Tuy sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, nhưng với lòng yêu mến và k nh trọng những giá trị văn hóa nghệ thuật mà cha ông đã ày công vun đắp, cùng với cách tiếp cận văn hóa học, ưới góc độ củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI PHƯỢNG
BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA NÀNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HẢI PHƯỢNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS TRẦN THẾ BẢO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt Nam Bộ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự
trùng lắp, sao chép của bất kì đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Phượng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
L o chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 12
4 Giới hạn phạm vi đề tài 13
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 14
6 Đóng góp của luận án 15
7 Kết cấu và quy cách trình bày luận án 16
Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU 18
1.1.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt 18
2 T n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ 23
2 NGHI LỄ THỜ MẪU Ở NAM BỘ 34
2 Quy trình nghi lễ thờ Mẫu 35
2.2 Ảnh hưởng của nghi lễ cúng đình trong nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ 40
3 BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA NÀNG: DIỄN XƯỚNG TRONG NGHI LỄ THỜ MẪU 44
3 Nguồn gốc hình thành Bóng rỗi, chặp Địa nàng 44
3.2 Vị tr , vai trò của Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ 59
Chương 2 ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG HÌNH THỨC BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG 64
2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN, CHỦ THỂ 64
2.1.1 Không gian và thời gian iễn xướng 64
2 2 Chủ thể iễn xướng 74
2.2 LỄ VẬT VÀ ĐẠO CỤ 84
2.2 Lễ vật 84
2.2.2 Lễ vật-đạo cụ trong rỗi Bóng 85
Trang 52.2.3 Lễ vật- đạo cụ trong chặp Địa nàng 87
2.3 PHƯƠNG THỨC DIỄN XƯỚNG 88
2.3 Hát rỗi 88
2.3.2 Múa 92
2.3.3 Diễn chặp Địa nàng 100
2.3.4 Âm nhạc 105
Chương 3 ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG NỘI DUNG BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG 114
3 BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG, SỰ PHẢN ÁNH NHẬN THỨC VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 116
3 Quan niệm về âm ương-ngũ hành 116
3 .2 Thể hiện ước vọng phồn thực 121
3 .3 Nhận thức về xã hội 123
3.2 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH NAM BỘ THỂ HIỆN TRONG BÓNG RỖI VÀ CHẶP ĐỊA NÀNG 127
3.2 T nh t ch hợp 127
3.2.2 T nh linh hoạt 132
3.3.3 T nh trào lộng 139
KẾT LUẬN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
(Xếp theo A, B, C…) 161
PHỤ LỤC 172
A Bản Địa nàng 173
B Một số bài rỗi bóng 212
C Hình ảnh một số bà Bóng 218
D Một số hình ảnh múa bóng 222
E Một số hình ảnh iễn chặp Địa nàng 226
F Hình ảnh nhạc kh 229
G DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN CUNG CẤP TƯ LIỆU 231
Trang 6MỞ ĐẦU
L do chọn đề tài
Đối với người Việt Nam Bộ, t n ngưỡng thờ Mẫu là một trong những t n ngưỡng cổ xưa đã thấm sâu vào tâm thức của cư ân vùng nông nghiệp nói chung Các buổi lễ cúng Mẫu thần vùng Nam Bộ là những lễ hội mang đậm màu sắc của việc giao lưu, t ch hợp văn hóa của nhiều ân tộc sống trên cùng một vùng đất Các nghi thức trong t n ngưỡng thờ Mẫu thần phản ánh được nhiều nét đẹp trong văn hóa của người Việt qua sự kế thừa, giao lưu và tiếp biến ấy
