phối hợp một cách hữu

cơ với việc rèn luyện thân thể.Trò chơi vận động là trò chơi nhằm rèn luyện các vậnđộng cho trẻ Nó là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm

vụ vận động dưới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực thoải mái

Trò chơi vận động cho học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:

Đối với học sinh tiểu học, trò chơi vận động được sử dụng tích cực để giảngdạy những động tác (kĩ năng vận động cơ bản): đi, chạy, nhảy, ném, vượt chướng ngạivật….Nội dung trò chơi ở các lứa tuổi (các lớp) có khác nhau

- Ở các lớp đầu cấp học, trò chơi diễn ra theo xu hướng hình thành thói quen vậnđộng, khả năng giao tiếp các mối quan hệ cá nhân với tập thể tạo cho học sinh môi tườnghoạt động tự nhiên, kích thích và đảm bảo sự phát triển thể chất một cách bình thường

- Với học sinh các lớp cao hơn (cuối bậc tiểu học), trò chơi vận động có đặcđiểm mang nhiều ý nghĩa đến sự phát triển các tố chất thể lực, khối lượng vận độngtăng, thời gian chơi kéo dài hơn, cần huy động nhiều các nhóm cơ toàn thân thamgia, qua đó củng cố, tăng cường sức khỏe cho học sinh

1.2 Các tố chất thể lực

Sức nhanh là tổ hợp những đặc tính về hình thái - chức năng của cơ thể xác địnhđặc tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động Sức nhanh có nhiều loại khác nhau,chúng bao gồm các thành phần sau: Phản ứng vận động; Tốc độ từng động tác; Tần sốđộng tác; tức là năng lực thực hiện một hành động vận động trong điều kiện cho trướcvới thời gian ngắn nhất.[26/3]

Trang 7

Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đóbằng sự nỗ lực của cơ bắp.[27/3]

Sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tương đối dài mà không bịgiảm sút cường độ vận động và ý chí hay nói cách khác sức bền là khả năng chốnglại mệt mỏi trong một hoạt động với thời gian kéo dài nào đó Dự vào đặc điểm củamệt mỏi ta chia thành sức bền chung và sức bền chuyên môn Sức bền cơ sở (sứcbền chung) là năng lực chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài với tốc độ vậnđộng nằm trong giới hạn trao đổi năng lượng có đủ oxi tham gia Sức bền chuyên

Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của hệ vậnđộng của người thực hiện Mềm dẻo được thể hiện ở độ linh hoạt của các khớp,

độ đàn hồi của cơ bắp và dây chằng Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt đượcyêu cầu về số lượng và chất lượng vận động Năng lực mềm dẻo nếu không pháttriển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển

Tố chất khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới và biến đổikịp thời, chính xác, linh hoạt các nhiệm vụ vận động cho phù hợp với các tìnhhuống thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề thực

Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xãhội mà chủ yếu là từ các động cơ mang nghĩa tình cảm như: được thầy cô, ông

bà, bố mẹ khen ngợi và động viên Học sinh tiểu học đầu cấp có khuynh hướngghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác Học sinh lớp3,4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt cácđặc điểm chi tiết, các phần kĩ thuật động tác, song còn đơn giản Khả năngphân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém nên dễ

bị kích động khi nắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng

Trang 8

kiềm chế hành vi, thái độ Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ được hìnhthành và phát triển, từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từcái cụ thể đến cái tổng quát.

Về tình cảm, thái độ cư xử sinh hoạt, học tập của học sinh tiểu học chưa ổn định.Các em thường xuyên xúc động, thay đổi tâm trạng vui – buồn trong các hoạt động,một thời điểm Các phẩm chất tâm lí như: tính độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp

3 Đặc điểm sinh lí vận động của học sinh tiểu học [9/3]

- Đặc điểm hệ cơ xương: Cơ chứa nhiều nước, tỉ lệ chất đạm, mỡ còn ít nênkhi vận động chóng mệt mỏi Sức mạnh còn rất hạn chế, khả năng phối hợp vậnđộng còn kém, khi thực hiện các động tác sẽ có nhiều cử động thừa, tốn sức, kémhiệu quả, gây mệt mỏi, chán nản và lực cơ sẽ phát triển dần theo lứa tuổi Về xương,tốc độ phát triển của xương nhanh hơn so với các bộ phận khác trong cơ thể, đặcbiệt là xương tay và xương chân Cấu trúc xương và khớp chưa được phát triển hoànchỉnh vững chắc; các đốt xương ở cột sống có độ dẻo cao, chưa thành xương hoàntoàn và còn trong giai đoạn hình thành đường cong sinh lí

- Đặc điểm hệ tuần hoàn: Nhịp tim nhanh (mạch đập thông thường là 85 – 90lần/phút) Khi hoạt động vận động hoặc trạng thái lo lắng thì tim đập nhanh hơn, dồndập hơn Lượng máu mỗi lần ti co bóp đưa vào động mạch (lưu lượng tâm thu(LLTT)) được tăng dần: 7 – 8 tuổi, LLTT là: 23ml; 13 – 14 tuổi, LLTT là: 35 – 38ml

