Bên cạnh những yếu tố mang tính tôn giáo, tín ngưỡng, chúng ta thấy có nhiều thành tố có thể coi là những hoạt động văn hóa nằm trong loại hình diễn xướng dân gian, mang những giá trị
Trang 1
NGUYỄN THỊ HẢ ỢNG
BÓNG RỖI VÀ CHẶ ỊA NÀNG ỠNG TH MẪU CỦA
Trang 2ông trình được hoàn thành tại:
RƯỜ G ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘ V Â VĂ ĐẠI HỌC QU C GIA THÀNH PH H CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa họ G Thế Bảo
gười phả 1:
gười phả 2:
gười phả 3:
Luận án sẽ được bảo v t ước Hộ đồ g đ h g luận án tiế sĩ ấp
ơ sở đào tạo, tại ườ g Đạ họ ho họ hộ à h – Đ HCM, số 10-12 đườ g Đ h ê oà g, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, gày ……th g…… m 2013
Trang 3QG-NHỮNG CÔNG B KHOA H C CỦA TÁC GIẢ
L Ê ẾN N I DUNG LUẬN ÁN
1 “Tính linh hoạt trong ngh thuật Bóng rỗ ”, Thông báo khoa học,
(Vi V ó gh Thuật Vi t Nam), 01, 2010, tr 67-72
2 “ hặp Đị à g t o g hó gười Vi t ở Nam Bộ”, Thông báo khoa
học, (Vi V ó gh Thuật Vi t Nam), số 02, 2010, tr 34-48
3 “Âm hạ tí gưỡ g gười Vi t Nam Bộ từ gó hì hó họ ”,
Tạp chí khoa học, (t ườ g Đại Học Trà Vinh), số 03, 2011, tr 48-51
4 “Vấ đề bảo tồn và phát triển nhạc lễ trong lễ tế th n, cúng Bà Chúa
Xứ”, hội thảo khoa học: Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở
các tỉnh phía Nam-nghiên cứu lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam,UBND tỉnh
An Giang-Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch, 2012, tr.375-383
5 “Đặ đ ểm ngh thuật của bóng rỗi Nam Bộ”, Nguồn sáng dân gian
(Hộ V gh Dân gian Vi t m), 03(44) th g 7+8+9 m 2012, tr.9-tr.16
6 “ ome ote o the tu l mus of the ult of the oly othe outh
Vi t m”, Vietnamese studies, No 3 (185) 2012, tr.96-100
7 “ í h l h hoạt củ gười Vi t Nam Bộ trong âm nhạc bóng rỗ ”, Tạp
chí Văn Hóa Nghệ Thuật (Bộ VHTT&DL), số 341-tháng 11-2012,
tr.78-81
Trang 5Thực tế cho thấy, trong nhiều năm trước đây chúng ta đã có những nhận định chưa chính xác về tôn giáo tín ngưỡng nói chung, do đó đã đánh đồng chúng với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cần phải dẹp bỏ Ngày nay, với sự nhìn nhận một cách đúng đắn và khoa học hơn về tín ngưỡng, thì các lễ hội dân gian đã phát triển rất mạnh Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi các hoạt động văn hóa, khơi lại các giá trị văn hóa cổ truyền thì sự phát triển một cách ồ
ạt, tự phát cũng bộc lộ những khuyết điểm về nhận thức và ứng xử của xã hội, cũng như làm thay đổi một số giá trị nghệ thuật
Lễ hội thờ Mẫu (thờ Bà) của người Nam Bộ là sự tích hợp nhiều thành
tố từ trong đời sống văn hóa của cư dân Bên cạnh những yếu tố mang tính tôn
giáo, tín ngưỡng, chúng ta thấy có nhiều thành tố có thể coi là những hoạt
động văn hóa nằm trong loại hình diễn xướng dân gian, mang những giá trị
văn hóa-nghệ thuật đặc trưng của người Việt Nam Bộ, mà Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức tiêu biểu
Một số công trình đã nghiên cứu về Bóng rỗi và chặp Địa nàng Đó là những nghiên cứu có giá trị và đóng góp không nhỏ cho việc tìm hiểu nghi thức diễn xướng đặc trưng trong lễ thờ Mẫu Nam Bộ Tuy nhiên, những công trình này phần lớn nghiêng về việc khảo tả, phân tích trình thức; hoặc xem xét hai nghi thức này dưới góc độ Tôn giáo học
Do vậy, việc nghiên cứu hai nghi thức này dưới góc độ văn hóa học thực sự trở nên cần thiết cho việc nhìn nhận lại các giá trị để làm cơ sở trong việc đánh giá và định hướng cho các hoạt động diễn xướng tín ngưỡng nói