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị
quyết số 25/NQ-TW Về công tác tôn giáo vào ngày 12-3-2003, trong đó nhấn
mạnh: “T n ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân ân đang
và sẽ tồn tại cùng ân tộc trong quá trình xây ựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [ 8, tr.48] Đây có thể xem như một bước tái khẳng định quan điểm về t n ngưỡng, tôn giáo của Đảng, từ đó tạo nên một sự công nhận đúng đắn đối với các nghi lễ thuộc về t n ngưỡng nói chung
Trước đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp Hành Trung ương
Đảng khóa VIII, số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng đã xác định rằng : “Di sản
vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng ân tộc, là cốt lõi của bản sắc ân tộc,
cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vǎn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn,
kế thừa, phát huy những giá trị vǎn hóa truyền thống (bác học và ân gian), vǎn hóa cách mạng, bao gồm cả vǎn hóa vật thể và phi vật thể” [ 7, tr 54-79]
Như chúng ta đã biết, thế giới đang trải qua quá trình toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, vì thế sự cần thiết trong việc xây ựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc ân tộc là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay Việc nhận iện
Trang 7để bảo tồn và phát triển bản sắc ân tộc của từng vùng miền sẽ góp phần khẳng định bản sắc ân tộc Việt Nam trong kho tàng văn hóa thế giới
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm trước đây chúng ta đã có những nhận định chưa ch nh xác về tôn giáo t n ngưỡng nói chung, o đó đã đánh đồng chúng với các hủ tục lạc hậu, mê t n ị đoan cần phải ẹp bỏ Ngày nay, với sự nhìn nhận một cách đúng đắn và khoa học hơn về t n ngưỡng nên các lễ hội ân gian đã phát triển rất mạnh Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi các hoạt động văn hóa, khơi lại các giá trị văn hóa cổ truyền thì sự phát triển một cách ồ ạt, tự phát cũng bộc lộ những khuyết điểm về nhận thức và ứng xử của xã hội, cũng như làm thay đổi một số giá trị nghệ thuật
Lễ hội thờ Mẫu (thờ Bà) của người Nam Bộ là sự t ch hợp nhiều thành tố từ trong đời sống văn hóa của cư ân Bên cạnh những yếu tố mang t nh tôn giáo, t n
ngưỡng, chúng ta thấy có nhiều thành tố có thể coi là những hoạt động văn hóa nằm
trong loại hình iễn xướng ân gian, mang những giá trị văn hóa-nghệ thuật đặc trưng của người Việt Nam Bộ, mà Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức tiêu biểu
Một số công trình đã nghiên cứu về Bóng rỗi và chặp Địa nàng Đó là những nghiên cứu có giá trị và đóng góp không nhỏ cho việc tìm hiểu nghi thức iễn xướng đặc trưng trong lễ thờ Mẫu Nam Bộ Tuy nhiên, những công trình này phần lớn nghiêng về việc khảo tả, phân t ch trình thức; hoặc xem xét hai nghi thức này ưới góc độ Tôn giáo học
Do vậy, việc nghiên cứu hai nghi thức này ưới góc độ văn hóa học thực sự trở nên cần thiết cho việc nhìn nhận lại các giá trị để làm cơ sở trong việc đánh giá
và định hướng cho các hoạt động iễn xướng t n ngưỡng nói chung Nếu xem xét
chúng với tư cách là các hoạt động văn hóa gắn với đời sống tâm linh, thì qua nội
ung và hình thức thể hiện, chúng đã làm nổi bật những quan niệm nhân sinh, quan niệm về thẩm mỹ của người ân Việt Nam Bộ Đồng thời, thông qua những nhận thức và ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội được biểu hiện qua hình thức văn
