7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật
Qua thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, có thể thấy rằng có những chế định cụ thể, những quy định cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS.
3.2.1.1. Về thẩm quyền xét xử
59
mỗi cấp Tòa án, mỗi Tòa án cụ thể có những vƣớng mắc bất cập cần phải sửa đổi, hoàn thiện.
Thứ nhất, về sự phân chia thẩm quyền sơ thẩm giữa TAND cấp huyện với TAND cấp tỉnh cần đƣợc xác định trên cơ sở thống nhất, rõ ràng để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Theo đó, cần giao tất cả các VVDS cho TAND cấp huyện xét xử ở cấp sơ thẩm. Việc phân định VVDS sơ thẩm nào thuộc TAND cấp huyện, vụ việc nào của TAND cấp tỉnh nhƣ hiện nay chƣa dựa trên những tiêu chí rõ ràng và chƣa phù hợp với cách sắp xếp, bổ nhiệm đội ngũ thẩm phán và cán bộ Tòa án ở Tòa cấp huyện và Tòa cấp tỉnh. Nhiều trƣờng hợp tƣởng chừng nhƣ có yếu tố phức tạp nhƣng lại rất đơn giản nên TAND cấp huyện có thể giải quyết đƣợc mà vẫn đƣợc xác định thẩm quyền cho TAND cấp tỉnh hoặc ngƣợc lại. Trong khi đó, việc bổ nhiệm thẩm phán cũng nhƣ cách thức tổ chức mỗi cấp Tòa án hiện nay luôn định rõ thẩm phán ở TAND cấp tỉnh phải có điều kiện khắt khe hơn nhiều so với thẩm phán TAND cấp huyện, hơn nữa vấn đề xác định thẩm quyền cần phù hợp để xác định tính chất giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dƣới.
Việc xác định rõ ràng thẩm quyền giải quyết các VVDS sơ thẩm cho TAND cấp huyện sẽ tạo ra một sự phân cấp thẩm quyền thống nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo năng lực giải quyết án dân sự sơ thẩm, cần có giải pháp tăng cƣờng đội ngũ thẩm phán, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các cơ chế đi kèm liên quan nhƣ để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho TAND cấp huyện có thể thực hiện các hoạt động xét xử một cách thuận lợi trong vấn đề ủy thác tƣ pháp, triệu tập đƣơng sự, thu thập chứng cứ ... Nếu xác định nhƣ vậy, TAND cấp tỉnh giữ vai trò là Tòa án cấp phúc thẩm, tập trung thực hiện nhiệm vụ xem xét, giải quyết các vụ việc mà cấp sơ thẩm đã giải quyết nhƣng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
60
cấp tỉnh sẽ tránh việc phải lựa chọn, phân cấp thẩm quyền xét xử theo tính chất, nội dung VADS. Bởi lẽ rất khó để có thể chọn lựa vụ việc nào đơn giản, phức tạp theo tên gọi và tính chất để giao cho TAND cấp huyện hay cấp tỉnh giải quyết. Đồng thời, với việc quy định nhƣ vậy sẽ buộc chúng ta đầu tƣ tốt nhất cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án có chuyện môn nghiệp vụ chuyên sâu, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc và thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của cấp XXST trong TTDS.
Ngoài ra, có quan điểm khi bàn về đổi mới cơ cấu tổ chức của TANDTC đã cho rằng: "Chỉ các Tòa chuyên trách có nhiệm vụ xét xử các vụ án theo thẩm quyền" [19, tr.16]. Khi đã thành lập các Tòa chuyên trách thì thẩm quyền của các Tòa này là quyền xét xử, trong đó có quyền sơ thẩm, quyền phúc thẩm, quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp Tòa án này theo quy định của pháp luật tố tụng. [22, tr.145] Nhƣ vậy, khi thực hiện đƣợc việc xác định thẩm quyền nhƣ chúng tôi trình bày ở trên, thì ở TANDTC chỉ còn thẩm quyền về giám đốc thẩm và tái thẩm. Đồng thời giao thẩm quyền này cho các Tòa chuyên trách cũng sẽ thuận tiện và phù hợp.
