1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và những vấn đề đặt ra hiện nay

99 4,9K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- CHU THUỲ LINH NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

CHU THUỲ LINH

NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Tôn giáo

Mã số: 60 22 90

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Sinh

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học - Trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, ĐHQGHN, đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học vừa qua và đã tạo điều kiện cho em được thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS TS Trần Đăng Sinh - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách thuận lợi Thầy đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm em mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi em bắt đầu viết luận văn cho tới khi hoàn thành

Em cũng xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập thể lớp đã giúp

đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn

Luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để

đề tài của em được bổ sung và phát triển hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5, năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Nghi lễ Hầu đồng trong

tín ngưỡng Thờ Mẫu của Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ” là công trình

nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứu trong luận văn

này hoàn toàn trung thực

Tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Chu Thùy Linh

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mấy thập kỷ gần đây, trong xã hội Việt Nam, do chính sách đổi mới và

mở cửa, cùng với những tác động của đời sống kinh tế - xã hội, đã tạo nên sự hồi sinh của nhiều hình thức tín ngưỡng và sự gia tăng phức tạp của các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng, làm cho bức tranh về tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta trở nên đa dạng với nhiều sắc thái và các chiều tác động khác nhau, trong đó

có tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người Việt, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Với việc tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại, phát triển của vạn vật, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và truyền thống tôn trọng người phụ nữ của người Việt Nam Song đây cũng là một hiện tượng tín ngưỡng gây nhiều tranh luận là mê tín hay không mê tín, là văn hoá hay phi văn hoá, là giá trị hay phản giá trị,…cần được xem xét và nghiên cứu một cách khoa học

Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu Trong nhiều năm gần đây cùng với sự bùng phát mạnh mẽ của loại hình tín ngưỡng dân gian này, nghi lễ Hầu đồng cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nhiều tài liệu xuất bản đã đề cập đến hoạt động này như một nghi lễ thực hành tôn giáo, một dạng thức của Saman, một sinh hoạt văn hoá tâm linh,… Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng ở Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của nó Bên cạnh những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hoá mà Hầu đồng đem lại thì nghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của không ít người do nhiều nơi vẫn còn khá phổ biến những hiện tượng lạm dụng nghi lễ này để phục vụ cho mục

Trang 5

đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu Hầu đồng hiện đang được Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam đề nghị đưa vào danh sách đề cử Di sản văn hoá phi vật thể, đề nghị này cũng đang gây nhiều tranh cãi với những ý kiến trái ngược nhau

Những sự thực đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nghi lễ Hầu đồng nhằm phân định ở một mức độ có thể đâu là giá trị tích cực cần phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của hiện tượng văn hoá tín ngưỡng khá đặc biệt này, sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân

ta đang tiến hành

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài

“Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay ” để nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu “nghi lễ Hầu đồng của người Việt” không phải là đề

tài mới mẻ, đã có nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Một số công trình do G.S Ngô Đức Thịnh chủ biên như: “Đạo Mẫu ở

Việt Nam” (Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996); “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, 2004); “Hát văn” (Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1992); “Tín

ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

2001); “Lên Đồng hành trình của thần linh và thân phận” (Nxb Trẻ, TP Hồ

Chí Minh, 2008),…Các tác phẩm này đã nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn diện, hệ thống về Đạo Mẫu ở Việt Nam, bao gồm các khía cạnh thần tích, truyền thuyết, điện thần, nghi lễ thờ cúng và lễ hội; điều tra và trình bày các hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam Ngoài ra còn nhiều

Trang 6

các công trình khác cũng nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu như: “Các nữ thần

Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội,

1984); “Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2004); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn Minh San (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994); “Góp phần tìm hiểu tín

ngưỡng dân gian ở Việt Nam ” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên (Học viện chính

trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2000)…

Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý luận, Triết học, Tôn giáo, Văn hoá dân gian, Văn học…cũng đã đề cập tới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã tiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu từ các góc độ khác nhau: văn hoá, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật, Trong các nghiên cứu về Đạo Mẫu thì Hầu đồng cũng được đề cập đến như là một trọng tâm của nghiên cứu, nhiều bài viết của các tác giả đã phân tích và tiếp cân nghi lễ này ở nhiều góc độ khác nhau và cũng đã có nhiều kết luận đáng chú ý: Lên đồng phần nào cũng đã đáp ứng được sự giải toả căng thẳng của cuộc sống công nghiệp đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng lên mỗi con người thời hiện đại Đến với Thờ Mẫu, đặc biệt trong nghi lễ Hầu đồng với các trang phục đặc biệt của mình, con người đã được hoá thân, thăng hoa trong vai các vị Thánh Thần có quyền năng tối thượng, việc lên đồng mang lại một khoái cảm đặc biệt đối với người tham dự, có tác động giải toả

và thăng hoa Tóm lại khảo sát về nghi lễ Hầu đồng, có rất nhiều các phát biểu về loại hình văn hoá này Có thể thấy các tác giả đã tiếp cận hiện tượng này trên một số góc độ sau: tiếp cận từ góc độ thần tích của các vị thần, tiếp cận từ góc độ nghi lễ, diễn xướng, điện thần, công dụng trị liệu của nghi lễ…

Từ đó cho thấy nghi lễ Hầu đồng đã được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nghiên việc nghiên cứu sâu hơn để thực sự hiểu về nguồn

Trang 7

gốc, bản chất của Hầu đồng là một vấn đề khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

+ Tìm hiểu về nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp trong việc phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Tìm hiểu khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng và các quan niệm khác nhau về Hầu đồng

+ Tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ

+ Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nghi lễ Hầu đồng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu:

Nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử và hiện tại

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic - lịch sử, xem xét tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo

Trang 8

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn đóng góp một phần cho việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt để có thể hiểu thêm về nghi lễ, đồng thời nhìn nhận nó một cách khách quan để có thể phát huy những giá trị

và hạn chế những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 2 chương 4 tiết, cùng phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1.1 Quan niệm về nghi lễ Hầu đồng

1.1.1 Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng

* Khái niệm nghi lễ

Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự

tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều thần linh, đấng cao cả siêu nhiên Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều nghi

tr.17]

Trang 10

Lễ tức là một trật tự xã hội, kỷ cương trong xã hội mà dân chúng phải tuần theo Khổng Tử, người đầu tiên sáng lập ra đạo Nho ở thời Xuân Thu (551 - 479 TCN) nói: “Muốn dẫn dắt dân chúng nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành” [7, tr.15]

Lễ chế (phép tắc về việc lễ) gắn liền với nghi lễ (nghi thức về việc lễ), hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xung quanh Lễ cũng gắn liền với Nhạc Trong xã hội, Lễ phân biệt trên dưới, ngăn cản những gì quá đáng, thiên về lí trí, nên cần có Nhạc kèm theo để điều hoà tình cảm tạo nên sự hoà nhập tương thân Đối với cả Lễ và Nhạc điều cơ bản là phải xuất phát từ đức nhân bên trong Khổng Tử thường nói: “Người ta mà chẳng có lòng nhân, thì làm sao mà thi hành lễ tiết? Người ta mà chẳng có lòng nhân, làm sao mà dùng âm nhạc?” [7, tr.33]

Trong tôn giáo lễ được hiểu là các hoạt động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người có đạo, gắn liền với Phật, với Chúa, với các tín đồ như Tăng Ni với Phật Tử, giáo sỹ với giáo dân

Lễ trong tôn giáo được coi là thiêng liêng nên được coi là Phật lễ, Thánh lễ

Lễ trong lễ hội dân gian các làng xã là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có

Như vậy, nghi lễ có nghĩa là hành vi (hoặc hệ thống hành vi) của cá nhân hoặc tập thể tuân theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ

đồ có sẵn (về sau có thể tuỳ thời gian điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạt tới một mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó Nghi lễ thường được thể chế hoá (có thể thành văn bản có

Trang 11

thể không) Nghi lễ tôn giáo nguyên thuỷ thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động sinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt lửa… Nhiều nghi lễ gắn với việc thay đổi trạng thái của cá nhân hay tập thể (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà…) Sau này nghi lễ tôn giáo ngày càng được sử dụng nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh sáng đèn nến… để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút

Tóm lại nghi lễ có nghĩa là lề lối, phép tắc trong việc lễ Nghi lễ có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hoá ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo

* Khái niệm nghi lễ Hầu đồng

Hầu đồng (Lên đồng, Hầu bóng) là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Khác với nhiều hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ Mẫu không hướng con người vào thế giới sau khi chết, mà là một thế giới hiện tại, trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc Trong tâm thức của người dân để đạt tới ước vọng trần tục ấy thì điểm tựa lại

là thế giới siêu nhiên với các thần linh, các cuộc hành trình của thần linh từ cõi hư vô trở về tái sinh trên thân xác của các ông Đồng – bà Đồng trong nghi

lễ Lên đồng

Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và thờ Mẫu Liễu ở đồng bằng Bắc Bộ Thực hiện nghi lễ Hầu đồng thờ hai vị Thánh này của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ cũng chia thành hai: dòng Thánh Cha, tức thờ Đức Thánh Trần, Vua Cha Bát Hải và dòng Đồng Cốt thờ Thánh Mẫu Các đệ tử của dòng thờ Đức Thánh Trần và Vua Cha Bát Hải được gọi là Thanh đồng, “Thanh” ở đây nguyên là “thanh tiên đồng tử” tức

Trang 12

tiên đồng Chữ “Thanh” nghĩa là màu xanh, chỉ thanh thiếu nhi trẻ tuổi, nhiều người còn hiểu Thanh đồng có nghĩa là thanh trừ tà ma quỷ quái

Từ “Đồng” trong “Hầu đồng” có nghĩa là trẻ con Con người khi sinh ra thường bị cuộc sống nhân tạo chi phối, kìm hãm khả năng tiếp cận với sự ẩn tàng của thiên nhiên, vũ trụ Và, chỉ trong khi lên đồng, bằng xuất thần, để trở

về với tâm hồn trẻ thơ mang bản chất trong trắng, hồn nhiên con người mới tạm thời gạt bỏ được những sự ràng buộc nhân tạo đó Người ta tin rằng, có như vậy mới đồng cảm được với thần linh, hoà hợp được với thiên nhiên, vũ trụ và mới biết được sự dạy bảo của đấng thiêng liêng

