1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Tìm hiểu nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

75 2,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Lý do chọn đề tài 3 3. Tình hình nghiên cứu 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Ý nghĩa của tiểu luận: 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI. 6 1. Cơ sở lí luận về nghi lễ Hầu đồng 6 1.1. Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng 6 1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 11 1.3. Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng 13 1.4. Vai trò của nghĩ lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 19 2. Khái quát về huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 26 2.1. Đặc điểm địa lí: 26 2.2. Đặc điểm văn hóa 28 2.3. Đặc điểm đền Đông Cuông 29 Tiểu kết: 37 CHƯƠNG II: DIỄN TRÌNH NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TẠI ĐỀN ĐÔNG CUÔNG 38 1. Công tác chuẩn bị 38 1.1. Không gian môi trường 38 1.2. Lễ vật 38 1.3. Nhân lực 42 1.4. Văn nghệ 43 1.5. Trang phục 47 2. Tiến trình nghi lễ 50 2.1. Thay Lễ phục: 50 2.2. Dâng hương hành lễ: 51 2.3. Lễ thánh giáng: 52 2.4. Múa đồng : 54 2.5. Ban Lộc và nghe Văn chầu: 56 2.6. Thánh thăng: 57 3. Cấu trúc điện thờ 57 5. Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu 62 Tiểu kết: 64 CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI ĐỀN ĐÔNG CUÔNG HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI. 65 1. Đánh giá nghi lễ Hầu đồng tại đền Đông Cuông 65 1.1. Ưu điểm: 65 1.2. Hạn chế 67 2. Gỉai pháp để bảo tồn và phát huy nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 68 Tiểu kết: 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trongkhoa Văn hóa – Thông tin và xã hội, đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gianhọc vừa qua và đã tạo điều kiện cho em được thực hiện bài tiểu luận này Đặcbiệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô TS Lê Thị HiềnGiáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận một cáchthuận lợi Cô đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa những thiếu sót, khuyếtđiểm em mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi em bắt đầu viết tiểuluận cho tới khi hoàn thành Em cũng xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tậpthể lớp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và làm tiểu luận.Bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài của

em được bổ sung và phát triển hoàn thiện hơn Một lần nữa em xin chân thànhcảm ơn!

Hà Nội, tháng 1, năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài tiểu luận kết thúc hoc phần với đề tài “ Tìm hiểunghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ”

là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứutrong bài tiểu luận này hoàn toàn trung thực

Tháng 1 năm 2016

Tác giả tiểu luận: Nghiêm Thị Thu Thúy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Lý do chọn đề tài 3

3 Tình hình nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Ý nghĩa của tiểu luận: 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI .6

1 Cơ sở lí luận về nghi lễ Hầu đồng 6

1.1 Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng 6

1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 11

1.3 Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng 13

1.4 Vai trò của nghĩ lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 19

2 Khái quát về huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 26

2.1 Đặc điểm địa lí: 26

2.2 Đặc điểm văn hóa 28

2.3 Đặc điểm đền Đông Cuông 29

* Tiểu kết: 37

CHƯƠNG II: DIỄN TRÌNH NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TẠI ĐỀN ĐÔNG CUÔNG 38

1 Công tác chuẩn bị 38

1.1 Không gian môi trường 38

1.2 Lễ vật 38

1.3 Nhân lực 42

1.4 Văn nghệ 43

1.5 Trang phục 47

2 Tiến trình nghi lễ 50

2.1 Thay Lễ phục: 50

2.2 Dâng hương hành lễ: 51

2.3 Lễ thánh giáng: 52

Trang 4

2.4 Múa đồng : 54

2.5 Ban Lộc và nghe Văn chầu: 56

2.6 Thánh thăng: 57

3 Cấu trúc điện thờ 57

5 Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu 62

*Tiểu kết: 64

CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI ĐỀN ĐÔNG CUÔNG HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI .65

1 Đánh giá nghi lễ Hầu đồng tại đền Đông Cuông 65

1.1 Ưu điểm: 65

1.2 Hạn chế 67

2 Gỉai pháp để bảo tồn và phát huy nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 68

* Tiểu kết: 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em với 54phong tục tập quán riêng, mang sắc thái riêng biệt mà không nơi nào giống nơinào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: Tục cưới hỏi của ngườiMường, người Thái, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào cácdịp khác nhau trong năm.

Cứ đời này qua đời khác các tin ngưỡng phong tục trở thành mảng sinhhoat tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thầnnày đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hoáthế giới

Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới, văn hoá Việt được tiếp cận vớinhiều nền văn hoá ớ các châu lục, các quốc gia trên thế giới chúng ta có cơ hộigiao lưu với các nền văn hoá tiến bộ từ đó sẽ phát huy những bản sắc văn hoá tốtđẹp của dân tộc Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hoátruyền thống, giữ gìn và tôn tạo thêm bản sắc văn hoá của đất nước để phát huynhững phong tục hay và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống ngườiViệt: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” Nền văn minh lúa nước rấtcoi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân thuộc nhất với con người Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụnggần với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất, mưa, gió….ngoài ra cònthờ phụng những vị nữ anh hùng dân tộc(vê giai đoạn sau này)

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mấy thập kỷ gần đây, trong xã hội Việt Nam, do chính sách đổi mới vàmở cửa, cùng với những tác động của đời sống kinh tế xã hội, đã tạo nên sự hồisinh của nhiều hình thức tín ngưỡng và sự gia tăng phức tạp của các loại hìnhsinh hoạt tín ngưỡng, làm cho bức tranh về tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta trởnên đa dạng với nhiều sắc thái và các chiều tác động khác nhau, trong đó có tínngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá của cưdân nông nghiệp trồng lúa nước, thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

và truyền thống tôn trọng người phụ nữ của người Việt Nam Song đây cũng làmột hiện tượng tín ngưỡng gây nhiều tranh luận là mê tín hay không mê tín, làvăn hoá hay phi văn hoá, là giá trị hay phản giá trị, cần được xem xét và nghiêncứu một cách khoa học Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tínngưỡng thờ Mẫu Trong nhiều năm gần đây cùng với sự bùng phát mạnh mẽ củaloại hình tín ngưỡng dân gian này, nghi lễ Hầu đồng cũng đã thu hút được sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nhiều tài liệu xuất bản đã đề cập đến hoạtđộng này như một nghi lễ thực hành tôn giáo, một dạng thức của Saman, mộtsinh hoạt văn hoá tâm linh, Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng ở Việt Nam vẫn còngây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của nó.Bên cạnh những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hoá mà Hầu đồng đem lại thìnghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của không ít người do nhiều nơi vẫn cònkhá phổ biến những hiện tượng lạm dụng nghi lễ này để phục vụ cho mục đích

cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu Hầu đồng hiện đang được Viện Văn hoánghệ thuật Việt Nam đề nghị đưa vào danh sách đề cử Di sản văn hoá phi vậtthể, đề nghị này cũng đang gây nhiều tranh cãi với những ý kiến trái ngượcnhau Những sự thực đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nghi

lễ Hầu đồng nhằm phân định ở một mức độ có thể đâu là giá trị tích cực cầnphát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của hiện tượng văn hoá tínngưỡng khá đặc biệt này, sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng vàphát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân tađang tiến hành Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đã chọn đề

Trang 7

tài “Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằngBắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay ” để nghiên cứu.

2 Lý do chọn đề tài

- Thứ nhất là do sở thích của cá nhân tôi

- Thứ hai vì tôi là sinh viên chuyên ngành văn hóa nên đề tài này sẽ có íchcho việc học tập của tôi

- Thứ ba, vì tôi sinh ra và lớn lên tại Yên Bái nên tôi nhận ra rằng việcnghiên cứu về đề tài này cần thiết để bào tồn và phát huy giá trị văn hóa của quêhương mình

Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này để viết tiểu luận

3 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu “nghi lễ Hầu đồng của người Việt” không phải là đề tàimới mẻ, đã có nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:Một số công trình do G.S Ngô Đức Thịnh chủ biên như: “Đạo Mẫu ở Việt Nam”(Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996); “Đạo Mẫu và các hình thức Shamantrong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,2004); “Hát văn” (Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1992); “Tín ngưỡng và văn hoátín ngưỡng ở Việt nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); “Lên Đồng hànhtrình của thần linh và thân phận” (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2008), Các tácphẩm này đã nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn diện, hệ thống vềĐạo Mẫu ở Việt Nam, bao gồm các khía cạnh thần tích, truyền thuyết, điện thần,nghi lễ thờ cúng và lễ hội; điều tra và trình bày các hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểuở Việt Nam Ngoài ra còn nhiều các công trình khác cũng nghiên cứu về tínngưỡng Mẫu như: “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị NgọcChúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984); “Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung(Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2004); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã ViệtNam” của Nguyễn Minh San (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994); “Góp phầntìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam ” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên (Họcviện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2000) Bên cạnh đó còn nhiều bài viết

Trang 8

công bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý luận, Triết học, Tôn giáo, Văn hoá dângian, Văn học cũng đã đề cập tới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫucủa người Việt Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đãtiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu từ các góc độ khác nhau: văn hoá, lịch sử, tôn giáo,nghệ thuật, Trong các nghiên cứu về Đạo Mẫu thì Hầu đồng cũng được đề cậpđến như là một trọng tâm của nghiên cứu, nhiều bài viết của các tác giả đã phântích và tiếp cân nghi lễ này ở nhiều góc độ khác nhau và cũng đã có nhiều kếtluận đáng chú ý: Lên đồng phần nào cũng đã đáp ứng được sự giải toả căngthẳng của cuộc sống công nghiệp đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng lên mỗi conngười thời hiện đại Đến với Thờ Mẫu, đặc biệt trong nghi lễ Hầu đồng với cáctrang phục đặc biệt của mình, con người đã được hoá thân, thăng hoa trong vaicác vị Thánh Thần có quyền năng tối thượng, việc lên đồng mang lại một khoáicảm đặc biệt đối với người tham dự, có tác động giải toả và thăng hoa Tóm lạikhảo sát về nghi lễ Hầu đồng, có rất nhiều các phát biểu về loại hình văn hoánày Có thể thấy các tác giả đã tiếp cận hiện tượng này trên một số góc độ sau:tiếp cận từ góc độ thần tích của các vị thần, tiếp cận từ góc độ nghi lễ, diễnxướng, điện thần, công dụng trị liệu của nghi lễ Từ đó cho thấy nghi lễ Hầuđồng đã được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nghiên việc nghiêncứu sâu hơn để thực sự hiểu về nguồn gốc, bản chất của Hầu đồng là một vấn đềkhó khăn, phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phục vụ cho sinh viên chuyên ngành văn hóa

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 9

+ Tìm hiểu khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng và các quan niệm khácnhau về Hầu đồng.

+ Tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của nghi lễ Hầu đồng trongtín ngưỡng thờ Mẫu

+ Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nghi lễHầu đồng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu củangười Việt ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái và những vấn đề đặt ra hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở huyện VănYên, tỉnh Yên Bái trong lịch sử và hiện tại

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau + Phỏng vấn: Các thanh đồng, quản lí đền, các sư trong đền và người dân

đi lễ tại đền

+ Nghiên cứu tài liệu: “Đạo Mẫu ở Việt Nam” của G.S Ngô Đức Thịnh,

“Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc và các tài liệulưu giữ tại đền…

+ Quan sát, so sánh, phân tích, điều tra…

7 Ý nghĩa của tiểu luận:

Tiểu luận đóng góp một phần cho việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng trongtín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt để có thể hiểu thêm về nghi lễ, đồng thờinhìn nhận nó một cách khách quan để có thể phát huy những giá trị và hạn chếnhững mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng trong việc xây dựng nền văn hoá tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ

HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI.

1 Cơ sở lí luận về nghi lễ Hầu đồng

1.1 Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng

- Khái niệm nghi lễ: Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giaotiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sốngtâm linh, mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Nghi lễ là một từ chung, mang ýnghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của mộthay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiềuthần linh, đấng cao cả siêu nhiên Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiềunghi thức (rituals) hành lễ hợp lại Nghi là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuônphép Nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường Lễ là phép tắc,khuân mẫu phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xãhội Lúc đầu “Lễ” chỉ là cách thức cúng tế, về sau được dùng rộng ra để chỉnhững quy tắc được tập thể thừa nhận trong đời sống cộng đồng như cưới xin,tang chế, giao tiếp Lễ có giá trị đặc biệt với đạo Nho, vì được coi như bắtnguồn từ trật tự của trời đất, từ “thiên lí” tức lẽ trời gồm những quy tắc thiết yếunhư “tam cương” (quân sư phụ), “ngũ thường” (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) mà conngười phải tuân theo Đạo Nho quan niệm “Hễ làm con khi cha mẹ còn sốngphải phụng sự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần phải chôn cất cho có lễ; rồinhững khi cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (người biết giữ lễkính, tức là không ăn ở trái ngược)

Lễ tức là một trật tự xã hội, kỷ cương trong xã hội mà dân chúng phảituần theo Khổng Tử, người đầu tiên sáng lập ra đạo Nho ở thời Xuân Thu (551

479 TCN) nói: “Muốn dẫn dắt dân chúng nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh;muốn trị dân nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổngươi, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành” Lễ chế (phép tắc về việc lễ) gắnliền với nghi lễ (nghi thức về việc lễ), hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xungquanh Lễ cũng gắn liền với Nhạc Trong xã hội, Lễ phân biệt trên dưới, ngăncản những gì quá đáng, thiên về lí trí, nên cần có Nhạc kèm theo để điều hoà

Trang 11

tình cảm tạo nên sự hoà nhập tương thân Đối với cả Lễ và Nhạc điều cơ bản làphải xuất phát từ đức nhân bên trong Khổng Tử thường nói: “Người ta màchẳng có lòng nhân, thì làm sao mà thi hành lễ tiết? Người ta mà chẳng có lòngnhân, làm sao mà dùng âm nhạc?” Trong tôn giáo lễ được hiểu là các hoạtđộng chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người có đạo, gắn liền với Phật,với Chúa, với các tín đồ như Tăng Ni với Phật Tử, giáo sỹ với giáo dân Lễtrong tôn giáo được coi là thiêng liêng nên được coi là Phật lễ, Thánh lễ Lễtrong lễ hội dân gian các làng xã là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểuhiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơchính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có Như vậy,nghi lễ có nghĩa là hành vi (hoặc hệ thống hành vi) của cá nhân hoặc tập thể tuântheo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau có thểtuỳ thời gian điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạttới một mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó Nghi lễthường được thể chế hoá (có thể thành văn bản có thể không) Nghi lễ tôn giáonguyên thuỷ thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt độngsinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốtlửa Nhiều nghi lễ gắn với việc thay đổi trạng thái của cá nhân hay tập thể (sinh

đẻ, cưới xin, làm nhà ) Sau này nghi lễ tôn giáo ngày càng được sử dụng nhiềuhình thức văn hoá nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánhsáng đèn nến để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút Tóm lại nghi lễ cónghĩa là lề lối, phép tắc trong việc lễ Nghi lễ có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành

vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hoá ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội.Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡngthờ phụng của một tôn giáo

- Khái niệm nghi lễ Hầu đồng (Lên đồng, Hầu bóng): là một nghi lễ quantrọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Khác với nhiều hình thức tínngưỡng tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ Mẫu không hướng con người vào thế giớisau khi chết, mà là một thế giới hiện tại, trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc.Trong tâm thức của người dân để đạt tới ước vọng trần tục ấy thì điểm tựa lại là

Trang 12

thế giới siêu nhiên với các thần linh, các cuộc hành trình của thần linh từ cõi hư

vô trở về tái sinh trên thân xác của các ông Đồng – bà Đồng trong nghi lễ Lênđồng Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần vàthờ Mẫu Liễu ở đồng bằng Bắc Bộ điển hình là đền Đông Cuông Thực hiệnnghi lễ Hầu đồng thờ hai vị Thánh này ở đền Đông Cuông cũng chia thành hai:dòng Thánh Cha, tức thờ Đức Thánh Trần, Vua Cha Bát Hải và dòng Đồng Cốtthờ Thánh Mẫu Các đệ tử của dòng thờ Đức Thánh Trần và Vua Cha Bát Hảiđược gọi là Thanh đồng, “Thanh” ở đây nguyên là “thanh tiên đồng tử” tức tiênđồng Chữ “Thanh” nghĩa là màu xanh, chỉ thanh thiếu nhi trẻ tuổi, nhiều ngườicòn hiểu Thanh đồng có nghĩa là thanh trừ tà ma quỷ quái Từ “Đồng” trong

“Hầu đồng” có nghĩa là trẻ con Con người khi sinh ra thường bị cuộc sống nhântạo chi phối, kìm hãm khả năng tiếp cận với sự ẩn tàng của thiên nhiên, vũ trụ

Và, chỉ trong khi lên đồng, bằng xuất thần, để trở về với tâm hồn trẻ thơ mangbản chất trong trắng, hồn nhiên con người mới tạm thời gạt bỏ được những sựràng buộc nhân tạo đó Người ta tin rằng, có như vậy mới đồng cảm được vớithần linh, hoà hợp được với thiên nhiên, vũ trụ và mới biết được sự dạy bảo củađấng thiêng liêng “Đồng” còn có nghĩa là cùng Con người bằng xuất thần đẩylinh hồn ra khỏi xác thân nhằm tìm lấy một tâm hồn đồng điệu trong hệ tứ phủvạn linh, để vị thần đó mượn xác thân con đồng mà tiếp cận với chúng sinh, tín

đồ “Đồng” còn có một nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnhcác vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy của chúng sinh những nguyệncầu về quốc thái dân an, về những khó khăn trong đời sống trần gian, mongđược Thánh thần giải thoát Như vậy ta thấy ở đây từ “Đồng” dùng để chỉ đốitượng là trẻ em Từ “Cốt” có nghĩa là Bà cốt, là thuật ngữ biến âm từ bà cô tí (côgái nhỏ) được người nước ngoài gọi là “bacoti” rồi chuyển sang thành Bà cốt, từ

“Cốt” còn được hiểu là xương cốt, thân xác của người trần và Thần linh sẽmượn thân xác ấy mà nhập vào Ở Việt Nam trong những năm gần đây vẫn cònhiện tượng Đồng kê (hiện tượng cầu cơ trong Đạo giáo Đạo Cao Đài), trongnghi thức này cũng có hai người cầm cơ gọi là Đồng tử (thường dùng con traicòn trinh nguyên, cũng có khi là con gái còn trinh nguyên) Theo quan niệm của

Trang 13

Đạo giáo sự trinh nguyên mang tính tự nhiên, tính trong sạch, thích hợp choThần dựa Tuy nhiên hiện nay, các Thanh đồng không còn là trẻ con trinhnguyên nữa mà là người đã có gia đình, hay đã thành niên mà chưa có vợ hoặcchồng Từ thuật ngữ Thanh đồng và Đồng cốt có thể hiểu Hầu đồng là một dạngnghi lễ được thực hành bởi những chủ thể, cá nhân có tố chất ngây thơ, trongsáng, thuần khiết, thanh sạch Thời kỳ đầu Hầu đồng chỉ được thực hiện bởinhững người nhỏ tuổi, về sau đối tượng này được mở rộng cả ở những ngườitrưởng thành nhưng phải có “căn đồng” Tuy nhiên ở đây còn thuật ngữ nữa là