Trang 8hóa nghi lễ mà những đặc trưng t nh cách tạo thành bản sắc văn hóa của con người vùng đất phương Nam đã được khắc họa một cách rõ nét
Tuy sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, nhưng với lòng yêu mến và k nh trọng những giá trị văn hóa nghệ thuật mà cha ông đã ày công vun đắp, cùng với cách tiếp cận văn hóa học, ưới góc độ của người nghiên cứu, với quan điểm xây ựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc ân tộc, chúng tôi mong muốn đóng góp sức mình trong việc nhận iện những giá trị văn hóa cổ truyền Nam Bộ qua đề tài
nghiên cứu Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Nam Bộ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình sưu tầm, nghiên cứu, khảo sát, những bài viết của nhiều tác giả, cho thấy đề tài về lễ hội (đặc biệt là những lễ hội thờ Mẫu) và đề tài chuyên sâu về “đạo Mẫu” đang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều kh a cạnh Phần lớn các tác giả tập trung giới thiệu lễ hội ở góc độ dân tộc học, mô tả cụ thể các lễ hội cũng như giới thiệu, phân t ch và tìm hiểu nguồn gốc của các lễ hội Số lượng đề tài nghiên cứu về lễ hội thường tập trung vào các lễ hội tại miền Bắc, nơi t n ngưỡng thờ Mẫu có quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ theo òng lịch sử ân tộc
2 Đề cập đến các lễ hội thờ nữ thần, Mẫu thần, có thể kể đến một số công
trình như: Nguyễn Văn Châu (1991), ên trong các Đ nh àng xưa Bến
Tre; Cadière, L (1992), Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens (viết về
t n ngưỡng của người Việt); Vũ Ngọc Khánh-Phạm Đình Thảo (1997), Kho tàng
di n xướng dân gian Việt Nam; Tôn Thất Bình (1997), Huế hội dân gian, (Lễ hội
điện Hòn chén, lễ tế Thai ương phu nhân, Kỳ Thạch phu nhân trong tâm thức ân
gian, trang 161-173); Toan Ánh (1999), Hội hè đ nh đám Việt Nam, (phần hội hè về tôn giáo từ trang 58- 74); Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng thờ
mẫu miền Trung Việt Nam; Huỳnh Quốc Thắng (2003), hội dân gian Nam
Bộ, (phần lễ hội thờ Mẫu-nữ thần, từ trang 109- 48); Đinh Văn Hạnh-Phan An
(2004), hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu (phần Lễ hội Thờ Mẫu/Nữ thần);
Trang 9Tạ Ch Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến
chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại, từ hệ thống các nhiên thần (các thần cây, đá, các thần sông nước) đến các nhân thần sơ khai Tiếp đó là các hệ thống thần mới, nảy sinh o tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời o sự giao lưu với t n ngưỡng và tôn giáo của các ân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt; Nguyễn
Huy Hồng (2007), Di n xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt
Nam; Chu Huy (2008), Tâm thức người Việt qua hội Đền Chùa (mục: Hội Mẫu
Phủ Giầy từ trang 109-116); Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) Vũ Thụy An (biên soạn)
(2008), hội Việt Nam (phần lễ hội miền Nam gồm có Lễ hội Chùa Bà, lễ hội Bà
Chúa Xứ, lễ hội Dinh Cô, từ trang 375-387) v.v…
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu khảo tả về nguồn gốc của các lễ hội,
sự t ch các vị thần được thờ cúng, trình bày chi tiết về quy trình, nghi thức lễ hội
2.2 Các công trình l luận nghiên cứu về đạo Mẫu nói chung, đạo Mẫu của người Việt miền Bắc nói riêng, chiếm một số lượng phong phú Đáng lưu ý trong những công trình đó là:
Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1984), Các nữ thần Việt Nam; Vũ Ngọc
