Kiến nghị về một số biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc ha

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Kiến nghị về một số biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc ha

hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong hệ thống Tòa án

Hiện nay về cơ cấu tổ chức của Tòa án bao gồm TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TANDTC (bao gồm các Tòa án quân sự). Do việc tổ chức Tòa án theo cấp hành chính nên có sự tác động, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động xét xử bởi các Thẩm phán chịu sự quản lý về mặt Đảng, tác động về mặt chính quyền qua Hội đồng nhân dân. Do đó, nhiều trƣờng hợp có “án chỉ đạo”, các Thẩm phán không có sự độc lập, tuân theo pháp luật trong xét xử một cách rõ ràng dẫn đến hiện tƣợng các bản án đƣợc tuyên một cách sai trái ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân.

71

XXST cho TAND cấp huyện, thẩm quyền XXPT cho TAND cấp tỉnh nghĩa là chúng tôi đề cập đến cách thức tổ chức Tòa án theo cấp xét xử. Nhƣ thế, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức Tòa án theo các cấp xét xử với các cấp Tòa án gồm: TAND cấp huyện XXST tất cả các VVDS; TAND cấp tỉnh XXPT đối với những vụ án chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; TANDTC giải quyết lại các vụ việc đã đƣợc giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm và các quyết định, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực nhƣng bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, ý nghĩa của sự tồn tại các cấp Tòa án đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng theo đó TAND cập huyện sẽ giải quyết sơ thẩm các vụ án, cấp tỉnh sẽ thực hiện giải quyết lại vụ án chƣa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị. Điều này đảm bảo hai cấp xét xử đƣợc giao cho hai cấp Tòa án. Và mỗi một VVDS đảm bảo chỉ và chỉ đƣợc xét xử theo hai cấp Tòa án này. TANDTC chỉ thực hiện việc lãnh đạo, quản lý hoạt động của Tòa án các địa phƣơng và thực hiện chức năm giám đốc xét xử đối với các vụ án đã có hiệu lực pháp luật. Và cũng cần phải xác định rõ TANDTC chỉ xem xét lại các vụ án với tính chất giám đốc xét xử, không phải là một cấp xét xử thứ ba.

Đồng thời, theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW thì Toà án sơ thẩm cấp khu vực đƣợc tổ chức theo hƣớng không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và đƣợc thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện. Trong khi đó, Toà án cấp phúc thẩm cũng sẽ đƣợc thành lập theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Theo chúng tôi việc kết hợp giữa việc giao hết thẩm quyền XXST cho TAND cấp huyện, mà theo tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW là sẽ đƣợc thành lập theo khu vực, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, nghĩa là một Tòa án sơ thẩm khu vực sẽ có thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ trên một số đơn vị hành chính cấp huyện. [17] Do đó, không thể gọi là TAND cấp huyện nữa

72

mà có thể gọi chung là TAND cấp sơ thẩm. Tƣơng tự, Tòa án khu vực cấp tỉnh sẽ đƣợc gọi là TAND cấp phúc thẩm. Theo đó, tất cả các VVDS sơ thẩm sẽ đƣợc giải quyết bởi TAND cấp sơ thẩm (là Tòa án khu vực bao trên một số đơn vị hành chính cấp huyện); nếu vụ việc đƣợc TAND cấp sơ thẩm xét xử chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ đƣợc giải quyết bởi TAND cấp phúc thẩm (bao gồm Tòa án khu vực trên một số đơn vị hành chính cấp tỉnh); trƣờng hợp quyết định, bán án có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thì sẽ đƣợc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở TANDTC.