“Hầu bóng”, vậy “bóng” có nghĩa là gì? Theo tác giả Ngô Đức Thịnh thì “bóng”chỉ vị Thần linh nào đó chiếu nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng hay

bà Đồng và ông bà Đồng này chỉ là người hầu hạ cái bóng của Thần linh ấy [37,

tr 50] Trên thực tế thì khi ông Đồng hay bà Đồng đã trùm tấm khăn phủ diện đỏlên người, cung văn thỉnh mời thần linh và ông bà Đồng giơ tay ra hiệu ngôi vịThánh nào giáng về thì lúc đó với bộ trang phục của vị Thánh ấy, các Đồngtrong con mắt những người xung quanh cũng như trong tâm tưởng, ảo tưởng củachính chủ thể, họ không còn là những người phàm nữa mà đã là thần linh haychí ít họ cũng được đồng nhất với thần linh Chi tiết này cho thấy nếu coi Hầubóng là để chỉ các con đồng hầu hạ cái bóng của thần linh là không thoả đáng,nhưng nếu xét từ góc độ các con nhang đệ tử, cung văn ngồi dự và thực thi cáchoạt động như hát ngợi ca công tích Thánh Thần, dâng tiền, dâng lễ, tung hô, tánthưởng, dâng rượu, dâng trà cho Thánh khi nhập vào Đồng và bản thân cácĐồng kiêm luôn việc thực hành, biểu diễn vũ đạo để mua vui cho Thần linh thìhoàn toàn có thể coi là hầu hạ Thánh Trong khu vực Phủ Dày (Nam Định) cómột địa điểm gọi là Phủ Bóng, trước đây nó được gọi là “cây đa Đền Bóng” hay

“Nguyệt Du Cung” Tương truyền ở đây có một cây đa cổ thụ và dưới gốc cóđiện thờ nhỏ Về sau cây đa mất đi, dân trong vùng xây một điện thờ khangtrang, sau bị chiến tranh huỷ hoại, mới đây được xây lại Theo dân gian trongvùng đây là nơi Liễu Hạnh đến ngắm trăng (Nguyệt Du Cung), có ý kiến chođây là nơi bà bay lên trời, có ý kiến cho là nơi bà về thăm thân phụ Vậy tại saolại gọi là cây đa bóng? Điều này có thể lý giải đó là do cây đa ngả bóng bên

Trang 14

phần mộ Mẫu, hoặc mộ phụ thân của Mẫu; hay đây là nơi có bóng dáng quầntiên, bóng dáng Mẫu Thần điện dưới gốc đa đương nhiên là Thần cây (mô típphổ biến ở nhiều địa phương: thần cây đa, ma cây gạo) là một tín ngưỡng cổ xưa

và sau này khi xuất hiện hình tượng Mẫu thì nó trở thành tín ngưỡng Mẫu Ởđây có sự lồng ghép vào nhau của hai mô típ Thần cây và Nữ thần Chữ bóngchỉ thần ngự trên cây thành chỉ Mẫu, và hầu bóng sau bị từ Hán thay thế thànhHầu đồng Đồng bóng là một thuật ngữ song ngữ Đến đây chúng ta thấy “bóng”cũng có nghĩa như “hầu”, hầu bóng và hầu đồng cùng có nghĩa như nhau Theoquan niệm dân gian, một cuộc Hầu đồng được gọi là một vấn hầu hay một canhhầu Trong một canh hầu có rất nhiều vị Thần giáng về “nhập” vào người ngồiđồng Lúc đó chủ thể là người ngồi đồng chỉ là lấy thân xác mình làm cái cốt(xác) cho Thần linh nhập vào để giáng trần Mỗi lần một vị Thánh giáng, làmviệc Thánh và thăng (ra đi) được gọi là một ghế đồng Ghế ở đây được hiểu làcon đồng, là nơi để Thần linh “ngự” vào (nhập vào) Điều này có thể hiểu làxuất phát từ cách nói lịch sự, kính cần với Thánh (bề trên) người Việt dùng tiếngHán “ngự” Ngự có hai nghĩa: ngự ngồi và từ đây dẫn đến cách gọi một lầnThánh giáng xuống/ nhập xuống người con đồng là một “ghế” đồng (cái để ngồigọi là ghế); mặt khác ngự còn có nghĩa là ngự trị (chiếm giữ hết tinh thần) nhưcách nói “hình ảnh ai đó luôn ngự trị trong đầu” thì đây là cách để các Đồng tựthôi miên chính mình (tự ám thị mình đồng nhất với Thánh thần) Như vậy, vấn

đề là ai ám thị tốt thì vào vai rất đạt (được coi là Thánh nhập), ai ám thị kém thìvào vai không đạt (gọi là đồng lì, đồng đá) Tuy nhiên để có thể tự ám thị đượcbản thân, đòi hỏi các Đồng phải có một quá trình tập luyện và luôn cần sự hỗ trợcủa các Đồng thấy Trong câu khấn của các Hầu dâng khi Thánh về thường cócâu “Hôm nay ngày chúng con bắc ghế Quan/Chầu ngồi, bắc ngôi Quan/Chầungự ” xét từ khía cạnh này có nghĩa là thân thể con Đồng lúc ấy chỉ đóng vaitrò là cái giá hay là cái ghế để Thần linh mượn thân xác ấy mà ngự vào đó thôi,còn phần bên trong, phần tinh thần là thuộc về Thánh thần Cái ghế đó cũng đểcho nhiều vị Thánh ngự chứ không chỉ một vị, vì thế khác với hiện tượng lênđồng trong Saman giáo, mỗi lần lên đồng, một căn Đồng có thể lên rất nhiều giá

Trang 15

Đồng, có người lên tới 36 giá, thay tới 36 lần trang phục và thể hiện đầy đủ tínhcách của các vị Thánh đó Như vậy, Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tínngưỡng thờ Mẫu Đó là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh Tamphủ, Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện hình ảnh các vịThánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ Đạo Mẫu.Trong Hầu đồng, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (giáng đồng), rồi làm việcquan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban lộc, phán truyền) vàxuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng Trong nghi lễ lên đồng, có tất

cả 36 giá đồng, nhưng thường trong một buổi hầu đồng không thể lên hết đượctất cả các giá

1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

- Hầu đồng là nghi lễ truyền thống, có từ lâu đời Không rõ Hầu đồng xuấthiện trong đời sống dân gian từ khi nào, chưa có một tài liệu cụ thể nào nói vềnguồn gốc và xuất xứ của nghi lễ Hầu đồng Tuy nhiên trong dân gian truyềnthuyết cũng như ký ức còn đọng lại ở một số già làng về sinh hoạt cúng lễ tựphát trong các luỹ tre xanh Đây là hình thức dân gian từ cánh học trò, trẻ mụcđồng đã chơi đùa, hành động tinh nghịch trong những khi nhàn rỗi, đó là trò phụđồng chổi, phụ đồng ếch, Và tuy các trò chơi này bán tín bán nghi, nhưng ít racũng để lại trong họ những ấn tượng, đôi lúc họ muốn được thể hiện, hoặc đượctrông thấy, xem nữa bởi sự bốc đồng như có siêu nhiên nhập vào tạo sự lạ lẫm

mà bình thường không thấy Lớp trẻ nhàn rỗi này không cần khăn chầu áo ngự,có lúc chăn trâu mặc quần áo bình thường và chỉ cần chiếc khăn, mảnh vải phủđầu là có thể khoanh chân nhắm mắt nghe bạn bè kiều thỉnh nôm na (không cầncó đàn nhạc chầu) với nén nhang cắm trước mặt và tay cầm chiếc chổi, ấy vậy

mà khi nghe đọc bài cùng với âm thanh gõ vào chén bát lập tức bốc đồng Mộtvài đoạn trong phụ đồng chổi như sau:

Phụ đồng chổi

Thôi lổi mà lên

Ba bề bốn bên

Trang 16

Đồng lên cho chóng

Dù là cửa đóng

Dù là then cài

Cách sông cách ao,

Đồng vào cho được

Thế là con đồng lắc lư đầu rồi tung khăn vùng dậy, cầm chổi quét tứtung, lại nhảy cả xuống ruộng, xuống vũng sâu để quét làm cho bản thân khônggiữ được mình khiến người ướt át và chỉ khi hết cơn thăng đồng mới nằm vật rahoặc tỉnh lại Người nhập đồng lấy chổi quét một cách vô cảm, hình như mọiviệc làm do “Thần chổi” sai khiến Hiện tượng này không phải bởi tự người ngồiđồng nghĩ ra để tự hành hạ mình trước số đông bạn bè có nam có nữ Sự ngâyngất này là nhập đồng một cách đơn giản khiến hệ thần kinh mất chức năng chủđạo Phụ đồng ếch cũng do bạn bè tổ chức, người ngồi đồng được phủ khăn lênđầu rồi nghe bạn hát chầu: Ếch ộp mày ở trong hang Đêm khuya thanh vắngnhảy toang ra đồng Gặp chú thần đồng Nghe bài hát cùng khói hương khiếncon đồng lắc lư, quay đảo rồi tiếp tục hát khăn ra, hai tay chống nạnh, hai chânkhuỳnh nhảy như ếch nhảy, đến khi thăng nằm vật ra Lại còn đánh đồng thiếp,hình thức này là đỉnh cao của phụ đồng dân gian cũng có từ lâu đời Đây làtrường hợp người hầu phải chết thiếp đi do tác động khách quan (chết giả) đểxuất hồn đi tìm gặp tổ tiên ở các vùng trời khác Nghi lễ Hầu đồng còn đặc biệtở chỗ đó là không chỉ là riêng nghi lễ của người Việt mà còn ở một số dân tộckhác như Then của người Tày, Mỡi của người Mường, Lễ cấp sắc của ngườiDao, Một của người Thái, Then là tín ngưỡng của cộng đồng người Tày, thầyThen là người thuộc các bài cúng về đưa ma, cúng cầu an, cầu tự Thầy Thencó thể xuất hồn đi huy động binh mã về làm việc khi cúng lễ, thêm vào là lời ca,

âm nhạc nên có sức cuốn hút Trong Then còn chứa đựng tín ngưỡng Samangiáo, một đạo giáo có từ thời bộ lạc xa xưa, có cả sự xuất hồn, nhập hồn NgườiTày Đăm ở Nghĩa Lộ quan niệm tổ tiên khi chết phải vất vả vượt qua ba tầngTrời mới đến Mường Trời của tổ tiên Đây cũng là con đường về với cội nguồn

do vậy con cháu nếu có đức độ sẽ được tổ tiên phù hộ để sau này được lớn cành

Trang 17

xanh lá Bài Then của quan quân Then tiễn đưa linh hồn người chết về MườngTrời gọi là Thống Đẳm Bài Then diễn tả con đường trần thế phải gian khổ mớiđến Mường Trời thứ ba tốt đẹp, vinh quang làm cho người ốm yên tâm lên cõiMường Trời thứ ba

