1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin (2018)

98 632 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .... 6 1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dự

Trang 1

SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn

TS LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ Nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS Lê thị Lan Anh,

chúng tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài Xây

dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô trong trường, trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Tuyết Mai

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hướng dẫn Tôi cũng xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Tuyết Mai

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6

1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin 6

1.1.1 Đặc điểm Tâm lí của học sinh tiểu hoc 6

1.1.2 Vài nét về trò chơi học tập 7

1.1.3 Vài nét về trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin 8

1.1.4 Mục đích của việc sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học 12

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin 12

1.2.1 Nội dung chương trình dạy học Tập đọc lớp 3 12

1.2.2 Việc dạy và học Tập đọc ở trường Tiểu học 13

1.2.3 Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin 14

Trang 5

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THỂ

NGHIỆM SƯ PHẠM 19

2.1 Hướng dẫn chung về việc sử dụng phần mềm PowerPoint, Violet để xây dựng trò chơi học tập 19

2.1.1 Hướng dẫn chung về việc sử dụng hiệu ứng (animations) trong phần mềm PowerPoint để xây dựng trò chơi học tập 19

2.1.2 Hướng dẫn chung về việc sử dụng phần mềm Violet để xây dựng trò chơi học tập 23

2.2.Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với phần mềm PowerPoint 25

2.2.1 Trò chơi Khám phá mảnh ghép 25

2.2.2 Trò chơi Lucky number – Ô số may mắn 29

2.2.3 Trò chơi Hái cam 33

2.2.4 Trò chơi Rung chuông vàng 40

2.2.5 Trò chơi Ô chữ 49

2.3 Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với phần mềm Violet 53

2.3.1 Trò chơi chọn một đáp án đúng 54

2.3.2 Trò chơi Chọn nhiều đáp án đúng 55

2.3.3 Trò chơi chọn đáp án đúng/ sai 57

2.3.4 Trò chơi ghép đôi 58

2.3.5 Trò chơi kéo thả chữ 61

2.3.6 Trò chơi điền khuyết 63

2.3.7 Trò chơi ẩn/hiện chữ 65

2.3.8 Trò chơi ô chữ 67

2.3 Thể nghiệm sư phạm 68

Trang 6

2.3.1 Mục đích thể nghiệm 68

2.3.2 Đối tƣợng và địa bàn thể nghiệm 69

2.3.3 Nội dung thể nghiệm 69

2.3.4 Kết quả thể nghiệm 78

2.3.5 Kết luận chung về thể nghiệm 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng, cấp học đầu tiên trong hệ thống

giáo dục quốc dân Đây là cấp học tạo ra những nền tảng ban đầu và bền vững

về tri thức, về kĩ năng cho học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp các em học tốt ở cấp học tiếp theo Chính vì vậy ở tiểu học yêu cầu phải dạy đủ 9 môn học bắt buộc Trong những môn học đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng Môn Tiếng việt giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu, sơ giản nhưng rất cần thiết về tiếng Việt phổ thông như: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng… Trên cơ sở đó rèn những

kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp Phân môn Tập đọc được coi như môn khởi đầu để học tiếp các môn khác Thời gian đầu trẻ học để biết đọc, qua đó dùng đọc để học các môn học khác và để tiếp thu các tri thức của nhân loại

Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên tiểu học là phải quan tâm hơn nữa đến việc kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc hiểu của học sinh qua phân môn Tập đọc, nhằm giúp các em nắm vững và hiểu kĩ nội dung bài đọc Việc học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp học sinh hình thành kiên thức cơ bản

về phân môn Tập làm văn, tạo điều kiện học tốt môn văn khi học lên các cấp học cao hơn Đồng thời giúp học sinh phát triển hơn nữa khả năng tư duy, diễn đạt bằng lời nói để diễn đạt những ý hiểu, suy nghĩ cũng như tình cảm của mình một cách trôi chảy, mạch lạc

Hiện nay ở trường tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn cho học sinh là đọc cá nhân, đọc theo nhóm,…chưa có sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, hay các trò chơi học tập,… Nên trong giờ học tập đọc, giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ

Trang 8

2

đọc, cách đọc, không sửa được lỗi sai Đây là nguyên nhân dẫn đến cho học sinh hoạt động chưa tích cực, sinh ra nhàm chán trong giờ học Tập đọc

Từ những lí do trên chúng tôi xin mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:

Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Muốn tiếp thu kho tàng tri thức một cách tốt nhất, học sinh phải biết

cách đọc Đọc để tích lũy vốn sống văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống đồng thời bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn trong sáng Do đó phân môn Tập đọc có vị trí vô cùng quan trọng và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

Nghiên cứu về hoạt động dạy - học Tập đọc đã có những công trình tiêu biểu như sau:

- Tác giả Lê Phương Nga – Nguyễn Trí đã trình bày cơ sở khoa học của

việc dạy Tập đọc ở tiểu học theo các khối lớp trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2