chung Nếu xem xét chúng với tư cách là các hoạt động văn hóa trong đời
sống tâm linh, thì qua nội dung và hình thức thể hiện, chúng đã làm nổi bật những quan niệm nhân sinh, quan niệm về thẩm mỹ của người dân Việt Nam
Bộ Đồng thời, thông qua những nhận thức và ứng xử với môi trường tự nhiên
và xã hội được biểu hiện qua hình thức văn hóa nghi lễ mà những đặc trưng tính cách tạo thành bản sắc văn hóa của con người vùng đất phương Nam đã được khắc họa một cách rõ nét
Trang 62 Với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu kho tàng văn hóa dân gian Nam Bộ, chúng tôi quyết định chọn đề tài Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ làm đề tài nghiên cứu
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về đạo Mẫu và các nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu khá phong phú và có tầm bao quát rộng Tuy nhiên, chưa có công trình nào xem xét một cách chi tiết các khía cạnh chính yếu của hai nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng Mặc dù vậy, có thể dẫn ra những công trình và các bài viết tiêu biểu bước đầu đề cập, khơi gợi đến vấn
lễ hội, sự tích các vị thần được thờ cúng, trình bày chi tiết về quy trình, nghi
thức lễ hội.Tạ hí Đại Trường, hần, ng ời v đất Việt trình bày sự hình
thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại, từ hệ thống các nhiên thần (các thần cây, đá, các thần sông nước) đến các nhân thần sơ khai Tiếp đó là các hệ thống thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt
2.2 Các công trình lý luận nghiên cứu về đạo Mẫu
Đáng lưu ý trong những công trình đó là
Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc húc, C nữ thần Việt Nam Vũ Ngọc
Khánh, ạo h nh Việt Nam; Ngô Đức Thịnh, ạo Mẫu Việt Nam: trong
công trình này, nhà nghiên cứu đã có công sưu tầm, nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc, chi tiết đạo Mẫu ở Việt Nam Hoàn thiện, hệ thống hóa và đưa ra các lý giải về các vị nữ thần, Mẫu thần hiện diện trong tâm thức người
Việt Nguyễn Hữu Hiếu, ừ nữ thần In N ga đ n Chúa Xứ, phân tích về
sự biến chuyển từ nữ thần người hăm đến thần nữ của người Việt Nguyễn
Minh San, Những thần nữ danh ti ng t ong văn ho Việt Nam đề cập đến
huyền tích của 17 vị nữ thần, mẫu thần, có 3 vị được thờ ở miền Nam là Bà
Trang 73
húa Ngọc, Bà húa Xứ, Bà Đen; Ngô Bạch, Nghi thờ Mẫu-văn hóa v tập
tụ , giới thiệu các vị Thánh Mẫu, phân tích về bản chất và đặc trưng của tín
ngưỡng thờ Mẫu Phan Thị Thu Hiền, uyền thuy t Man n ơng ủa Việt Nam
và vu ca Tanggeum A gi ủa o a Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm nổi
tiếng trong văn học dân gian của Việt Nam và Korea, giải mã hình tượng một trong những vị thần quan trọng trong tâm thức người dân Việt
Số công trình nêu trên đã đi sâu phân tích hình tượng các nữ thần, Mẫu thần Việt Nam dưới góc độ tôn giáo, chủ yếu là các vị nữ thần ở miền Bắc
ác tác giả sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu huyền tích của các vị nữ thần Tên gọi, các chức danh mà thần đã được sắc phong hay chỉ là các danh hiệu do nhân dân kính trọng mà gọi thành
2.3 Đề cập sâu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ có
một số công trình phổ biến
ín ng ỡng dân gian th nh phố Hồ Chí Minh do Huỳnh Ngọc
Trảng-Trương Ngọc Tường-Hồ Tường nghiên cứu; Sơn Nam, nh mi u v hội
dân gian miền Nam; Huỳnh Văn Tới, ụ thờ nữ thần ồng Nai; Đỗ Văn