1.3 Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng

Hầu đồng cổ xưa ở Việt Nam như thế nào, hầu như không có tài liệu nàophản ánh, tài liệu sớm nhất mà chúng ta có được hiện nay là “Thượng Kinh KýSự” của Hải Thượng Lãn Ông, song cũng chỉ được đề cập thoáng qua với cái tên

“tiệc hát” Đó là chưa kể đến sự nhạy cảm của hiện tượng này khiến các nghiêncứu công phu về nó càng trở nên ít ỏi, vì vậy mà việc hiểu tường tận về Hầuđồng lại càng trở nên khó khăn

Tuy nhiên căn cứ vào nhiều tài liệu đã công bố và xuất bản, cho thấy cócác khuynh hướng chủ yếu nhận định về Hầu đồng như sau:

* Hầu đồng – nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần vàThánh Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ Trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của ViệtNam hiện vẫn tồn tại khá nhiều các dòng tôn giáo khác nhau: dòng thờ Phật, thờKhổng Tử, Lão Tử, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo Bên cạnh đó là một loạt nhữngtín ngưỡng dân gian: thờ Thành Hoàng làng, thờ tổ tiên, thờ linh thần, linh vật(thần tự nhiên), còn có cả một dòng nữa đó là dòng thờ Thánh Mặc dù dòng thờThánh của người Việt chưa hề tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh với các tiêu chínhư giáo lý, giáo sĩ, tín đồ nhưng có thể nói trong tâm thức dân gian ngườiViệt, thờ Thánh luôn được đặt ngang hàng với thờ Phật, chỉ với hai thế lực Phật– Thánh có tác động nhiều nhất đến đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt.Trong đó Phật giải quyết những thắc mắc của đời người sau khi viên tịch, cònThánh giải quyết việc đời người khi còn sống Lẽ sống chết cũng là hai vấn đề

mà người Việt luôn quan tâm Tín ngưỡng thờ Thánh không rõ xuất phát từ cănnguyên nào, từ Thánh không rõ có từ khi nào, song trong mục “Có một ĐạoThánh ở Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Khánh có nhận định: “Đạo Thánh tự hìnhthành” Thánh của người Việt cùng là các Thần linh nằm trong hệ thống Thầnlinh nói chung, nhưng lại là những thần linh cá biệt, đặc biệt Giải thích về hiện

Trang 18

tượng này có ý kiến cho rằng Thần là có quyền năng vô bờ bến, còn Thánh là sựtích hợp của hai yếu tố Thần và trí tuệ Khi xem xét lai lịch các Thánh ở đồngbằng Bắc Bộ cho thấy có một số đặc điểm sau: Nguồn gốc: thường là những vịnhân thần sinh thời có tư cách đạo đức tốt, có những công lao hiển hách với đấtnước, dân tộc (Trần Quốc Tuấn); là những Thiên thần nhưng đều đã giáng trần,đã sống cuộc đời trần tục (cũng lấy vợ/chồng là người trần) hiển linh nhiều lầngiúp dân, giúp nước (Liễu Hạnh) Mô típ Thánh của người Việt bao giờ cũng lànhững nhân vật có tài năng đặc biệt, có phép thuật, có thể chữa bệnh, bắt tà, cứudân (Trần Quốc Tuấn), tài trị thuỷ (Tản Viên); phù cho việc buôn bán giỏi giang(Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu) Khi đã là Thánh, họ có phép thuật và trở nên bất tử.

Sự bất tử đó thể hiện bằng việc thường xuyên hiện hữu giữa đời thường dướihình thức giáng linh, giáng trần để có thể thấu suốt, giải quyết mọi việc trầngian

Thực tế cho thấy trong vô số các Thần linh đất Việt chỉ có một số nhânvật được chọn làm Thánh và được dân gian cũng như triều đình phong Thánh:Thánh Tản Viên, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Trần, Thánh Chử Đạo Tổ,Thánh Gióng đây cũng là điều đặc biệt Trong số các vị Thánh này chỉ có haivị Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh là có vị trí sâu đậm hơn trong tâmtưởng dân gian Việc ốp đồng, nhập đồng ở đồng bằng Bắc Bộ xưa cũng nhưnay chỉ tập trung xung quanh thần điện của hai vị Thánh này Việc tổ chức Hầuđồng dường như cũng tập trung nhiều nhất ở những địa điểm di tích lịch sử thờhai vị Thánh này Với tư cách là nơi phát tích hai dòng Đồng: Thanh Đồng vàĐồng Cốt, khu vực Bắc Bộ giống như cái nôi của Hầu đồng “Tháng tám giỗcha, tháng ba giỗ mẹ”, câu ca dân gian như nhắc nhở các đệ tử của tín ngưỡngnày về nghĩa vụ của mình Tháng 3 và tháng 8 âm lịch cũng là hai thời điểm màHầu đồng diễn ra mạnh nhất ở Bắc Bộ điểm hình là đền Đông Cuông huyện VănYên tỉnh Yên Bái Theo thông lệ ai trở thành tín đồ của tín ngưỡng này đều phảitrải qua nghi thức gia đồng trình lính để trở thành tín đồ, sau đó mới có thể thựchành nghi lễ do bản thân mình làm chủ thể Người trực tiếp thụ lễ cho con nhangcũng phải là một Đồng Thầy và người Đồng Thầy này cũng phải làm lễ lên đồng

Trang 19

để Thánh giáng, nhập về thụ lễ, công nhận cho con nhang.

Trong suốt cuộc đời thực hành tín ngưỡng của con nhang đệ tử thì việcthực hành tín ngưỡng duy nhất đó là tổ chức những cuộc Hầu đồng Trong các ditích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần thì nghi lễ Hầu đồng vẫn lànghi lễ phổ biến nhất Vì vậy có thể coi Hầu đồng là nghi lễ chính thức thờ haivị Thánh này nói riêng và tín ngưỡng Tứ phủ nói chung xét từ góc độ văn hoá.Mặc dù có sự tồn tại hai dòng Đồng gắn với hai nhân vật Thánh Trần và ThánhMẫu, trên thực tế việc Hầu đồng xưa kia có tách bạch thành hai nghi thức khácnhau hay không cũng không thấy các tài liệu ghi chép kỹ Nhiều tài liệu phảnánh Hầu đồng hiện nay chỉ hầu hết nói về Hầu đồng thờ Mẫu Hầu đồng trongdòng Thanh đồng khác với Hầu đồng trong tín ngưỡng Mẫu bởi việc Hầu đồngcủa các Thanh đồng chỉ nhằm hai mục đích đó là chữa bệnh và trừ tà

* Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn của nhiều thần linh Đây là quanniệm phổ biến trong tâm thức dân gian, chính xác hơn đây là quan niệm củachính những tín đồ thuộc cả hai dòng Thanh đồng và Đồng cốt Với niềm tin tôngiáo của mình, họ không đủ nhận thức để giải thích hiện tượng đặc biệt này vàđều cho rằng khi các ông, bà Đồng lên đồng, là lúc thần linh nhập vào, vì vậynhững hoạt động của các Đồng lúc đó là hoạt động của Thần linh Từ quan niệmnày nên khi tham gia một buổi Hầu đồng (trong lúc diễn ra nghi lễ) thì dù làtrong vai trò Đồng lính (đồng mới) con nhang dự hầu, hay thậm chí là vợ, chồngcủa con Đồng thì bất cứ người nào cũng có thái độ ứng xử với con Đồng nhưứng xử với Thần linh

Quan niệm này cũng chi phối cả các nhà nghiên cứu Năm 1959 MauriceDurand xuất bản tài liệu bằng tiếng Pháp về lên đồng ở Việt Nam, tuy chưa đưa

ra được nhận định một cách rõ ràng nhưng qua những gì ông viết chúng ta thấyông nghiêng về giới thuyết lên đồng có mối liên hệ với Saman giáo: Nghi lễ nàydường như gắn chặt với nghi lễ đối với Thánh Mẫu từ xa xưa và các buổi hầuđồng gắn với đạo Saman hẳn là rất phong phú Về sau khi nghiên cứu về ĐạoMẫu trở nên phổ biến hơn thì quan niệm này cũng được thể hiện đậm nét ởnhiều học giả đi sau khi phát biểu về nghi lễ Hầu đồng: “Hầu đồng hay Hầu

Trang 20

bóng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh Trong đó, mỗi lầnmột vị thần linh nhập hồn (ốp đồng, giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thờigian thực hiện các nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăngđồng) được gọi là một giá đồng” Chịu tác động từ những quan niệm dân gian vànhững công trình nghiên cứu trong nước mà các học giả nước ngoài khi nghiêncứu về hiện tượng này cho dù dưới góc độ nào cũng đều cho rằng Hầu đồngthuộc thể loại tín ngưỡng nhập hồn Năm 2004 Viện nghiên cứu văn hoá xuấtbản cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam

và Châu Á", ngoại trừ phần viết về Đạo Mẫu thì trong cuốn sách nghi lễ lênđồng nghiễm nhiên được hiểu, được xếp vào một trong những dạng thức củaSaman Hầu đồng của người Việt gần với hình thức Saman giáo của nhiều dântộc trên thế giới Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt hầu đồng với Saman giáokhông phải là một Hầu đồng của người Việt chỉ ít nhiều mang tính chất Samangiáo, vì hiện tượng xuất thần của Saman gồm hai cách, hoặc thần linh nhập vàongười thầy pháp (hay vào trống của thầy), hoặc ngược lại, hồn thầy pháp chu dulên xứ sở thần linh, còn Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủvào thân xác các ông Đồng, bà Đồng