Khánh (2006), Đạo Thánh Việt Nam, (phần nói về các Thánh mẫu từ trang
383-504) Trong tác phẩm này, có 23 vị mẫu thần được đề cập đến thì chỉ có một vị mẫu thần là vị thần được thờ chủ yếu ở miền Nam, đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu
Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Từ nữ thần Inư Nưgar đến Bà Chúa Xứ, từ trang
76-103, phân t ch về sự biến chuyển từ nữ thần người Chăm đến thần nữ của người
Việt; Nguyễn Minh San (2009), Những thần nữ danh tiếng trong văn hoá Việt Nam
Đề cập đến huyền t ch của 7 vị nữ thần, mẫu thần, có 3 vị được thờ ở miền Nam là
Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen [trang 2 2-277]
Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, trong công trình này, nhà
nghiên cứu đã có công sưu tầm, nghiên cứu và phân t ch một cách sâu sắc, chi tiết đạo Mẫu ở Việt Nam Hoàn thiện, hệ thống hóa và đưa ra các l giải về các vị nữ
Trang 10thần, Mẫu thần hiện iện trong tâm thức người Việt Ông đi sâu vào hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ, một hệ thống các vị thần được thờ phượng phổ biến trong cộng đồng
cư ân người Việt sinh sống chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam Ông cũng đề cập đến
t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sinh sống tại Trung và Nam Bộ với các phần viết về nữ thần, Mẫu thần từ trang 25 -308 và phần nghi lễ và lễ hội thờ Mẫu ở Nam Bộ từ trang 322 đến 34
Ngô Bạch (2010), Nghi thờ Mẫu-văn hóa và tập tục, giới thiệu các vị
Thánh Mẫu, phân t ch về bản chất và đặc trưng của t n ngưỡng thờ Mẫu
Phan Thị Thu Hiền (2012), Truyền thuyết Man nương của Việt Nam và vu ca
Tanggeum Aegi của orea Qua việc nghiên cứu so sánh hai tác phẩm nổi tiếng
trong văn học ân gian của Việt Nam và Korea, tác giả đã làm sáng tỏ “những đặc điểm có t nh quy luật của Phật giáo khi tới các nước châu Á cũng như những đặc trưng của Phật giáo Việt Nam và Hàn Quốc” Tác giả cũng đã đi sâu phân t ch truyền thuyết về Man nương (Phật Mẫu Man nương) và giải mã hình tượng một trong những vị thần quan trọng trong tâm thức người ân Việt
Số công trình nêu trên đã đi sâu phân t ch hình tượng các nữ thần, Mẫu thần Việt Nam ưới góc độ tôn giáo, chủ yếu là các vị nữ thần ở miền Bắc Các tác giả sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu huyền t ch của các vị nữ thần Tên gọi, các chức anh mà thần đã được sắc phong hay chỉ là các anh hiệu o nhân ân k nh trọng
mà gọi thành
2.3 Đề cập sâu hơn về t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ, có nhiều công trình được giới nghiên cứu quan tâm như:
Tín ngưỡng dân gian thành phố Hồ Chí Minh do Huỳnh Ngọc
Trảng-Trương Ngọc Tường-Hồ Tường viết năm 2002; tác giả Sơn Nam (1994), Đ nh miếu
và hội dân gian miền Nam (chương bốn, từ trang 52-81); Huỳnh Văn Tới (1996), Tục thờ nữ thần Đồng Nai; Đỗ Văn Rỡ (1997), Nghi thức hội truyền thống Việt Nam; Lê Hải Đăng (2001), hội cúng mi u và tục thờ nữ thần thành phố Hồ Chí Minh;
Trang 11Trần Hồng Liên (2009), Giá trị tinh thần truyền thống trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Nam Bộ
Các chuyên khảo này đã đưa ra cái nhìn toàn iện về hệ thống các vị nữ thần được nhân ân Nam Bộ thờ phượng, giúp người đọc có thể nhận ra những nét đặc trưng tiêu biểu của tục thờ Mẫu ở Nam Bộ Bên cạnh đó, với việc mô tả chi tiết các hình thức iễn xướng trong các lễ cúng thần, các tác giả đã chỉ rõ những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các hình thức tế lễ trong t n ngưỡng thờ Mẫu của người Nam Bộ nói chung, với một số hình thức tế lễ ở một số vùng miền khác