Rỡ, Nghi thứ hội t uyền thống Việt Nam Lê Hải Đăng, hội úng mi u
v tụ thờ nữ thần th nh phố Hồ Chí Minh Trần Hồng Liên,Giá trị tinh thần truyền thống t ong tín ng ỡng thờ Mẫu Nam Bộ v.v ác chuyên khảo này
đã đưa ra cái nhìn toàn diện về hệ thống các vị nữ thần được nhân dân Nam Bộ thờ phượng, giúp người đọc có thể nhận ra những nét đặc trưng tiêu biểu của tục thờ Mẫu ở Nam Bộ
2.4 Liên quan mật thiết đến đề tài mà chúng tôi đang quan tâm, có thể kể đến một số chuyên luận nghiên cứu sau
Huỳnh Ngọc Trảng, ịa N ng, hặp bóng tuồng h i Nam ộ; Huỳnh Thao, Chặp ịa-N ng, h t óng i ồng Nai Huỳnh Ngọc Trảng, Di n
ớng dân gian Gia ịnh-Sài Gòn; Nguyễn Hữu Hiếu, Văn hóa dân gian v ng ồng h p M ời; các tham luận trong hội thảo Múa bóng i, một nghệ thuật
di n ớng dân gian Nam ộ; Mai Mỹ Duyên, ụ thờ v nghệ thuật múa
óng i… ác nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào việc khảo tả trình thức biểu
diễn, ghi chép lại kịch bản của chặp Địa nàng, Bóng rỗi và giải nghĩa câu chữ trong kịch bản.Tuy nhiên, các tác giả chưa hệ thống và chưa đi sâu vào chi tiết của hai nghi thức này
2.5 Một số nghiên cứu đề cập đến những nghi thức diễn xướng có đôi nét tương đồng với Bóng rỗi như
Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Những đại v vũ khú ủa vua húa Việt
Nam, mô tả về những nghi thức múa hát, diễn xướng trong lễ Tứ tuần Đại
khánh vua Khải Định, trong đó có những thông tin chi tiết đề cập đến một số
Trang 84
vấn đề liên quan đến cách múa hát của các vũ nữ người hăm; H t Chầu văn
của Bùi Đình Thảo-Nguyễn Quang Hải, khảo tả về nghi thức, giai điệu, tiết tấu
âm nhạc và nội dung lời hát; Ngô Đức Thịnh (chủ biên), ạo Mẫu v h nh
thứ Shaman t ong tộ ng ời Việt Nam v hâu Á Ngô Đức Thịnh, Lên ồng - H nh t nh ủa thần inh v thân phận: công trình nghiên cứu về nghi
thức Lên Đồng miền Bắc và nêu lên những nhận định về vai trò, vị trí của nghi thức diễn xướng này trong đời sống tâm linh của người Việt sống chủ yếu ở vùng Bắc Bộ.Norton Barley cũng đã nghiên cứu một cách sâu sắc về các nghi
lễ và âm nhạc trong các giá đồng qua tác phẩm Vietnamese mediumship
rituals: the musical construction of the spirits; Nguyễn Thanh Hiền, h n ắ
ầu in hoa; Nguyễn Thị Yên, Then Tày; Ngô Văn Doanh, Văn hóa ổ Chămpa, tác giả đề cập sơ lược đến âm nhạc và múa của người hăm trong
các cuộc tế lễ chung và riêng
Xuất phát từ mong muốn được góp sức mình vào việc tìm hiểu một cách sâu sắc những vốn quý mà cha ông để lại, trong luận án này, chúng tôi cố gắng tìm hiểu từ góc nhìn văn hóa học về hai trong những thành tố làm nên diện mạo của lễ hội thờ Mẫu ở miền Nam, đó là nghi thức diễn xướng Bóng rỗi và chặp Địa nàng Tìm nguyên nhân hình thành, đặc điểm văn hóa-nghệ thuật của loại diễn xướng văn hóa dân gian này Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị hữu ích của thể loại này trong đời sống xã hội đương đại
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hai nghi thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ Bóng rỗi và chặp Địa nàng
Luận án mong muốn giải quyết những vấn đề sau
- Nghiên cứu, khảo sát và lý giải một cách tổng thể, có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Bóng rỗi và chặp Địa nàng
- Nêu bật những đặc điểm riêng biệt của Bóng rỗi và chặp Địa nàng so với một số nghi thức diễn xướng khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu để thể hiện tính chất độc đáo của hai nghi thức diễn xướng này