* Hầu đồng là hiện tượng tâm lý học tôn giáo Có thể nói đây cũng là mộtcách tiếp cận mới gần đây về Hầu đồng ở Việt Nam Một trong những nhànghiên cứu văn hoá, tôn giáo sớm có quan điểm này là PGS Nguyễn Duy Hinh.Theo ông thì “lên đồng là một hiện tượng cổ xưa về sau được các tín ngưỡng tôngiáo khác nhau hấp thụ, phát triển thành một bộ phận cấu thành các tín ngưỡngtôn giáo như thờ cúng tổ tiên, Đạo giáo, Shaman giáo” Từ quan điểm này chothấy Hầu đồng ở Việt Nam và Hầu đồng trong Saman giáo là hai dạng thức đãbiến đổi của của Hầu đồng cổ sơ Vậy Hầu đồng cổ sơ là gì? diện mạo? bản chấtcủa nó như thế nào cho đến nay vẫn không có nhiều tài liệu cung cấp Theo sự lýgiải của Nguyễn Duy Hinh thì “lên đồng cổ sơ có nguồn gốc từ một dạng cổ tụccó tên gọi là Thi công hí (Sư công hí) là một dạng nghi lễ tế tự vong hồn ngườichết từ thời cổ đại, trong đó có vai trò của Sư công (pháp sư, vũ sư chuyên biểudiễn trong tế tự (hí) và lấy cháu của người chết làm Đồng (người thần dựa,

Trang 21

người cho hồn nhập vào) Về sau cổ tục này chấm dứt vào thời Xuân Thu ChiếnQuốc (thế kỷ VIII – III Tr CN) và chỉ còn lưu lại trong dân gian các dân tộc ítngười với những tên gọi như: Tiên bà (nữ); Tiên công (nam) và Tiên Đồng (trẻem) Những hiện tượng này rất phổ biến trong dân gian Trung Quốc và tuỳ theomỗi địa phương mà được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Đồng kê (cầu cơ bằngtrẻ em); Mê Đồng Tử (trẻ em hôn mê); Vũ Tiên Đồng (trẻ em múa võ trong khibị mê man) Tóm lại những cổ thuật này đều có một số đặc điểm như sau:Đồng là đối tượng trung gian giữa thần và người (người thần dựa) Khi lên đồng,chủ thể (Đồng) ở vào trạng thái tâm sinh lý rối loạn hốt hoảng một cách thần bí,có thể gọi đó là trạng thái xuất thần, mê man mất tri giác Để có thể rơi vào trạngthái mê man mất tri giác trong lúc lên đồng, các Đồng đều có sự trợ giúp của các

sư công dưới các hình thức thôi miên, múa biểu diễn Từ những lập luận này

mà Nguyễn Duy Hinh cho rằng khi lên đồng, con Đồng ở vào trạng thái tâmsinh lý đặc biệt mà chỉ có thể dựa vào lý thuyết của phân tâm học mới có thểgiúp chúng ta hiểu được bản chất của lên đồng Cuối cùng ông kết luận: “Hiệntượng lên đồng là một hiện tượng bệnh lý xuất phát từ tiềm thức” đó là “hiệntượng bất bình thường của con người bình thường trong trạng thái ý thức khôngkiểm soát được hành vi (hành vi, ngôn ngữ do tiềm thức điều khiển) Cơ chế đóchỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta gọi là căn Đồng” Trở lại thuật ngữ

về từ “lên” trong lên đồng mà Nguyễn Duy Hinh cho rằng: thuật ngữ “lên” nếuđược hiểu như quá trình phát dẫn, đi lên, bộc lộ ra bên ngoài của cảm xúc, giốngnhư khi ta nói “lên cơn sốt”, “lên cơn điên”, “lên cơn ghen” thì lên đồng là hiệntượng phân tâm học thuộc lĩnh vực mà S.M.Freud nghiên cứu và như vậy thì

“không có trong/ngoài, không có Đồng/Thần, tất cả diễn ra trong tiềm thức củachủ thể (Đồng) và thể hiện ra bên ngoài Đó là hiện tượng tiềm ẩn trong tiềmthức lúc nào đó đột nhiên lên, tức xuất hiện” Nếu hiểu như vậy thì lên đồng xưakia ở đồng bằng Bắc Bộ không phải là sự đột nhập của các yếu tố bên ngoài vào(Thần nhập) mà là một trạng thái tâm sinh lý đặc biệt xuất phát từ bên trong ra,

và chỉ có thông qua bộ môn phân tâm học của Freud mới giúp chúng ta hiểuđược những cái gì thuộc về tâm lý học tầng sâu (tâm lý học tiềm thức, ý thức)

Trang 22

Từ lập luận này có thể hiểu khi chủ thể (Đồng) bắt đầu “lên đồng” là lúc độtkhởi trạng thái tâm lý đặc biệt xuất phát từ tiềm thức, đây là trạng thái màNguyễn Duy Hinh cho rằng đó là: “Hiện tượng bất bình thường trong trạng thái

ý thức không kiểm soát được hành vi” Cơ chế sẽ dễ dàng hơn ở một số ngườiđặc biệt (người có biểu hiện tâm, sinh lý khác bình thường; người nhạy cảm màdân gian gọi một cách đơn giản là người có căn Đồng, hoặc người không rõ rànggiới tính) Như vậy lên đồng ở những cá thể này, có thể là sự xuất hiện, đột khởitrạng thái ý thức không bình thường ở những cá nhân có những cơ chế tâm sinh

lý đặc biệt Điều đáng lưu ý ở đây là khi lên đồng , nhiều Đồng ở vào trạng tháiđặc biệt của tâm lý và ý thức mà năng lượng từ vô thức được bột phát trỗi dậy

và phát huy được một số tính năng/công năng, nhờ đó họ có khả năng làm đượcnhững việc phi thường: xiên lình, rạch lưỡi, tiên tri

* Hầu đồng là hiện tượng tà giáo Không giống như các hiện tượng tôngiáo, tín ngưỡng khác ở Việt Nam, Hầu đồng là hiện tượng tín ngưỡng dân giankhá nhạy cảm từ xưa cũng như nay Có thể nói số phận của Hầu đồng cũng laođao không kém tình hình của Saman giáo dưới thời Nga Sa Hoàng Do tính chấtkhó lý giải của Hầu đồng mà trong một thời gian rất dài Hầu đồng bị coi là hiệntượng mê tín dị đoan và bị đặt ra ngoài lề hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc.Hầu như các thể chế chính trị, các chính thống giáo (Phật, Nho) rất ngại khinhắc đến hiện tượng này, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi và nhiều giai đoạn Hầuđồng còn bị coi như một hiện tượng tà giáo Điển hình về quan niệm này cũngnhư giới báo chí mà mở đầu công khai công kích Hầu đồng là những tờ báo xuấtbản những năm khi Pháp sang đô hộ Việt Nam Song song với việc thiết lập nền

đô hộ, chế độ thực dân cũng đào tạo được một đội ngũ trí thức mới (trí thức Tâyhọc) và những người này đã sáng lập nên một loại hình văn hoá, nghệ thuật mớichưa từng có trong xã hội Việt Nam trước đó là thể loại báo, tạp chí Nhiều tờbáo tạp chí lúc bấy giờ còn được duy trì mãi đến những năm trước cách mạngtháng tám như Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Tri Tân Trong số những tờbáo tạp chí đó thì Nam Phong là một trong những tạp chí phản ánh khá nhiều vềphong hoá Việt Nam đương thời Qua những số tạp chí còn lưu giữ đến ngày

Trang 23

nay thì lác đác đây đó tục Hầu đồng cũng được đề cập đến, song không phải lànhững chuyên luận nghiên cứu như ngày nay mà chỉ là những mục điểm các lễthức hay các đoạn viết mang tính chất phê bình về hủ tục nước Nam Hầu đồngcùng phong thuỷ, bốc phệ nằm trong số phận ấy, nó được đề cập đến như lànhững điển hình về dị tục, hay trò mê tín Điều đó cho thấy ngay từ nửa đầu thế

kỷ XX, khi mà luồng văn minh Âu Tây, cụ thể là văn hoá Pháp đã tràn vào ViệtNam, đã tác động rất nhiều đến cách nghĩ và lối tư duy của xã hội đương thời.Đây là lần thứ hai trong lịch sử văn hoá dân tộc phải đương đầu với cuộc hộinhập văn hoá lớn, nhiều trí thức yêu nước thời gian này đã khảo cứu về phongtục nước Nam như dấy lên tinh thần dân tộc trước làn sóng văn hoá Âu Tây ồ ạtxâm nhập Hầu đồng cũng được kể đến song thái độ nhìn nhận lại hoàn toàn coiđó là một hủ tục, tà giáo cần phải dẹp bỏ Quan niệm này về sau vẫn còn phổbiến trong giới báo chí nói chung Có thể hiều nguồn cơn của “sự ngược đãi”này, một phần do tính bí hiểm của Hầu đồng, mặt khác là do ở hệ thống tínngưỡng này là tín ngưỡng dân gian không có giáo lý, giáo hội nên khó nắm bắt

và khó kiểm soát, chưa kể trong lễ thức Hầu đồng thì tính thực dụng lại nổi lênnhư một thế ứng xử với thần linh Tuy nhiên trải quan bao thăng trầm và sónggió, hình thức nghi lễ này vẫn tồn tại một cách khá dẻo dai, tất yếu phải cónhững lý do tồn tại tự thân của nó, phần khác cũng hết sức quan trọng đó là Hầuđồng lại tồn tại trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu ởViệt Nam

1.4 Vai trò của nghĩ lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Từ thuở lập quốc đến nay, dân tộc Việt vẫn coi mình là con rồng cháutiên, với người mẹ có công sinh thành là Âu Cơ Trải qua quá trình bồi đắp vềvăn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, người Việt và một số tộc người khác hình thànhnên tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Tam phủ - Tứ phủ (gọi là Đạo Mẫu) Đạo Mẫu,

từ bao đời nay là tín ngưỡng riêng của người Việt, có vai trò, vị trí đặc biệt, đápứng nhu cầu, khát vọng trong đời sống thường nhật của một dân tộc sinh ra vàphát triển trong nền văn minh lúa nước Đạo Mẫu, về nghi lễ, thờ các vị Thánh

và Thánh Mẫu, được sinh ra từ ước vọng của nhân dân, mong cho mưa thuận,

Trang 24

gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc Về nghệ thuật dân gian, đây là hình thứcdiễn xướng trong văn hóa tâm linh.

