1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số trò chơi cải tiến trong môn tiếng Anh

7 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HẢI DƯƠNG ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số trò chơi cải tiến trong môn tiếng Anh Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Lệ Thủy Tổ chuyên môn : Anh – Thể - Mỹ Huế tháng 5 / 2008 I. Cơ sở lý luận và đặt vấn đề: Ngày nay việc dạy và học tiếng anh ngày càng phổ biến. Cùng với quá trình phát triển dạy và học, phương pháp giảng dạy cũng phát triển theo nhằm đáp ứng việc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn. Trên cơ sở lấy phương pháp giao tiếp làm chủ đạo như hiện nay – người học làm trung tâm Để có được một tiết học sôi động, lý thú và có chiều sâu về nội dung truyền đạt không phải là một công việc đơn giản mà đòi hỏi giáo viên cần phải có sự chuẩn bị, đầu tư và sáng tạo. Là một giáo viên tiếng anh mới vào nghề, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh mình học tập có hiệu quả. Tôi đã luôn tìm tòi, học hỏi, tìm hiểu kỹ phương pháp dạy học để nhằm tạo ra hiệu quả giảng dạy cao. Trong bộ môn tiếng Anh, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng. Vì do đặc trưng bộ môn là khá khó nên dễ gây nhàm chán cho một số học sinh, dẫn đến hiệu quả học tập giảm sút. Vì vậy trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số trò chơi cải tiến trên cơ sở những trò chơi cũ nhằm kích thích hứng thú học tập cho các em và giúp các em học tập đạt hiệu quả. II. Thực trạng ban đầu: a.Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ (máy vi tính, máy chiếu…) tạo điều kiện tốt phục vụ cho việc giảng dạy. - Học sinh thích thú trong việc học, đặc biệt là tâm lý sôi nổi. b.Khó khăn: - Ý thực một số em chưa cao nên ít tập trung trong giờ học, ít phát biểu xây dựng bài. III. Giải pháp thực hiện: Không khí lớp học thật sự được hâm nóng và bài học bắt đầu bằng những trò chơi dường như rất thoải mái. Các trò chơi có thể đánh thức các em học sinh đang buồn ngủ, giúp các em sẵn sàng và hưng phấn hơn cho tiết học mới. Học sinh có thể vừa học tập vừa thư giản qua những trò chơi 2 thú vị. Sau đây là một số trò chơi cải tiến mà tôi thường áp dụng trong các tiết dạy: 1. LUCKY (Phiên bản của lucky number) a. LUCKY APPLES (Những quả táo may mắn) - Giáo viên đưa ra một bức tranh gồm 9 quả táo có đánh số (trong đó có 3 quả táo may mắn) - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm - Nhóm 1 chọn quả táo, nếu là quả táo may mắn , nhóm 1 sẽ được 2 điểm thưởng và có quyền chọn tiếp quả táo khác. - Nếu không phải là quả táo may mắn, học sinh nhóm 1 phải trả lời câu hỏi - Nếu trả lời đúng, học sinh sẽ được 2 điểm. Nếu trả lời sai nhóm 2 có quyền tiếp tục trả lời câu hỏi và được 1 điểm thưởng nếu trả lời đúng. - Khi đã chọn xong hêt 9 quả táo, nhóm nào được nhiều điểm hơn, nhóm đó sẽ thắng. b. LUCKY BOXES (những chiếc hộp may mắn) - Giáo viên đưa ra 9 chiếc hộp nhỏ (trong đó có 3 chiếc hộp may mắn). Trong mỗi chiếc hộp sẽ có một bức tranh nhỏ hoặc một từ. Học sinh chọn chiếc hộp. Nếu là chiếc hộp may mắn, học sinh sẽ được 2 điểm. Nếu không là chiếc hộp may mắn, học sinh phải đặt câu với từ hoặc bức tranh trong hộp. Có thể chơi theo 2 đội. 3 7 8 9 4 5 6 1 2 3 c. MAGIC STICKS: (Những chiếc que kỳ diệu) Giáo viên đưa ra 9 chiếc que ( trong đó có 3 chiếc que kỳ diệu). Trên mỗi chiếc que có ghi những phần thưởng kỳ diệu ( có thể là 1 điểm thưởng, 10 điêm thưởng1 món quả nhỏ, 5 tràng pháo tay, 1 điều ước giản dị . . .) Giáo viên cho học sinh rút những chiếc que, nếu là chiếc que kỳ diệu, hoc sinh sẽ được nhận phần thưởng ghi trên chiếc que. Ngược lại nếu không là chiếc que kỳ diệu học sinh phải trả lời câu hỏi của giáo viên. 2. SMILING FACE OR CRYING FACE :   (Dùng cho Yes/ no questions, true/ false statements và câu hỏi trả lời nhanh) - Chia lớp thành nhiều nhóm tùy theo kích cở của lớp - Phát 2 CARDS cho mỗi nhóm. A smiling face có nghĩa là - “yes” hoặc “true” và A Crying face có nghĩa là “no” hoặc “false”. - Đọc lớn the first question / statement. - Học sinh lắng nghe cẩn thận Teacher’s question/ statement và đưa thẻ để trả lời sau khi giáo viên đọc xong. - Tiếp tục đến hết bài tập. 3. ODDING ONE OUT : (Loại bỏ từ khác âm, khác loại, khác trọng âm. Trò chơi này nhằm giúp học sinh củng cố từ vựng) - Giáo viên chuẩn bị mốt số nhóm từ, mỗi nhóm chứa an “odd one out” và dán lên bảng - Học sinh làm việc cá nhân, nhóm hay cặp để chọn ra từ khác loại, khác âm, khác trọng âm. 4 - Giáo viên gọi học sinh trả lời, sửa và tập đọc lại. Ví dụ: 1.eat heat great meat  great 2.priórity congátulate nóminate towárds  nóminate 3 pen ruler hat pencil  hat 4. LETTERS LINGO Đoán từ bằng cách đoán từng chữ cái của từ đó bằng tranh. Giáo viên lần lượt đưa ra những bức tranh cho học sinh đoán để tìm từng chữ cái của từ đó. Ví dụ: Muốn cho học sinh đoán chữ O C E A N, giáo viên lần lượt đưa ra 5 bức tranh 1, Bức tranh 1 : một quả cam -> Orange 2, Bức tranh 2 : Rạp chiếu phim -> Cinema 3, Bức tranh 3 : con voi -> Elephant 4. Bức tranh 4 : con kiến -> Ant 5. Bức tranh 5 : gói mì -> Noodles 5. GUESSING GAME 1. Picture guessing:( đoán tranh) : có thể là một người hoặc một vật tùy theo nội dung bài học. - Chia lớp thành 2 nhóm 5 ? 2 1 3 4 - Treo bức tranh lên, bức tranh được bao phủ bởi 5 mẫu giấy - Mỗi nhóm sẽ trả lời câu hỏi từ 1 đến 4, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. - Nhóm náo đoán được bức tranh, trả lời nếu đúng được 2 diểm. - Trao giải cho đội thắng. 2. Word guessing: - Chia lớp thành 2 nhóm - Viết chữ cái đầu tiên của từ lên bảng - Mỗi nhóm chọn một chữ cái - Đọc định nghĩa của từ - Học sinh dựa trên những chư cái đầu tiên để đoán từ - Mỗi từ đúng được 1 điểm. Kết thúc trò chơi, nhóm nào được nhiều điểm sẽ thắng. Ví dụ: P : A person who checks pipes -> Plumber T : A funnel- shaped storm that can suck up anything that is in their paths -> Tornado 3. Place Guessing : Giáo viên cho học sinh một gợi ý để đoán. Học sinh sẽ đặt câu hỏi Yes/ No để đoán nơi đó. Ví dụ : It’s a famous bridge. (gợi ý). Học sinh có thể đặt 10 câu hỏi yes/no để đoán: - Is it in VietNam? (yes) - Is it in Hue? (No) - Is it in Danang?(yes) - Is it Han Bridge?(yes) Học sinh đoán đúng sẽ có điểm thưởng 4. JOB guessing: - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng. - Viết mỗi nghề trong 1 mẫu giấy nhỏ và phát cho 2 đại diện - Đại diện mỗi nhóm, không nói hay viết mà làm hành động để giải thích nghề. Và mỗi nhóm sẽ đoán nghề mà người đại diện nhóm mình miêu tả. Nếu đoán không đúng, nhóm kia có quyền đoán. 6 - Kết thúc trò chơi, nhóm nào đoán được nhiều nghề hơn nhóm đó sẽ thắng. (Có thể dùng để đoán một số trò chơi, một số môn thể thao) 5. SNAKE ATTACK (Rắn tấn công) (Dog attack, Bee attack, lion attack . ) - Dán hình con vật lên bảng ( snake, dog, bee .) - Dán hình chú bé tí hon lên bảng. - Giáo viên gạch những gạch ngắn lên bảng. Mỗi gạch tượng trưng cho một chữ cái trong từ. Ví dụ nêu muốn cho học sinh đoán chữ CELEBRATIONS thì gạch lên bảng 11 gạch (_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _). - Học sinh lần lượt đoán các chữ cái. Nếu đoán sai, chú bé tí hon sẽ bị bước xuống một bậc thang. Nếu chú bé ở bậc thang cuối mà học sinh chưa đoán được từ đó thì chú bé tí hon sẽ bị Snake ( bee, dog. . .) tấn công. - Ai đoán được từ nhanh sẽ có thưởng. IV Kết quả đạt được: Sau một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh thật sự hào hứng hơn trong các giờ học. Các em thích thú hơn với việc học. Tỷ lệ học sinh phát biểu xây dựng bài , tham gia vào bài học tăng lên. Số học sinh nhác học, ít tập trung giảm đi đáng kể. V. Bài học kinh nghiệm: Qua việc áp dụng một số ý kiến nhỏ trên, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau : - Đối với bản thân luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi , sáng tạo, biết vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học. - Luôn luôn tìm tòi cách thức, phương pháp hay, sinh động để tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Luôn động viên, gần gũi và khuyến khích các em học tập, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Trên đây là một vài ý tưởng nhỏ của bản thân tôi. Rất mong quý đồng nghiệp góp ý thêm để giúp tôi ngày một hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. 7 . DO – HẠNH PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số trò chơi cải tiến trong môn tiếng Anh Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Lệ Thủy Tổ chuyên môn : Anh – Thể - Mỹ Huế tháng 5 / 2008 I. Cơ sở lý. học sinh, dẫn đến hiệu quả học tập giảm sút. Vì vậy trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số trò chơi cải tiến trên cơ sở những trò chơi cũ nhằm kích thích hứng thú học tập cho các em. học mới. Học sinh có thể vừa học tập vừa thư giản qua những trò chơi 2 thú vị. Sau đây là một số trò chơi cải tiến mà tôi thường áp dụng trong các tiết dạy: 1. LUCKY (Phiên bản của lucky number) a.

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w