- Từ những nghiên cứu trên, luận án góp phần xác định những giá trị đặc trưng làm nên bản sắc của nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ, trên bình diện rộng hơn là giá trị bản sắc văn hóa tâm linh Nam Bộ
- Trên cơ sở những phân tích, lý giải, luận án góp phần đánh giá, hình thành một cách tiếp cận khoa học, xác đáng đối với loại hình diễn xướng tâm linh này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Nam Bộ, nhằm bảo tồn và phát huy di sản truyền thống trong kho tàng văn hóa Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung
Trang 95
4 GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI
Luận án đi sâu nghiên cứu hai nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ Do vậy chúng tôi tìm hiểu hai nghi thức này trong những buổi lễ cúng tại các miếu thờ Mẫu vùng Nam Bộ.Việc khảo sát điền dã sẽ chủ yếu ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ, với tộc người Việt (người Kinh) Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng so sánh với một số nghi lễ liên quan như Hầu đồng, các lễ hội hăm ở Nha Trang, Ninh Thuận
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu (Bóng rỗi và chặp Địa nàng) và xuất phát từ mục đích của luận án, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau trong quá trình xử lý đề tài phương pháp chức năng luận (functionism) là lý thuyết phương pháp luận chủ đạo trong luận án
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Dân tộc học, Nhân học văn hóa, Xã hội học, Nghệ thuật học, các tư liệu vang (DVD,V V, D), các tài liệu khoa học đã được công bố v.v
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã bước đầu tìm hiểu và xác định nguồn gốc hình thành của Bóng rỗi và chặp Địa nàng húng được tạo thành từ trong nền văn hóa dân gian của cư dân Nam Bộ và phục vụ cho nhu cầu văn hóa tâm linh người Nam
Bộ
- Xem xét các khía cạnh chính yếu để thấy những yếu tố có nguồn gốc
từ lịch sử, văn hóa, xã hội… đã tích hợp và tạo nên nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng Tuy vậy, các nghi thức diễn xướng này vẫn thể hiện được tính chất đặc biệt của vùng đất Nam Bộ
- hứng minh những đặc điểm riêng biệt của Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong đối sánh với một số nghi thức diễn xướng tương tự khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
- Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án góp phần xác định những giá trị làm nên tính đặc sắc của nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ, và trên bình diện rộng hơn, là giá trị và bản sắc văn hóa tâm linh Nam Bộ
7 KẾT CẤU LUẬN ÁN
Mở đầu
hương I CƠ SỞ Ý UẬN VÀ HỰC IỄN
hương II: ẶC RƯNG VĂN HÓA HỂ HIỆN RONG HÌNH HỨC BÓNG
RỖI, CHẶP ỊA NÀNG
Trang 101.1.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Việc tôn thờ nữ thần là tín ngưỡng cổ sơ, đã hiện diện trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc trên thế giới Đặc biệt, tín ngưỡng thờ nữ thần, Mẫu thần như là các bà mẹ nuôi dưỡng và che chở cho dân tộc, là nhu cầu tâm linh của những con người sống trong vùng văn hóa gốc nông nghiệp, trọng tĩnh, sống chủ yếu bằng nghề nông
Dân tộc Việt là dân tộc gắn với nghề nông Những công việc đồng áng gắn