- Cuốn Dạy học Tập đọc ở Tiểu học của tác giả Lê Phương Nga đã giải

quyết mục đích dạy học tập đọc ở quyển sách này, tác giả đã đề cập đến những vấn đề, những hiểu biết của người giáo viên cần có để tổ chức dạy học Tập đọc ở tiểu học Trong vấn đề thứ nhất tác giả đã tập trung phân tích nhiệm vụ, chương trình và các tài liệu dạy học tập đọc tiểu học, các cơ sở để xuất cách tổ chức dạy học tập đọc ở phần hai Đặc biệt xem xét các bình diện

âm thanh của ngôn ngữ và bình diện ngữ nghĩa của văn bản, phần này giúp giáo viên có căn cứ xác lập nội dung luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu cho học sinh Vấn đề thứ hai tác giả tập trung khai thác các công việc chuẩn

bị trước giờ lên lớp dạy tập đọc, hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học, tổ chức dạy trong môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình

Trang 9

3

mới Trong tài liệu này tác giả chưa đi sâu chi tiết vào những kĩ năng đọc hiểu hay rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh mà chỉ đưa ra những định nghĩa cho từng kĩ năng cụ thể: như thế nào là hoạt động đọc, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm Cuốn sách này còn giúp cho người đọc phân biệt được hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học

- Công trình nghiên cứu Dạy văn cho học sinh tiểu học tác giả Hoàng

Hòa Bình khằng định văn học ở tiểu học tuy không dạy như một môn học độc lập nhưng việc dạy văn ở cấp học này tập trung giải đáp những thắc mắc của giáo viên, sinh viên hay những ai quan tâm đến giáo dục Tiểu học xoay quanh vấn đề về dạy học Tập đọc

- Cuốn Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học của tác

giả Lê Hữu Tỉnh và Trần Mạnh Hường Để giải quyết nhiệm vụ dạy học Tập đọc, tài liệu tập chung giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của giáo viên, sinh viên xoay quanh các vấn đề về việc dạy học Tập đọc: quy trình lên lớp, sử dụng giọng đọc của giáo viên, sử dụng đồ dùng dạy học,… Cuốn sách này giúp giáo viên giải quyết nhưng thắc mắc về một giáo án Tập đọc theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Các công trình nghiên nói trên, tuy ở mức độ rộng hẹp, cụ thể, khái quát khác nhau nhưng có thể thấy việc dạy học Tập đọc ở tiểu học nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu biên soạn Tuy nhiên vấn đề xây dựng trò chơi trong phân môn Tập đọc với sự ứng dụng công nghệ thông tin chưa có ai nghiên cứu Đây cũng là lí do thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài khóa luận này nhằm giúp các em tăng hứng thú và đạt kết quả cao trong học tập

3 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng các trò chơi học tập giúp học sinh hứng thú và đạt hiệu quả cao trong học tập phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3 với ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 10

4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng công nghệ thông tin

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số trò chơi học tập sử dụng trong phân môn Tập đọc lớp 3 và một số phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm Violet 1.8

4.3 Phạm vi thể nghiệm

Trong khuôn khổ của đề tài và phạm vi thể nghiệm, chúng tôi xin phép thể nghiệm ở hai địa điểm: Trường Tiểu học Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội) và Trường Tiểu học Hùng Vương (Phúc yên – Vĩnh Phúc)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học, vận dụng các trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt

- Xây dựng trò chơi học tập để giúp học sinh hứng thú và đạt hiệu quả cao trong học tập phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3

- Tiến hành thể nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích thống kê

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục nội dung khóa luận gồm 2 chương

- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng trò chơi

học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 11

5

- Chương 2: Một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với

sự ứng dụng công nghệ thông tin và thể nghiệm sƣ phạm

Trang 12

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin

1.1.1 Đặc điểm Tâm lí của học sinh tiểu hoc

Học sinh Tiểu học độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Khi vào lớp 1, các em còn

rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập Sang các lớp cao hơn, tâm lí đó sẽ dần dần mất đi vì trong nhà trường hoạt động học đã trở thành hoạt động chủ đạo của học sinh

1.1.1.1 Tư duy

- Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của học sinh diễn

ra theo con đường từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng

- Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt đầu từ cảm giác, tri giác Sau đó, khă năng liên tưởng, tưởng tưởng biểu tượng sẽ dần phát triển Vào những lớp cuối cấp tiểu học khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh ngày càng trở nên phong phú hơn

1.1.1.2 Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết nên tri giác còn mang tính không ổn định Ở giai đoạn đầu tiểu học tri giác thường gắn liền với những hành động trực quan Đến giai đoạn cuối tiểu học, tri giác của học sinh bắt đầu mang tính xúc cảm Học sinh thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng đó là tri giác có chủ định (học sinh biết lập kế hoạch

Trang 13

7

học tập cụ thể, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,…)

1.1.1.3 Tưởng tượng

Khả năng tưởng tượng của học sinh Tiểu học rất phong phú và đa dạng

Do đó giáo viên nên chọn lựa nội dung dạy học, mức độ yêu cầu,… thích hợp với khả năng tưởng tượng của lứa tuổi học sinh ở cấp học này