“Đồng” còn có nghĩa là cùng Con người bằng xuất thần đẩy linh hồn ra khỏi xác thân nhằm tìm lấy một tâm hồn đồng điệu trong hệ tứ phủ vạn linh,

để vị thần đó mượn xác thân con đồng mà tiếp cận với chúng sinh, tín đồ

“Đồng” còn có một nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnh các vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy của chúng sinh những nguyện cầu về quốc thái dân an, về những khó khăn trong đời sống trần gian, mong được Thánh thần giải thoát

Như vậy ta thấy ở đây từ “Đồng” dùng để chỉ đối tượng là trẻ em Từ

“Cốt” có nghĩa là Bà cốt, là thuật ngữ biến âm từ bà cô tí (cô gái nhỏ) được người nước ngoài gọi là “bacoti” rồi chuyển sang thành Bà cốt, từ “Cốt” còn được hiểu là xương cốt, thân xác của người trần và Thần linh sẽ mượn thân xác ấy mà nhập vào

Ở Việt Nam trong những năm gần đây vẫn còn hiện tượng Đồng kê (hiện tượng cầu cơ trong Đạo giáo - Đạo Cao Đài), trong nghi thức này cũng

có hai người cầm cơ gọi là Đồng tử (thường dùng con trai còn trinh nguyên, cũng có khi là con gái còn trinh nguyên) Theo quan niệm của Đạo giáo sự trinh nguyên mang tính tự nhiên, tính trong sạch, thích hợp cho Thần dựa

Trang 13

Tuy nhiên hiện nay, các Thanh đồng không còn là trẻ con trinh nguyên nữa

mà là người đã có gia đình, hay đã thành niên mà chưa có vợ hoặc chồng

Từ thuật ngữ Thanh đồng và Đồng cốt có thể hiểu Hầu đồng là một dạng nghi lễ được thực hành bởi những chủ thể, cá nhân có tố chất ngây thơ, trong sáng, thuần khiết, thanh sạch Thời kỳ đầu Hầu đồng chỉ được thực hiện bởi những người nhỏ tuổi, về sau đối tượng này được mở rộng cả ở những người trưởng thành nhưng phải có “căn đồng”

Tuy nhiên ở đây còn thuật ngữ nữa là “Hầu bóng”, vậy “bóng” có nghĩa

là gì? Theo tác giả Ngô Đức Thịnh thì “bóng” chỉ vị Thần linh nào đó chiếu nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng hay bà Đồng và ông bà Đồng này chỉ là người hầu hạ cái bóng của Thần linh ấy [37, tr 50] Trên thực tế thì khi ông Đồng hay bà Đồng đã trùm tấm khăn phủ diện đỏ lên người, cung văn thỉnh mời thần linh và ông bà Đồng giơ tay ra hiệu ngôi vị Thánh nào giáng

về thì lúc đó với bộ trang phục của vị Thánh ấy, các Đồng trong con mắt những người xung quanh cũng như trong tâm tưởng, ảo tưởng của chính chủ thể, họ không còn là những người phàm nữa mà đã là thần linh hay chí ít họ cũng được đồng nhất với thần linh Chi tiết này cho thấy nếu coi Hầu bóng là

để chỉ các con đồng hầu hạ cái bóng của thần linh là không thoả đáng, nhưng nếu xét từ góc độ các con nhang đệ tử, cung văn ngồi dự và thực thi các hoạt động như hát ngợi ca công tích Thánh Thần, dâng tiền, dâng lễ, tung hô, tán thưởng, dâng rượu, dâng trà cho Thánh khi nhập vào Đồng và bản thân các Đồng kiêm luôn việc thực hành, biểu diễn vũ đạo để mua vui cho Thần linh thì hoàn toàn có thể coi là hầu hạ Thánh

Trong khu vực Phủ Dày (Nam Định) có một địa điểm gọi là Phủ Bóng, trước đây nó được gọi là “cây đa Đền Bóng” hay “Nguyệt Du Cung” Tương truyền ở đây có một cây đa cổ thụ và dưới gốc có điện thờ nhỏ Về sau cây đa mất đi, dân trong vùng xây một điện thờ khang trang, sau bị chiến tranh huỷ

Trang 14

hoại, mới đây được xây lại Theo dân gian trong vùng đây là nơi Liễu Hạnh đến ngắm trăng (Nguyệt Du Cung), có ý kiến cho đây là nơi bà bay lên trời,

có ý kiến cho là nơi bà về thăm thân phụ Vậy tại sao lại gọi là cây đa bóng? Điều này có thể lý giải đó là do cây đa ngả bóng bên phần mộ Mẫu, hoặc mộ phụ thân của Mẫu; hay đây là nơi có bóng dáng quần tiên, bóng dáng Mẫu Thần điện dưới gốc đa đương nhiên là Thần cây (mô típ phổ biến ở nhiều địa phương: thần cây đa, ma cây gạo) là một tín ngưỡng cổ xưa và sau này khi xuất hiện hình tượng Mẫu thì nó trở thành tín ngưỡng Mẫu Ở đây có sự lồng ghép vào nhau của hai mô típ Thần cây và Nữ thần Chữ bóng chỉ thần ngự trên cây thành chỉ Mẫu, và hầu bóng sau bị từ Hán thay thế thành Hầu đồng Đồng bóng là một thuật ngữ song ngữ Đến đây chúng ta thấy “bóng” cũng có nghĩa như “hầu”, hầu bóng và hầu đồng cùng có nghĩa như nhau

Theo quan niệm dân gian, một cuộc Hầu đồng được gọi là một vấn hầu hay một canh hầu Trong một canh hầu ở người Việt Bắc Bộ có rất nhiều vị Thần giáng về “nhập” vào người ngồi đồng Lúc đó chủ thể là người ngồi đồng chỉ là lấy thân xác mình làm cái cốt (xác) cho Thần linh nhập vào để giáng trần Mỗi lần một vị Thánh giáng, làm việc Thánh và thăng (ra đi) được gọi là một ghế đồng Ghế ở đây được hiểu là con đồng, là nơi để Thần linh

“ngự” vào (nhập vào) Điều này có thể hiểu là xuất phát từ cách nói lịch sự, kính cần với Thánh (bề trên) người Việt dùng tiếng Hán “ngự” Ngự có hai nghĩa: ngự - ngồi và từ đây dẫn đến cách gọi một lần Thánh giáng xuống/ nhập xuống người con đồng là một “ghế” đồng (cái để ngồi gọi là ghế); mặt khác ngự còn có nghĩa là ngự trị (chiếm giữ hết tinh thần) như cách nói “hình ảnh ai đó luôn ngự trị trong đầu” thì đây là cách để các Đồng tự thôi miên chính mình (tự ám thị mình đồng nhất với Thánh thần) Như vậy, vấn đề là ai

ám thị tốt thì vào vai rất đạt (được coi là Thánh nhập), ai ám thị kém thì vào vai không đạt (gọi là đồng lì, đồng đá) Tuy nhiên để có thể tự ám thị được

Trang 15

bản thân, đòi hỏi các Đồng phải có một quá trình tập luyện và luôn cần sự hỗ trợ của các Đồng thấy Trong câu khấn của các Hầu dâng khi Thánh về thường có câu “Hôm nay ngày…chúng con bắc ghế Quan/Chầu ngồi, bắc ngôi Quan/Chầu ngự…” xét từ khía cạnh này có nghĩa là thân thể con Đồng lúc ấy chỉ đóng vai trò là cái giá hay là cái ghế để Thần linh mượn thân xác ấy

mà ngự vào đó thôi, còn phần bên trong, phần tinh thần là thuộc về Thánh thần Cái ghế đó cũng để cho nhiều vị Thánh ngự chứ không chỉ một vị, vì thế khác với hiện tượng lên đồng trong Saman giáo, mỗi lần lên đồng, một căn Đồng có thể lên rất nhiều giá Đồng, có người lên tới 36 giá, thay tới 36 lần trang phục và thể hiện đầy đủ tính cách của các vị Thánh đó

Như vậy, Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Mẫu Đó

là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ Đạo Mẫu Trong Hầu đồng, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng Trong nghi lễ lên đồng, có tất cả 36 giá đồng, nhưng thường trong một buổi hầu đồng không thể lên hết được tất

cả các giá

1.1.2 Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng

Hầu đồng cổ xưa ở Việt Nam như thế nào, hầu như không có tài liệu nào phản ánh, tài liệu sớm nhất mà chúng ta có được hiện nay là “Thượng Kinh Ký Sự” của Hải Thượng Lãn Ông, song cũng chỉ được đề cập thoáng qua với cái tên “tiệc hát” Đó là chưa kể đến sự nhạy cảm của hiện tượng này khiến các nghiên cứu công phu về nó càng trở nên ít ỏi, vì vậy mà việc hiểu tường tận về Hầu đồng lại càng trở nên khó khăn Tuy nhiên căn cứ vào nhiều

Trang 16

tài liệu đã công bố và xuất bản, cho thấy có các khuynh hướng chủ yếu nhận định về Hầu đồng như sau:

* Hầu đồng – nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ

Trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam hiện vẫn tồn tại khá nhiều các dòng tôn giáo khác nhau: dòng thờ Phật, thờ Khổng Tử, Lão Tử, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo… Bên cạnh đó là một loạt những tín ngưỡng dân gian: thờ Thành Hoàng làng, thờ tổ tiên, thờ linh thần, linh vật (thần tự nhiên), còn có cả một dòng nữa đó là dòng thờ Thánh Mặc dù dòng thờ Thánh của người Việt chưa hề tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh với các tiêu chí như giáo lý, giáo sĩ, tín đồ… nhưng có thể nói trong tâm thức dân gian người Việt, thờ Thánh luôn được đặt ngang hàng với thờ Phật, chỉ với hai thế lực Phật – Thánh có tác động nhiều nhất đến đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt Trong đó Phật giải quyết những thắc mắc của đời người sau khi viên tịch, còn Thánh giải quyết việc đời người khi còn sống Lẽ sống - chết cũng là hai vấn