bó trực tiếp đến người phụ nữ nên trong quan hệ xã hội, người phụ nữ luôn được tôn trọng và giữ vai trò to lớn trong gia đình Đồng thời, xuất phát từ quan niệm của người nông dân sống bằng nghề trồng lúa Quan niệm về vũ trụ với m- Dương tương khắc tương sinh, việc tôn thờ thần Đất, Nước, Núi, Lúa đều đồng nhất với m và nhân hóa thành nữ tính 1 Do vậy, trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được cho là hóa thân của các nữ thần như thần nước, thần lửa, thần đất thành bà thủy, bà hỏa, bà chúa xứ
Trần Ngọc Thêm đã nhận xét Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp; và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần Tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu 2
Thờ Mẫu phản ánh nhận thức về tự nhiên, đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội nông nghiệp, và thể hiện những khát vọng con người
ngưỡng Việt Nam, Tôn iáo, Hà Nội
2
Trần Ngọc Thêm (2006), m về b n ắ văn hóa Việt Nam, Tổng Hợp, TP.Hồ hí
Minh
Trang 117
1.1.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Mẫu theo lưu dân đi vào Trung Bộ, Nam Bộ từ khoảng thế
kỷ XVI-XVII Tuy cùng tôn kính các vị Mẫu thần, nhưng hệ thống các thần ở phía Nam mang nhiều sự khác biệt Ảnh hưởng từ môi trường địa lý, văn hóa,
xã hội, mà tuy có sự tương đồng về ý nghĩa tâm linh nhưng tên gọi cũng như vai trò, vị trí của các thần đã có sự biến đổi rõ rệt
Ví dụ các vị thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (thần mây, mưa, sấm, chớp trong Tứ pháp), hay mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thủy, mẫu Thượng ngàn…trong hệ thống thờ Tứ phủ miền Bắc đã không còn ảnh hưởng đến danh hiệu của các vị mẫu thần ở miền Nam Với tư duy của người Nam
Bộ, các vị thần ấy đã trở thành Bà Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ…
Bên cạnh tư duy tôn thờ những vị thần tự nhiên gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và ngư nghiệp của người Nam Bộ, cùng với sự cộng cư với các
cư dân đang sinh sống trên cùng mảnh đất miền Nam, người Việt Nam Bộ đã tiếp thu tâm thức chung thờ các Bà Mẹ xứ sở Sự hỗn dung và tiếp biến văn hóa đã biến đổi nữ thần Po Inư Nưgar của người hăm thành Thiên Ya Na, bà Chúa Xứ của người Việt, được thờ phụng khắp miền Nam
Hệ thống các vị Mẫu thần trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Bộ
có thể được tìm thấy ở trên khắp vùng với những hình tượng và tên gọi như Ngũ Hành Nương Nương, Bà ố Hỷ Phu nhân, Bà Diêu Trì Địa Mẫu, Hậu Thổ Phu Nhân, ửu Thiên Huyền Nữ, Bà húa Xứ, Kim Huê Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu…
ùng với nhiều vị thần ngự trị trong tâm thức của những cư dân từ miền ngoài, cùng với sự giao lưu văn hóa của nhiều tộc người, sự tiếp nhận và biến đổi tín ngưỡng thờ những nữ thần tại phương Nam đã đưa đến sự tổng hợp, sự phức hợp nhiều yếu tố văn hóa để trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu (thờ Bà ) riêng của người Việt Nam Bộ
1.2 NGHI LỄ THỜ MẪU Ở NAM BỘ
1.2.1 Qui trình nghi lễ thờ Mẫu
Cấu trúc của nghi lễ thường theo những trình tự sau
a Nghi thức ầu an
b Ngày thứ hai là lễ chính, còn được gọi là Đoàn ả Trong ngày thứ hai, nghi lễ của các bà Bóng thường có những tiết mục
- Khai tràng là nghi thức khai mạc một buổi lễ ác bà Bóng sẽ đánh
ba hồi trống lệnh với ý nghĩa thông báo cho mọi người biết buổi lễ bắt đầu và chuẩn bị nghênh đón thần linh về dự lễ
Trang 128
- hầu mời, thỉnh tổ ác bà Bóng thay phiên nhau ra trước ngai thờ
và bắt đầu các điệu hát rỗi Đầu tiên là những bài cung thỉnh Tổ của nghề Bóng và sau là các bài rỗi để mời các vị thánh thần về tham dự lễ