1.1.2 Vài nét về trò chơi học tập

1.1.2.1 Khái niệm về trò chơi

Theo tác giả Đặng Thành Hưng “Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa: một là kiểu loại phổ biến của Chơi Nó chính là Chơi

có luật (tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia; hai là những công vệc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi, bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi,…”

1.1.2.2 Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học

- Vui chơi vẫn còn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống của học sinh,

đặc biệt là giai đoạn đầu bậc tiểu học

- Thông qua trò chơi học sinh dần hoàn thiện các thuộc tính về tâm lí, nhân cách, trí tuệ và thể lực cũng dần được nâng lên

- Trong lúc chơi học sinh được hoạt động, được nhận thức về hiện thực khách quan một cách cụ thể và để trả lời kích thích biến đổi thực tiễn

- Khi chơi dần hình thành các khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận, phối hợp tập thể, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ

- Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau, song trò chơi nhìn chung là giúp học sinh rèn luyện những đức tính tốt đẹp Đồng thời trò chơi còn giúp hoàn thiện các kĩ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống hàng ngày cho học sinh

Trang 14

8

1.1.3 Vài nét về trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin

1.1.3.1 Khái niệm về công nghệ thông tin và phần mềm dạy học

a Khái niệm về công nghệ thông tin

Trong tiếng anh công nghệ thông tin là Information Technology (IT), ngành khoa học ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin Đó là nghành

sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý

và thu thập thông tin

b Khái niệm về phần mềm dạy học

Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp giáo viên trong một chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của thầy

Trong dạy học có những khía cạnh chủ yếu:

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt

- Đối tượng cần truyền đạt

- Phương pháp, phương tiện cần truyền đạt kiến thức

Hiệu quả dạy học được đánh giá bằng khối lượng, chất lượng kiến thức

mà giáo viên truyền đạt tới cho học sinh

Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa người với người nên việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức và khả năng của người giáo viên Nhờ có sự hỗ trợ của máy tính điện tử, phần mềm dạy học và các trò chơi thì việc đánh giá là sự tích hợp đầy đủ nhiều lĩnh vực

c Một số phần mềm dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

* Phần mềm PowerPoint

- Giới thiệu về phần mềm PowerPoint

Trang 15

+ Lựa chọn các mẫu slide sẵn có hoặc xây dựng mẫu mới

+ Thực hiện liên kết đến một flie văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc file

có dạng exe,…

+ Chọn các hiệu ứng sinh động

* Chức năng của phần mềm PowerPoint

- Chức năng tạo bố cục của PowerPoint

PowerPoint giúp giáo viên tạo ra các bố cục đẹp mắt và linh hoạt Nhờ tính năng này, không chỉ thuận lợi cho giáo viên mà học sinh có thể theo dõi

dễ dàng

Bên cạnh việc chia các đề mục, PowerPoint còn giúp giáo viên tạo ra các hộp, bảng, ảnh với nội dung chú ý, nhận xét cho các slide đơn giản và tiện ích

- Chức năng nhấn mạnh của PowerPoint

Chức năng nhấn mạnh là một trong những chức năng quan trọng của PowerPoint Giáo viên không chỉ nhấn mạnh các định nghĩa, tính chất, các ý quan trọng băng cử chỉ, lời nói mà thông qua hình ảnh, trình diễn của PowerPoint Giáo viên sử dụng các hiệu ứng về màu sắc, hình dạng của ảnh

để nhấn mạnh các chú ý và nhận xét

- Chức năng thay thế bảng phụ của PowerPoint

Việc sử dụng bảng phụ trong quá trình giảng dạy đóng vai trò vô cùng quan trọng Do đó, giáo viên nên đƣa ra bảng phụ một cách hiệu quả Giáo

Trang 16

10

viên có thể sử dụng PowerPoint để trình chiếu các hình ảnh, bài toán, yêu cầu, trò chơi,…

- Chức năng tạo trắc nghiệm động của PowerPoint

Bài tập trắc nghiệm là dạng bài tập được sử dụng thường xuyên để kiểm tra các kiến thức cơ bản của học sinh Với PowerPoint, giáo viên có thể tạo ra các bài trắc nghiệm động, thậm chí có thể chuyển thành trò chơi trắc nghiệm hay có thể bổ sung lời giải thích, chú ý cho bài tập đó

- Các hiệu ứng phong phú trong phần mềm PowerPoint giúp giáo viên xây dựng các trò chơi tạo ra sự đa dạng và mới mẻ Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn về ý tưởng, thời gian, óc sáng tạo và đặc biệt là sự kiên trì của giáo viên

* Phần mềm Violet

- Giới thiệu về phần mềm Violet

Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên)

Phần mềm Violet là công cụ giúp giáo viên xây dựng các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác,… rất phù hợp với học sinh tiểu học

1.1.3.2 Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng trò chơi học tập với ứng dụng công nghệ thông tin

a Ưu điểm

- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến khi sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế, xây dựng các bài tập đó là góp phần truyền tải đến học sinh một khối lượng lớn về kiến thức trong một giờ học