- Đặc điểm hô hấp: Hệ hô hấp đang ở thời kì hoàn thiện, các em đang dần dầntạo nên thói quen chuyển từ kiểu thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển chưa hoànthiện Độ giản nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp nên nhịp thở còn nông Sốlượng phế nang tham gia mỗi lần hô hấp còn ít, nên lượng oxi được đưa vào máukhông cao Lượng không khí chứa đựng trong phổi còn thấp, phổi của các em thườngxuyên làm việc khẩn trương mới cung cấp đủ oxi cho cơ thể Về lượng thông khíphối (thể tích khí mỗi lần hít hoặc thở ra bình thường), dung tích sống (thể tích khí thở

ra cố gắng, sau khi hít vào hết sức) được tăng dần theo sự phát triển với lứa tuổi củacác em Tần số hô hấp (số lần hít vào thở ra trong một phút)của học sinh tiểu học

Trang 9

tương đối cao Do đó, khi vận động với lượng vận động vừa phải thì nhịp thở đã tănglên cao, các em dễ mệt mỏi sớm chuyển sang thở gấp, đòi hỏi phải có thời gian nghỉngơi phù hợp với lứa tuổi của các em.

- Đặc điểm hệ thần kinh: Hoạt động phân tích tổng hợp của các em kém nhạybén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội còn mang tính chủ quan, cảm tính,

bị động Ở lứa tuổi này, các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năngphân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế

Trò chơi vận động còn là phương tiện vui chơi giải trie, một hình thức nghỉngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thầncho con người Trò chơi nận động có tác dụng giải tỏa tâm lí nên tạo sự lạc quan yêuđời, vui tươi thỏa mái, góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡđược một số bệnh tật.Góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện

cơ thể học sinh Đây là một biện pháp giáo dục chính để phát triển thể lực cho các

em Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe học sinh và phát triển các tố chất thể lực

Lớp 1: Diệt các con vật có hại, Qua đường lội, Kéo cưa lừa xẻ, Nhảy ô tiếpsức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Chạy tiếp sức, Tâng cầu

Lớp 2: Bịt mắt bắt dê, Bỏ khăn, Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau, Kết bạn, Vòngtròn, Nhóm ba nhóm bảy, Ném trúng đích

Lớp 3: Tìm người chỉ huy, Thi xếp hàng, Mèo đuổi chuột, Chim về tổ, Thỏnhảy, Lò cò tiếp sức, Hoàng Anh – Hoàng Yến, Ai kéo khỏe

Trang 10

Lớp 4: Nhảy lướt sóng, Chạy theo hình tam giác, Thăng bằng, Lăng bóngbằng tay, Đi qua cầu, Trao tín gậy, Dẫn bóng.

Lớp 5: Ai nhanh và ai khéo, Chạy nhanh theo số, Chạy tiếp sức theo vòngtròn, Bóng chuyền sáu, Trồng nụ trồng hoa, Qua cầu tiếp sức, Chuyển nhanh nhảynhanh, Chuyền và bắt bóng tiếp sức

6 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Thể dục ở tiểu học

6.1 Mục tiêu [80/3]

- Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tốchất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các

em phất triển bình thường theo quy luật lứa tuổi và giới tính

- Trang bị cho học sinh một số tri thức, kĩ năng sơ giản cần thiết nhằm rènluyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kĩ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt cóhiệu quả hơn và chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc học tập tiếp các nội dung thể dục

- Trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, cơ bản nhất về thể dục thểthao, hình thành các kĩ năng vận động cơ bản trong thể dục thể thao làm cơ sở chocác em rèn luyện cơ thể, vui chơi, giải trí, tạo cho các em lòng ham thích và thóiquen tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể hằng ngày

- Thông qua các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường nhằm: bồidưỡng cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, hình thành những phẩm chấtđạo đức Xã hội chủ nghĩa, biết vận dụng và thực hiện những phẩm chất đó trong học

Trang 11

tập, lao động và cuộc sống hàng ngày (cần cù, chịu khó, dũng cảm, sống chânthành, có quan hệ tốt với mọi người…)

- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng bước đầu các tài năng thể thao cho đất nước

6.3 Nội dung [83/3]

Nội dung chương trình mới có: Đội hình đội ngũ, bài thế dục, thể dục rènluyện thân thể và các kĩ năng vận động cơ bản; trò chơi vận động Cấu trúc nộidung chương trình mới gồm hai phần theo hai nhóm khối: Lớp 1,2,3 và lớp 4,5

- Nội dung phần “cứng”: dạy đồng loạt (giáo viên có quyền bổ sung, thaysthế theo những quy định cụ thể)

- Nội dung “Tự chọn” áp dụng từ lớp 4,5 cần căn cứ vào các điều kiện sauđây: Năng lực của giáo viên; nhu cầu của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất;phong trào và nhu cầu địa phương

Chương II Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các

tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam.