- Dâng bông, dâng mâm Nghi thức dâng lễ vật là các bông hoa hay mâm vàng, mâm bạc… lên Bà bằng động tác múa
- Bán lộc, tức là phân phát các thức lễ vật, thường là trầu cau trong gói giấy hồng đưa cho người dự lễ gọi là lộc của Bà Đổi lại người nhận lộc bà sẽ trả một khoản tiền tượng trưng
- An vị Sau lễ Bán lộc là nghi thức An vị nhằm các việc lễ đã hoàn tất, các nữ thần an vị nghỉ ngơi
Tùy theo mức độ kinh tế của cộng đồng làng xã, hay theo quy định ba năm phải cúng lớn, mà các nghi thức cúng miếu Bà còn được mở rộng thêm bằng một số hình thức diễn xướng khác như chặp Địa nàng, xây chầu-đại bội và Hát Bội
1.2.2 Ảnh hưởng của nghi lễ cúng đình trong nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ
Trước đây, các nghi lễ tế tự ở đình với ban nhạc lễ, học trò lễ, đào thài và
lễ xây chầu đại bội là những nghi lễ diễn ra trong những dịp tế đình.Theo các nhà nghiên cứu, nghi thức tế lễ có ban nhạc, có học trò lễ… chính là sự rút gọn của những quy tắc tế lễ đàn Nam iao trong triều đình phong kiến Ý nghĩa cuộc lễ xây chầu đại bội là khai thông Thái cực, làm cho trời đất giao hòa, âm dương tương giao chuyển động để có thể biến hóa và sinh ra mọi vật
uộc sống ngày càng thay đổi, người dân trở nên giàu có hơn thì nhu cầu
về chỗ dựa tâm linh ngày càng phát triển Các cơ sở thờ tự ngày càng to đẹp hơn, các cuộc lễ trở nên đông vui và hoành tráng hơn, thỏa mãn con người trong cuộc sống hiện đại Nhiều ngôi miếu đã trở thành những cơ sở thờ tự có không gian rộng rãi, cơ sở hạ tầng được mở rộng, đẹp đẽ hơn, ngày càng trở nên linh thiêng trong tâm thức người dân Nam Bộ Nghi lễ cúng miếu cũng không chỉ đơn giản như trước đây mà được tích hợp nhiều thành tố mới, trong
đó có việc mang những nghi thức cúng đình vào cuộc lễ cúng Bà Bên cạnh
đó, những nghi lễ đặc biệt như Bóng rỗi, chặp Địa-Nàng cũng vẫn được giữ nguyên, tạo nên sự tổng hợp, phong phú trong các loại hình, mang nét đặc sắc
về sự dung hòa của tâm lý cư dân vùng Nam Bộ
Lý giải cho việc các ngày lễ cúng Bà ngày càng hoành tráng, tích hợp nhiều thành tố của nghi lễ cúng đình, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng
có thể do địa vị của Bà ngày càng trở nên quan trọng trong tâm thức người dân nên họ muốn làm những cuộc lễ trang trọng hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế
và nhu cầu thời đại Với các phát triển, cải tiến và đổi mới phương thức canh tác, phương pháp sản xuất, con người đã phần nào khắc phục được các hiện
Trang 139 tượng thiên nhiên, bước đầu tự tạo cho mình những thu hoạch tốt đẹp về nông nghiệp, do vậy quyền năng của các vị thần Thành Hoàng của làng xã đã không còn giữ được sự mạnh mẽ như xưa Riêng với tín ngưỡng thờ Mẫu, các Bà lại trở thành vị thần phù hộ, thần bổn mạng cho cuộc sống tinh thần và đời sống vật chất của cư dân, nhất là tầng lớp tiểu thương, những người làm ăn buôn bán, vì vậy, người dân lại tìm đến Bà nhiều hơn âu nói của người dân đến
Bà cầu lộc, đến chùa cầu an có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho hiện tượng ngày càng nhiều người tìm đến Bà
Với quan niệm ấy, dần dần vai trò của vị mẫu thần đã thay đổi ác Bà đã được nhân dân thần thánh hóa thành các thần Thành Hoàng, với chức năng bảo trợ cho con người như một vị Thành Hoàng và hưởng các nghi lễ như một vị Thành Hoàng