2.4 Liên quan mật thiết đến đề tài mà chúng tôi đang quan tâm: về nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng, có thể kể đến một số chuyên luận nghiên cứu sau:
Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Địa Nàng, chặp bóng tuồng hài Nam Bộ; Huỳnh Thao (1997), Chặp Địa-Nàng, hát Bóng rỗi Đồng Nai, tạp ch Văn hoá Nghệ thuật (Bộ Văn hoá Thông tin); Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2002), “Di n xướng
dân gian Gia Định-Sài Gòn” (phần hát Bóng Rỗi và chặp Bóng-Tuồng Địa-Nàng,
từ trang 99-231); Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp
Mười (mục hát Bóng rỗi trang 30 ); các tham luận trong hội thảo Múa bóng rỗi, một nghệ thuật di n xướng dân gian Nam Bộ, Viện Văn hoá-Thông tin và Sở Văn
hoá Thông Tin Tiền Giang tổ chức 2007; Mai Mỹ Duyên (2008), Tục thờ Bà và
nghệ thuật múa Bóng rỗi
Các nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào việc khảo tả trình thức biểu iễn, ghi chép lại kịch bản của chặp Địa nàng, Bóng rỗi và giải nghĩa câu chữ trong kịch bản Các tác giả cũng đưa ra những ý kiến l giải về nguồn gốc Bóng rỗi và chặp Địa nàng, về nội ung và hình thức của hai loại nghi thức iễn xướng này
Tuy nhiên, các tác giả chưa hệ thống và chưa đi sâu vào việc xem xét các nghi thức iễn xướng trong buổi lễ, quan sát, l giải nghệ thuật iễn xướng, tìm kiếm ảnh hưởng của chúng đối với thành phần trực tiếp tham gia lễ hội với tư cách người đứng ra thực hiện và thành phần tham gia với tư cách người đứng quan sát
Trang 122.5 Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu đề cập đến những nghi thức iễn xướng có đôi nét tương đồng với Bóng rỗi như:
Condominas, G (1976), nêu ra những nhận xét về trạng thái của đồng bóng
và những cuộc Lên đồng qua bài nghiên cứu Quelques aspects du chamanisme et
des cultes de possession en Asie du Sud-Est et dans le monde Insulindien
Đề tài Lên đồng (Hầu đồng) được iễn giải bằng ngôn ngữ tiếng Pháp:
Rouget, Gilbert (1980), La musique et la transe Esquysse d'une théorie générale
des relations de la musique et de la possession, thể hiện một l thuyết chung về sự
liên quan giữa âm nhạc và hình thức lên đồng sau khi ông nghiên cứu về Châu Phi
và Mỹ Latin Áp dụng những nghiên cứu đó cho trường hợp Việt Nam, ông nhận thấy có nhiều điểm tương đồng, nhất là trong tiết tấu, sự thay đổi giai điệu cũng như một số nhạc kh mà trong đó bộ gõ luôn giữ vai trò chủ đạo
Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1992), Những đại và vũ khúc của vua
chúa Việt Nam (Lễ Tứ tuần Đại khánh vua Khải Định từ trang 397-410) Đây là
nguồn tài liệu tham khảo quý giá mô tả về những nghi thức múa hát, iễn xướng trong lễ Tứ tuần Đại khánh vua Khải Định, trong đó có những thông tin chi tiết đề cập đến một số vấn đề liên quan đến cách múa hát của các vũ nữ người Chăm
Hát Chầu văn của Bùi Đình Thảo-Nguyễn Quang Hải (1997), khảo tả về
nghi thức, giai điệu, tiết tấu âm nhạc và nội ung lời hát
Trong tạp chí của trường Viễn Đông bác cổ, Bertrand (1999), cũng đã viết về
việc tái sinh hình thức Lên đồng ở Huế "Renaissance du lên dông à Hue (Viêt
Nam) Premiers éléments d'une rechercher" Assayag, J and G Tarabout, (chủ
biên) (1999), La possession en Asie du Sud Paroles, corps, territoire, đề cập đến
hình thức Lên đồng trong Đông Nam Á
