Một số nét chính về các TĐKT ở Việt nam

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 40 - 43)

1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Ngày 26/3/2006 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam chính thức ra mắt. Với mô hình tập đoàn kinh tế mạnh, đây là một cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng nhằm tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành BCVT- CNTT Việt nam trước yêu cầu của hội nhập. Việc hình thành tập

đoàn nhằm xây dựng một DN hàng đầu trong lĩnh vực BCVT- CNTT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa nghành cả trong nước và quốc tế, trong đó Viễn thông, Công nghệ thông tin và Bưu chính là những nghành kinh doanh chính. Tập đoàn sẽ gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển, đào tạo, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và làm nòng cốt để Bưu chính, Viễn thông Việt nam phát triển nhanh, cạnh tranh và HNKTQT hiệu quả. Mục tiêu của quá trình chuyển đổi từ TCT Bưu chính Viễn thông Việt nam sang Tập đoàn BCVT Việt nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm tăng cường tích tụ về vốn, tập trung khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận của tổng công ty BCVT Việt nam, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh, lành mạnh hoá các quan hệ tài chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành viên cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh HNKTQT hiện nay. Việc chuyển đổi này còn nhằm khắc phục những bất cập và tồn tại của mô hình tổ chức hiện nay, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, tạo dựng nòng cốt cho phát triển, hình thành cơ cấu phân cấp mạnh cho các công ty con nhằm tạo sự chủ động sáng tạo để phát huy nội lực của đơn vị thành viên.

Quá trình chuyển đổi VNPT sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và đầu tư phát triển thực chất là sắp xếp và cơ cấu lại hoạt động sản xuất cả trong VNPT và các đơn vị thành viên. Sự chuyển đổi này cũng nhằm xác lập các liên kết kinh tế tron VNPT, đổi mới các quan hệ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phân định rõ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đơn vị, giữa các lĩnh vực cần có sự giám sát của Nhà nước, không nhất thiết phải giữ 100% vốn ở DN thành viên hoặc đem vốn đi liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mở rộng kinh doanh các nghành kinh tế khác. Trong mô hình tập đoàn, công ty mẹ đóng vai trò tối đa hoá lợi nhuận của cả tập đoàn:

trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản lý đầu tư kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh, hỗ trợ các công ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ công ích; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các công ty con theo quy định của pháp luật.

Mối quan hệ giữa tập đoàn với các DN thành viên là dựa trên quan hệ sở hữu vốn và quan hệ đầu tư, không còn mối quan hệ hành chính như trước kia nên nó phù hợp với cơ chế thị trường và có khả năng hội nhập. Tập đoàn vừa đóng vai trò là người trực tiếp kinh doanh một số dịch vụ BCVT then chốt, nhưng đồng thời lại đóng vai trò một nhà đầu tư tài chính. Liên kết của tập đoàn vừa liên kết cứng theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nhưng lại vừa liên kết mềm giữa TCT Viễn thông và TCT Bưu chính. Đây là sự vận dụng linh hoạt 2 loại mô hình tập đoàn khá phổ biến trên thế giới để xây dựng tập đoàn BCVT Việt nam.

Những khó khăn vẫn còn ở phía trước

Việc xây dựng tập đoàn BCVT Việt nam có nhiều thuận lợi vì VNPT đang có tiềm lực vật chất và tinh thần, nhưng khó khăn cũng không ít.

Khó khăn:

Đây là mô hình mới, chưa có tiền lệ nên trong quá trình tổ chức thành lập cần phải có thới gian nghiên cứu để đi vào hoạt động. Trong khi đó các hành lang pháp lý của nhà nước như Luật DN, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, các quy chế tài chính…hiện chưa có quy định đối với TĐKT. Thêm vào đó là sự kéo dài quá lâu cơ chế hạch toán tập trung tạo thói quen khó sửa từ VNPT (cũ) cho đến các đơn vị thành viên. Hiện VNPT có hơn 100 đơn vị thành viên nên việc xây dựng mô hình tập đoàn sẽ không đơn thuần chỉ diễn ra ở TCT mà còn là sự chuyển đổi, gắn liền với tất cả các đơn vị thành viên từ tái cơ cấu lại mô hình tổ chức, chuyển đổi quản lý, sản xuât kinh doanh cho

đến chuyển đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Việc hình thành tập đoàn BCVT Việt nam và việc hoạt động theo mô hinh công ty mẹ - công ty con là bước ngoặt quan trọng của quá trình cải cách, đỏi hỏi phải có sự quyết tâm rất lớn của mỗi cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo

2.Tập đoàn than – khoáng sản Việt nam

Tập đoàn Than – khoáng sản Việt nam được hình thành từ mô hình TCT 91 thấy được những đặc điểm khác nhau mà TCT Than trước đây không có như:

 Nếu như Tổng công ty 91 trước đây là đơn vị đơn sở hữu khi chuyển sang tập đoàn thì đang dần chuyển sang đơn vị kinh tế đa sở hữu, hoạt động theo mô hinh công ty mẹ - công ty con, ngoài những đơn vị 100% vốn nhà nước sẽ có các công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…

 Về quy mô, vốn của tập đoàn sẽ lớn hơn trước rất nhiều, kinh doanh đa nghành như bên cạnh lĩnh vực than thì tập đoàn còn có trong các lĩnh vực như điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu va ô tô…

 Khác biệt lớn nhất là mối quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên thay đổi từ cảnh ra lệnh bằng việc tập đoàn chi phối công ty con qua việc đầu tư vốn, đề cao tối đa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị thành viên. Việc chuyển thành tập đoàn mang lại:

Tạo ra sức mạnh của tập đoàn được nâng lên gấp đôi. Việc chuyển từ đơn sở hữu lên đa sở hữu làm cho vốn của tập đoàn không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w