Các Thánh và Thánh Mẫu, có thể là Thiên thần, cũng có khi là Nhân thầnhình thành từ trí tưởng tượng của người dân Nhân thần là người có thật tronglịch sử, có công đánh giặc giữ nước, hoặc dạy dân dệt vải, tằm tang, làm muối,nghề mộc, làm bánh, ca công Hiếm thấy dân tộc nào mà vai trò, vị trí của cácMẫu (Mẹ) lại dày dặn, rõ ràng và quan trọng như ở dân tộc Việt Trong vốnhuyền thoại và truyền thuyết của dân tộc Việt, các vị nữ thần gắn với sự kiến tạo

vũ trụ, các yếu tố bản thể của vũ trụ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều thể hiện làcác bà: bà Kim, bà Mộc, bà Thủy, bà Hỏa Các Mẹ là những người sản sinh ranhững giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa và các Mẹ là Tổ sư của cácnghề thủ công, mĩ nghệ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhiều phụ nữcũng ra trận, trở thành anh hùng: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thái hậu Dương VânNga, nữ tướng Bùi Thị Xuân Các vị này được nhân dân tôn làm Thần, Thánh,được triều đình sắc phong “Thượng đẳng thần”, được nhân dân tôn làm Thànhhoàng của nhiều làng Riêng Liễu Hạnh công chúa được tôn làm Thánh Mẫu,

là Mẫu nghi thiên hạ, một trong “Tứ bất tử” của đất nước Việt Nam gồm: TảnViên Sơn thần, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh công chúa (MẫuLiễu) Như vậy, Đạo Mẫu là kết tinh của những giá trị văn hóa, xuất phát từcuộc sống lao động, sản xuất; đánh đuổi ngoại xâm của cả dân tộc, được bồi đắpqua suốt quá trình lịch sử

Mẫu Tam phủ - Tứ phủ chứa đựng tư duy biểu kiến của người Việt về vũtrụ ở dạng nguyên sơ, thống nhất chia làm 4 miền, do 4 vị Thánh Mẫu cai quản:Mẫu Thượng Thiên cai quản miền Trời, Mẫu Thượng ngàn cai quản vùng đồinúi, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) cai quản miền đồng bằng, Mẫu Thoải caiquản miền sông nước Tam tòa Thánh Mẫu gồm: Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên,Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn, Mẫu Đệ tam Thoải phủ Bên cạnh các Mẫu là cácquan: Tôn quân thần Triều, Thái sư nhất phẩm, quan Đệ nhất, quan Đệ nhị, quan

Đệ tam, quan Đệ tứ, quan lớn Tuần Tranh, quan Hoàng triều Các đức chúa có:chúa Ba, chúa Thác Bà, chúa Bắc Lệ, chúa Mười Đồng Mỏ Rồi các đức ông:

Trang 25

Hoàng Cả, Hoàng Ba, Hoàng Bẩy, Hoàng Mười Bên dưới có các cô: cô Đệnhất, cô Đôi Thượng, cô Đôi Thoải, cô Năm suối, cô Sáu lục cung, cô Tám đồichè, cô Chín, cô Mười, cô Bé Các cậu gồm: cậu Hoàng cả, cậu Hoàng đôi, cậuHoàng ba, cậu Hoàng bé Điều này có thể chứng minh rằng, tuy hình thành từ trítưởng tượng và tâm linh của cư dân nông nghiệp, nhưng về cấu trúc tổ chức thìkhá chặt chẽ, đòi hỏi những người theo Đạo Mẫu phải thành thạo, mang tínhchuyên nghiệp cao.

Tín ngưỡng thờ Mẫu có vai trò, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xãhội.Vai trò, ảnh hưởng đó ngày nay được thể hiện trong các lĩnh vực sau:

Một là, vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hóa, chính

trị-xã hội.

Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Trongđó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều người, các sinh hoạt tín ngưỡng thờigian trước đây diễn

ra bán công khai, nay Với chính sách tự do tín ngưỡng Và tôn giáo củaNhà nước ta thì nó trở nên công khai hơn, tự do hơn Chính vì thế, vai trò và ảnhhưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với chính trị - xã hội càng lớn

Thực tế cho thấy, nếu một số người trong chúng ta từ một cách nhìn nàođó coi sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu như một thứ trở lực xã hội gây hao tổn thìgiờ, tiền bạc mà đi đến bài trừ hoặc cấm đoán một cách thái quá loại hình tínngưỡng dân gian này, có thể dẫn tới việc vi phạm quyền tự do tín ngưỡng củanhân dân Ngược lại, nếu chúng ta để hiện tượng lợi dụng chính sách tự do tínngưỡng và tôn giáo của Nhà nước ta để chống lại Nhà nước, phá hoại sự nghiệpđoàn kết toàn dân, hoạt động mê tín dị đoan dièu này cũng ảnh hưởng khôngnhỏ tới đời sống văn hóa-xã hội, dẫn tới những hậu quả khôn lường

GS,TS Phạm Ngọc Quang cho rằng: “Không chỉ tôn giáo, mà cả tínngưỡng dân gian cũng có quan hệ chặt chẽ với chính trị, pháp quyền

Việc thờ Mẫu ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cũng có những vai trò tíchcực đối với cộng đồng, cho dù nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nhưng

Trang 26

vẫn mang tính chất hiện thực Thờ Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn hóacủa tổ tiên ta là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và vai trò quan trọngcủa người phụ nữ luôn có vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội và trong đờisống cộng đồng Có thể nói: “Người tiểu nông Bắc Bộ đã sử dụng tôn giáo tínngưỡng truyền thống như chỗ dựa tinh thần không thể thiếu qua nhiều thế kỷ ”

Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc dung nạp các tínngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam Góp phần trong truyền thống hòa đồng cáctôn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật, đều phù hộ độ trì cho con người Tínngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, còn có sự ảnh hưởngngược lại đối với tôn giáo ngoại

nhập như Phật giáo, Công giáo

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò là liên kết tinh thần giữa những ngườicó cùng một niềm tin vào các “Mẫu ”, người ta có thể liên kết với nhau đôi lúcrất chặt chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ không cùng ý thức chính trị.Bởi vì, bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần mạnh mẽ Sự

cố kế ấy được nâng lên nhờ sự “ linh thiêng” của các “Mẫu ” và các thần trongtín ngưỡng thờ Mẫu Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở cácvùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đoàn kết, cảm thông lẫn nhau mộtcách sâu sắc hơn giữa các thành phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội

Những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây cũng được xem làcó vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nếu gạt bỏnhững tiêu cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần đáng kể cho bản sắc văn hóaViệt Nam: Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục trong điện thần đều là nét độcđáo về văn hóa, nghệ thuật Ngoài ra, bên cạnh hát chầu văn theo nhạc điệu còncó múa đồng đó là những di sản văn hóa dân tộc rất quí giá cần được đánh giáđúng mực, cần bảo tồn và phát triển

Hai là, vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống của người Việt Nam.

Khi xã hội phát triển toàn diện thì cuộc sống của nhân dân lao động cũngkhông ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt Trong đó, tín ngưỡng cũng

Trang 27

trở nên không thể thiếu được đối với một bộ phận cư dân có nhu cầu trong đờisống tâm linh của họ Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một nhu cầu thuộc đời sốngtinh thần của một số người.Từ việc nghiên cứu khảo sát thực trạng văn hóa lễhội truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu ở huyện Văn Yên đã cho thấy vai tròcủa phần “lễ” và phần “hội” trong xã hội ngày nay là là rất to lớn Ngoài việcchấn hưng nền văn hóa dân tộc, nó còn lưu truyền những tinh hoa văn hóa giầubản sắc địa phương, có tính chất vùng miền vốn có từ xa xưa do cha ông để lạicho con cháu sau này Nó giúp cho thế hệ con cháu đời sau nhớ về cội nguồnlịch sử dân tộc, ca ngợi Mẹ khởi thủy, Mẹ dạy nghề bởi Vì các Mẹ là anhhùng văn hóa, anh hùng dân tộc ý thức về cộng đồng cũng được củng cố thêmtrong lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp của lễ hội là đề cao và khuyến khíchchính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng được thể hiện qua các nhân vậtđược cử lễ Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là tinhhoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đấy mà thôi

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâmlinh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này Ngoài ra,

lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm,

sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm chívượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc Sự cục bộ địaphương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất.Nó còn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xãhội

Biểu tượng của các Mẫu được thờ ở đồng bằng Bắc bộ bao giờ cũng mangmột ý chí kiên cường, sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc ngoại xâm, thiêntai nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đây chính là nét đẹp truyền thống củangười Việt Nam Vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng và lễ hội trong tínngưỡng thờ Mẫu còn được thể hiện qua cách ứng Xử, tấm lòng, tâm hồn thậtđẹp của các nhân Vật được tôn thờ, nhất là những cái đẹp của người phụ nữ Việt

Trang 28

Nam là một biểu tượng cần được đề cao và luôn ghi nhớ.