- Ngoài ra, sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên đưa được một lượng lớn tư liệu như tranh ảnh, đoạn

Trang 17

- Sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm bớt thời gian treo bảng phụ, viết bảng, tranh minh họa chỉ bằng một cái click chuột Do đó khắc phục được việc “cháy giáo án” khi dạy học, giáo viên có thể dành nhiều thời gian để mở rộng kiến thức cho học sinh hay giáo viên có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học

Như vậy, những ưu điểm ưu việt này của việc sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ nhanh chóng làm thay đổi cách tư duy và mang lại hiệu quả học tập cao cho học sinh

b Nhược điểm

- Khi sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị công phu do phải tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu Đây cũng chính là lí do khiến nhiều giáo viên ngại sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học

- Việc sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết nhất định về tin học và các phần mềm dạy học Về phía nhà trường phải đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang hiết bị cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Trang 18

12

- Khi trình chiếu giảng dạy trên lớp, học sinh tò mò, chú ý đến trò chơi, hình ảnh,… mà ít chú ý đến nội dung của bài học và ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học

1.1.4 Mục đích của việc sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học

Giáo dục và đào tạo đang là một trong những vấn đề thách thức lớn của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực từng ngày để đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy, giáo viên cần phải nâng cao, cải tiến và sử dụng các trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

1.2.1 Nội dung chương trình dạy học Tập đọc lớp 3

- Phân môn Tập đọc lớp 3 trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 được thể hiện trong 15 chủ đề với 31 tuần gồm 93 bài tập đọc Trong đó, có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường), 18 bài là tác phẩm văn học nước ngoài hoặc có nội dung

Trang 19

13

trụ, Đây chính là một cách giúp học sinh ứng dụng được những điều đã học trong sách vở vào đời sống, làm giáo dục học đường gắn với thực tiễn nhiều hơn

- Quy trình giảng dạy tiết Tập đọc lớp 3

+ Kiểm tra bài cũ

+ Dạy bài mới

Giới thiệu bài

Luyện đọc

Hướng dẫn tìm hiểu bài

Luyện đọc lại/ học thuộc lòng (nếu sách giáo khoa yêu cầu)

Củng cố, dặn dò

1.2.2 Việc dạy và học Tập đọc ở trường Tiểu học

- Qua dự giờ tiết Tập đọc ở trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy giáo

viên chú trọng nhiều đến việc giảng giải nhiều về các từ khó, về nội dung, ý nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc, phân bố thời gian chưa hợp lí

- Trong bài Tập đọc có một số từ khó (khó về mặt ngữ nghĩa và khó về cách đọc), khi các từ khó ấy được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ học sinh sẽ dễ đọc, dễ hiểu các từ khó đó Tuy nhiên một số giáo viên lại tách việc giảng từ khó luyện đọc và các từ khó thành một mục riêng và tiến hành mục này sau khi đã đọc xong bài

- Giáo viên chưa sử dụng có hiệu quả nhiều về cách đọc, chưa rèn luyện cho học sinh đọc những câu văn dài, đọc phân vai, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng lúc nên một số học sinh đọc ngắt nghỉ tùy tiện, không lấy hơi để đọc câu văn dài

- Một số học sinh còn chưa chú ý nghe giảng, khi bạn đọc không tập trung nên lúc cần đọc tiếp hoặc nhận xét bạn đọc học sinh lúng túng và thường không đáp ứng được yêu cầu của giáo viên

Trang 20

14

1.2.3 Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

1.2.3.1 Mục đích khảo sát

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khóa luận này, tôi tiến hành khảo

sát thực trạng dạy Tập đọc và thực trạng vấn đê sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng công nghệ thông tin hai trường Tiểu học: Trường Tiểu học Phụng Thượng - Phúc Thọ - Hà Nội và Trường Tiểu học Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn Từ đó có nhưng định hướng xây dựng các trò chơi học tập trong phân

phân môn Tập đọc với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

1.2.3.2 Đối tượng và nội dung khảo sát

- Đối tượng khảo sát là thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh hai trường Tiểu học Trường Tiểu học Phụng Thượng - Phúc Thọ - Hà Nội và Trường Tiểu học Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

- Nội dung khảo sát là tổng hợp ý kiến về một số mặt

+ Nhận thức của giáo viên và học sinh về việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

+ Mục đích của việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên

+ Sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.2.3.3 Phương pháp khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của một số thầy cô trong

trường, theo dõi quá trình giáo viên sử dụng chuẩn giáo án, phương tiện dạy

Trang 21

15

học, cơ sở vật chất và quá trình lên lớp, tổ chức học sinh chiếm lĩnh tri thức, qua đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học, đánh giá sơ bộ về kết quả dạy học

- Phương pháp đàm thoại: Tôi đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh đẻ thấy được quan điểm của việc sử dụng trò chơi với

sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học để thu nhận thông tin trực tiếp về vấn đề