đề mà người Việt luôn quan tâm

Tín ngưỡng thờ Thánh không rõ xuất phát từ căn nguyên nào, từ Thánh không rõ có từ khi nào, song trong mục “Có một Đạo Thánh ở Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Khánh có nhận định: “Đạo Thánh tự hình thành” Thánh của người Việt cùng là các Thần linh nằm trong hệ thống Thần linh nói chung, nhưng lại là những thần linh cá biệt, đặc biệt Giải thích về hiện tượng này có

ý kiến cho rằng Thần là có quyền năng vô bờ bến, còn Thánh là sự tích hợp của hai yếu tố Thần và trí tuệ Khi xem xét lai lịch các Thánh ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy có một số đặc điểm sau:

Nguồn gốc: thường là những vị nhân thần sinh thời có tư cách đạo đức tốt, có những công lao hiển hách với đất nước, dân tộc (Trần Quốc Tuấn); là những Thiên thần nhưng đều đã giáng trần, đã sống cuộc đời trần tục (cũng

Trang 17

lấy vợ/chồng là người trần) hiển linh nhiều lần giúp dân, giúp nước (Liễu Hạnh)

Mô típ Thánh của người Việt bao giờ cũng là những nhân vật có tài năng đặc biệt, có phép thuật, có thể chữa bệnh, bắt tà, cứu dân (Trần Quốc Tuấn), tài trị thuỷ (Tản Viên); phù cho việc buôn bán giỏi giang (Chử Đồng

Tử, Mẫu Liễu)

Khi đã là Thánh, họ có phép thuật và trở nên bất tử Sự bất tử đó thể hiện bằng việc thường xuyên hiện hữu giữa đời thường dưới hình thức giáng linh, giáng trần để có thể thấu suốt, giải quyết mọi việc trần gian

Thực tế cho thấy trong vô số các Thần linh đất Việt chỉ có một số nhân vật được chọn làm Thánh và được dân gian cũng như triều đình phong Thánh: Thánh Tản Viên, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Trần, Thánh Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng… đây cũng là điều đặc biệt Trong số các vị Thánh này chỉ có hai vị Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh là có vị trí sâu đậm hơn trong tâm tưởng dân gian Việc ốp đồng, nhập đồng ở đồng bằng Bắc Bộ xưa cũng như nay chỉ tập trung xung quanh thần điện của hai vị Thánh này

Việc tổ chức Hầu đồng dường như cũng tập trung nhiều nhất ở những địa điểm di tích lịch sử thờ hai vị Thánh này Với tư cách là nơi phát tích hai dòng Đồng: Thanh Đồng và Đồng Cốt, khu vực đồng bằng Bắc Bộ giống như cái nôi của Hầu đồng “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, câu ca dân gian như nhắc nhở các đệ tử của tín ngưỡng này về nghĩa vụ của mình Tháng 3 và tháng 8 âm lịch cũng là hai thời điểm mà Hầu đồng diễn ra mạnh nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Theo thông lệ ai trở thành tín đồ của tín ngưỡng này đều phải trải qua nghi thức gia đồng trình lính để trở thành tín đồ, sau đó mới có thể thực hành nghi lễ do bản thân mình làm chủ thể Người trực tiếp thụ lễ cho con nhang cũng phải là một Đồng Thầy và người Đồng Thầy này cũng phải làm lễ lên đồng để Thánh giáng, nhập về thụ lễ, công nhận cho con nhang

Trang 18

Trong suốt cuộc đời thực hành tín ngưỡng của con nhang đệ tử thì việc thực hành tín ngưỡng duy nhất đó là tổ chức những cuộc Hầu đồng

Trong các di tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần thì nghi lễ Hầu đồng vẫn là nghi lễ phổ biến nhất Vì vậy có thể coi Hầu đồng là nghi lễ chính thức thờ hai vị Thánh này nói riêng và tín ngưỡng Tứ phủ nói chung xét từ góc độ văn hoá Mặc dù có sự tồn tại hai dòng Đồng gắn với hai nhân vật Thánh Trần và Thánh Mẫu, trên thực tế việc Hầu đồng xưa kia có tách bạch thành hai nghi thức khác nhau hay không cũng không thấy các tài liệu ghi chép kỹ Nhiều tài liệu phản ánh Hầu đồng hiện nay chỉ hầu hết nói

về Hầu đồng thờ Mẫu Hầu đồng trong dòng Thanh đồng khác với Hầu đồng trong tín ngưỡng Mẫu bởi việc Hầu đồng của các Thanh đồng chỉ nhằm hai mục đích đó là chữa bệnh và trừ tà

* Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn của nhiều thần linh

Đây là quan niệm phổ biến trong tâm thức dân gian, chính xác hơn đây

là quan niệm của chính những tín đồ thuộc cả hai dòng Thanh đồng và Đồng cốt Với niềm tin tôn giáo của mình, họ không đủ nhận thức để giải thích hiện tượng đặc biệt này và đều cho rằng khi các ông, bà Đồng lên đồng, là lúc thần linh nhập vào, vì vậy những hoạt động của các Đồng lúc đó là hoạt động của Thần linh Từ quan niệm này nên khi tham gia một buổi Hầu đồng (trong lúc diễn ra nghi lễ) thì dù là trong vai trò Đồng lính (đồng mới) con nhang dự hầu, hay thậm chí là vợ, chồng của con Đồng thì bất cứ người nào cũng có thái độ ứng xử với con Đồng như ứng xử với Thần linh

Quan niệm này cũng chi phối cả các nhà nghiên cứu Năm 1959 Maurice Durand xuất bản tài liệu bằng tiếng Pháp về lên đồng ở Việt Nam, tuy chưa đưa ra được nhận định một cách rõ ràng nhưng qua những gì ông viết chúng ta thấy ông nghiêng về giới thuyết lên đồng có mối liên hệ với Saman giáo: Nghi lễ này dường như gắn chặt với nghi lễ đối với Thánh Mẫu

Trang 19

từ xa xưa và các buổi hầu đồng gắn với đạo Saman hẳn là rất phong phú Về sau khi nghiên cứu về Đạo Mẫu trở nên phổ biến hơn thì quan niệm này cũng được thể hiện đậm nét ở nhiều học giả đi sau khi phát biểu về nghi lễ Hầu đồng: “Hầu đồng hay Hầu bóng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh Trong đó, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (ốp đồng, giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng” [37, tr 49] Chịu tác động từ những quan niệm dân gian và những công trình nghiên cứu trong nước mà các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về hiện tượng này cho dù dưới góc độ nào cũng đều cho rằng Hầu đồng thuộc thể loại tín ngưỡng nhập hồn Năm 2004 Viện nghiên cứu văn hoá xuất bản cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á", ngoại trừ phần viết về Đạo Mẫu thì trong cuốn sách nghi lễ lên đồng nghiễm nhiên được hiểu, được xếp vào một trong những dạng thức của Saman

Hầu đồng của người Việt gần với hình thức Saman giáo của nhiều dân tộc trên thế giới Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt hầu đồng với Saman giáo không phải là một Hầu đồng của người Việt chỉ ít nhiều mang tính chất Saman giáo, vì hiện tượng xuất thần của Saman gồm hai cách, hoặc thần linh nhập vào người thầy pháp (hay vào trống của thầy), hoặc ngược lại, hồn thầy pháp chu du lên xứ sở thần linh, còn Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng

* Hầu đồng là hiện tượng tâm lý học tôn giáo

Có thể nói đây cũng là một cách tiếp cận mới gần đây về Hầu đồng ở Việt Nam Một trong những nhà nghiên cứu văn hoá, tôn giáo sớm có quan điểm này là PGS Nguyễn Duy Hinh Theo ông thì “lên đồng là một hiện tượng cổ xưa về sau được các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau hấp thụ, phát triển thành một bộ phận cấu thành các tín ngưỡng tôn giáo như thờ cúng tổ

Trang 20

tiên, Đạo giáo, Shaman giáo” [16, tr.872] Từ quan điểm này cho thấy Hầu đồng ở Việt Nam và Hầu đồng trong Saman giáo là hai dạng thức đã biến đổi của của Hầu đồng cổ sơ Vậy Hầu đồng cổ sơ là gì? diện mạo? bản chất của

nó như thế nào cho đến nay vẫn không có nhiều tài liệu cung cấp Theo sự lý giải của Nguyễn Duy Hinh thì “lên đồng cổ sơ có nguồn gốc từ một dạng cổ tục có tên gọi là Thi công hí (Sư công hí) là một dạng nghi lễ tế tự vong hồn người chết từ thời cổ đại, trong đó có vai trò của Sư công (pháp sư, vũ sư chuyên biểu diễn trong tế tự (hí) và lấy cháu của người chết làm Đồng (người thần dựa, người cho hồn nhập vào) Về sau cổ tục này chấm dứt vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỷ VIII – III Tr CN) và chỉ còn lưu lại trong dân gian các dân tộc ít người với những tên gọi như: Tiên bà (nữ); Tiên công (nam) và Tiên Đồng (trẻ em) Những hiện tượng này rất phổ biến trong dân gian Trung Quốc và tuỳ theo mỗi địa phương mà được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Đồng kê (cầu cơ bằng trẻ em); Mê Đồng Tử (trẻ em hôn mê); Vũ Tiên Đồng (trẻ em múa võ trong khi bị mê man)… Tóm lại những cổ thuật này đều có một số đặc điểm như sau:

Đồng là đối tượng trung gian giữa thần và người (người thần dựa)

Khi lên đồng, chủ thể (Đồng) ở vào trạng thái tâm sinh lý rối loạn hốt hoảng một cách thần bí, có thể gọi đó là trạng thái xuất thần, mê man mất tri giác

Để có thể rơi vào trạng thái mê man mất tri giác trong lúc lên đồng, các Đồng đều có sự trợ giúp của các sư công dưới các hình thức thôi miên, múa biểu diễn…