Thực tế, khi một ai đó bước chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rằngđây là chốn linh thiêng Cho nên, tín ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện vàbản chất chân thành của con người Vì họ muốn thể hiện sự tốt đẹp của mìnhtrước những Vị thần linh

Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó thì người

ta tin rằng

Với không gian Và thời gian linh thiêng đó, mọi lời câu xin sẽ đượcthiêng hóa Vì đã có các thánh chứng giám Họ tin Vào điều đó, có thể đời họchưa thực hiện được, nhưng đời con cháu họ sẽ đạt được Trong chiều sâu tâmthức của con người, niềm tin đã đánh thức và thúc giục họ đến một nhu cầu hiệnthực hóa những đối tượng họ tin dưới dạng lý tưởng nhất Mặt khác, người Việtluôn tâm niệm rằng con cái được hưởng phúc từ người mẹ nên có câu “phúc đứctại mẫu” Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp một phần vào việc giáo dục vàhướng con người đến với Chân - Thiện - Mỹ

Hình ảnh người Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là người Mẹ có côngsinh thành

Và nuôi dưỡng đàn con:

Một lòng thờ Mẹ, kính Cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Và tínngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian gắnliền với tập tục, truyền thống văn hóa đạo đức của người ViệtNam

Ba là, vai trò, ảnh hưởng trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hóaQuốc tế Chúng ta đã biết, giữa văn hóa với kinh tế-xã hội có một mối quan hệchặt chẽ với nhau Vì vậy, Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế -xã hội”

Với những định hướng trên, chúng ta đã đặt Việt Nam trong bối cảnh:

“thế giới đã bước vào nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, còn văn hóa khôngchỉ gắn với phát triển mà còn có khả năng điều tiết sự phát triển đúng hướng”

Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đây cũng là điều kiện

Trang 29

để cho sự tích hợp và phát huy mọi tiềm năng văn hóa tinh thần vốn có của dântộc, là tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội nhập vănhóa giữa các vùng, miền trong

Và ngoài nước Con người có cơ hội bày tỏ những tâm tư nguyện Vọngcủa mình, Vừa được giao lưu tình cảm với cộng đồng Nhưng xuất hiện cùnglúc này là hàng loạt vấn đề đặt ra do cơ chế thị trường đem lại

Xu hướng “thương mại hóa” lại ảnh hưởng đến lễ hội dân gian của loạihình thờ Mẫu ảnh hưởng của kinh tế thị trường còn bộc lộ đến một số ngườidân sở tại nơi có đền, phủ, miếu thờ Mẫu Họ đến với Mẫu không còn xuất phát

từ nhu cầu tâm linh mà bởi nhu

cầu kinh tế Thực tế, trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng quốc tếhóa, toàn cầu hóa đang phát triển ở nước ta, hiện đang có nguy cơ lãng quênhoặc không quan tâm đến những giá trị của tín ngưỡng truyền thống, những sựkiện lịch sử của dân tộc mà ông, cha đã để lại

Đây là lúc hãy phát huy Vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian nóichung Và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vào phần “lễ” và “hội” để mọi ngườicùng tham gia những lễ hội đó Hạn chế những tác động và du nhập của văn hóa,tôn giáo, tín ngưỡng ngoại lai có hại cho sự phát triển văn hóa của dân tộc ta Từđó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uốngnước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu và mọi người dân

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được thực hiện,nền kinh tế nước ta đã phần nào khởi sắc Nhưng một hiện tượng khá nổi bật màrất nhiều người quan tâm, ngay cả những quốc gia được coi là phát triển cũngkhông tránh khỏi đó là sự chênh lệch khá lớn giữa những người được coi là giầucó và những người còn quá nghèo Sự bất bình đẳng đó thường ngày là khoảngcách giữa mọi người có thể tách biệt về thân phận, địa Vị xã hội, các thành phầnkinh tế nhưng Với những người tin và đi theo tín ngưỡng thì khi vào đền,phủ,miếu, chùa đứng trước ban thờ, điện thờ, trước những làn khói hương thìmọi người đều bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giầu nghèo

Trang 30

2 Khái quát về huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.1 Đặc điểm địa lí:

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễntừng bước đầu hàng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến Đầu năm

1886, quân Pháp đánh chiếm Yên Bái, Tổng đốc Hưng Hóa hợp Nguyễn QuangBích, Bố chánh Nguyễn Văn Giáp phối hợp cùng các lãnh đạo địa phương nhưVương Văn Doãn, Đặng Đình Tế, Phạm Thọ, Đặng Tiến Lộc, Đổng Phúc Thịnh

tổ chức đánh chặn địch quyết liệt; xây dựng căn cứ chiến đấu gây cho quân Phápnhiều thiệt hại Ngày 19-10-1889, nghĩa quân đánh tan cả đoàn thuyền địch gồm

13 chiếc trên sông Hồng, đoạn giữa Trái Hút và Bảo Hà

Từ năm 1886 đến năm 1898, các hoạt động bất hợp tác với giặc, nhiềucuộc khởi nghĩa nhỏ liên tục nổ ra gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn trongviệc thiết lập bộ máy thống trị và kiểm soát các tổng, xã

Hai năm 1913 – 1914, cuộc khởi nghĩa do Triệu Tài Lộc, Triệu Kiến Tiên

và một số thủ lĩnh khác tổ chuức được đông đảo người Dao, Tày, Kinh ở vùngVăn Yên và các vùng lân cận tham gia, ủng hộ Từ cơ sở đầu tiên ở tổng TrúcLâu, phong trào lan rộng khắp châu Lục Yên, phủ Trấn Yên, phủ Yên Bình vớitổng số 1.414 người Nghĩa quân đã tiến công đồn Trái Hút (19-10-1914), đồnBảo Hà (21-10-1914)… Nhưng do tổ chức, phối hợp thiếu chặt chẽ, trang bị vũkhí lạc hậu, thiếu then chốt, cho nên các cuộc tiến công không giành được thắnglợi Thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, bắt hàng trăm người, trongđó có rất nhiều phụ nữ, xử tử 67 người (39 người ở nghĩa địa tây Yên Bái, 28

Trang 31

người ở Phú Thọ) Đây là sự kiện tiêu biểu khẳng định lòng yêu nước, tinh thầnđoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung và vùngVăn Yên nói riêng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược, nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên đã không ngừng phát huy truyềnthống quý báu, anh dũng đấu tranh có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệpgiải phóng quê hương, giải phóng dân tộc Với những thành tích nổi bật Đảng bộ

và nhân dân huyện Văn Yên, xã Đại Phác, thị trấn Mậu A… đã vinh dự đượcđón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳkháng chiến chống Pháp do Đảng và Nhà nước trao tặng

Truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn, anh dũng đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên là giá trị tinh thần tolớn, là nguồn sức mạnh từ nội lực, trở thành sức mạnh và động lực thúc đẩyĐảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước trên con đường đi tới

ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số

177-CP, quyết định thành lập huyện Văn Yên Ngày 8 tháng 1 năm 1965, Tỉnh uỷYên Bái ra Nghị quyết số 06-NQ/TU, chỉ thị Ban cán sự Đảng huyện, gồm 13đồng chí, đồng chí Lê Thạch Bích được chỉ thị làm trưởng ban, các đồng chíTrần Huệ và Dương Xuân Cương làm phó ban Ngày 13 tháng 2 năm 1965, Uỷban hành chính huyện được thành lập Ngày 1 tháng 3 năm 1965, lễ bàn giao vàtiếp nhận huyện được tổ chức tại hội trường khai hoang của hợp tác xã Ba Soi(Thọ Lâm) nay là khuân viên nhà văn hoá thôn 1 (thôn Kim Yên) xã Lâm Gianghuyện Văn Yên tỉnh Yên Bái Từ đây, huyện chính thức đi vào hoạt động

* Vị trí địa lý

Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thànhlập từ tháng 3 năm 1965 Có tọa độ địa lý 104º23' đến 104º23' độ kinh đông và

từ 21º50'30'' đến 22º12' vĩ độ bắc

+Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình

+Phía Tây giáp huyện Văn Chấn

Trang 32

+Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

+Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên – tỉnh Lao Cai

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.391,54 Km2 Huyện Văn Yên cách trungtâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với

312 thôn bản, 60 tổ dân phố

Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ YênBái – Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai Với lợi thếnày, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốcphòng an ninh

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và đặc điểm khí hậu, tập quán canh tác đãchia Văn Yên thành 3 vùng kinh tế:

+Vùng thâm canh lúa gồm 13 xã: Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A,Mậu Đông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, YênPhú, Đại Phác và Tân Hợp (trong đó: Thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ)

+Vùng trồng màu và cây ăn quả gồm 6 xã: Lang Thíp, Lâm Giang, ChâuQuế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Đông An

+Vùng trồng quế gồm 8 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm,

Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn

2.2 Đặc điểm văn hóa

Cùng với những dấu tích lịch sử huyện Văn Yên cũng tồn tại một nền vănhóa mang đặc bản sắc dân tộc

Tại thị trấn Mậu A, di tích Bến Đá Cổ đã được UBND tỉnh công nhận ditích cấp tỉnh Qua khai quật đã cho thấy dấu tích của người Việt cổ đã tồn tại từlâu đời trên đất Văn Yên cùng với những truyền thống lịch sử Văn Yên có đềnNhược Sơn thuộc xã Châu Quế Hạ di tích lịch sử cấp Quốc Gia thờ dũng tướng

Hà Khắc Trương trong cuộc chiến chống giặc Nguyên – Mông vào thế kỷ XIII –XIV Đền Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn và bài vị của 5 nghĩa quân ngườiTày họ Hà, họ Hoàng, họ Lương và họ Nguyễn bị thực dân Pháp hành quyếtnăm 1914 Đền được 4 đời vua phong sắc về có công lao bảo vệ đất nước và xã

Trang 33

Đông Cuông cũng được đặc cách chuẩn y cho theo trước phụng thờ Chư Thần

và chăm lo đền miếu cụm di tích cấp tỉnh trong chiến thắng sông Thao chốngthực dân Pháp xâm lược gồm: di tích Đồn Đại Bục (xã An Thịnh), Đồn ĐạiPhác (xã Đại Phác), Đồn Dóm (xã Đông An) Ngoài ra còn có di tích cấp tỉnhcủa đình Cả Ngòi A thuộc xã Ngòi A Với 11 dân tộc anh em sinh sống Văn Yêncó nền văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn, lưu giữ và tồn tạicùng với đời sống của nhân dân như: múa mừng cơm mới, múa xẹ xi của dântộc Xa Phó xã Châu Quế Thượng, múa rùa của dân tộc dao xã Quang Minh, múaxúc tép của dân tộc Tày xã Đông Cuông, Ngòi A Kèn lá của dân tộc Dao xã ĐạiSơn Múa khèn, gậy xinh tiền của dân tộc Mông xã Nà Hẩu v.v

Thực hiện cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa đến hết năm 2005, Văn Yên đã có 312/312 thôn bản, khu phố có nhàvăn hóa, 237/312 thôn bản, khu phố có sân bóng chuyền, 100 đội văn nghệ cơsở, mỗi năm một lần luân phiên tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng khối xã,thị trấn và hội diễn nghệ thuật quần chúng khối công nhân viên chức

* Các di tích lịch sử

- Di tích lịch sử đền Đông Cuông

- Di tích lịch sử đình Ngòi A

- Di tích lịch sử khảo cổ học bến Mậu A

- Di tích lịch sử đền Nhược Sơn

- Di tích chiến thắng Sông Thao (đồn Đại Phác, đồn Đại Bục, đồn Gíom)

2.3 Đặc điểm đền Đông Cuông

* Tên di tích: Đền Đông Cuông

- Tên gọi khác: Đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang.

