Giải pháp chính sách trong phát triển TĐKT

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 50 - 53)

VI. Một số văn bản pháp lý vể tập đoàn kinh tế

2. Giải pháp chính sách trong phát triển TĐKT

Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và liên kết kinh doanh

Chính sách này hướng vào việc:

Đẩy nhanh cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước Phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp

nước ngoài.

Hoàn thiện tổ chức và thể chế cũng tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách trên và cho hoạt động của tập đoàn. Đó là thực hiện cơ chế một đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại công ty mẹ tập đoàn. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty tài chính, trong đó có hướng dẫn cụ thể về công ty tài chính của tập đoàn kinh tế.

Đối với TĐKT hình thành trên cơ sở TCTNN, rất cần có hướng dẫn về vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tổng hợp cả công ty mẹ và các công ty con, sau khi loại trừ những giao dịch trong nội bộ tập đoàn nhằm phản ánh chính xác giá trị sản phẩm và lợi nhuận thực. Trong đó quy định các giao dịch tài chính giữa các DN thành viên tập đoàn phải được báo cáo đầy đủ và công khai. Báo cáo này do công ty mẹ thực hiện và công ty mẹ được quyền tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn và công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối. Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn phải để cập đến vốn, nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thuế thu nhập của cả tập đoàn sau khi đã loại bỏ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con với nhau.

Chính sách đối với các tổng công ty được lựa chọn phát triển thành tập đoàn

Đối với chính sách này cần phải xem xét những vấn đề sau:

 Về phân phối lợi nhuận, trong thời gian thí điểm, cho phép công ty mẹ tự quyết định sử dụng phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn công ty tự huy động nhằm tăng tốc độ và khả năng tích tụ và tập trung vốn. Phần lợi nhuận chia theo vốn nhà nước cũng được để lại công ty để tăng vốn nhà nước tại công ty.

 Về thuế thu nhập doanh nghiệp: tuỳ tính chất và đặc thù của tập đoàn cho phép tập đoàn thí điểm nộp theo một trong hai phương thức sau:

• Theo loại hình doanh nghiệp: Công ty mẹ và các công ty con có 100% vốn sở hữu của công ty mẹ nộp chung thuế với mức thuế được tính theo tổng doanh thu/ lợi nhuận của toàn bộ các công ty này.

• Theo loại hình hoạt động: Đối với các hoạt động kinh doanh riêng rẽ, từng doanh nghiệp thành viên (công ty mẹ và các công ty con) sẽ nộp theo quy định hiện hành. Đối với các hoạt động mang tính chất chung, dây truyền khép kín trong tập đoàn, liên quan đến toàn bộ các doanh nghiệp thành viên thì được tính riêng để công ty mẹ thay mặt tập đoàn nộp thuế tổng hợp.

Riêng công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần góp vốn vào các công ty con và công ty khác, nếu các công ty này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn.

 Về tín dụng, cho phép công ty mẹ được bảo lãnh tín dụng cho các công ty con bằng toàn bộ số vốn của tập đoàn được ghi trong quyết định thành lập.

Thông qua tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên được huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức: phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài tổng công ty; huy động vốn của người lao động trong tổng công ty và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn

Cho phép công ty mẹ (là đại diện của tập đoàn) được sử dụng năng lực của toàn bộ các DN thành viên trong tập đoàn để tham gia các hoạt động đấu thầu, kể cả đầu thầu quốc tế. Trong trường hợp trúng thầu, công ty mẹ được

phân chia gói thầu cho các công ty con thực hiện. Tuy nhiên công ty mẹ là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

Chính sách đối với thương hiệu của tập đoàn

Tập đoàn có thương hiệu chung. Các DN thành viên tập đoàn được sử dụng thương hiệu chung này bên cạnh thương hiệu mình. Các công ty con sử dụng thương hiệu công ty mẹ trong hoạt động giao dịch kinh doanh nhưng phải được phép của công ty nẹ

Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế tạo tiền đề cho hình thành tập đoàn kinh tế.

Thúc đẩy sự đồng bộ hệ thống các loại thị trường vốn, lao động, bất động sản, hàng hoá, công nghệ…

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

 Gia tăng tiết kiệm tiêu dùng để kích thích đầu tư

 Duy trì cân đối thương mại bằng tỷ gia hối đoái hợp lý

 Các biện pháp chống gian lận thương mại, buôn lậu bảo vệ thương hiệu, bản quyền…

 Bảo đảm cho đầu tư dài hạn, quyền sở hữu…

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w