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Đạo Mẫu và các h nh thức Shaman trong
các tộc người Việt Nam và châu Á; Ngô Đức Thịnh (2007), ên Đồng - Hành
tr nh của thần inh và thân phận Công trình nghiên cứu về nghi thức Lên đồng
Trang 13(Hầu đồng, hát Chầu văn) miền Bắc và nêu lên những nhận định về vai trò, vị tr của nghi thức iễn xướng này trong đời sống tâm linh của người Việt sống chủ yếu
ở vùng Bắc Bộ v.v…
Norton Barley cũng đã nghiên cứu một cách sâu sắc về các nghi lễ và âm nhạc trong các giá đồng Vừa khảo tả, vừa nghiên cứu, ông đã nêu lên một số đặc điểm, khẳng định nét độc đáo trong âm nhạc nói riêng, nghi lễ Hầu đồng (nói
chung) qua tác phẩm Vietnamese mediumship rituals: the musical construction of
the spirits" (2000), (“Những nghi lễ về đồng bóng của người Việt Nam”) và Songs for the spirit, music and mediums in mordern Vietnam (2007)
Nguyễn Thanh Hiền (2008), với Then Bắc cầu xin hoa; Nguyễn Thị Yên (2010), Then Tày; Ngô Văn Doanh (2011), Văn hóa cổ Chămpa, phần âm nhạc và
múa từ trang 383-403 Ở tác phẩm này, tác giả đề cập sơ lược đến âm nhạc và múa của người Chăm trong các cuộc tế lễ chung và riêng Tế chung ở các ngày lễ lớn, tổ chức tại các đền tháp và các cuộc tế riêng ở tư gia Đặc biệt, có phần mô tả những
vũ công cùng một số thể loại múa trong đó có múa bóng
Thế Bảo (2011), Suy nghĩ về nhạc uật cổ truyền Việt nam (phần một và phần
hai), phân t ch về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, các thể loại và ảnh hưởng từ một số
nhạc luật nước ngoài
Cùng chung đề tài nghiên cứu về nghi lễ Hầu Đồng, Vũ Ngọc Khánh (2012),
Tục thờ Thánh- Mẫu Việt Nam, đã đưa ra những nhận định về t n ngưỡng Mẫu, t n
ngưỡng Tứ phủ, mô tả về hệ thống các thần linh được thờ phượng trong t n ngưỡng
Tứ phủ Tác giả ã ành chương ba để khảo tả về hình thức hành lễ ở các phủ đền
và thông qua đó nhận xét về t n ngưỡng Mẫu trong tâm thức ân gian Tác giả còn
có những nhận xét về ý nghĩa, vị tr các giá đồng thể hiện qua trang phục, lời hát, điệu múa của những người thanh đồng
Một số công trình, bài báo, bài tham luận của các tác giả nước ngoài tuy không trực tiếp đi chuyên sâu về đề tài nghi thức iễn xướng thờ Mẫu của người
Trang 14Việt Nam Bộ nhưng có những ý kiến nhìn nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc gần gũi với cách tiếp cận mới mẻ mà chúng ta có thể điểm qua
Alain Daniélou (1968), “La relation e L’homme et u sacré ”, bài viết
nghiên cứu về mối tương quan giữa con người và tâm linh; Claire Chauvet (2007),
Đi trong tín ngưỡng Tứ hủ, h nh thành ại bản sắc địa phương và quốc gia miền Bắc Việt Nam đương đại Bài tham luận nghiên cứu về việc đi lễ hội trong đạo
Mẫu Tứ Phủ, đưa ra quan điểm về việc cần thiết đi lễ nơi xa và hầu bóng hàng năm của các “con nhang đệ tử” của Mẫu
Đây là những tài liệu đáng quý trong việc tìm hiểu lễ hội nói chung, văn hóa
ân gian ân tộc Việt nói riêng, góp phần trong việc giữ gìn và định hướng cho các hoạt động lễ hội sau này Tuy nhiên, o thiên về khảo tả nên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống các nghi thức iễn xướng như là hiện tượng văn hóa nhìn
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hai nghi thức iễn xướng trong t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ: Bóng rỗi và chặp Địa nàng
Luận án mong muốn giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, khảo sát và l giải một cách tổng thể, có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Bóng rỗi và chặp Địa nàng