* Địa điểm và đường đi đến di tích

- Địa điểm phân bố: Thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện VănYên, tỉnh Yên Bái

- Đường đi đến di tích: Cách trung tân tỉnh lỵ Yên Bái về phía Tây Bắc

52 km, cách huyện lỵ Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km

về phía Tây Nam Đường đi đến di tích đều rải nhựa, bê tông, phương tiện du

Trang 34

khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi.

* Sơ lược lịch sử và thuộc tính của di tích:

Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài đền Chính còn cóMiếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sôngHồng đối diện với ngôi đền Chính về hướng nam cách 150m đường chim baythuộc cụm di tích đền Đông Cuông)

Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết, đền có muộn nhất vàođời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thờiTrần), các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại nam Nhất thống chí đều có ghichép về ngôi đền Đông Cuông này Đền và khu vực đền có liên quan đến đềnNgọc Tháp và đền Hùng (Phú Thọ)

Đền Đông Cuông sơ khởi là miếu thờ Đông Quang công chúa do cácdòng họ Hà, Hoàng, là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụchính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan vàđảm nhiệm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn thư chỉ hai chiềugiữa triều đình trung ương và cơ sở Thời Trần Tổng dinh Quy Hóa Hà Bổng vàthuộc viên của ông từ Ngọc Tháp- Thanh Sơn lên trấn giữ biên ải Hiện nay,trước là đình, nay là đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là

Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên Mông lấy 7 vạn quân,

500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 500 quân ở 4 châu ngoài bể vàsai thái tử Thoát Hoan làm đại nguyên soái, A Bát Xích làm tả thừa, A Lỗ Xíchlàm bình trương chính sự, Ô Mã Nhi, phần tiếp làm chính sự đem tất cả hơn 30vạn quân sang tiến đánh nước Nam

Trước tình thế đó Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần NhânTông đã sắc phong Hưng Đạo Vương Quốc Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiếtchế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt khánh chiến chống quân xâm lượcNguyên – Mông Đạo quân Nguyên – Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạyngược sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh (nay là huyệnPhong Châu tỉnh Phú Thọ) chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc,

Hà Chương đã rút quân lên đánh địa căn cứ núi Chỉ (thuộc tỉnh Phú Thọ) dẫn

Trang 35

đến, từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc tập kíchbất ngờ bằng nhiều mưu lược quân sự Hà đặc sai người dùng tre đan thànhnhững hình người to lớn cho mặc áo quần như người thật rồi cứ tối thì dẫn radẫn vào Ông lại sai người dùi thủng thân các cây to rồi cắm vào đấy những mũitên thật lớn, quan giặc trông thấy tưởng rằng đang gặp những người khổng lồ cósức mạnh phi thường bắn thủng cả những cây cổ thụ, hoảng loạn mà không dámđánh.

Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp (chưa xác địnhđược A Lạp ở đâu, con sông Phù Ninh có lẽ là sông Lô ngày nay, theo ĐồngKhánh địa dư chí lược (Sơn Tây tỉnh) huyện Lập Thạch có các xã A Lạp, ĐứcLạp, phải chăng A Lạp là ở đây) thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh, Hàđặc anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt Nhân đêm tối lúc sơ hở Hà Chương đãlấy cờ xí và y phục quân giặc trốn về, đem dây lên triều đình xin dùng cờ và yphục giả làm quân giặc tới doanh trại của chúng, giặc bị tập kích bất ngờ khôngkịp đề phòng bị quân của Hà Chương đánh từ trong ra Quân Nguyên - Môngtan vỡ thiệt hại nặng, số sống sót rút chạy về Vân Nam

Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai là một chiến thắng hiển hách,địa danh tiêu biểu Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghitrong sử sách Những đóng góp của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắcdưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh lỗi lạc: Hà Đặc, Hà Chương thể hiện sức mạnhđoàn kết dân tộc

Theo gia phả của dòng họ Hà, vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng họ HàĐặc, Hà Chương thời Trần Nay tụ cư tại An Bồi- Kiến Xương- Thái Bình, HàKhâm và Hà Chương là hai anh em, khi đánh giặc, Hà Chương hăng hái truykích địch tới vùng Yên Bái hy sinh tại đó Ông được phong hầu là “BìnhNguyên thượng tướng trung dũng hầu”, tại làng An Bồi còn có một nhà thờ tổcó hai câu đối:

“ Thác Nhược tận trung lưu vạn đại

Hải môn chí dũng kỷ thiên thu”

Tại Ghềnh Ngai xã Tân Hợp đối diện với đền còn ban câu đối đá mục còn

Trang 36

lưu lại 3 chưa âm lưu, các cụ cao niên tại xã Quế Hạ truyền miệng lại HàChương… trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã đuổi quânNguyên từ Phú Thọ theo sông Hồng lên Yên Bái, tới Châu Quế Thổ (tức ChâuQuế Hạ ngày nay) Hà Khắc Chương chiêu mộ thêm thổ binh địa phương tiếp tụctruy kích địch, đóng bè mây mang ra cắm chốt tại cửa ngòi Thác Nhược Saumột tuần quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta từ mọi hướng xông ra phátan quân địch trong lúc quyết chiến Hà Chương bị thương nặng và hy sinh, đãđược đưa sang sông chôn cất tại cửa Thác Nhược Sơn Hậu duệ của ông rướchồn về thờ tại Đền Đông Cuông Tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái.Qua 5 lần khai quật, giải mã phát hiện nơi đây là một trung tâm phật giáo thờinhà Trần sau khi thắng trận khải hoàn được xây dựng phải chăng đây là kế sáchcủa nhà Trần nhằm bảo vệ miền biên viễn của Tổ Quốc.

Sau khi tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên Ghềnh Ngai, vợ ông là

Lê Thị và con trai ông (là Hoàng Báo) khi mất cũng được dân làng thờ bênGhềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ và con được di chuyển sang đình cả ĐôngCuông (nơi đền Đông Cuông ngày nay)

Kể từ khi di dời, đình được mở rộng và cải đổi trở thành đền cụ Lê QuýĐôn thời Hậu Lê đã có kỷ lục Sách Đại nam Nhất thống chí có địa danh là “đềnThần Vệ Quốc” gọi theo sắc phong Sự biến cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914) năm 1914 nghĩa quân Mán quần trăng, Mán đại bản và người Tày, ngườiNùng tỉnh Yên Bái tổ chức tập hợp lực lượng và nổi dậy năm Giáp Dần tấn côngcác đồn Pháp trên đại bàn tỉnh Yên Bái và Lao cai Cùng thời gian này côngnhân hỏa xa và thương gia Việt Kiều tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hưởng ứnglời kêu gọi của Phan Bội Châu và những người Việt Nam quang phục hội, lậphội ái hữu và hội yêu nước ở hải ngoại, bí mật ủng hộ phong trào đấu tranhchống Pháp ở trong nước Một số đồn binh của Pháp dọc biên giới Việt Trung,địa phận Lao Cai bị nghĩa quân tấn công

Cuộc nổi dậy thất bại, do thiếu tổ chức đúng đắn, chính quyền thống trịPháp thiết lập, tòa án quân sự đặc biệt trong thời ký chiến tranh… xét xử nhữngchiến sỹ yêu nước, hầu hết bị tử hình, chung thân hoặc khổ sai lưu đày, một số

Trang 37

bị hành quyết lén lút.

Một lần nữa nhân dân toàn tổng Đông Cuông góp sức, của, đón thợ HàĐông, Nam Định lên đúc tượng đồng và phong vua mẫu, vua con (đúc tượng HàChương thờ tại nơi Mộ Thác Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ được xếp hạng di tíchcấp quốc gia năm 2006) Tục gọi là đền Thác Nhược Như vậy thời Lê hìnhthành đền thờ nhân thần mẹ con bà Lê Thị, thời Nguyễn suy tôn vua Mẫu và giờđây trở thành đền Mẫu Đông Cuông “Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn”

Năm 1924, bà Lái Lộc một nhà buôn lâm sản bỏ tiền riêng xây gạch chođền Mẫu và sửa miếu Đức Ông bằng gỗ lim

Năm 1978- 1979 nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, đền dỡ đi để xóamục tiêu, đồ thờ được thủ từ Hà Văn Giấy cất giữ cẩn thận

Năm 1982 tình hình tạm yên Hội người cao tuổi ở thôn Bến đền đã dựnglại trên nền đền cũ bằng vật liệu tranh tre, nứa lá

Năm 1995 UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép nhân dân xã ĐôngCuông, huyện Văn Yên “xây dựng lại ngôi đền Đông Cuông đúng trên nền ngôiđền cũ cúng đã được sự đồng ý của Cục Bảo tồn, bảo tàng, nay là Cục Di sảnVăn hóa để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tôn kính, thờ cúng các vị nhân thần cócông trấn ải giữu nước phía Bắc, là điểm giáo dục lịch sử rất có giá trị ở nơimiếu biên niên”

Năm 2000 sở văn hoá thông tin, bảo tàng tỉnh Yên Bái (nay là sở văn hoáthể thao và du lịch tỉnh Yên Bái) lập hồ sơ trình tỉnh xếp hạng di tích lịch sử vănhoá cấp tỉnh có diện tích trên 17.600m2

Đền Đông Cuông khó định danh nhân vật thời chính cũng chỉ vì tồn tạikhá lâu đời (bên cây đa ngót 800 năm tuổi) Và ít điểm thờ tự cho nên nhiều thế

kỷ đi đôi với phối thờ nhiều nhân vật nhân thần và nhiên thần có công dựng, giữnước ở phía bắc

* Loại di tích:

Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thuộcloại di tích lịch sử - văn hoá

* Khảo tả di tích

Ngày đăng: 05/10/2016, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w