Từ những lập luận này mà Nguyễn Duy Hinh cho rằng khi lên đồng, con Đồng ở vào trạng thái tâm sinh lý đặc biệt mà chỉ có thể dựa vào lý thuyết của phân tâm học mới có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất của lên đồng Cuối cùng ông kết luận: “Hiện tượng lên đồng là một hiện tượng bệnh lý xuất

Trang 21

phát từ tiềm thức” đó là “hiện tượng bất bình thường của con người bình thường trong trạng thái ý thức không kiểm soát được hành vi (hành vi, ngôn ngữ do tiềm thức điều khiển) Cơ chế đó chỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta gọi là căn Đồng” [16, tr 871]

Trở lại thuật ngữ về từ “lên” trong lên đồng mà Nguyễn Duy Hinh cho rằng: thuật ngữ “lên” nếu được hiểu như quá trình phát dẫn, đi lên, bộc lộ ra bên ngoài của cảm xúc, giống như khi ta nói “lên cơn sốt”, “lên cơn điên”,

“lên cơn ghen” thì lên đồng là hiện tượng phân tâm học thuộc lĩnh vực mà S.M.Freud nghiên cứu và như vậy thì “không có trong/ngoài, không có Đồng/Thần, tất cả diễn ra trong tiềm thức của chủ thể (Đồng) và thể hiện ra bên ngoài Đó là hiện tượng tiềm ẩn trong tiềm thức lúc nào đó đột nhiên lên, tức xuất hiện” [16, tr.874] Nếu hiểu như vậy thì lên đồng xưa kia ở đồng bằng Bắc Bộ không phải là sự đột nhập của các yếu tố bên ngoài vào (Thần nhập) mà là một trạng thái tâm sinh lý đặc biệt xuất phát từ bên trong ra, và chỉ có thông qua bộ môn phân tâm học của Freud mới giúp chúng ta hiểu được những cái gì thuộc về tâm lý học tầng sâu (tâm lý học tiềm thức, ý thức)

Từ lập luận này có thể hiểu khi chủ thể (Đồng) bắt đầu “lên đồng” là lúc đột khởi trạng thái tâm lý đặc biệt xuất phát từ tiềm thức, đây là trạng thái mà Nguyễn Duy Hinh cho rằng đó là: “Hiện tượng bất bình thường trong trạng thái ý thức không kiểm soát được hành vi” Cơ chế sẽ dễ dàng hơn ở một số người đặc biệt (người có biểu hiện tâm, sinh lý khác bình thường; người nhạy cảm mà dân gian gọi một cách đơn giản là người có căn Đồng, hoặc người không rõ ràng giới tính) Như vậy lên đồng ở những cá thể này, có thể là sự xuất hiện, đột khởi trạng thái ý thức không bình thường ở những cá nhân có những cơ chế tâm sinh lý đặc biệt Điều đáng lưu ý ở đây là khi lên đồng , nhiều Đồng ở vào trạng thái đặc biệt của tâm lý và ý thức mà năng lượng từ

vô thức được bột phát trỗi dậy và phát huy được một số tính năng/công năng,

Trang 22

nhờ đó họ có khả năng làm được những việc phi thường: xiên lình, rạch lưỡi, tiên tri…

*Hầu đồng là hiện tượng tà giáo

Không giống như các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Việt Nam, Hầu đồng là hiện tượng tín ngưỡng dân gian khá nhạy cảm từ xưa cũng như nay Có thể nói số phận của Hầu đồng cũng lao đao không kém tình hình của Saman giáo dưới thời Nga Sa Hoàng Do tính chất khó lý giải của Hầu đồng mà trong một thời gian rất dài Hầu đồng bị coi là hiện tượng mê tín dị đoan và bị đặt ra ngoài lề hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc Hầu như các thể chế chính trị, các chính thống giáo (Phật, Nho) rất ngại khi nhắc đến hiện tượng này, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi và nhiều giai đoạn Hầu đồng còn bị coi như một hiện tượng tà giáo

Điển hình về quan niệm này cũng như giới báo chí mà mở đầu công khai công kích Hầu đồng là những tờ báo xuất bản những năm khi Pháp sang

đô hộ Việt Nam Song song với việc thiết lập nền đô hộ, chế độ thực dân cũng đào tạo được một đội ngũ trí thức mới (trí thức Tây học) và những người này

đã sáng lập nên một loại hình văn hoá, nghệ thuật mới chưa từng có trong xã hội Việt Nam trước đó là thể loại báo, tạp chí Nhiều tờ báo tạp chí lúc bấy giờ còn được duy trì mãi đến những năm trước cách mạng tháng tám như Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Tri Tân… Trong số những tờ báo tạp chí

đó thì Nam Phong là một trong những tạp chí phản ánh khá nhiều về phong hoá Việt Nam đương thời Qua những số tạp chí còn lưu giữ đến ngày nay thì lác đác đây đó tục Hầu đồng cũng được đề cập đến, song không phải là những chuyên luận nghiên cứu như ngày nay mà chỉ là những mục điểm các lễ thức hay các đoạn viết mang tính chất phê bình về hủ tục nước Nam Hầu đồng cùng phong thuỷ, bốc phệ nằm trong số phận ấy, nó được đề cập đến như là những điển hình về dị tục, hay trò mê tín

Trang 23

Điều đó cho thấy ngay từ nửa đầu thế kỷ XX, khi mà luồng văn minh

Âu Tây, cụ thể là văn hoá Pháp đã tràn vào Việt Nam, đã tác động rất nhiều đến cách nghĩ và lối tư duy của xã hội đương thời Đây là lần thứ hai trong lịch sử văn hoá dân tộc phải đương đầu với cuộc hội nhập văn hoá lớn, nhiều trí thức yêu nước thời gian này đã khảo cứu về phong tục nước Nam như dấy lên tinh thần dân tộc trước làn sóng văn hoá Âu Tây ồ ạt xâm nhập Hầu đồng cũng được kể đến song thái độ nhìn nhận lại hoàn toàn coi đó là một hủ tục, tà giáo cần phải dẹp bỏ Quan niệm này về sau vẫn còn phổ biến trong giới báo chí nói chung Có thể hiều nguồn cơn của “sự ngược đãi” này, một phần do tính bí hiểm của Hầu đồng, mặt khác là do ở hệ thống tín ngưỡng này là tín ngưỡng dân gian không có giáo lý, giáo hội nên khó nắm bắt và khó kiểm soát, chưa kể trong lễ thức Hầu đồng thì tính thực dụng lại nổi lên như một thế ứng xử với thần linh Tuy nhiên trải quan bao thăng trầm và sóng gió, hình thức nghi lễ này vẫn tồn tại một cách khá dẻo dai, tất yếu phải có những lý do tồn tại tự thân của nó, phần khác cũng hết sức quan trọng đó là Hầu đồng lại tồn tại trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu ở Việt Nam

1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

1.2.1 Hầu đồng là nghi lễ truyền thống, có từ lâu đời

Không rõ Hầu đồng xuất hiện trong đời sống dân gian từ khi nào, chưa

có một tài liệu cụ thể nào nói về nguồn gốc và xuất xứ của nghi lễ Hầu đồng Tuy nhiên trong dân gian truyền thuyết cũng như ký ức còn đọng lại ở một số già làng về sinh hoạt cúng lễ tự phát trong các luỹ tre xanh Đây là hình thức dân gian từ cánh học trò, trẻ mục đồng đã chơi đùa, hành động tinh nghịch trong những khi nhàn rỗi, đó là trò phụ đồng chổi, phụ đồng ếch,…Và tuy các trò chơi này bán tín bán nghi, nhưng ít ra cũng để lại trong họ những ấn

Trang 24

tượng, đôi lúc họ muốn được thể hiện, hoặc được trông thấy, xem nữa bởi sự bốc đồng như có siêu nhiên nhập vào tạo sự lạ lẫm mà bình thường không thấy

Lớp trẻ nhàn rỗi này không cần khăn chầu áo ngự, có lúc chăn trâu mặc quần áo bình thường và chỉ cần chiếc khăn, mảnh vải phủ đầu là có thể khoanh chân nhắm mắt nghe bạn bè kiều thỉnh nôm na (không cần có đàn nhạc chầu) với nén nhang cắm trước mặt và tay cầm chiếc chổi, ấy vậy mà khi nghe đọc bài cùng với âm thanh gõ vào chén bát lập tức bốc đồng Một vài đoạn trong phụ đồng chổi như sau:

Đồng vào cho được…

Thế là con đồng lắc lư đầu rồi tung khăn vùng dậy, cầm chổi quét tứ tung, lại nhảy cả xuống ruộng, xuống vũng sâu để quét làm cho bản thân không giữ được mình khiến người ướt át và chỉ khi hết cơn thăng đồng mới nằm vật ra hoặc tỉnh lại

Người nhập đồng lấy chổi quét một cách vô cảm, hình như mọi việc làm do “Thần chổi” sai khiến Hiện tượng này không phải bởi tự người ngồi đồng nghĩ ra để tự hành hạ mình trước số đông bạn bè có nam có nữ Sự ngây ngất này là nhập đồng một cách đơn giản khiến hệ thần kinh mất chức năng chủ đạo

Trang 25

Phụ đồng ếch cũng do bạn bè tổ chức, người ngồi đồng được phủ khăn lên đầu rồi nghe bạn hát chầu:

Ếch ộp mày ở trong hang

Đêm khuya thanh vắng nhảy toang ra đồng

Gặp chú thần đồng…

Nghe bài hát cùng khói hương khiến con đồng lắc lư, quay đảo rồi tiếp tục hất khăn ra, hai tay chống nạnh, hai chân khuỳnh nhảy như ếch nhảy, đến khi thăng nằm vật ra…

Lại còn đánh đồng thiếp, hình thức này là đỉnh cao của phụ đồng dân gian cũng có từ lâu đời Đây là trường hợp người hầu phải chết thiếp đi do tác động khách quan (chết giả) để xuất hồn đi tìm gặp tổ tiên ở các vùng trời khác

