Trò chơi Khám phá mảnh ghép

Một phần của tài liệu Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin (2018) (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.2.1. Trò chơi Khám phá mảnh ghép

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm.

+ Mỗi nhóm đƣợc chọn 1 mảnh ghép và trả lời câu hỏi trong mảnh ghép đó. Nếu trả lời đúng thì đƣợc ghi điểm, còn trả lời sai thì phần trả lời sẽ nhường cho nhóm khác.

+ Các nhóm lần lƣợt trả lời cho đễn khi mở hết các mảnh ghép.

- Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Khám phá mảnh ghép vào phần khởi động, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố,… trong các tiết Tập đọc.

- Các bước xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint:

+ Bước 1: Chèn một bức tranh vào slide

+ Bước 2: Chèn các mảnh ghép che bức tranh và tạo hiệu ứng biến mất cho các mảnh ghép

+ Bước 3: Tạo các slide câu hỏi, mỗi hình che là một slide + Bước 4: Tạo liên kết giữa các slide

* Ví dụ: xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần giới thiệu bài mới của bài Hai Bà Trƣng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập hai.

Nội dung câu hỏi các mảnh ghép nhƣ sau:

26

+ Mảnh ghép 1: Giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm được gọi là gì?

(Đáp án: giặc ngoại xâm) + Mảnh ghép 2:

Hai tai nhƣ đôi quạt Cái mũi mọc rất dài To lớn nhƣ quả núi Kéo gỗ rất dẻo dai

Là con gì?

(Đáp án: con voi)

+ Mảnh ghép 3: Đền Hai Bà Trưng được xây dựng lên là để tưởng nhớ vị anh hùng nào trong lịch sử?

(Đáp án: Trƣng Trắc, Trƣng Nhị)

+ Mảnh ghép 4: Người có công lao kiệt xuất trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, đƣợc nhân dân suy tôn đƣợc gọi là gì?

(Đáp án: anh hùng)

Sau khi học sinh mở các mảnh ghép giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và giới thiệu vào bài Hai Bà Trƣng

Ta thực hiện các bước xây dựng trò chơi mảnh ghép như sau:

- Bước 1: Chọn một bức tranh vào slide

Hình 2.11. Hình ảnh trong bài “Hai Bà Trƣng”

- Bước 2: Chèn các hình chữ nhật hoặc hình vuông che bức tranh

27 Chèn 4 mảnh ghép che kín bức tranh.

+ Đổ màu cho các mảnh ghép: kích chuột phải vào mảnh ghép cần đổ màu  Fill  chọn màu.

+ Nhập số thứ tự mảnh ghép: kích chuột phải vào mảnh ghép  Edit Text  nhập số thứ tự vào các mảnh ghép.

+ Tạo hiệu ứng biến mất cho các mảnh ghép: kích chuột phỉ vào một mảnh ghép  Animations  Exit chọn hiệu ứng biến mất.

Hình 2.12. Giao diện trò chơi Khám phá mảnh ghép - Bước 3: Tạo các slide câu hỏi, mỗi hình che là một slide

+Tạo một slide mới có nội dung

Giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm được gọi là gì?

(Đáp án: giặc ngoại xâm)

+ Tạo hiệu ứng xuất hiện cho phần Đáp án: giặc ngoại xâm để khi học sinh trả lời câu hỏi xong giáo viên mới cho phần đáp án xuất hiện.

+ Tạo dấu vào cuối slide.

- Bước 4: Tạo liên kết giữa các slide

+ Tạo liên kết Hyperlink cho mảnh ghép với trang slide câu hỏi, đáp án: kích chuột phải vào mảnh ghép cần liên kết  Hyperlink  Place this document  Slide Title chọn slide 2  ok.

+ Tạo liên kết quay trở lại slide 1: vào slide 2 kích chuột phải vào nút mũi tên  Hyperlink  Place this document  Slide Title chọn slide 1 ok.

28 + Các mảnh ghép còn lại làm tương tự.

* Ví dụ: xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần kiểm tra bài cũ của bài Trận bóng dưới lòng đường – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập một.

Các bước làm tương tự như phần xây dựng trò chơi Khám phá mảnh ghép với phần mềm PowerPoint vào phần giới thiệu bài mới của bài Hai Bà Trƣng – sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – tập hai, tuy nhiên giáo viên cần thay đổi nội dung mảnh ghép nhƣ sau:

+ Mảnh ghép 1: Trong bài Trận bóng dưới lòng đường vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?

(Đáp án: Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy, may mà bác đi xe dùng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy toán loạn.)

+ Mảnh ghép 2: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?

(Đáp án: Quang sút bóng chệch len vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khụy xuống.)

+ Mảnh ghép 3: Những chi tiết nào cho thấy Quang ân hận trước tai nạn do mình gây ra?

(Đáp án: Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang. Quang sợ tái cả người. Quang nhận thấy chiếc lưng còng của ông cụ sao giống ông nội thế. Quang vùa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo:

Ông ơi.. cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.)

+ Mảnh ghép 4: Câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường muốn nói với em điều gì?

(Đáp án: Không được đá bóng dưới lòng đường, Đá bóng dưới lòng đường rất là nguy hiểm, dê gây tai nạn cho chính mình và cho người khác,…)

29

Một phần của tài liệu Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin (2018) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)