1.3 BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA-NÀNG: DIỄN XƯỚNG TRONG NGHI
LỄ THỜ MẪU
1.3.1 Nguồn gốc hình thành Bóng rỗi, chặp Địa nàng
Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức diễn xướng hình thành
và phát triển trong cái nôi văn hóa của cư dân Nam Bộ Trong buổi lễ thờ Mẫu (thờ Bà), ngoài việc tích hợp các nghi lễ cúng đình với đào thài, ban nhạc lễ, v.v… tạo nên sự trang nghiêm, thì Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức quan trọng đã tồn tại từ xưa trong lễ cúng Bà, được cho là hình thành từ trong khoảng cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX Chức năng chính của Bóng rỗi và chặp Địa nàng là cầu tài lộc, cầu xin chữa bệnh và cầu sự bình an cho tâm hồn
1.3.1.1.Bóng rỗi
Bóng rỗi, hay hát Bóng rỗi là một loại hình nghệ thuật do các ông, bà Bóng thực hiện, cất lên những lời ca thờ cúng, xưng tụng thần linh hưa ai biết chính xác Bóng rỗi ở Nam Bộ có nguồn gốc từ đâu, ai là người sáng tạo và xuất hiện trong những buổi lễ cúng Bà từ lúc nào Tuy nhiên, đây là loại hình diễn xướng đặc biệt phục vụ trong các nghi lễ cúng Bà của người dân Nam Bộ Bóng rỗi gồm có h t i và múa bóng H t i là hệ thống các bài bản
thể hiện bằng ngôn ngữ thanh nhạc, với tư cách là những lời ca tụng công đức của những vị thần được tôn thờ (như Bà húa Xứ, Ngũ Hành Nương Nương…) và những lời mời chào các vị thần về dự lễ, hoặc chuyển tải ước vọng của con người lên thần linh
Múa bóng là hệ thống các động tác thể hiện ngôn ngữ hình thể, thực hiện
trong khi dâng lễ vật lên thần linh
Trang 1410 Qua các khảo sát, nghiên cứu và phân tích, thì nghi thức Bóng rỗi là một trong những hình thức diễn xướng dân gian, bắt nguồn từ cách múa dâng lễ trong các nghi lễ ở các đền, Tháp thờ các vị Mẫu thần của người hăm Bà Bóng cũng như những Pajao, là những nhân vật không thể thiếu trong ngày lễ này Các bà có nhiệm vụ như người hầu cận thân tín, có thể tiếp xúc với vị nữ thần và dâng những lễ vật cũng như những lời cầu xin lên vị thần ấy
So sánh những văn bản còn lưu giữ với những buổi biểu diễn chặp Địa- Nàng trong các lễ cúng gần đây, cho thấy nội dung của chặp Địa- Nàng vẫn được giữ nguyên với hai nhân vật ông Địa và Nàng Tiên ốt truyện kể về hành trình đi tìm giếng Tiên theo lệnh
Bà Trên đường đi đến nơi lấy nước, nàng Tiên đã bị lạc đường và phải cầu viện ông Địa chỉ đường
Theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc ầu4, tác giả sách uồng h i cho rằng chặp
Địa nàng là hình thức thô sơ của thể loại Tuồng (Hát Bội) Do vậy tác giả cho rằng chặp Địa nàng là tiền thân của nghệ thuật Tuồng, ra đời từ rất xa, trước khi có nghệ thuật Tuồng
Theo Huỳnh Ngọc Trảng, trong thời điểm nghệ thuật Hát Bội đang phổ biến và đang là môn nghệ thuật thời thượng, thì người ta đã rút ra những yếu tố
từ trong bộ môn này để làm thành một thể loại diễn xướng khác Hay người ta bắt chước hình thức này để tạo nên một hình thức tương tự Do vậy, chặp Địa nàng đã chịu ảnh hưởng của Hát Bội một cách sâu sắc và được tạo thành sau khi Hát Bội thịnh hành tại miền Nam
Với sự khảo sát và phân tích qua nhiều tư liệu, chúng tôi nhận thấy chặp Địa nàng rõ ràng có chịu ảnh hưởng từ Hát Bội về phương diện âm nhạc, hình thức biểu diễn Nhưng với thể loại diễn xướng này thì có khá nhiều tương đồng với một số bản tuồng trong dân gian có xuất xứ trước khi Hát Bội vào miền Nam Tuy nhiên, với những tư liệu từ thực tế, chúng tôi đồng ý với quan