Nghi lễ Hầu đồng còn đặc biệt ở chỗ đó là không chỉ là riêng nghi lễ của người Việt mà còn ở một số dân tộc khác như Then của người Tày, Mỡi của người Mường, Lễ cấp sắc của người Dao, Một của người Thái,…

Then là tín ngưỡng của cộng đồng người Tày, thầy Then là người thuộc các bài cúng về đưa ma, cúng cầu an, cầu tự… Thầy Then có thể xuất hồn đi huy động binh mã về làm việc khi cúng lễ, thêm vào là lời ca, âm nhạc nên có sức cuốn hút Trong Then còn chứa đựng tín ngưỡng Saman giáo, một đạo giáo có từ thời bộ lạc xa xưa, có cả sự xuất hồn, nhập hồn

Người Tày Đăm ở Nghĩa Lộ quan niệm tổ tiên khi chết phải vất vả vượt qua ba tầng Trời mới đến Mường Trời của tổ tiên Đây cũng là con đường về với cội nguồn do vậy con cháu nếu có đức độ sẽ được tổ tiên phù hộ để sau này được lớn cành xanh lá Bài Then của quan quân Then tiễn đưa linh hồn người chết về Mường Trời gọi là Thống Đẳm Bài Then diễn tả con đường trần thế phải gian khổ mới đến Mường Trời thứ ba tốt đẹp, vinh quang làm cho người ốm yên tâm lên cõi Mường Trời thứ ba Người sống như con cháu

Trang 26

cũng bớt lo cho ông bà phải đoạ đày bên kia thế giới để giữ chữ hiếu, họ còn thầm hứa sẽ tu thân, ăn ở có nhân nghĩa để mai này được về nơi cực lạc Mường Trời

Điều cần chú ý là việc nhập Thần trong Then dưới dạng giá đồng, tức

là diễn lại chặng đường hành lễ của Then, múa, hát giao tiếp với người xung quanh mang yếu tố sân khấu lễ nghi Nhưng việc xuất hồn, nhập bóng khá đa dạng, thầy Then cũng ở trạng thái bất bình thường, tự thôi miên (ám thị) để biến mình thánh ghế của thần linh

Bên cạnh Then Tày còn có Then Nùng mang nhiều sắc thái riêng

Lễ cấp sắc của đồng bào Dao cũng là một dạng của nghi lễ Hầu đồng

Lễ cấp sắc mà người Dao gọi là quả tăng hay quá tăng, người Việt gọi là cấp đèn, người Trung Hoa gọi là quải đăng tức lễ thụ phong trong Đạo giáo

Lễ cấp sắc gồm các cấp thụ phong như cấp 3 đèn, cấp 7 đèn Sau khi được cấp 7 đèn mới được lựa chọn làm Thầy, được học tập các nghi thức Đạp giáo, từ đó mà thụ phong cao hơn để chủ trì lễ cấp sắc cho người khác, biết phép trừ tà bắt quỷ, sai khiến âm binh thần tướng chữa bệnh cứu dân…

Muốn thành thầy cúng (thầy tào hay đạo sĩ) thì phải qua lễ cấp sắc Lễ cấp sắc 7 đèn được đánh đồng thiếp (chết giả) Trong đồng thiếp được lên thiên đàng… Sau đó các thầy cúng lại giải đồng cho sống lại (tái sinh)

Then Tày Đăm đưa hồn ma ông bà về Mường Trời bằng cách xuất hồn điều âm binh và với lời Then cuốn hút làm cho người chết yên lòng, kẻ sống bớt lo lắng, thậm chí người ốm sắp chết nghe Then còn sống lại

Lễ cấp sắc của đồng bào Dao cũng có xuất hồn qua đánh đồng thiếp, có trừ tà bắt quỷ, đặc biệt tập thể người dự có tục sám hối, tự hành hạ mình để sửa lỗi và lễ cấp sắc cũng mang nặng tính chất phù thuỷ, Saman giáo Nói cách khác Then Tày – Nùng hay lễ cấp sắc của người Dao đều mang tính đồng bóng

Trang 27

Thực tế trong xã hội đồng bào miền núi xuất hiện niềm tin vào linh hồn, vào Mẫu là hiện tượng tin vào các đấng siêu nhiên Còn với tục dân gian của người Kinh như phụ đồng chổi, phụ đồng ếch, cầu cơ, giáng bút dường như cũng gắn với bàn tay siêu nhiên nào đó, nhất là giáng bút

Giáng bút là hiện tượng diễn ra trong Hầu đồng, chữ được viết lên mâm gạo hoặc mâm cát với lời lẽ phán bảo bằng thơ mà người bình thường không thể làm được

Theo giáo sư Vũ Ngọc Khánh thì hình thức giao lưu này có nhiều trên thế giới Ở Trung Quốc muốn hỏi Thần người ta đặt lễ trên bàn, một bàn khác đặt mâm đựng cát khô, dùng bút hình chữ v dài hai, ba tấc, hai người cầm hai đầu dụng cụ hình chữ v đó cắm xuống mâm cát Qua cầu nguyện bút ghi trên cát lời phán bảo, tất nhiên phải khó khăn mới đoán ra chữ rồi chép thành bài

Tylor lại kể thuật viết Hầu đồng ở Anh cũng có sự giống nhau với Trung Quốc, mặc dù về thần học Anh và Trung Quốc khác nhau Người ta dùng một bàn nhỏ hình trái tim dài khoảng bảy tấc có ba chân, hai chân có bánh xe, chân thứ ba là cây bút Một tờ giấy đặt dưới cây bút người cầu đồng đặt tay trên bàn, chờ câu trả lời viết trên giấy… Và Tylor cho hiện tượng này

bị linh hồn ám ảnh

Giáo sư Vũ Ngọc Khánh còn nêu một hình thức giao lưu bình dị không

có thần Saman, không có lễ đường Các học sinh chơi “cầu cơ” bằng cách lấy một mảnh ván thôi, tức ván chôn người chết, gọt thành hình trái tim và đặt nó trên tấm bìa có kẻ ô 25 chữ cái rồi thắp hương khấn, đọc thơ văn Ngón tay đặt vào quả cơ, lẩm nhẩm khấn xin linh hồn nhập vào, mũi cơ động đậy chỉ vào ô chữ, lấy bút ghi các chữ thành bài Điều đặc biệt là việc giáng bút phần lớn ở những người không theo Kitô giáo hay Phật giáo Họ là người không theo đạo nhưng có tin Thần Thánh và trong Hầu đồng có giáng bút

Trang 28

Ở Trung Quốc còn có hình thức Vu Thuật cũng được coi là một dạng Hầu đồng Theo sách “Trung Quốc văn hoá sử tam bách đề”, tập 1, NXB Văn hoá Thông tin, 1999 phần tôn giáo lễ tục, tức là sách lịch sử văn hoá Trung Quốc được ghi như sau: “Vu giúp người ta giao tiếp với quỷ Thần, y (chỉ cây thuốc) là để người ta gửi gắm sự sống chết” Người xưa còn nói: “Vu sư thờ quỷ thần cầu giải thoát là để trị bệnh và mời Phúc đến vậy” Người đời còn cho việc đồng cốt bói mai rùa, xương thú đều thuộc Vu Thuật Và Vu Thuật

có từ thời Ân, đến đời Chu càng thịnh hành Vu sư được gọi là Vu chức, nữ goi Vu bà, Vu nữ, nam gọi là “Hịch” còn gọi Thần hán Sách Thuyết văn ghi:

“Vu là vu chức vậy”, đàn bà có thể thờ cái vô hình, dùng việc nhảy múa để mời Thần xuống, hình thức Vu sư thực hiện gọi Vu giáng Nhưng thời Tuỳ, Đường, Tống, Minh, Thanh ở Trung Quốc, Vu Thuật thường gắn với chính trị nên bị suy đồi, mất dần tính triết lý để tồn tại hoặc tiếp tay cho thống trị, làm công cụ lừa gạt, lại dùng hoang đường dối trá để sinh tồn Một số trường hợp liên quan đến chính trị nên bị cấm đoán, còn ngoài dân gian thì không cấm cũng không khuyến khích Vậy Vu Thuật có mặt tích cực lại có chỗ tiêu cực, sách Hán Việt tự điển ghi Vu là đồng cốt Vậy đồng bóng cũng có nghĩa là Vu Thuật do đó phải cẩn trọng khi hành sự, tránh quá trớn, mê tín dị đoan, lừa gạt

để vụ lợi làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội dân sinh [40, tr.192]

Như vậy ở đây chúng ta thấy nghi lễ Hầu đồng là một lễ thức dân gian

đã có từ lâu đời, và nó là một dạng thức của Saman giáo không chỉ có ở người Việt mà còn ở các dân tộc khác, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên Hầu đồng là một trong những nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng Thờ Mẫu cho nên việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng không thể tách khỏi việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu

Chúng ta mới chỉ biết nghi lễ Hầu đồng xuất hiện từ lâu đời trong dân gian nhưng cụ thể về tài liệu còn ghi chép lại chúng ta thấy rất ít ỏi Tuy nhiên

Trang 29

căn cứ vào những ghi chép rời rạc thì hình thức tín ngưỡng này ít nhất có từ

thời Lý Trong “Thiền uyển tập anh” nói về nhà sư Khánh Hỷ thời Lý Thần

Tông (trụ trì chùa Từ Liêm, mất năm 1135), khi cùng thầy đến nhà thí chủ, Khánh Hỷ hỏi thầy rằng “ý nghĩa của Tố Thiền là thế nào mà thầy đến nhà

dân nghe đồng cốt nói nhảm?” Bản tịch trả lời “Hỏi như vậy chẳng hoá ra

đồng cốt giáng thần à?” Như vậy, chứng tỏ từ thời Lý đã có hiện tượng Hầu đồng [39, tr 263]

