Tính chất của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Tính chất của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

đƣơng sự và tránh đƣợc sự lãng phí thời gian, tiền của của đƣơng sự, của Nhà nƣớc. Về hiệu lực của bản án, theo quy định tại khoản 6 Điều 279, khoản 6 Điều 280 thì bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án hoặc ngày ra quyết định.

2.2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

2.2.1. Tính chất của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật pháp luật

Về tính chất, theo Điều 282 của BLTTDS thì: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. [30] Còn Điều 304 của BLTTDS quy định: Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đƣơng sự không biết đƣợc khi Toà án ra bản án, quyết định đó”.

50

thủ tục giám đốc thẩm với tính chất là thủ tục xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì phát hiện sai lầm của toà án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ việc. Đồng thời cho rằng, những sai lầm, thiếu sót của toà án khi giải quyết vụ việc có thể ở hai dạng cơ bản là sai lầm về các tình tiết, sự kiện của vụ việc hoặc sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động và pháp luật TTDS. [37] Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng quy định nhƣ hiện nay tại Điều 282 là phù hợp, khái quát đƣợc tính chất của thủ tục giám đốc thẩm trong TTDS. Bởi lẽ, khi xét xử dù nhƣ thế nào thì cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng cũng phải áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết. Việc “nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án” mà sai lệch, không phù hợp với sự thật khách quan cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, pháp luật đã quy định với nội dung, tình tiết đó thì phải áp dụng quy định này để áp dụng nhƣng lại nhận định sai, áp dụng sai có nghĩa là thiếu chuyên môn nghiệp vụ, hoặc cố tình áp dụng sai pháp luật để giải quyết thì đều có thể đƣợc xem là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trên thực tế, để phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là điều rất khó khăn. Ví dụ: Sau khi chung sống, hai vợ chồng bà L. Và ông S. mâu thuẫn ngày càng gay gắt nên sống ly thân. Tháng 12-2009, bà L. nộp đơn ra TAND thành phố Cà Mau yêu cầu cho ly hôn. Quá trình thụ lý giải quyết, cha, mẹ ông của ông S. tham gia với vai trò là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và cho rằng đã cho vợ chồng ông S. và bà L. mƣợn vàng và tiền để mua đất xây nhà nay buộc hai ngƣời phải trả. Xử sơ thẩm tháng 12-2010, TAND thành phố Cà Mau tuyên chấp nhận cho ly hôn. Trong phần nợ chung, bà L. và ông S. mỗi ngƣời phải có trách nhiệm trả cho cha, mẹ ông S. 27,5 lƣợng vàng và gần 150 triệu đồng.

51

HĐXX nhận định bà L. thừa nhận mẹ chồng mua đất và xây nhà cho vợ chồng bà ở và ông S. cũng bảo số tiền này mẹ ông không cho mà hai vợ chồng đứng ra mƣợn. Chủ đất có đơn xác nhận là mẹ chồng bà L. trực tiếp giao vàng khi mua bán nên có cơ sở khẳng định vợ chồng ông S. đã mƣợn số tiền nói trên. Xử phúc thẩm tháng 5-2012, TAND tỉnh Cà Mau giữ nguyên án sơ thẩm. Sau khi Tòa hai cấp xét xử, bà L. tự đi tìm chứng cứ mới và trƣng ra bản hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng bà và chủ đất. Trƣớc tình huống này, chủ đất đã làm lại đơn xin rút lại giấy xác nhận về việc mẹ chồng bà L. đƣa vàng trƣớc đó.

Từ nội dung trên, có hai luồng quan điểm đƣợc đƣa ra: Một là, cần phải kháng nghị giám đốc thẩm bởi có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc đánh giá, cung cấp chứng cứ. Hai là, cần phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vì việc xin rút lại xác nhận trong vụ án này là một tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án.[5] Theo chúng tôi, vì quy định căn cứ kháng nghị nhƣ hiện nay giữa hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thực sự chƣa rõ ràng, rất khó để xác định một cách cụ thể trong trƣờng hợp trên thì sẽ phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm theo quy định hiện hành. Do đó, cần nghiên cứu cẩn trọng xem có nhất thiết phải tách thành hai thủ tục này hay gộp lại một thủ tục, bỏ đi một thủ tục. Trong đó tăng thêm các căn cứ để xem

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 55)