Những vấn đề chung về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Những vấn đề chung về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có

cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Những vấn đề chung về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có hiệu lực pháp luật

Về căn cứ kháng nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều 283 BLTTDS quy định bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp

52

với những tình tiết khách quan của vụ án. Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Còn theo Điều 305 BLTTDS, bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong bốn căn cứ sau: Thứ nhất, mới phát hiện đƣợc tình tiết quan trọng của vụ án mà đƣơng sự đã không thể biết đƣợc trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của ngƣời giám định, lời dịch của ngƣời phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ. Thứ ba, Thẩm phán, HTND, KSV cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. Thứ tƣ, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. [30]

Về thẩm quyền kháng nghị, Điều 285 BLTTDS quy định chỉ những ngƣời sau đây mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTPTANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trƣởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện.

Trong khi đó, BLTTDS quy định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cho Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSND tối cao, Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trƣởng VKSND cấp tỉnh, cụ thể nhƣ sau: Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của HĐTPTANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trƣởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện.

53

Về thời hạn kháng nghị, theo quy định tại Điều 288 LSĐBSBLTTDS, ngƣời có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đƣợc quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trƣờng hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định nêu trên nhƣng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị đƣợc kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị: Đƣơng sự đã có đơn đề nghị và sau khi hết thời hạn ba năm nói trên mà đƣơng sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, của ngƣời thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Trong khi đó, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày ngƣời có thẩm quyền kháng nghị biết đƣợc căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Liên quan đến vấn đề này, trên thực tiễn cũng có những vƣớng mắc rất khó tháo gỡ trong trƣờng hợp bản án đã có hiệu lực, đã thi hành xong mới có kháng nghị giám đốc thẩm. Ví dụ: Tháng 4/2008, TAND thị xã Tây Ninh đã xử sơ thẩm, tuyên buộc ông N.V.N. phải giao trả cho bà K.H.C. 385m2 đất tọa lạc ở khu phố 4 (phƣờng 3, thị xã Tây Ninh). Ông N. kháng cáo, bốn tháng sau, TAND tỉnh Tây Ninh xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm. Theo đơn yêu cầu của bà C., Cục Thi hành án dân sự Tây Ninh đã vào cuộc, tổ chức cƣỡng chế giao đất cho bà C. Sau đó bản án bị kháng nghị, ba năm sau, đến tháng 10/2011, TANDTC có quyết định giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án trên, giao hồ sơ lại cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo luật định. [6] Từ ví dụ này cho thấy việc thi hành bản án đã xong giờ giải quyết tài sản đã thi hành án nhƣ thế nào, thiệt hại về tài sản của các bên đƣơng sự do ai chịu trách nhiệm bồi thƣờng là khoảng trống pháp lý không hề nhỏ.

54

Về thẩm quyền giám đốc thẩm, Điều 291 BLTTDS quy định nhƣ sau: UBTPTAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị; Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị; HĐTPTANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TANDTC bị kháng nghị; những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một VADS thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Trong khi đó, Hội đồng tái thẩm có các quyền sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để XXST lại theo thủ tục do BLTTDS quy định; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Nhƣ vậy, sự khác biệt giữa các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm với các thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có có hiệu lực pháp luật đó chính là tính chất của các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử trong tố tụng dân sự. Cấp xét xử sơ thẩm nhằm giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của đƣơng sự, cấp xét xử phúc thẩm dựa trên kháng cáo, kháng nghị của đƣơng sự và ngƣời, cơ quan có thẩm quyền để xét lại lần thứ hai vụ việc đã đƣợc xét xử sơ thẩm nhƣng chƣa có hiệu lực. Trong khi đó, thủ tục xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực không dựa trên yêu cầu trực tiếp của đƣơng sự, điều này thể hiện tính chất giám đốc xét xử của một thủ tục đặc biệt nằm ngoài hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự.

55

Kết luận Chương 2

Các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng chỉ ra nội dung về thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án. Theo đó, hiện nay thẩm quyền giải quyết các VVDS thuộc cả TAND cấp huyện lẫn TAND cấp tỉnh. Ranh giới về căn cứ để phân định các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện hay cấp tỉnh là chƣa rõ ràng, thiếu tính chính xác bởi nhiều trƣờng hợp vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh nhƣng lại có tính chất rất đơn giản đáng ra nên thuộc về TAND cấp huyện. Hơn nữa, hiện nay TAND cấp tỉnh vừa có chức năng XXST, lại có chức năng XXPT, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án của Tòa cấp dƣới khiến chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, lẫn lộn với nhau.

Trong khi đó, cũng liên quan đến thẩm quyền, TANDTC cũng có chức năng XXPT, giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến sự lẫn lộn giữa chức năng quản lý hoạt động của Tòa án với chức năng thực hiện nhiệm vụ xét xử (phúc thẩm) đối với các VVDS. Đồng thời, hiện nay chƣa có quy định về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm, việc chia ra các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khác nhau, hạn chế thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, Tái thẩm khi xem xét, giải quyết các vụ việc của TAND cấp dƣới khiến vụ án phải xét xử lại nhiều lần ... cũng là những điểm bất cập cần hoàn thiện.

Về thủ tục, trình tự, tố tụng của mỗi cấp Tòa án theo quy định hiện hành là khá chặt chẽ, khoa học. Tuy nhiên, tình tự thủ tục quá nặng về tính chất xét hỏi, việc tranh tụng tại phiên Tòa chƣa đƣợc đề cao, hạn chế vị thế, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự trong quá trình xét xử vụ án tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm là một lực cản không nhỏ khiến chất lƣợng xét xử các VADS chƣa cao.

Đối với một số vụ án đơn giản, có chứng cứ rõ ràng thì việc áp dụng một trình tự dài, với nhiều công đoạn, thủ tục nhƣ hiện nay là không hợp lý, đòi hỏi cần phải có một thủ tục đơn giản hơn để giải quyết, tránh tình trạng lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc cho việc kiện tụng tại Tòa án.

56

Chương 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 57)