Việc phân định thẩm quyền và cơ cấu tổ chức của Tòa án thành Tòa cấp sơ thẩm, Tòa cấp phúc thẩm, TANDTC sẽ tránh đƣợc sự chồng lấn nhiệm vụ của TAND cấp tỉnh, TANDTC nhƣ quy định hiện hành. Bởi lẽ, hiện nay việc TAND cấp tỉnh vừa có thẩm quyền XXST, phúc thẩm lại còn thêm cả thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm nữa là không phù hợp với chứng năng cụ thể của một cấp Tòa án. Tƣơng tự, TANDTC với chứng năng, ý nghĩa giám đốc hoạt động xét xử, lãnh đạo chỉ đạo các TAND cấp dƣới thực hiện các hoạt động tố tụng nhƣng lại phải trực tiếp thực hiện XXPT các vụ án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh là không hợp lý.

Cũng liên quan đến việc xác định, phân định lại các cấp xét xử của Tòa án, có quan điểm cho rằng cần phải tăng thêm cấp xét xử cho một VADS. Quan điểm này cho rằng, ở cấp xét xử thứ ba cũng đƣợc trao cho TANDTC giải quyết, nhƣng điểm khác biệt với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đó là cấp xét xử thứ ba xét xử các bản án, quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khẳng định điều này sẽ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình mà còn giảm khối lƣợng công việc và trách nhiệm công việc cho ngƣời kháng nghị. [22, tr.149]

Chúng tôi không đồng tình với quan điểm trên, bởi lẽ với thực tiễn TTDS Việt Nam hiện nay, nếu tạo thêm một cấp xét xử sẽ làm tăng thêm

73

một khối lƣợng khổng lồ công việc cho Tòa án, làm tăng lên thời gian giải quyết các VADS trên toàn quốc. Bởi lẽ, điều quan trọng không phải là nhiều cấp xét xử thì sẽ đảm bảo đƣợc chất lƣợng xét xử của một vụ án đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Mặc dù thừa nhận rằng, cứ mỗi một vụ án đƣợc giải quyết còn có những sai trái thì phải sửa đến khi nào cho đúng. Tuy nhiên, thực tế xét xử cho thấy, nếu ở cấp xét xử đầu tiên (sơ thẩm) mà chất lƣợng xét xử vụ án đủ tốt, công bằng, đúng pháp luật, đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích của công dân thì sẽ không phải đợi đến cấp xét xử thứ hai để tìm công lý. Do đó, quan trọng nhất vẫn là chất lƣợng và hiệu quả xét xử ở mỗi cấp Tòa án. Việc quy định hai cấp xét xử là nhằm tạo ra cơ sở để đảm bảo đƣợc cơ hội kháng cáo của đƣơng sự, nhƣng cũng là cơ hội để cơ quan tiến hành tố tụng sửa sai bản án mà mình đã giải quyết. Không có ai mong một vụ án phải trải qua nhiều cấp xét xử, và do đó tạo ra thêm một cấp xét xử, theo chúng tôi là hoàn toàn không cần thiết.

Từ việc tổ chức, cơ cấu lại hệ thống các cấp Tòa án theo khu vực và xác định thẩm quyền nhƣ chúng tôi đề xuất ở trên, sẽ dẫn đến số lƣợng vụ án mà TAND cấp sơ thẩm phải giải quyết là rất lớn. Đồng thời TAND sở thẩm phải đối diện với các vụ việc đa dạng, phong phú, phức tạp hơn so với trƣớc. Điều này đòi hỏi các thẩm phán, cán bộ giải quyết các VADS sơ thẩm phải là những ngƣời am hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại vụ việc để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết của đƣơng sự một cách hiệu quả. Do đó, chúng tôi kiến nghị cần phân chia, thành lập các Tòa chuyên trách ngay tại các TAND cấp sơ thẩm để hƣớng đến chuyên môn hóa hoạt động xét xử của Tòa án ngay từ cấp sơ thẩm. Cụ thể, tại Tòa án cấp sơ thẩm sẽ thành lập các Tòa án chuyên biệt nhƣ: Tòa Dân sự, Tòa Kinh doanh - Thƣơng mại (chúng tôi cho rằng cần xác định lại tên Tòa chuyên trách gắn liền với loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án, không nên gọi là Tòa kinh tế nhƣ

74

hiện nay), Tòa Hôn nhân gia đình, Tòa Lao động. Tƣơng tự, cũng sẽ có Tòa Hành chính, Tòa hình sự nằm trong tổng thể cơ quan TAND cấp sơ thẩm theo tinh thần cải cách tƣ pháp đang triển khai thí điểm thành lập các Tòa án khu vực không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện.