1.2.3.4 Kết quả khảo sát

Tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học Phụng Thượng và trường Tiểu học Hùng Vương với tổng số phiếu phát cho cán bộ quản lí và giáo viên:

78 phiếu

Bảng 1.1 Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin

Số phiếu Tỷ lệ (%)

3 Vận dụng được nhiều thành tựu của khoa

Trang 22

16

Bảng 1.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học

STT Nguyên nhân Cán bộ, giáo viên

Số phiếu Tỷ lệ (%)

3 Giáo viên không được trang bị về phương

4 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin của

1.2.3.5 Kết luận

Từ đối tượng và nội dung khảo sát, tôi nhận thấy rằng:

Trang 23

17

Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải trong giảng dạy làm cho học sinh ít có cơ hội thể hiện khả năng của mình Do đó, việc ghi nhớ và tái hiện lại nội dung bài học là thao tác cơ bản trong hoạt động nhận thức của học sinh

Trang 24

- Việc sử dụng trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin ở nhà trường hiện nay hầu hết chưa được áp dụng hoặc áp dụng nhưng hiệu quả rất thấp do nhiều nguyên nhân: do cơ sở vật chất của nhà trường, do trình độ tin học và sử dụng công ngệ thông tin của giáo viên còn nhiều hạn chế Do

đó, trong chương 2 của khóa luận này tôi đã tìm hiểu việc sử dụng một số trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học tập tốt hơn

Trang 25

Với đối tượng là văn bản sử dụng các hiệu ứng sau:

Hình 2.1 Nhóm hiệu ứng trong Powerpoint

- Nhóm hiệu ứng xuất hiện đối tượng chỉ hiển thị khi sử dụng lệnh

- Nhóm hiệu ứng nhấn mạnh: tạo điểm nhấn giúp người xem chú ý nội dung cần nhấn mạnh

- Nhóm hiệu ứng biến mất: khi nội dung đã tồn tại trên slide, sau khi học sinh đã xem rồi giáo viên không muốn nó tồn tại trên slide nữa

Trang 26

20

- Để thiết lập hiệu ứng với đối tượng là văn bản thực hiện theo bước

+Bước 1: Bôi đen đoạn văn bản hoặc chọn ô text cần tạo hiệu ứng

+Bước 2: Sau đó chọn Animations  Add Animation  chọn hiệu ứng cho văn bản Giáo viên có thể nhấn chọn từng hiệu ứng và xem trước rồi lựa chọn hiệu ứng

Hình 2.2 Giao diện Add Animation trong PowerPoint

+Bước 3: Để chỉnh sửa hiệu ứng chọn thẻ Animations  Animation Pane

Hình 2.3 Giao diện Animation Pane trong PowerPoint

Hộp thoại Animation Pane xuất hiện ở phía bên phải màn hình, nhấn chọn biểu tượng hình tam giác trong phần hiệu ứng cần chỉnh sửa Tại đây có thể thay đổi sự xuất hiện hiệu ứng:

Start on click (chạy khi nhấn chuột trái)

Start with previous (chạy cùng lúc)

Start affter previous (chạy sau khi slide được trình chiếu)

Trang 27

21

Hình 2.4 Giao diện cách thay đổi sự xuất hiện hiệu ứng

+Bước 4: Hoặc có thể chỉnh sửa ngay trong phần Timing của thẻ

Animations

Hình 2.5 Giao diện Timing trong PowerPoint

Sau khi đã tạo hiệu ứng xong nhấn Preview trong phần Animations để xem trước

Hình 2.6 Giao diện của Preview trong PowerPoint

Để xóa hiệu ứng, bôi đen đoạn văn bản và chọn None trong phần

Animation Styles

Hình 2.7 Giao diện None trong PowerPoint

Trang 28

22

- Tạo hiệu ứng cho hình ảnh

Hình 2.8 Giao diện Add Animation trong PowerPoint

+Bước 1: Chọn hình ảnh cần tạo hiệu ứng và chọn Animation  Add Animation, tại đây chọn hiệu ứng cho hình ảnh trong phần Entrance, Emphasis, Lines

+Bước 2: Nếu muốn tạo nhiều hiệu ứng ảnh đẹp khác chọn

Animation Add Animation  More Motion Paths

Hình 2.9 Giao diện More Motion Paths

+Bước 3: Trong hộp thoại Add Motion Path chọn loại hiệu ứng chuyển động muốn tạo và nhấn OK (ví dụ chọn Arc up)

+Bước 4: Lúc này trên giao diện xuất hiện đường hiệu ứng chọn, có thể chỉnh sửa đường hiệu ứng dài, ngắn… bằng cách đặt con trỏ chuột vào các ô vuông trắng nhỏ, sau đó nhấn giữ và kéo chuột đến vị trí mong muốn

Trang 29

23

Hình 2.10 Giao diện cách di chuyển hình ảnh

Sau khi hoàn tất chọn Preview ở phía bên trái thẻ Animations để xem trước, nếu chưa vừa ý thì các bạn có thể chỉnh sửa lại

2.1.2 Hướng dẫn chung về việc sử dụng phần mềm Violet để xây dựng trò chơi học tập

Để tạo một trò chơi giáo viên thực hiện các bước như sau:

+ Vào Menu nội dụng  Thêm đề mục, nhấn tiếp tục để mở trang đề mục mới

+ Chọn công cụ  Bài tập trắc nghiệm

+ Nhập câu hỏi

+ Tiếp đó chọn kiểu trò chơi dưới dạng bài tập trắc nghiệm

+ Nhập các phương án trả lời

+ Để thêm phương án, ta nhấn nút “+” ở phía dưới bên trái

+ Để xóa phương án cuối cùng, ta nhấn nút “_”

+ Sau khi nhập xong các phương án, đánh dấu vào các phương án đúng+ Kích “ Đồng ý”, trên màn hình soạn thảo một trò chơi học tập đã được tạo ra, tuy nhiên ở đây chỉ mới dịch chuyển hoặc tạo hiệu ứng chưa thể làm lại bài

+ Để làm lại ta kích “ Đồng ý tiếp”

+ Nhấn F9 phóng to màn hình, ta có thể làm bài tập này luôn

- Để sửa kiểu bài tập trắc nghiệm giáo viên làm như sau:

+ Đầu tiên nhấn F6 để sửa đề mục, nhấn nút “Tiếp tục”

Trang 30

24

+ Để sửa bài tập trắc nghiệm, ta kích đúp vào bài tập đó

+ Sau đó có thể sủa nội dung câu hỏi, các phương án, hoặc có thể chọn lại kiểu (chọn kiểu đúng/sai)

- Lập trình mô phỏng cắt ghép hình cơ bản

- Thiết kế mạch điện dưới dạng kí hiệu

- Đóng gói, lưu bài giảng xuất ra dạng HTLM (giao diện web) hay xuất

a file (exe), hoặc xuất ra gói SCORM (để đưa lên các hệ LMS)

- Violet có các tính năng vượt trội hơn so với các phần mềm khác đó là khả năng nhúng vào một phần mềm như Powerpoint

Phần mềm Violet có khả năng tạo ra các trò chơi học tập dạng trắc nghiệm, kéo thả, giải ô chữ,… Trong khi đó tạo các trò chơi học tập này trên Powerpoint lại mất rất nhiêu thời gian Do vậy việc nhúng bài Violet vào Powerpoint có vai trò quan trọng trong dạy học

Cách thức thực hiện như sau:

Sau khi đã đóng gói trò chơi, tiến hành chạy Microsoft Powerpoint Có thể mở một file Powerpoint có sẵn, hoặc tạo một file Powerpoint mới nhưng phải Save lại ngay Để đơn giản hóa, ta nên Copy ( hoặc Save) file Powerpoint này vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet Ví

dụ, Violet đóng gói ra “D;\Baigiang\Bai1\Package-trac nghiem” thì file Powerpoint sẽ được đặt vào “D;\Baigiang\Bai1”

Trên giao diện Powerpoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn phải chuột, chọn Control Toolbox Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất hiện kích vào nút More Controls ở góc dưới bên phải Lúc này, một menu hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object Khi con trỏ chuột có hình chữ thập, kéo chuột để tạo hình chữ nhật với hai đường chéo Kích chuột phải vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties Bảng thuộc tính (Properties) sẽ xuất hiện

Trang 31

25

Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau:

Thư mục Base chứa gói sản phẩm nên sử dùng đường dẫn tương đối Movie là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh

ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm Player.swf Khi đã hoàn tất, chạy trang Powerpoint đó để xem kết quả và Save lại

2.2.Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với

sự ứng dụng của công nghệ thông tin

2.2.1 Trò chơi Khám phá mảnh ghép

- Cách chơi:

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm

+ Mỗi nhóm được chọn 1 mảnh ghép và trả lời câu hỏi trong mảnh ghép đó Nếu trả lời đúng thì được ghi điểm, còn trả lời sai thì phần trả lời sẽ nhường cho nhóm khác

+ Các nhóm lần lượt trả lời cho đễn khi mở hết các mảnh ghép

- Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Khám phá mảnh ghép vào phần khởi động, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố,… trong các tiết Tập đọc

- Các bước xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint:

+ Bước 1: Chèn một bức tranh vào slide

+ Bước 2: Chèn các mảnh ghép che bức tranh và tạo hiệu ứng biến mất cho các mảnh ghép

+ Bước 3: Tạo các slide câu hỏi, mỗi hình che là một slide

+ Bước 4: Tạo liên kết giữa các slide

* Ví dụ: xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần giới thiệu bài mới của bài Hai Bà Trưng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập hai

Nội dung câu hỏi các mảnh ghép như sau:

Trang 32

26

+ Mảnh ghép 1: Giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm được gọi là gì?

(Đáp án: giặc ngoại xâm) + Mảnh ghép 2:

Hai tai như đôi quạt

Cái mũi mọc rất dài

To lớn như quả núi

Kéo gỗ rất dẻo dai

Là con gì?

(Đáp án: con voi) + Mảnh ghép 3: Đền Hai Bà Trưng được xây dựng lên là để tưởng nhớ

vị anh hùng nào trong lịch sử?

