Một số kiến nghị để xây dựng và phát triển TĐKT Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 53 - 59)

VI. Một số văn bản pháp lý vể tập đoàn kinh tế

3.Một số kiến nghị để xây dựng và phát triển TĐKT Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyên phổ biến chủ trương, chính sách để các cơ quan nhà nước, các TCT, DNNN, đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng khác trong xã hội có nhận thức đúng đắn và thống nhất về mục đích, yêu cầu của chuyển đổi TCTNN sang mô hình mới, thích hợp với tiến trình đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DNNN.

Xây dựng TĐKT phù hợp với từng nghành, vùng, lĩnh vực kinh tế

Chúng ta phải khẩn trương xây dựng một TĐKT phù hợp với điều kiện cụ thể từng nghành, vùng và lĩnh vực kinh tế, cũng như khả năng thực tế của mỗi TCT được chuyển đổi, bởi vì việc xác định phù hợp với từng nghành, từng vùng đó sẽ đem lại hiệu quả, tức sẽ hình thành một TĐKT đáp ứng yêu cầu của nhà nước đó là hình thành một TĐKT mạnh. Các doanh nghiệp được phê duyệt đề án chuyển đổi cần khẩn trương hoàn chỉnh điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính và quy chế hoạt động, hình thành cơ chế công ty mẹ - công ty con, bộ máy quản lý công ty mẹ. Trong kế hoạch cần xác định rõ cơ cấu, phương thức chuyển đổi, hình thức pháp lý của công ty mẹ, công ty con; kiểm kê phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ…tổ chức Hội đồng quản trị để thực hiện là đại diện chủ sở hữu trực tiếp của Nhà nước tại công ty mẹ, thí điểm cơ chế Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê giám đốc, tổng giám đốc giỏi để điều hành DN; hiện nay các DNNN chưa chú trọng vào vần đề thuê Tổng giám đốc mà điều này trên thế giới đã có từ rât lâu, việc thuê Tổng giám đốc đã rất phát huy được hiệu quả trong việc điều hành các DN, các tập đoàn, mà các TĐKT trên thế giới đang áp dụng.

Tăng cường quản trị công ty mẹ, nâng cao vai trò của các cổ đông nhà nước.

Trong mô hình TĐKT, công ty mẹ giữ vai trò đặc biệt quan trọng tức là công ty mẹ nắm giữ vốn, có quyền chi phối các công ty thành viên của mình (trừ công ty liên kết), với vai trò là nhà đầu tư. Do đó, Nhà nước phải luôn kiểm soát được công ty mẹ và sử dụng nó để chi phối công ty con trong TĐKT, việc kiểm soát này phải phải được bảo đảm trên cơ sở kinh tế có nghĩa là nắm tỷ lệ cổ phần chi phối và cử đại diện sở hữu cổ phần nhà nước tại công ty mẹ. Để kiểm soát được công ty mẹ thì việc xác định đúng công ty mẹ là rất quan trọng bởi vì nều không xác định đúng thì việc tập trung nguồn lực vào

đó sẽ là vô nghĩa, gây lãng phí và tất yếu sẽ không có được sức mạnh để chi phối được các công ty trong tập đoàn như về công nghệ, tài chính…Có thể phát triển các công ty con, công ty liên kết bằng hình thức đầu tư mới, liên doanh, liên kết, sáp nhập, mua lại, tiếp nhận sự tham gia của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế… Công ty mẹ sử dụng vốn hiện có và lợi nhuận thu được có thể tiếp tục đầu tư vào các DN thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc thành lập các DN mới.

Trình độ của cán bộ quản lý

Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi mà Nhà nước trao một lượng vốn hàng nghìn tỷ đồng vào tay những nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô TĐKT. Do đó để trở thành một TĐKT đủ mạnh thì yếu tố về trình độ quản lý phải đặt lên hàng đầu và để làm được điều đó thì phải:

Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành TĐKT. Đây là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay của chúng ta, bởi vì trong các TCTNN đang rất thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, có kỹ năng quản lý khi mà chúng ta đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ đến từ bên ngoài nơi mà họ có các nhà quản lý cao cấp với trình độ quản lý hiện đại…Do đó Trước mắt cần khẩn trương ban hành điều kiện, tiêu chuẩn quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh chủ chốt như chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát…trong đó, Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại TĐKT, do nhà nước bổ nhiệm trực tiếp, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đúng người đúng việc. Cần đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng đãi ngộ, thưởng phạt đối với

các thành viên trong Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Nên áp dụng hình thức thi tuyển các chức danh chủ chốt gắn với những cam kết của người dự thi. Đi đôi với trách nhiệm là chế độ đãi ngộ hợp lý gắn với hiệu quả hoạt động của TĐKT. Ngoài ra cần có chiến lược, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại các nhà quản lý theo chuẩn mực mới, để hình thành các nhà quản lý giỏi, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành những DN lớn.

Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trong quá trình chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang mô hình TĐKT

Hiện nay các tổ chức Đảng bộ cơ quan TCT trực thuộc Đảng uỷ khối cơ quan kinh tế trung ương, Đảng bộ các đơn vị thành viên trực thuộc đảng bộ địa phương. Cơ chế này dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện những quyền hạn, nhất là quyền điều động, bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu của công ty mẹ đối với công ty con khi chuyển sang mô hình TĐKT. Vì vậy tuỳ theo đặc điểm của từng tổng công ty khi chuyển sang TĐKT để xây dựng tổ chức Đảng phù hợp. Đối với TĐKT lớn, đứng đầu một nghành thì nên thành lập Ban cán sự Đảng trực thuộc ban chấp hành Trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các Đảng bộ trực thuộc ở các đơn vị thành viên.

Về cơ chế điều hành, Nhà nước thành lập Hội đồng quản trị thay mặt mình quản lý các TĐKT và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của tập đoàn. Trừ các quyền của Nhà nước như quyết định thành lập, đầu tư vốn ban đầu, tổ chức lại và giải thể; Hội đồng quản trị phải có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý TĐKT, kể cả lựa chọn người đứng đầu bộ máy điều hành tập đoàn. Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động điều hành của mình. Phân định rõ ràng chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước, chức năng quản lý của đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý của Tổng giám đốc, Tránh tình trạng chồng chéo đùn đẩy trách nhiệm.

Kết luận

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay việc hình thành và phát triển các TĐKT là rất cần thiết và quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNN với các TĐKT mạnh, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trên thế giới…và việc hình thành TĐKT là rất phù hợp đối với nước ta đang trong quá trình đổi mới, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang rất cần có một TĐKT mạnh để đáp ứng trong thời kỳ mới và phấn đầu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Qua bài viết cho ta hiểu được tập đoàn kinh tế là như thế nào? có đặc điểm gì? Vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường? cần có điều kiện gì? để cho việc thành lập tập đoàn được hình thành, nguyên tắc hình thành tập đoàn như thế nào, phương thức hình thành ra làm sao? của tập đoàn kinh tế. Và việc tại sao tập đoàn được hình thành từ các tổng công ty nhà nước; mô hình công ty mẹ - công ty con có những điều kiện như thế nào cho việc tạo ra tiền đề để hình thành tập đoàn kinh tế vận hành được tốt. Và những giải pháp thúc đẩy việc hình thành tập đoàn được tốt hơn, đúng với nguyện vọng của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp việt nam, các tập đoàn kinh tế.

Mặc dù có nhiều con đường khác nhau để nâng cao sức cạnh tranh cho các DNNN, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay việc thành lập TĐKT là phù hợp với nước ta.

1. TS. Trần Tiến Cường - Tập đoàn kinh tế: lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt nam- NxB Giao thông vận tải - năm 2005

2. Nguyễn Đình Phan - Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt nam – NxB Chính trị quốc gia - năm 1996

3. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư - Đề án: Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước - năm 2005

 tạp chí:

1. Tạp chí Quản lý kinh tế - số1, tháng 1 năm 2005 - Tập đoàn kinh tế: Một số vấn đề lý luận và áp dụng vào thực tiễn ở Việt nam - Trần Tiến Cường. 2. Nghiên cứu kinh tế - số 349, tháng 6 năm 2007 - Tập đoàn kinh tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Doãn Hữu Tuệ.

3. Quản lý kinh tế - sô 15, tháng 7+8 năm2007 – Xây dựng tập đoàn kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các tổng công ty nhà nước hiện nay - Đỗ Duy Hà.

4. Tài chính doanh nghiệp - số 4, năm 2007 - Chuyển tổng công ty nhà nước sang mô hình Tập đoàn kinh tế: Tránh tình trạng “Bình mới, rượu cũ” – Vũ Thị Hồng Loan

5. Nghiên cứu kinh tế - số 335 – tháng 4 năm 2006 – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi việt nam trở thành thành viên của WTO - Đặng Thị Hiếu Lá.

6. Quản lý kinh tế - số 2, tháng 4 năm 2005 - Đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam: Thách thức và định hướng giải pháp - Trần Xuân Lịch và Bùi Văn Dũng.

7. Kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương - số 27, tháng 7 năm 2007 - Quản lý nhà nước đối với việc chuyển đồi sang mô hình công ty mẹ-công ty con – Ths. Lê Cao Thế.

9. Quản lý kinh tế - số3, tháng 7 năm 2005 - Hội nhập kinh tế quốc tế- những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt nam – Lê Danh Vĩnh

10. Quản lý kinh tế - số 12, tháng 1+2 năm 2007 - Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Lê Xuân Bá.  Các wesite: http:// www.dddn.com.vn http://www.vneconomy.vn http://www.mof.gov.vn http://vietnamnet.vn http://www.doanhnghiep24g.com.vn http://www.uba.com.vn http://vnexpress.net http://sohoa.net http://vietime.com http://www.laodong.com.vn http://vietbao.vn http://cpv.org.vn http://www.sgtt.com.vn ………..

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển của TĐKT (Trang 53 - 59)