Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin (2018) (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI SỰ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

1.2.3. Khảo sát tình hình sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng của công nghệ thông tin

1.2.3.1. Mục đích khảo sát

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khóa luận này, tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy Tập đọc và thực trạng vấn đê sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tập đọc lớp 3 với ứng dụng công nghệ thông tin hai trường Tiểu học: Trường Tiểu học Phụng Thượng - Phúc Thọ - Hà Nội và Trường Tiểu học Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có nhưng định hướng xây dựng các trò chơi học tập trong phân phân môn Tập đọc với sự ứng dụng của công nghệ thông tin.

1.2.3.2. Đối tượng và nội dung khảo sát

- Đối tƣợng khảo sát là thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh hai trường Tiểu học Trường Tiểu học Phụng Thượng - Phúc Thọ - Hà Nội và Trường Tiểu học Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.

- Nội dung khảo sát là tổng hợp ý kiến về một số mặt

+ Nhận thức của giáo viên và học sinh về việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

+ Mục đích của việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.

+ Sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

1.2.3.3 Phương pháp khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của một số thầy cô trong trường, theo dõi quá trình giáo viên sử dụng chuẩn giáo án, phương tiện dạy

15

học, cơ sở vật chất và quá trình lên lớp, tổ chức học sinh chiếm lĩnh tri thức, qua đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học, đánh giá sơ bộ về kết quả dạy học.

- Phương pháp đàm thoại: Tôi đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh đẻ thấy đƣợc quan điểm của việc sử dụng trò chơi với sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học để thu nhận thông tin trực tiếp về vấn đề.

1.2.3.4.. Kết quả khảo sát

Tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học Phụng Thượng và trường Tiểu học Hùng Vương với tổng số phiếu phát cho cán bộ quản lí và giáo viên:

78 phiếu

Bảng 1.1. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin

STT Tiêu chí Cán bộ, giáo viên

Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Đổi mới phương pháp 78 100%

2 Phát triển tƣ duy kĩ thuật 54 69%

3 Vận dụng đƣợc nhiều thành tựu của khoa

học kĩ thuật 38 48,7%

4

Người học nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo bằng cách thao tác trên máy tính

42 53,8%

Kết quả cho thấy, hầu hết giáo viên và cán bộ quản lí đều nhận thức rằng mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin là để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

16

Bảng 1.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

STT Nguyên nhân Cán bộ, giáo viên Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Cơ sở vật chất thiếu thốn 78 100%

2 Sĩ số lớp quá đông 32 41%

3 Giáo viên không được trang bị về phương

tiện dạy học hiện đại 78 100%

4 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin của

giáo viên còn hạn chế 60 77%

5 Tốn kém thời gian xây dựng bài 56 71,8%

Bảng thống kê cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của việc giáo viên ít sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và sử dụng trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng chủ yếu là do nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, do trình độ tin học và sử dụng máy tính cũng nhƣ các phần mềm dạy học của giáo viên.

1.2.3.5 Kết luận

Từ đối tƣợng và nội dung khảo sát, tôi nhận thấy rằng:

17

Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải trong giảng dạy làm cho học sinh ít có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Do đó, việc ghi nhớ và tái hiện lại nội dung bài học là thao tác cơ bản trong hoạt động nhận thức của học sinh.

18

Kết luận chương 1

Qua tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho thấy:

- Hầu hết các cán bộ quản lí và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vì, dạy học theo trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh nâng cao tính tích cực, lĩnh hội tri thức và rèn kĩ năng hiệu quả,. Từ đó giúp giáo viên kịp thời thu nhận thông tin phản hồi để có những điều chỉnh hợp lí, làm cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Việc sử dụng trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin ở nhà trường hiện nay hầu hết chưa được áp dụng hoặc áp dụng nhưng hiệu quả rất thấp do nhiều nguyên nhân: do cơ sở vật chất của nhà trường, do trình độ tin học và sử dụng công ngệ thông tin của giáo viên còn nhiều hạn chế. Do đó, trong chương 2 của khóa luận này tôi đã tìm hiểu việc sử dụng một số trò chơi học tập với sự ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học tập tốt hơn.

19

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng một số trò chơi học tập trong phân môn tập đọc lớp 3 với sự ứng dụng công nghệ thông tin (2018) (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)