Thứ hai, thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm hiện nay chƣa đƣợc quy định cụ thể sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong việc đƣa ra phán quyết. Có trƣờng hợp với cùng một vụ việc, với những tình tiết liên quan đến vụ án giống nhau nhƣng lại đƣợc phán quyết qua các lần XXST (có trƣờng hợp vụ án bị hủy, phải xét xử lại), HĐXX sơ thẩm lại có những phát quyết hoàn toàn khác xa với lần phán quyết trƣớc đó. Điều này chứng minh rằng nếu không quy định quyền hạn của HĐXX sơ thẩm chẳng hạn nhƣ chấp nhận yêu cầu khởi kiện, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện, bác yêu cầu khởi kiện ... để làm cơ sở cho HĐXX quyết định khi giải quyết một VADS thì sẽ mở ra khoảng trống pháp lý để qua đó, HĐXX sơ thẩm đƣa ra những phán quyết nhiều khi vƣợt quá
61
mục đích, yêu cầu của ngƣời khởi kiện hoặc không đảm bảo đƣợc quyền lợi của các đƣơng sự trong giải quyết tranh chấp. Từ đó dẫn đến việc giải quyết vụ án thiếu ý nghĩa, không mang lại lợi ích thiết thực cho các đƣờng sự.
Do đó, theo chúng tôi, cần sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTDS theo hƣớng quy định rõ quyền hạn của HĐXX sơ thẩm. Cụ thể, BLTTDS cần bổ sung điều luật quy định về quyền hạn của HĐXX sơ thẩm trong đó nêu rõ HĐXX sơ thẩm có những quyền hạn nhất định và có nghĩa vụ phải thực hiện những quyền hạn đó, chẳng hạn HĐXX sơ thẩm có quyền hạn: chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn; bác toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn; chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn hoặc của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ... Dựa trên thực tiễn thẩm quyền của cấp xét xử sơ thẩm đang đƣợc pháp luật thừa nhận, qua đó các nhà làm luật có thể hoàn thiện các quyền hạn cụ thể để HĐXX sơ thẩm có một hành lang pháp lý về thẩm quyền của mình và chịu trách nhiệm rõ ràng cho thẩm quyền đó.
Thứ ba, liên quan đến quyền hạn của HĐXX phúc thẩm. Theo quy định hiện hành cấp phúc thẩm có những quyền hạn nhƣ giữ nguyên, sửa, hủy, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Chúng tôi cho rằng cần phải bổ sung thẩm quyền cho HĐXX phúc thẩm theo hƣớng đƣợc hủy bản án sơ thẩm và ban hành bản án mới thay thế bản án sơ thẩm.
Trong rất nhiều trƣờng hợp bản án phúc thẩm khi nhận định, quyết định hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại thì hầu nhƣ Tòa án cấp sơ thẩm nhận thấy sai sót của mình, và xét xử theo hƣớng mà bản án của Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định. Thế nhƣng việc đem vụ việc xét xử lại chỉ làm tốn kém thời gian, công sức và chi phí tiền bạc của các Nhà nƣớc lẫn các đƣơng sự trong vụ án. Nếu HĐXX phúc thẩm đƣợc quyền ban
62
hành bản án mới thì kết quả của vụ án trên thực tế đƣợc xét xử chỉ qua hai cấp và đúng hai lần xét xử, không cần phải kéo dài thêm số lần giải quyết một vụ việc tranh chấp giữa các đƣơng sự.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật tố tụng hiện hành cũng cần trao quyền đƣợc hủy bản án ở các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và ban hành bản án mới cho Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm. Bởi lẽ, với quy định hủy án rồi giao lại cho các cấp đã xét xử sai tiến hành xét xử lại nhƣ quy định hiện nay sẽ khiến cho vòng luẩn quẩn của tố tụng kéo dài, có vụ việc phải xét xử rất nhiều lần làm mất hết ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trên thực tế.