Ta thực hiện các bước xây dựng trò chơi mảnh ghép như sau:

- Bước 1: Chọn một bức tranh vào slide

Hình 2.11 Hình ảnh trong bài “Hai Bà Trưng”

- Bước 2: Chèn các hình chữ nhật hoặc hình vuông che bức tranh

Trang 33

Hình 2.12 Giao diện trò chơi Khám phá mảnh ghép

- Bước 3: Tạo các slide câu hỏi, mỗi hình che là một slide

+Tạo một slide mới có nội dung

Giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm được gọi là gì?

(Đáp án: giặc ngoại xâm) + Tạo hiệu ứng xuất hiện cho phần Đáp án: giặc ngoại xâm để khi học sinh trả lời câu hỏi xong giáo viên mới cho phần đáp án xuất hiện

+ Tạo dấu vào cuối slide

- Bước 4: Tạo liên kết giữa các slide

+ Tạo liên kết Hyperlink cho mảnh ghép với trang slide câu hỏi, đáp án: kích chuột phải vào mảnh ghép cần liên kết  Hyperlink  Place this document  Slide Title chọn slide 2  ok

+ Tạo liên kết quay trở lại slide 1: vào slide 2 kích chuột phải vào nút mũi tên  Hyperlink  Place this document  Slide Title chọn slide 1 ok

Trang 34

28

+ Các mảnh ghép còn lại làm tương tự

* Ví dụ: xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần kiểm tra bài cũ của bài Trận bóng dưới lòng đường – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập một

Các bước làm tương tự như phần xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần giới thiệu bài mới của bài Hai Bà Trưng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập hai, tuy nhiên giáo viên cần thay đổi nội dung mảnh ghép như sau:

+ Mảnh ghép 1: Trong bài Trận bóng dưới lòng đường vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?

(Đáp án: Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy, may mà bác đi xe dùng lại kịp Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn.)

+ Mảnh ghép 2: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?

(Đáp án: Quang sút bóng chệch len vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khụy xuống.)

+ Mảnh ghép 3: Những chi tiết nào cho thấy Quang ân hận trước tai nạn do mình gây ra?

(Đáp án: Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang Quang sợ tái cả người Quang nhận thấy chiếc lưng còng của ông

cụ sao giống ông nội thế Quang vùa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: Ông ơi cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.)

+ Mảnh ghép 4: Câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường muốn nói với

em điều gì?

(Đáp án: Không được đá bóng dưới lòng đường, Đá bóng dưới lòng đường rất là nguy hiểm, dê gây tai nạn cho chính mình và cho người khác,…)

Trang 35

29

2.2.2 Trò chơi Lucky number – Ô số may mắn

- Cách chơi:

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm

+ Mỗi nhóm được chọn 1 ô số và trả lời câu hỏi trong ô số đó Nếu trả lời đúng thì được ghi điểm, còn trả lời sai thì phần trả lời sẽ nhường cho nhóm khác Nếu nhóm nào chọn vào ô lucky number thì nhóm đó sẽ được cộng điểm mà không phải trả lời câu hỏi nào

+ Các nhóm lần lượt trả lời cho đễn khi mở hết các ô số

- Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Lucky number – Ô số may mắn vào phần khởi động, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố,… trong các tiết Tập đọc

- Các bước xây dựng trò chơi Lucky number giống với các bước làm trò chơi Khám phá mảnh ghép trên phần mềm PowerPoint, ta chỉ thêm một vài ô là lucky number – ô không có câu hỏi

*Ví dụ: xây dựng trò chơi Lucky number”với phần mềm PowerPoint vào phần củng cố của bài Cuộc chạy đua trong rừng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 –

tập hai

Nôi dung câu hỏi các ô số

+ Ô số 1: Ngựa con chuẩn bị tham gia hội thi như thế nào?

(Đáp án: Chú sửa sang cho cuộc đua không biết chán Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.)

+ Ô số 2: Lucky number

+ Ô số 3: Miếng sắt hình vòng cung gắn vào dưới móng chân lừa, ngựa,… để bảo vệ chân được gọi là gì?

Trang 36

30

(Đáp án: móng)

+ Ô số 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả cao trong hội thi?

(Đáp án: Ngựa Con chuẩn bị hội thi không chu đáo, không nghe lời cha, chỉ mải lo ngắm vuốt mà không lo sửa sang bộ móng sắt Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc đua.)

+ Ô số 5: Lucky number

+ Ô số 6: Lucky number

+ Ô số 7: Qua hội thi Ngựa Con đã rút ra bài học gì?

(Đáp án: Qua hội thi Ngựa Con đã rút ra bài học đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.)

+ Ô số 8: Ngựa Cha khuyên nhủ Ngựa Con điều gì trước hội thi?

(Đáp án: Ngựa Cha thấy Ngựa Con chỉ mải ngắm vuốt, khuyên con đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng, nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.)