Tƣơng tự, tại TAND cấp phúc thẩm cũng tổ chức thành các Tòa chuyên trách để giải quyết phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tòa án

Chất lƣợng xét xử cao hay thấp đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các nguyên tắc trong TTDS Việt Nam đạt hay không đạt. Nếu chất lƣợng xét xử kém, các vụ án đƣợc xét xử với sai sót nhiều thì là biểu hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử không đƣợc đảm bảo thực thi một cách hiệu quả. Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, là nơi nhân dân đặt niềm tin vào công lý. Nhƣng công lý đạt đƣợc hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con ngƣời, cụ thể ở đây là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tƣ cách đạo đức và ý thức trách nhiệm của ngƣời Thẩm phàn. Nếu hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng không thôi, mà không kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của cán bộ Tòa án thì mục đích nâng cao chất lƣợng xét xử khó lòng đạt đƣợc, bởi trên thực tế Thẩm phán có thể thực hiện khác xa với khung pháp lý đã đƣợc dựng sẵn.

Về số lƣợng đội ngũ cán bộ Tòa án, cho đến cuối năm 2011, tổng biên chế toàn ngành là 12.763 ngƣời; trong đó, TANDTC có 645 ngƣời (104 Thẩm phán), TAND cấp tỉnh có 3.525 ngƣời (1.042 Thẩm phán) và TAND cấp huyện có 8.593 ngƣời (3.813 Thẩm phán). So với biên chế đƣợc phân bổ, hiện toàn ngành còn thiếu 761 ngƣời, chủ yếu là ở cấp huyện (498 ngƣời/695 huyện). [34]

75

Về chất lƣợng đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án, trong nhiều trƣờng hợp dù đã có quy định của pháp luật và đã có văn bản hƣớng dẫn thi hành, nhƣng một số Thẩm phán chƣa nghiên cứu kỹ, cập nhật, dẫn đến áp dụng sai pháp luật khi giải quyết vụ án. Tinh thần trách nhiệm và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành chƣa cao. Có những sai sót trong chuyên môn đã đƣợc rút kinh nghiệm, tập huấn, nhắc nhở, nhƣng vẫn còn vi phạm, làm hạn chế chất lƣợng công tác. [35]

Nhƣ vậy về cả chất lƣợng lẫn số lƣợng, đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án hiện nay chƣa theo kịp yêu cầu. Nghị quyết 49-/NQ-TW của Bộ chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã định hƣớng về việc nâng cao năng lực cán bộ Tòa án là cần bồi dƣỡng cán bộ tƣ pháp theo hƣớng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội; có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn ngƣời bổ nhiệm vào các chức danh tƣ pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tƣ pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kì hạn. [17]

Để làm đƣợc điều đó, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng cần phải xây dựng quy chế đạo đức Thẩm phán để đảm bảo sự trong sạch của đội ngũ Thẩm phán, tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của quốc gia. Cần xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS đảm bảo Thẩm phán điều hành tốt việc tranh tụng cũng nhƣ giải quyết các VADS một cách đúng đắn và chính xác. Có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên, đào tạo nguồn để đảm bảo đủ số lƣợng Thẩm phán theo biên chế của ngành. Việc bổ nhiệm Thẩm phán phải qua kì thi sát hạch, và đƣợc bổ nhiệm ít nhất hai nhiệm kì, đồng thời phải có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút ngƣời tài, khuyến khích đội ngũ Thẩm phán gắn bó với nghề nghiệp, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp tƣ pháp, tạo nguồn ổn định cho ngành. [42, tr.53.]