Thứ tƣ, cần sớm hƣớng dẫn, quy định chi tiết thẩm quyền của Tòa án liên quan đến quyết định cá biệt đƣợc quy định tại Điều 32a LSĐBSBLTTDS. Về những vấn đề cần thiết hƣớng dẫn, theo chúng tôi cần quy định rõ nhƣ thế nào là quyết định cá biệt thuộc đối tƣợng để Tòa án đáng giải quyết VVDS có thể tuyên hủy. Cần phải làm rõ trƣờng hợp nào thì Tòa án đƣợc hủy, trƣờng hợp nào thì không. Nếu TAND cấp huyện (cấp sơ thẩm) thì có đƣợc hủy quyết định cá biệt của cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hay không. Nếu không thì thủ tục chuyển hồ sơ vụ án cho TAND cấp có thẩm quyền giải quyết nhƣ thế nào. Hoặc là, nếu trong quá trình giải quyết VVDS mà phát hiện có quyết định cá biệt của các cơ quan nhà nƣớc cấp có thẩm quyền của địa phƣơng khác thì giải quyết nhƣ thế nào.
Hơn nữa, dù đó bổ sung quy định nhƣng BLTTDS chƣa quy định rõ các căn cứ để Tòa án đang giải quyết VVDS tuyên hủy quyết định cá biệt. Nếu không quy định rõ các căn cứ cụ thể, Tòa án đang giải quyết các VVDS khó có thể dựa vào các cơ sở căn bản nào để có thể đƣa ra phán quyết của mình đối với các quyết định cá biệt mà Tòa án phát hiện là trái luật. Nếu không có những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết sớm đối với những vấn đề liên quan đến quy định này thì dẫn tới rất khó triển khai thực hiện trên thực tế.
63
3.2.1.2. Về thủ tục giải quyết vụ án dân sự
Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 2, về thủ tục giải quyết các VVDS hiện nay theo pháp luật TTDS Việt Nam đã thể hiện rõ trình tự, thủ tục thể hiện trên cơ sở hai cấp xét xử. Ở mỗi cấp xét xử có những đặc điểm, những quy định cụ thể chặt chẽ bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng và những ngƣời tham gia tố tụng phải tuân thủ thi hành một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trên cơ sở các thủ tục tố tụng đƣợc xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc xét xử hiện nay vẫn còn những điểm cần đƣợc hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn TTDS tại Việt Nam.
Theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 thì chúng ta cần “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định” đồng thời “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục TTDS...”[17]. Thực tiễn cũng đã chỉ ra hiện nay đòi hỏi về việc quy định thủ tục rút gọn trong TTDS là rất cần thiết. Có những vụ án với tình tiết đơn giản nhƣ các vụ việc liên quan đến việc đòi nợ, đòi trả lại tài sản, yêu cầu trả tiền lƣơng, tiền công, cấp dƣỡng nuôi con sau khi ly hôn ... nhƣng theo quy định hiện hành việc giải quyết vẫn buộc phải trải qua nhiều thủ tục nhƣ đúng với các vụ án phức tạp, mà thực chất vấn đề giải quyết lại đơn giản gây mất thời gian, công sức của Tòa án lẫn các đƣơng sự. Thế nhƣng, do hiện nay các văn bản pháp luật tố tụng chƣa quy định thủ tục rút gọn nên các Tòa án vẫn buộc phải thực hiện trình tự, thủ tục theo luật định nếu không sẽ vi phạm tố tụng.
Theo thông lệ của các Tòa án trên thế giới thì nhiều nƣớc cũng quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng và trên thực tế mang lại hiệu quả tích cực trong thực tiễn tố tụng. Pháp luật TTDS của Pháp, Nga, Trung Quốc và Đài Loan đều có những quy định về thủ tục ra lệnh thanh toán nợ với những khoản nợ có chứng cứ rõ ràng nhƣ có khế ƣớc vay nợ viết, nợ do
64
cam kết nhận hoặc rút hối phiếu (LC), ký nhận một kỳ phiếu … Bên cạnh đó, pháp luật các quốc gia trên và một số nƣớc nhƣ Mỹ, Australia, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… đều có những quy định về thủ tục giản đơn đối với những vụ kiện có giá trị nhỏ (đòi món nợ nhỏ) do một Thẩm phán giải quyết và phán quyết đƣợc đem ra thi hành ngay, đƣơng sự không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc hạn chế quyền kháng cáo phá án của đƣơng sự [38].