1 Vài nét về trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam

Trường tiểu học Ngô Quyền nằm trên địa bàn phường An phú, tiền thâncủa trường là trường Quảng Phú Tây, năm 2000 được sự giúp đỡ, đầu tư từ cấpthành phố, các doanh nghiệp, trường đã xây dựng lại cơ sở khang trang hơn.Phòng học được cải tiến nhiều, đã đầu tư trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy vàcông tác của cán bộ, viên chức của trường Trường đã mua 2 máy Projecter vàmua sắm nhiều trang tiết bị nghe nhìn: tranh ảnh, máy catset Sân vận độngđược trán xi-măng nhưng chỉ trán trước sân trường, khuôn viên còn lại đất đỏ phacát trắng nên cũng tương đối sạch Tuy nhiên, nhìn chung điều kiện cơ sở vậtchất của trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác giảng dạycủa giáo viên bộ môn Thể dục

Trang 12

2 Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục

Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay phần lớn các em họcsinh có điều kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đềngày càng tiến bộ hơn, đồng thời có đội ngũ thầy, cô giáo có trình độ chuyên mônngày càng cao và tâm huyết với nghề nghiệp Bên cạnh đó mỗi gia đình người hiệnnay thường chỉ có một đến hai người con nên có điều kiện quan tâm, giúp đỡ, tạođiều kiện tốt nhất cho con cái được học tập Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhànước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”.Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong tổng thu ngân sách nhà nước đây là nhữngthuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học và rèn luyệnthân thể một cách tốt nhất

Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viêntrường Tiểu học Ngô Quyền, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã không ngừng tìm tòi, tíchlũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra một giờ giảng sinhđộng, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến người học Trướcyêu cầu ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng với phương châm rút ngắnkhoảng cách giữa người dạy và người học bằng những hoạt động, sản phẩm cụ thểtrong dạy học Chúng ta vẫn thường đưa ra phương châm hay khẩu hiệu: “tạo ra mộtgiờ học dân chủ” hay “tạo ra một giờ học thân thiện” và bằng cách này hay cách khác,phương pháp truyền thống hay hiện đại, đôi khi chúng ta vẫn loay hoay để có một giờgiảng tốt nhất, thân thiện và dân chủ nhất Theo điều tra thì 100% học sinh tiểu học đềuthích học những giờ học có tổ chức trò chơi và các em cảm thấy rất vui Chất lượng dạy

học được nâng cao khi có sự hổ trợ của công nghệ thông tin Theo đó, phương pháp sử dụng “trò chơi” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ

Trang 13

nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu Trong môn Thể dục, các em không chỉ thoải mái, vui

vẻ trong khi chơi mà các em còn được vận động thân thể, rèn luyện các tố chất thể lực

Mặc dầu, chương trình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học đã được phổ cậpnhưng nhà trường vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực thườngxuyên và có hệ thống đặc biệt trong các trò chơi vận động dẫn tới hiệu quả giáo dụcthể chất cho các em thấp Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng tổ chức trò chơi – vậnđộng còn thấp, thiếu tác động rèn luyện cơ thể cho học sinh, lượng vận động quá thấp

dễ gây nhàm chán Kết quả kiểm tra sức khỏe định kì của nhà trường đầu năm học

2007 – 2011 cho thấy: Học sinh nam có chiều cao trung bình 6 tuổi là 99,00cm vàcân nặng là 16,2 kg khi đến 10 tuổi là 128,70 cm, cân nặng 25,3 kg Học sinh nữ 6tuổi 98,50cm và cân nặng 15 kg khi đến 10 tuổi 129,8 cm, cân nặng 26,4 kg Đối vớihọc sinh nam trung bình mỗi năm tăng lên về chiều cao 3,8 cm; nữ 4,0 cm còn cânnặng nam tăng khoảng 2,07 kg; nữ 2,09 kg Các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền,mềm dẻo và khéo léo chưa được quan tâm nên không có điều kiện rèn luyện và pháttriển Theo khảo sát, chúng tôi thu nhận được: 100 % học sinh hứng thú với trò chơi,50% tố chất thể lực rèn luyện qua trò chơi vận động Trong chương trình tiểu học: lớp

1 đến lớp 5 các em được học 2 tiết mỗi tuần và mỗi tiết 35 phút, học sinh chỉ được

tập luyện, giáo viên dạy theo hình thức nên chất lượng rèn luyện thể lực, nâng caocác tố chất thể lực cho các em không đạt hiệu quả như mong muốn

Mặt khác, các em đang ở độ tuổi từ 6 – 10 tuổi có một số đặc điểm tâm sinh

lý còn hồn nhiên, có gì nói thế và chưa được cân bằng nên biểu hiện ở môn học vànhất là ở các trò chơi các yêu cầu chưa được chính xác, các em còn chưa nhanh nhẹnnên điều khiển các trò chơi còn khó khăn hoặc tham gia chơi được nhưng chưa đúngyêu cầu của các trò chơi Qua việc điều tra, chúng tôi nhận thấy trong một lớp tỉ lệhọc sinh đáp ứng được những yêu cầu của trò chơi còn ít, chính vì vậy ảnh hưởngrất lớn tới từng nội dung bài học Trò chơi vận động thường lặp lại cách chơi, luậtchơi, cách thưởng phạt và hình thức chơi một cách đơn điệu Trong khi đó, một tuần

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w