Trong tác phẩm “Thượng Kinh Ký Sự” của Hải Thượng Lãn Ông cũng phản ánh thoáng qua về hiện tượng Hầu đồng với cái tên tiệc hát, tài liệu thứ hai là “Vũ Trung Tuỳ Bút”, nhưng cũng chỉ thoáng qua chứ không hề bình

luận về hiện tượng này Qua sự phản ánh của tác giả “Thượng Kinh Ký Sự” cho thấy tục Hầu đồng hầu Thánh Mẫu ở miền Trung Việt Nam đã khá thịnh hành trong thời gian này (thế kỷ XVIII) Đây cũng là thời kỳ hưng thịnh của tín ngưỡng dân gian, và cũng là thời kỳ phát triển, đặt nền móng đầu tiên của nền kinh tế hàng hoá trên sông, biển Sự xuất hiện của đô thị Dương Kinh (ven biển Kiến An - Hải Phòng) và sự xuất hiện dày đặc những địa điểm thờ Quan Âm Nam Hải dọc các tuyến đường thông thương trên sông qua mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã cho thấy sự phát triển của kinh tế hàng hoá thời gian này Thực trạng này chứng tỏ tầng lớp thương nhân ở Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế của mình, do vậy nảy sinh nhu cầu xây dựng cho mình một biểu tượng Linh Thần để quán xuyến, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh Nhưng tại sao trong “miếu vạn thần” có sẵn như vậy thương nhân Việt Nam lại chọn một mô thức mới – Mẫu Liễu Hạnh Cơ duyên nào khiến cho một phụ nữ bình thường thành Linh Thần tối hậu của Đạo Mẫu Thực tế lịch sử văn hoá Việt cho thấy vai trò cũng như vị thế rất to lớn của người phụ nữ, truyền thống tôn vinh người phụ nữ đã được thể hiện trong hệ thống thờ Nữ thần, Mẫu thần xa xưa của người Việt

Trang 30

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện rất lâu đời, có vị thế quan trọng và gắn với những yêu cầu thiết thực của đời sống tâm linh người Việt Tín ngưỡng này xuất hiện có cơ sở sâu xa từ xã hội nông nghiệp trồng lúa nước và việc tôn thờ đất, nước, những yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc sinh sản của cây lúa Như vậy thờ Mẫu bắt nguồn đầu tiên từ việc tôn thờ

Nữ thần

Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của các dân tộc ta thấy phần đáng kể dành cho các Nữ thần Để tạo lập vũ trụ có công của Nữ thần Mặt Trời và Nữ thần Mặt Trăng Huyền thoại Bà Nữ Oa cùng Ông Tứ Tượng đội

đá và trời, đắp núi, khơi sông Tạo ra mây mưa sấm chớp, gió là các Nữ thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ cũng được dân gian gắn cho tính nữ, đó là Bà Thuỷ, Bà Hoả, Bà Kim, Bà Mộc gọi chung là Bà Ngũ Hành

Ở đây rõ ràng người xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang tính sinh sản, tồn trữ và che chở Suy cho cùng việc tôn thờ Nữ thần chẳng qua chỉ là cách nhân thần hoá việc tôn sùng lực lượng tự nhiên mà thôi

Còn khi cần tìm kiếm biểu tượng cho đất nước, quê hương, xứ sở thì dân gian viện đến các Bà Mẹ, các Nữ thần: Pô Inư Nưgar – Bà mẹ xứ sở Chăm, sinh thành dân tộc Việt có Mẹ Âu cơ…

Nhiều vị Nữ thần vốn là các danh tướng ngoài trận mạc, là những người có tài góp sức xây dựng đất nước, bảo về tổ quốc: Hai Bà Trưng và các

vị nữ tướng của hai bà, Bà Triệu, Dương Vân Nga (đời Tiền Lê), Ỷ Lan (đời Lý),…

Tất nhiên, trong các huyền thoại, truyền thuyết kể trên có những cái xuất phát từ thực tế lịch sử, tuy nhiên cũng không ít trường hợp là kết quả của những thêu dệt hoang đường, phi thực Nhưng vượt lên trên những cái thực và

Trang 31

phi thực đó lại là một thực tế hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của ngưòi phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Tục thờ Mẫu Thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam Toà Thánh Mẫu) có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần, tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất Nói cách khác Mẫu là Nữ thần những không phải tất cả các Nữ thần đều được tôn vinh là Mẫu mà chỉ những Nữ Thần nào là chủ thể của sự sinh nở mới được tôn vinh là Mẫu

Từ hệ thống thờ Nữ thần, người Việt đã chưng cất, quy tụ thành các vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên (Cửu Thiên Huyền Nữ, Mẫu Cửu Trùng), Mẫu Thượng Ngàn (Lâm Cung Thánh Mẫu), Mẫu Thoải (Thuỷ Cung Thánh Mẫu), Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) Các vị này đại diện cho các khu vực, các không gian địa lý khác nhau Mẫu Thượng Thiên cai quản vùng trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước, Mẫu Địa cai quản địa phủ…Các vị Mẫu này hợp thành Mẫu Tam Phủ, là sự phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Nữ Thần, Mẫu Thần

Từ nửa cuối thế kỷ XVI, người Việt còn sáng tạo thêm Mẫu Liễu Hạnh

- đại diện cho con người để bổ sung vào đạo Tam Phủ Tuy xuất hiện muộn hơn cả nhưng Mẫu Liễu Hạnh đã mau chóng trở thành vị chủ thần của tín ngưỡng thờ Mẫu Sở dĩ như vậy là vì bà là biểu tượng tập trung khát vọng của người phụ nữ Việt nói chung, người phụ nữ vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng Đó là khát vọng sống, khát vọng bình đẳng, khát vọng được tự do khẳng định mình trong một xã hội phong kiến chằng chịt những lễ nghi, những chuẩn mực phân biệt đẳng cấp, phân biệt nam nữ lúc bấy giờ Đó còn

là khát vọng chinh phục tự nhiên của người nông dân Việt, Mẫu Liễu Hạnh - tượng trưng cho con người, luôn chiếm vị trí trung tâm ở điện thờ và nhiều khi được đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên Bên cạnh Mẫu Liễu về hai bên là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải - tượng trưng cho các không gian địa lý và

Trang 32

gắn liền với tự nhiên Cũng có lúc Mẫu Liễu hoá thân vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi mền rừng núi hay Mẫu địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) - Mẹ đất cai quản mọi đất đai và đời sống của sinh vật

Như vậy, nếu như thờ Mẫu thần là sự phát triển từ thờ nữ thần thì thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ chính là sự phát triển cao về nhiều mặt từ thờ Mẫu thần

Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu và tín đồ đạo Mẫu cho rằng khi nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, không thể không nhắc đến phủ Trần Triều – nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và các thuộc hạ của ông Trần Hưng Đạo vốn là một vị tướng tài ba của nhà Trần, có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc Nguyên Mông, đem lại cuộc sống hoà bình cho đất nước Từ một vị anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách, Trần Hưng Đạo đã trở thành một vị thánh thiêng liêng - Đức Thánh Trần, một Vua cha trong mối quan hệ đối sánh với Thánh Mẫu Trong tâm thức người Việt, Ngài có quyền pháp rất lớn, có thể chữa bệnh cứu người, trừ đuổi tà ma,

ác quỷ giúp nhân dân

Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng là nghi lễ chính thức của tín ngưỡng ở Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Chính vì vậy mà nghi lễ Hầu đồng còn là sự thể hiện ý thức về Mẫu của người Việt

Cho đến nay Hầu đồng vẫn chỉ tập trung quanh hai nhân vật là Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, việc tổ chức Hầu đồng cũng tập trung nhiều nhất ở những địa điểm di tích lịch sử thờ hai vị Thánh này Với tư cách

là nơi phát tích hai dòng đồng – Thanh đồng và Đồng cốt, khu vực đồng bằng Bắc Bộ giống như cái nôi của Hầu đồng “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, câu ca dân gian như nhắc nhở các đệ tử của tín ngưỡng này về nghĩa vụ của mình Tháng ba và tháng tám âm lịch cũng là hai thời điểm mà hoạt động

Trang 33

Hầu đồng diễn ra mạnh nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Xét về mặt lễ thức dân gian trong việc thờ phụng hai vị Thánh này thì ngoài nghi lễ Hầu đồng, trong thực hành nghi lễ của tín ngưỡng thờ hai vị Thánh này cũng không có bất cứ một hình thức lễ thức nào khác Theo thông lệ ai trở thành tín đồ của tín ngưỡng này đều phải trải qua nghi thức gia Đồng trình lính để trở thành tín đồ sau đó mới có thể thực hành nghi lễ do bản thân mình làm chủ thể Người trực tiếp thụ lễ cho con nhang cũng phải là một Đồng thầy và người Đồng thầy này cũng phải làm lễ Hầu đồng để Thánh nhập/ giáng, về thụ lễ công nhận cho con nhang Trong suốt cuộc đời thực hành tín ngưỡng của con nhang đệ tử thì việc tiến hành lễ thức duy nhất cũng là những cuộc tổ chức hầu đồng Trong các di tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần thì nghi lễ Hầu đồng cũng là nghi lễ phổ biến nhất Vì vậy có thể coi Hầu đồng là nghi lễ chính thức của tín ngưỡng thờ hai vị thánh này nói riêng và tín ngưỡng Tứ phủ nói chung Mặc dù có sự tồn tại của hai dòng Đồng gắn với hai nhân vật Thánh Trần và Thánh Mẫu, trên thực tế việc hầu đồng xưa kia có tách bạch thành hai nghi thức khác nhau hay không cũng không thấy các tài liệu ghi chép kĩ Những tài liệu phản ánh về hầu đồng còn sót lại đến hiện nay chỉ hầu hết nói về Hầu Đồng và Thánh Mẫu Tư liệu về hầu đồng thuộc dòng Thanh Đồng, tức là dòng thờ Trần triều là Hầu đồng phù thuỷ, người hầu đồng cũng đồng thời là người phù thuỷ và có những cách thức bí truyền riêng trong kĩ thuật bắt ma trừ tà khi Hầu đồng, họ có những cách thức riêng để tạo nên uy lực của mình trước khi lên đồng bắt tà như: phải chiêu quân (âm binh), trong nghi lễ phải có công đoạn đốt hương dò tà khi đến nhà con bệnh, xin lệnh Thánh trước khi vào làm lễ bắt tà, phải cúng ông hổ… động tác bắt tà cũng rất

kì lạ là lấy roi mây đánh vào người bị ma ám, rồi làm lễ tắm tà với những trường hợp phụ nữ đẻ con chết… những nghi thức này đều được thực hiện trong nghi lễ Hầu đồng bắt tà của các thầy phù thuỷ