76

Theo chúng tôi cần phải có những việc làm cụ thể dƣới đây để nâng cao năng lực đội ngũ thẩm phán:

- Cần thống kê, phân loại trình độ đội ngũ Thẩm phán hiện nay để có kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo chuyên sâu về pháp luật nhằm đảm bảo đòi hỏi có thể giải quyết các VADS một cách hiệu quả. Nhanh chóng bồi dƣỡng trình độ về ngoại ngữ, tin học để tiếp cận đƣợc với kiến thức khoa học, áp dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu tài liệu, văn bản nhằm giải quyết công việc một cách thuận lợi. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc họp, buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm phổ biến nội dung các văn bản pháp luật mới, trao đổi về những vụ án điển hình, những quyết định giải quyết phúc thẩm, giám đốc thẩm để cùng nhau chia sẻ thông tin, rút kinh nghiệm trong công tác xét xử. Việc sinh hoạt, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ với nhau có thể đƣợc tạo ra dƣới nhiều hình thức nhƣ tổ chức các cuộc thi về soạn thảo bản án, đánh giá các tình huống pháp lý ... để cán bộ Tòa án có môi trƣờng trao đổi kinh nghiệm xét xử, giải quyết vụ án cho nhau tham khảo, học hỏi.

Liên quan đến nguồn nhân lực để phát triển đội ngũ Thẩm phán trong thời gian tới, theo chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng các cử nhân luật vào làm việc tại Tòa án để sau đó phát triển lên mà phải tận dụng nguồn lực từ bên ngoài. Chúng tôi đề xuất, việc phát triển đội ngũ Thẩm phán có thể thông qua việc tuyển chọn, giới thiệu, bổ nhiệm những ngƣời có trình độ, chuyên môn cao về pháp luật nhƣ các luật sƣ, các công chức làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức mà công việc của họ liên quan mật thiết với các vấn đề pháp lý. Hơn nữa, cần đổi mới phƣơng pháp đào tạo nguồn cử nhân luật hiện nay ở các trƣờng đại học bởi các chƣơng trình đào tạo này nặng nề lý thuyết, chƣa có những hoạt động cụ thể để ngƣời học tiếp cận đƣợc với thực tiễn tố tụng vốn phức tạp và rất đa dạng, phong phú.

77

ngũ cán bộ Tòa án. Trên thực tế, hiện nay chế độ lƣơng của Thẩm phán cũng giống cán bộ, công chức Nhà nƣớc đƣợc hƣởng lƣơng theo ngạch bậc là không phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử. Đây là nghề nghiệp có tính đặc thù, gắn với trách nhiệm rất cao của mỗi ngƣời Thẩm phán nên nếu tiền lƣơng thấp, các chế độ phụ cấp khác không đảm bảo đƣợc cuộc sống cho ngƣời Thẩm phán là một thiệt thòi rất lớn. Ngƣời Thẩm phán không chỉ nhân danh nhà nƣớc để thực hiện công lý, họ còn bị gánh nặng của áp lực khi làm việc là phải tự chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình trong quá trình giải quyết công việc nhƣ phải bồi thƣờng oan sai cho ngƣời dân, do đó nếu không có một chế độ tiền lƣơng, phụ cấp khác đảm bảo mức sống cho họ thì dễ nảy sinh mặt trái tiêu cực, mà trong thực tế đã cho thấy có những trƣờng hợp nhận hối lộ, sẵn sàng bẻ cong công lý.

- Mục đích bao trùm của việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đƣơng sự; qua đó xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án; đồng thời trực tiếp thực hiện sự giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dƣới. Do đó việc cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án sơ thẩm cần đƣợc nhìn nhận, đánh giá toàn diện; không nên đánh giá quá nặng nề tiêu chí hủy, sửa án sơ thẩm khi bình xét thi đua, khi xem xét tái nhiệm thẩm phán (trừ trƣờng hợp là lỗi cố ý). [36] Phải tạo điều kiện thuận lợi để Thẩm phán có thể đƣợc độc lập về

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)