Ở nƣớc ta, thủ tục TTDS rút gọn từng đƣợc quy định từ năm 1946 và đƣợc quy định trong một số văn bản sau đó nhƣ:
- Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 (về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch thẩm phán) có quy định chánh án xử một mình. Theo Điều 10 Sắc lệnh này thì đối với Toà án sơ cấp « tại phiên toà, Thẩm phán xét xử một mình Lục sự giữ bút ký, lập biên bản án từ » và đối với Toà án đệ nhị cấp, Điều 17 Sắc lệnh cũng quy định « về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình nhưng khi xử các việc tiểu hình phải có thêm hai viên phụ thẩm nhân dân góp ý kiến».
- Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 (về thẩm quyền Tòa án sơ cấp về dân sự, thƣơng mại) và Điều 12 Luật Tổ chức TAND năm 1960 có quy định có thể xét xử một thẩm phán, không có HTND trong vụ án nhỏ, giản đơn, không quan trọng.
- Nghị định số 32 ngày 6-4-1952 của Bộ Tƣ pháp, Thông tƣ số 4013 ngày 9-5-1959 của Bộ Tƣ pháp và Thông tƣ liên bộ của Bộ Tƣ pháp và TANDTC số 93 ngày 11-11-1959 có quy định Tòa án huyện có quyền chung thẩm trong một số lĩnh vực. [7]
Tiếc là, sau này, trên cơ sở quy định của các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992, Luật Tổ chức Toà án năm 1960, Luật Tổ chức Toà án 1981, Luật Tổ chức Toà án năm 1992, LTCTAND, BLTTDS 2004 đều có quy định về nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Theo
65
nguyên tắc này thì việc xét xử phải đƣợc tiến hành bởi một HĐXX gồm nhiều thành viên. Hiện nay, theo quy định tại Điều 52 BLTTDS thì thành phần HĐXX sơ thẩm VADS gồm một Thẩm phán và hai HTND. Trong trƣờng hợp đặc biệt thì thành phần HĐXX sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba HTND. Mặc dù vậy, cơ chế giải quyết bằng một Thẩm phán vẫn đƣợc nhà lập pháp ghi nhận tại khoản 2, Điều 55 BLTTDS đối với mốt số việc dân sự không có tranh chấp.
Khi dự thảo BLTTDS và dự thảo LSĐBSBLTTDS chúng ta đều đƣa vấn đề quy định về thủ tục rút gọn (thủ tục đơn giản) để lấy ý kiến. Trƣớc đây, Dự thảo BLTTDS lần thứ 5 đã dành Chƣơng XV quy định thủ tục rút gọn. Theo những quy định này, thủ tục rút gọn đƣợc áp dụng cho những vụ án có đối tƣợng tranh chấp rõ ràng, bị đơn không phản đối với các yêu cầu của nguyên đơn hoặc vụ việc đơn giản, nguyên đơn, bị đơn cùng đồng ý đề nghị giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 237 dự thảo V). Thời hạn xét xử rút gọn đƣợc quy định là 1 tháng (Điều 171 Dự thảo V). Dự thảo LSĐBSBLTTDS có quy định bổ sung:
“Điều 21c. Xét xử các vụ án theo thủ tục đơn giản
Tòa án áp dụng thủ tục đơn giản để giải quyết VADS có giá trị tranh chấp thấp, chứng cứ rõ ràng hoặc các bên đương sự thống nhất áp dụng thủ tục này và yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Tuy nhiên, đến khi ban hành BLTTDS và mới đây khi ban hành LSĐBSBLTTDS thì vấn đề thủ tục rút gọn vẫn chƣa đƣợc quy định. Lý do mà cho đến nay vẫn chƣa thể ban hành quy định về thủ tục rút gọn trong BLTTDS là bởi vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau trong quá trình lấy ý kiến, thảo luận để xây dựng luật. Trong đó, có một số ý kiến đƣợc nêu ra nhƣ sau:
Có ý kiến cho rằng nếu quy định thủ tục đơn giản thì phải bảo đảm đƣợc các yêu cầu đơn giản về trình tự tố tụng, thành phần xét xử vụ án (một
66
Thẩm phán tiến hành xét xử mà không phải là HĐXX gồm một Thẩm phán và