Trang 34

Hệ thống thần linh trong nghi lễ hầu đồng giáng theo một trật tự như sau: Mẫu - Quan - Chầu Bà - Ông Hoàng - Cô - Cậu Các ngôi thần linh khi giáng được phân biệt theo các màu sắc với bốn màu cơ bản, từ đây có cách gọi mỗi màu tương ứng với một phủ: Phủ Thiên (phủ đệ nhất) quy định làm nền trời thuộc phương nam ứng với màu đỏ; Phủ Nhạc (phủ đệ nhị) quy định miền rừng thuộc phương tây ứng với màu xanh; Phủ Thoải (phủ đệ tam) quy định là miền nước thuộc phương bắc ứng với màu trắng; Phủ Địa (phủ đệ tứ) quy định miền đất ứng với màu vàng Khi giáng đồng căn cứ vào màu sắc khăn áo mà giá đồng đó mặc là màu gì để nhận biết vị Thần đó thuộc phủ nào,

vì vậy dân gian thường gọi các giá đồng theo màu khăn áo: Giá Quan Đệ Nhất (áo đỏ), Đệ Nhị (áo xanh), Đệ Tam (áo trắng), Đệ Tứ (áo vàng) Từ những quy định này mà có thuật ngữ gọi tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng

Tứ phủ Tuy nhiên trong bài trí điện Mẫu ở các di tích thờ Mẫu không thấy đặt thứ tự của bốn linh tượng của Tứ phủ mà chỉ phổ biến có ba (Thiên - Địa - Thoải), chi tiết này liên quan đến Tam Toà Thánh Mẫu Trong tâm thức người Việt số 3 vốn là số thiêng, có rất nhiều quan niệm triết học gắn với số 3, ví dụ Tam tài (trời - đất - người; trời - đất - nước) cha - mẹ- con; bộ ba anh – em -

vợ trong chuyện trầu cau… số 3 cũng gắn với huyền tích về Mẫu tam sinh, tam hoá, lần thứ ba xuống trần với bộ ba: Liễu Hạnh - Quỳnh Hoa - Quế Hoa Giải thích về sự thiếu vắng Mẫu Thượng Ngàn trong bộ ba, hoặc Mẫu Thượng Ngàn được thờ tự riêng một điện Khi hầu đồng, Mẫu Thượng Ngàn hoá thân ở ngôi đệ nhị, đặc biệt Chầu Bé Thượng Ngàn rất hay giáng đồng

1.2.2 Nghi lễ Hầu đồng là sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Hầu đồng là nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng là sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo diễn ra thường xuyên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Nếu như các tín ngưỡng, tôn giáo khác hứa hẹn cho con người cuộc

Trang 35

sống tốt đẹp ở kiếp sau thì người Việt đến với tín ngưỡng thờ Mẫu với ước vọng cầu sức khoẻ, tài lộc ngay tại cuộc sống trần thế

Hầu đồng diễn ra các đền, phủ, điện vào các dịp và thời gian khác nhau trong năm Với các ông Đồng đền (chủ đền) thì trong một năm có các dịp hầu xông đền (sau lễ giao thừa), lễ hầu Thượng nguyên (rằm tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng tư), lễ tán hạ (tháng bảy), lễ hầu tất niên (tháng chạp), lễ hạp

ấn (25 tháng chạp) Người thuần tuý là các ông Đồng và bà Đồng thì còn có các lễ hầu vào dịp tiệc của các vị Thánh mà mình mang căn, như tiệc Cô Bơ (12/6), tiệc Quan Tam Phủ (24/6), tiệc Hoàng Bảy (17/7), tiệc Trần Triều (20/8), tiệc Vua Cha Bát Hải (22/8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9), tiệc ông Hoàng Mười (10/10), tiệc Quan Đệ Nhị (11/11),…Trong cả năm như vậy, thường các cuộc Hầu đồng tập trung hơn cả vào dịp tháng Ba - Giỗ Mẹ (Thánh Mẫu) và tháng Tám - Giỗ Cha (Ngọc Hoàng, Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần) theo thể thức “Tháng Tám giỗ Cha Tháng Ba giỗ Mẹ”

Tín ngưỡng thờ Mẫu lấy Mẹ làm linh tượng, nhưng bên cạnh mẹ còn có Cha Nếu tháng Ba, người người muôn nơi đổ về phủ Dầy và các đền thờ Mẫu khác để giỗ Mẹ, ngày hoá của các vị thần chủ tín ngưỡng Mẫu – Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thì tháng Tám là ngày kỵ Cha Vua Cha Bát Hải Đại Vương, Đức Thánh Trần được thờ phụng chính ở đền Đồng Bằng (Thái Bình), đền Kiếp Bạc (Hải Dương) và Bảo Lộc (Hà Nam) Cũng chính vì vậy hội Phủ Dầy, hội Đồng Bằng và hội Kiếp Bạc không còn là những hội làng, hội vùng như nhiều ngày hội khác được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, mà từ lâu đã trở thành những Quốc lễ, tiêu biểu nhất của lễ hội Việt Nam cổ truyền

Tháng Tám là tháng giỗ Cha nhưng thời gian lại tập trung vào các ngày

từ 20 đến 28 Tương truyền ngày 20 tháng 8 là ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và ngày 28 là ngày hoá của Bát Hải Đại Vương Bởi thế từ ngày 15 đến 20 tháng 8 là ngày hội chính của đền Kiếp Bạc, nơi thờ

Trang 36

Đức Thánh Trần và tiếp đó từ ngày 20 đến 28 tháng 8 là ngày hội chính ở đền Đồng Bằng, nơi thờ Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần (Bát Hải - Trần Triều) Đây là những nơi thờ tự chính, còn thực ra trong đền Mẫu nào cũng có điện thờ Vua Cha Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần, nên cứ tới tháng Tám là kỵ Cha - mở hội [39, tr 255]

Trong những ngày hội “giỗ Cha” ở Kiếp Bạc và Đồng Bằng ngoài hình thức cúng tế tôn vinh Vua Cha Bát Hải Đại Vương và Đức Thánh Trần, còn

có các nghi lễ liên quan tới sông nước và ma thuật diệt trừ tà ma Để tái hiện lại chiến công xưa của Bát Hải Đại Vương giúp Vua Hùng diệt giặc và sau này Trần Hưng Đạo chống quân xâm lược Nguyên – Mông, trong ngày hội người ta tổ chức lễ rước trên sông và hội đua thuyền Các đoàn rước tà các địa phương, các đền miếu xuôi theo các dòng sông đều đổ dồn về bến sông Đồng Bằng trước đền Đồng Bằng hay sông Lục Đầu trước đền Kiếp Bạc Đoàn rước gồm hàng trăm thuyền, trên đặt ngai kiệu của Vua Cha Bát Hải và Đức Thánh Trần diễu hành trên sông Trước khi đoàn rước trở về đền, người ta tổ chức đua thuyền giữa các làng, làng nào đoạt giải thì coi như sẽ gặp mọi sự may mắn, dân làng khoẻ mạnh, làm ăn tấn tới cả năm Do vậy, đây không chỉ

là trò vui mà còn mang tính lễ nghi và phong tục

Giỗ Mẹ tháng Ba diễn ra ở tất cả mọi ngôi đền thờ Mẫu nhưng trung tâm vẫn là Phủ Dầy, nơi giáng sinh và cũng là nơi hoá của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vào chính ngày mồng ba tháng ba

Nếu lễ hội tháng Tám giỗ Cha tiến hành nghi thức rước trên sông, gắn với các vị thuỷ thần thì tháng Ba giỗ Mẹ lại là đám rước trên bộ, rước từ đền Mẫu đến chùa, gắn với sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh quy y, nhận sự bảo trì

của Phật Bà Quan Âm Tương truyền trong cuộc Sòng Sơn đại chiến giữa

công chúa Liễu Hạnh và đạo sĩ của phái Đạo Nội được triều đình phái tới, công chúa Liễu Hạnh đã bị mắc mưu của các đạo sĩ nên các phép màu bị mất

Trang 37

hiệu nghiệm, tình thế nguy kịch nhưng đã được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu giúp Từ đó Mẫu Liễu đã chịu nghe kinh, tuân pháp, nhận áo cà sa, mũ hoa sen, chuyển hoá từ bi chuyên làm việc thiện Truyền thuyết đã phản ánh sự thâm nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật dân dã, mở đường cho sự thâm nhập các điện Mẫu vào các chùa và nghi thức rước Mẫu về chùa trong ngày “giỗ Mẹ” trở thành nghi thức quan trọng nhất Ngày 5 và 6 tháng Ba ở Phủ Dầy đã diễn ra lễ rước từ phủ Tiên Hương và Vân Cát lên chùa Gôi và chùa Dần [39, tr.261]

Hầu đồng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày hội giỗ Cha tháng Tám và giỗ Mẹ tháng Ba Tuy nhiên nghi thức Hầu đồng của dòng Thanh đồng mang tính ma thuật trừ tà thường diễn ra trong dịp giỗ Cha, đặc biệt là ở Kiếp Bạc khác hẳn với nghi thức Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt hầu Thánh

Mẫu Võ Hoàng Lan trong “Thanh đồng nhìn từ đền Kiếp Bạc” đã phân biệt

giữa hình thức Hầu đồng Thanh đồng và Hầu đồng điện Mẫu như sau:

