Những thách thức và trở ngại đối với việc chuyển đổi các tổng công ty nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 37 - 40)

nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế

1. Quy mô và trình độ tích tụ vốn

Theo quá trình lịch sử, các tập đoàn kinh tế ở trên thế giới cho thấy, TĐKT chỉ hình thành và có điều kiện để phát triển khi đã đạt tới một trình độ nhất định về khả năng tích tụ và tập trung vốn, tài sản cho dù là sản xuất hàng hoá hoặc sản xuất dịch vụ, trong đó có nghành dịch vụ, điều lưu ý là trình độ tích tụ và tập trung vốn, tài sản phải vừa được xem xét trên góc độ toàn nghành vừa trên góc độ từng DN riêng rẽ. Để hình thành TĐKT thì vấn đề bảo đảm vấn đề này là hết sức quan trọng, bởi vì khi tích tụ và tập trung vốn, tài sản lớn sẽ là điều kiện để giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường cho dù là trong nước hay nước ngoài. Trong khi đó quá trình tập trung hoá về sản xuất kinh doanh và tích tụ về vốn của các TCT 91 của ta còn chậm và yếu hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chưa tương xứng với yêu cầu hình thành TĐKT.

Ví dụ giữa Trung Quốc và Việt nam. Đối với Trung Quốc có 503 tập đoàn nhà nước có công ty mẹ là xí nghiệp quốc hữu, đã có 3 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế gíới về vốn và doanh thu. Tài sản trung bình của một tập đoàn lên tới 12,4 tỷ nhân dân tệ tương ứng khoảng 24.800 tỷ đồng. Còn đối với Việt nam khi công 3 tổng công ty là Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn thông lại thì chỉ có thể vượt mức trung bình của Trung Quốc (

mà ta đã biết đây là ba tổng công ty lớn nhất của Việt nam).

Cơ chế quản lý vốn tài chính hiện chưa khuyến khích việc tăng cường tích tụ tái đầu tư vốn của các TCT. Hầu hết các TCT 91 chưa có được sự tích tụ và tập trung thống nhất, trừ một số rất ít TCT hạch toán toàn nghành. Cơ chế bao cấp đối với TCT vẫn còn tồn tại. Nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước, điều này chứng tỏ khả năng huy động nguồn vốn của các TCT là không hiệu quả thậm chí được coi là yếu; mà mức độ tập trung hoá không đồng đều theo nghành và ngay trong một ngành, phụ thuộc vào tác động đầu tư của Nhà nước.

2. Chuyên môn hoá và hợp tác, liên kết kinh doanh

Việc liên kết TCT chưa phù hợp với liên kết của TĐKT. Đó là nguyên nhân hạn chế TCT phát triển thành tập đoàn. Hiện nay trên thế giới thường tồn tại theo hai dạng liên kết TCT:

 Dạng thứ nhất: Dạng TCT có quan hệ liên kết lỏng lẻo, tức là các công ty mẹ chỉ đầu tư, mua cổ phiếu của các công ty khác và quyết định định hướng phát triển mang tính chiến lược và đây là dạng phổ biến ở Nhật Bản, Châu Âu….

Dạng thứ hai: TCT có liên kết chặt chẽ hơn, bao gồm quá trình chỉ đạo xuyên suốt đối với mọi lĩnh vực, từ sản xuất cho tới phát triển thị trường… Dạng này phổ biến ở Trung Quốc và hiện nay chúng ta đang đi theo hướng này,là dạng chủ yếu trên cơ sở quyết định hành chính. Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, tổ chức lại, xoá bỏ sự phân tán của các DN, chỉ gom các DN có cùng nghành nghề lại với nhau mà chưa phải là quan hệ kinh tế chặt chẽ, cùng có trách nhiệm và cùng phân chia quyền lợi như quan hệ liên kết trong tập đoàn.

động trong cùng nghành nghề, lĩnh vực sản phẩm, cùng với thị trường tiêu thụ và cùng với đối tượng khách hàng, trong một sô trường hợp cũng không tránh khỏi có sự xung đột về lợi ích

Để hạn chế tình trạng này các TCT thường sử dụng các biện pháp hành chính. Ví dụ tổng công ty Xi măng Việt nam đã thực hiện một số biện pháp hành chính như phân vùng tiêu thụ cho các công ty xi măng thành viên…điều này một mặt làm giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các đơn vị thành viên, đảm bảo mục tiêu chung của TCT, nhưng mặt khác lại hạn chế sự phát triển của các công ty thành viên có tiềm lực mạnh.

3. Quan hệ với nhà nước

Việc thực hiện quyên chủ sở hữu đối với các TCT theo hướng tập đoàn là chưa rõ, gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động của TCT. Các TCT được hình thành do quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do đó việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc là do thủ tướng quyết định, nhưng các nội dung quyền chủ sở hữu nhà nước còn lại khác lại do một số các cơ quan khác thực hiện, mặt khác việc thực hiện mô hình này có sự không phù hợp theo thông lệ quốc tế. Ví dụ: Hội đồng quản trị vẫn không có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc như ở các nước trên thế giới đã làm.Tình trạng chưa tách bạch rõ một số quyền và trách nhiệm giữa người quản lý tức Hội đồng quản trị và người điều hành DN tức Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; chưa gắn kết lợi ích và trách nhiệm của Hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động của TCT còn phổ biến.

4. Cơ chế chính sách phát triển tổng công ty theo hướng tập đoàn

Do nhiều nguyên nhân, các văn bản hướng dẫn thí điểm thành lập một số TCT theo mô hình tập đoàn kinh doanh chưa được xây dựng ban hành, chỉ có Quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1994 nhưng trong

trong văn bản này chưa đề cập đúng bản chất và đặc thù của mô hình, tổ chức quản lý và hoạt động của TĐKT, dẫn đến hoạt động của các TCT chưa thể phát triển theo mô hình TĐKT. Ngay cả việc ban hành Luật DN năm 2003 và Nghị định 153/2004/NĐ-CP về TCTNN và chuyển đổi TCTNN, công ty nhà nước độc lập sang mô hình mẹ con vừa qua cũng mới chỉ được nhìn nhận như là tiền đề pháp lý ban đầu cho việc đổi mới mô hình TCT, có nghĩa là chưa có khung cơ chế thực sự cho việc hình thành và phát triển TĐKT.

Trình độ tích tụ và tập trung vốn trong các TCT theo hướng tập đoàn còn thấp một phần do những bất cập trong chính sách đầu tư và tài chính. Chính sách tài chính đối với TCT vẫn chưa tạo điều kiện thực sự để các TCT tự tích tụ vốn, chủ động tái đầu tư phát triển.

Chính sách huy động vốn qua kênh cổ phần hoá, qua thị trường chứng khoán tuy đã được nhà nước quan tâm, nhưng chưa được các TCT coi trọng; với cơ chế tài chính hiện hành, khả năng chi phối về đầu tư và vốn đối với các đơn vị thành viên của các TCT 91 là rất khó vì các TCT này không phải là người đầu tư vốn cho các DN thành viên. Chỉ có một số TCT ràng buộc về công nghệ, phân phối, đầu vào, đầu ra của thị trường là có sức mạnh thật sự đối với toàn bộ hoạt động của TCT như TCT Bưu chính Viễn thông…

Với các chính sách khác như chính sách khoa học…chưa tạo động lực đủ mạnh để hình thành và phát triển TĐKT.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w