+ Ô số 9: Tự tin quá mức, không lường trước khó khăn được gọi là gì? (Đáp án: chủ quan)

Ta thực hiện các bước xây dựng trò chơi mảnh ghép như sau:

- Bước 1: Tạo 9 ô số liền nhau

Hình 2.13 Giao diện trò chơi Lucky number

Trang 37

31

+ Đổ màu cho các mảnh ghép: kích chuột phải vào mảnh ghép cần đổ

màu  Fill  chọn màu

+ Nhập số thứ tự mảnh ghép: kích chuột phải vào mảnh ghép  Edit Text  nhập số thứ tự vào các mảnh ghép

+ Tạo hiệu ứng biến mất cho các mảnh ghép: kích chuột phỉ vào một mảnh ghép  Animations  Exit chọn hiệu ứng biến mất

- Bước 2: Tạo các slide câu hỏi, mỗi ô số là một slide

+Tạo một slide mới có nội dung

Ngựa con chuẩn bị tham gia hội thi như thế nào?

(Đáp án: Chú sửa sang cho cuộc đua không biết chán Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.)

+ Tạo hiệu ứng xuất hiện cho phần đáp án để khi học sinh trả lời câu hỏi xong mới cho dòng đáp án xuất hiện

+ Tạo dấu vào cuối slide

- Bước 3: Tạo liên kết giữa các slide

+ Tạo liên kết hyperlink cho mảnh ghép với trang slide câu hỏi, đáp án: kích chuột phải vào mảnh ghép cần liên kết  Hyperlink  Place this document

 Slide Title chọn Slide 2  ok

+ Tạo liên kết quay trở lại slide 1: vào slide 2 kích chuột phải vào nút  Hyperlink  Place this document  Slide Title chọn Slide 1  ok

+ Các ô số còn lại làm tương tự

*Ví dụ: xây dựng trò chơi Lucky number với phần mềm PowerPoint vào phần

khởi động của bài Quê hương – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập một

Các bước thực hiện tương tự như ví dụ xây dựng trò chơi Lucky

number với phần mềm PowerPoint vào phần củng cố của Cuộc chạy đua

Trang 38

32

trong rừng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập một, giáo viên chỉ thay đổi

nội dung các ô số nhƣ sau:

+ Ô số 5: Con gì mà dài lê thê

Nằm xuyên qua hết làng kia xã này

Trang 39

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm

+ Mỗi nhóm được chọn 1 quả cam và trả lời câu hỏi của quả cam đó Nếu trả lời đúng thì được ghi điểm, còn trả lời sai thì phần hái quả cam đó sẽ nhường cho nhóm khác

+ Các nhóm lần lượt trả lời cho đễn khi hái hết cam trên cây

(Hoặc có cách chơi khác: Giáo viên cho tất cả các học sinh cùng tham gia hái cam thi xem học sinh nào hái được nhiều quả nhất Trả lời đúng mỗi câu hỏi là đã hái được 1 quả, trả lời sai thì không hái được quả cam đó)

- Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Hái cam vào phần khởi động, kiểm tra bài cũ, củng cố, giới thiệu bài mới,… trong các tiết Tập đọc

- Các bước xây dựng trò chơi Hái cam giống với các bước làm trò chơi Khám phá mảnh ghép trên phần mềm PowerPoint giáo viên chỉ cần thay giao diện và nôi dung câu hỏi

*Ví dụ: xây dựng trò chơi Hái cam với phần mềm PowerPoint vào phần kiểm tra bài cũ của bài Anh Đom Đóm – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập một

Nội dung câu hỏi

+ Quả cam 1: Tên gọi của loài bọ cánh cứng, bụng phát ánh sáng lập lòe, hoạt động về đêm là gì?

Trang 40

34

(Đáp án: đom đóm) + Quả cam 2: Trong bài Anh Đom Đóm, anh Đóm lên đèn đi đâu?

(Đáp án : anh Đóm lên đèn đi gác, lo cho mọi người ngủ)

+ Quả cam 3: Chăm chỉ một cách thường xuyên đều đặn được gọi

là gi?

(Đáp án: chuyên cần) + Quả cam 4: Chọn đáp án đúng điền tiếp vào khổ thơ sau:

ủ rũ

(Đáp án: cò bợ) + Quả cam 6: Trong bài Anh Đom Đóm, anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?

(Đáp án: chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ

mò tôm bên sông)

+ Quả cam 7: Điền dòng thơ còn thiếu vào khổ thơ sau:

Từng bước, từng bước

Ngày đăng: 11/09/2018, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
2. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
3. Nguyễn Thị Hạnh ( 2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiều học, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
4. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục Khác
5. Lê Phương Nga (2001), Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, NXB Giáo dục Khác
6. Lê Phương Nga (2011), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học ( NXB ĐHSP) Khác
7. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2004), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 Khác
8. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên ) (2006), Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 – tập 1,2 , NXB Giáo dục Việt Nam Khác
9. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên ) (2012), Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – tập 1 ,2 , NXB Giáo dục Khác
10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Khác
11. Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng, (10/2001), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục Khác
12. Nguyễn Trí (6/2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới – NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w