Trước hết các Thanh đồng là cầu nối giữa thế giới Thần Thánh và những người trần gian, các buổi Hầu đồng của họ chủ yếu là để kêu cầu cho chúng sinh, chứ không phải cho bản thân họ Do vậy bao giờ cũng phải có một lý do nào đó, như có gia đình nào muốn chữa bệnh hoặc trừ tà, thì các thày đồng mới hầu Thánh, nếu không thì có vào ngày tiệc của đức Thánh Trần họ cũng không hầu Mặt khác, với các Thanh đồng cũng không có chuyện lên đồng theo các lễ tiết trong năm, hay hầu mừng Thánh như bên hệ

Tứ Phủ

Trang phục và đồ vàng mã của các Thanh đồng rất đơn giản chứ không phong phú như các ông, bà đồng bóng Khi hầu Thánh các Thanh đồng chỉ mặc quần trắng, áo dài the đen, đội khăn xếp và chỉ một bộ như vậy trong suốt vấn đồng Đồ mã rất hạn chế, chỉ có tiền vàng, nhưng cũng không nhiều

Trang 38

Đối với các ông, bà đồng bóng, âm nhạc và hát văn là những yếu tố quan trọng, góp phần tạo điều kiện cho sự xuất thần của người hầu, do vậy trong một vấn Hầu đồng ở điện Mẫu không thể thiếu các cung văn Nhưng ở đức Thánh Trần, các Thanh đồng vẫn kiều (cầu) được Thánh về mà không cần tới sự hỗ trợ của các cung văn Văn của các vị Thánh còn gọi là các bài sai, được tấu/ ngâm theo nhịp của trống và thanh la chứ không cần một nhạc

cụ nào nữa

Trong một vấn đồng của các Thanh đồng chỉ có một giá đồng mà thôi, tức là mỗi lần hầu chỉ có một vị Thánh về ngự đồng, còn ở điện Mẫu mỗi vấn đồng ít nhất cũng phải có từ sáu giá đồng trở lên

Trước cửa đức Thánh Trần, khi các vị Thánh nhập đồng thường không

có việc múa nhảy, kể cả múa kiếm, nghĩa là sẽ không có việc các Ngài diễn lại sự tích và hành trạng của mình lúc sinh thời như Hầu đồng ở điện Mẫu, mà các Ngài chỉ ra oai bằng cách xiên lình hay cầm những cái vồ đập vào ngực… Lình ở Kiếp Bạc là những que sắt nhỏ bằng chiếc đũa, dài ngắn khác nhau từ

20, 30 đến 50 cm, các Ông đồng có thể xiên từ má bên này sang má bên kia hoặc xiên dọc một bên má mà không bị chảy máu Đây chính là cách để Ông đồng chứng tỏ với con nhang đệ tử sự oai phong của các vị Thánh, bởi dân gian luôn tin rằng người trần thì không thể làm như vậy mà không bị thương tích gì [25, tr.18]

Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt hầu Thánh Mẫu thường phổ biến ở hầu hết các đền, phủ ở đồng bằng Bắc Bộ Những đặc trưng cơ bản của nghi lễ Hầu đồng thuộc dòng Đồng cốt của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ như sau:

Nghi lễ Hầu đồng có tất cả 36 giá đồng Số lượng các vị Thánh của điện thần Tứ phủ cũng có hàng chục (khoảng 60 vị nhưng tuỳ từng dịp của buổi lên đồng, tuỳ thuộc vào căn số của từng ông Đồng, bà Đồng, mà vị

Trang 39

Thánh này hay kia, nhiều vị hay ít vị giáng nhập đồng Tuy nhiên có một số vị Thánh hay giáng đồng, còn một số ít do lai lịch không rõ ràng nên ít hay không giáng đồng Như vậy, trong một buổi Hầu đồng, thông qua việc

“giáng” hay “thăng” các vị Thánh đã nhập vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng thông qua các hành động mang tính nghi lễ: múa, phán truyền, ban phát lộc, chữa bệnh trừ tà,…

Trong một buổi Hầu đồng, thường có nhiều vi Thánh giáng, ít nhất cũng khoảng trên 10 lần giáng của các vị Thánh, bình thường cũng 15 vị giáng, còn nhiều thì trên 20 Việc giáng của các vị Thánh phải theo thứ tự, từ Thánh Mẫu tới các hàng Quan, hàng Chầu, hàng ông Hoàng, rồi hàng Cô và Cậu Ngũ Hổ, ông Lốt, vong linh tổ tiên giáng sau cùng, tuy cũng ít xảy ra

Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng thông qua người chủ đền phải

làm lễ Chúng sinh và lễ Thánh Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm,

trên đó có các đồ vàng mã cắt thành hình quần áo, tiền, lá vàng, thỏi bạc, những bát cháo, bánh trái và những thức ăn khác Có khi trên mâm còn có mấy đồng tiền bỏ vào chậu nước dành cho những vong hồn chết đuối Lễ chúng sinh có mặt trong tất cả các nghi lễ của tín ngưỡng Tứ phủ và các tín ngưỡng dân gian khác dành cho những vong hồn chết dữ hay không có người thừa nhận, không có người hương khói, cúng giỗ…

Giúp việc trực tiếp cho ông Đồng và bà Đồng trong buổi hầu là Hầu

dâng và Cung văn Người hầu dâng thường cũng là những người đã từng hầu

đồng Họ giúp ông Đồng và bà Đồng trong việc hầu Thánh, như thắp hương, dâng các loại vũ khí, dâng thuốc lá, rượu, trầu,… đặc biệt giúp người Hầu trong việc thay lễ phục khi chuyển từ giá này sang giá khác Hai người Hầu dâng ngồi hai bên ông Đồng hay bà Đồng trước ban thờ Thánh, họ mặc áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp (nếu là nam), áo dài màu (nếu là nữ)

Trang 40

Cung văn có vai trò cực kỳ quan trọng trong Hầu đồng Họ xướng nhạc

và hát cho việc trình diễn của con Đồng khi Thánh nhập Nhạc cụ chủ đạo của cung văn là đàn nguyệt, ngoài ra còn có trống ban, cảnh đồng, phách, thanh la… Trong cung văn, có người gảy đàn, gõ trống, phách… nhưng cũng có thể

họ vừa chơi nhạc, vừa hát, chỉ dừng lại những lúc Thánh nhập, Thánh xuất, lúc dâng hương Đặc biệt trong khi múa đồng, ban phát lộc, thưởng thơ phú… thì cung văn phải vừa chơi nhạc, vừa hát Cung văn hát hay, đàn giỏi, mở đầu

và dừng ngắt đúng lúc đều được người Hầu đồng thưởng tiền và ban lộc

Theo trật tự thời gian, có thể phân một buổi hầu đồng thành các bước: Thánh giáng và Thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc, và nghe chầu văn, Thánh thăng

Sau khi làm lễ và đứng lên xin phép mọi người được nhập đồng, ông Đồng hay bà Đồng trùm khăn đỏ phủ diện lên đầu để thực hiện nghi thức Thánh giáng, một nghi thức quan trọng bậc nhất trong Hầu đồng Chiếc khăn phủ diện này có một ý nghĩa rất quan trọng, phủ khăn để giúp người hầu tập trung tư tưởng hơn, phần nào tránh cho họ bị chịu sự tác động của trần gian níu kéo tâm hồn mà không phiêu diêu được Những chiếc khăn này phải là màu đỏ chứ không phải là màu nào khác, vì màu đỏ là màu của sinh lực thần thánh, tượng trưng cho bầu trời… có phủ khăn đỏ mới đưa được linh hồn thánh thiện nhập vào thân xác ông Đồng, bà Đồng Bà Đồng hay ông Đồng trùm khăn phủ diện, hai tay chắp dâng nén hương, đầu và thân lắc lư cho tới khi nào Thánh giáng thì buông các nén hương, rùng mình, tay ra hiệu Thánh thuộc hàng thứ bậc nào Lúc đó Cung văn tấu nhạc và xướng văn chầu phù hợp với vị Thánh vừa giáng Tiếp sau, chiếc khăn phủ diện sẽ được bỏ ra, những người Hầu Dâng sẽ giúp các ông Đồng, bà Đồng mặc trang phục của vị Thánh đang giáng Sau đó, Ngài sẽ làm phép và diễn lại sự tích và hành trạng của mình bằng điệu bộ diễn xuất của các ông Đồng, bà Đồng cùng với lời hát

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
2. Trần Thị An (1992), Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm, Tạp chí Văn học, số 5, tr 44 – 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 1992
3. Bộ Văn hoá – Thông tin (1995), Tín ngưỡng – mê tín, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng – mê tín
Tác giả: Bộ Văn hoá – Thông tin
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1995
4. Trần Lâm Bền (1990), Quanh tín ngưỡng dân dã, Mẫu Liễu và điện thờ, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật, số 5, tr 42-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quanh tín ngưỡng dân dã, Mẫu Liễu và điện thờ
Tác giả: Trần Lâm Bền
Năm: 1990
5. C.Mác và Ăngghen (1993), Luận cương về Phoiơbắc, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cương về Phoiơbắc, Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
6. C.Mác và Ăngghen (1995), Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
Tác giả: C.Mác và Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
7. Đoàn Trung Còn, Tứ Thư, Nxb Thuận Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tứ Thư
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
8. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hoá tâm linh, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
9. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
10. Freud.S (2002), Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học nhập môn
Tác giả: Freud.S
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
11. Freud.S (2002), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo
Tác giả: Freud.S
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
12. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1984), Các nữ thần Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nữ thần Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1984
13. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hoá phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý trong văn hoá phương Đông
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
14. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
15. Nguyễn Duy Hinh (2002), Bàn về khái niệm phàm và thiêng, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khái niệm phàm và thiêng
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Năm: 2002
16. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bài viết về tôn giáo học
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2007
17. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm linh Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hoá
Năm: 2007
27. Đặng Văn Lung (1991), Tam Toà Thánh Mẫu, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam Toà Thánh Mẫu
Tác giả: Đặng Văn Lung
Nhà XB: Nxb Văn hoá Dân tộc
Năm: 1991
41. Nguyễn Đăng Thục (1963), Tư Tưởng Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư Tưởng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Thục
Năm: 1963
47. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Vượng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w