Trang 15- Nêu bật những đặc điểm riêng biệt của Bóng rỗi và chặp Địa nàng so với một số nghi thức iễn xướng khác trong t n ngưỡng thờ Mẫu để thể hiện t nh chất độc đáo của hai nghi thức iễn xướng này
- Từ những nghiên cứu trên, luận án góp phần xác định những giá trị đặc trưng làm nên bản sắc của nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ, trên bình iện rộng hơn là giá trị bản sắc văn hóa tâm linh Nam Bộ
- Trên cơ sở những phân t ch, l giải, luận án góp phần đánh giá, hình thành một cách tiếp cận khoa học, xác đáng đối với loại hình iễn xướng tâm linh này trong đời sống văn hóa tinh thần của người Nam Bộ, nhằm bảo tồn và phát huy i sản truyền thống trong kho tàng văn hóa Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung
4 Giới hạn phạm vi đề tài
Trong đạo Mẫu nói chung, số lượng các nữ thần cũng rất phong phú Mỗi vị, ngoài những nét tương đồng lại có những điểm độc đáo riêng và được thể hiện rõ nét trong các lễ hội riêng biệt Do đó, trong phạm vi giới hạn đề tài, chúng tôi cố gắng tìm hiểu lễ hội thờ Mẫu (thờ Bà) tại vùng Nam Bộ, Việt Nam với “người Việt”
là những người thuộc “tộc người Việt” hay còn gọi là ân tộc Kinh
Trong một nghi lễ có nhiều nghi thức, là những thành tố để tạo thành buổi lễ Tuy nhiên không phải nghi thức nào cũng được thể hiện ưới ạng iễn xướng, tức
là có ca, múa, nhạc, trò iễn Do vậy, trong luận án, đôi chỗ chúng tôi sử ụng thuật ngữ “nghi thức iễn xướng” cho Bóng rỗi và chặp Địa nàng, vì chúng vừa nằm trong loại hình iễn xướng ân gian, vừa nằm trong hệ thống nghi thức tâm linh
Trong quá trình thu thập tài liệu và điền ã, chúng tôi tập trung vào các buổi
lễ cúng Bà iễn ra chủ yếu tại thành phố Hồ Ch Minh Ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm về một số buổi lễ cúng Bà tại Tiền Giang, Long An, Biên Hòa (Đồng Nai), nhằm tạo tiền đề cơ sở để so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng ở những vùng này Ngoài ra, để làm phong phú hơn cho
tư liệu cũng như nội ung của luận án, chúng tôi có tham khảo và tiến hành so sánh
Trang 16với một số nghi thức tế lễ có sự hiện iện của các ông bà Bóng người Chăm ở Ninh Thuận, lễ cúng Bà ở Tháp Bà Nha Trang và các buổi Hầu đồng (Lên đồng) của người Việt Bắc Bộ
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Nghi thức iễn xướng trong t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ là hoạt động văn hóa gắn với văn hóa tâm linh, chúng được tạo thành và hiện hữu trong mối liên hệ với toàn xã hội Do vậy, từ góc độ văn hóa học, chúng tôi sử ụng
lý thuyết của Chức năng luận (functionalism) làm l thuyết phương pháp luận chủ đạo trong luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo t nh khoa học của đề tài, luận
án sử ụng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu Dân tộc học Cụ thể: chúng tôi đã cùng làm việc,
cùng tham gia iễn xướng với nghệ nhân để quan sát một cách tự nhiên và ghi chép lại một cách hệ thống trình thức biểu iễn ngay trong lễ cúng Với phương pháp khảo sát điền ã, chúng tôi đã thu thập được những tư liệu trực tiếp và quý giá cho luận án Những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất đã được ch nh người trong cuộc là các nghệ nhân cắt nghĩa cặn kẽ kết hợp với sự nghiên cứu, đối sánh của
chúng tôi để đưa ra những nhận định khả ĩ tin cậy nhất
Phương pháp quan sát tham ự (participant and observation) và phương pháp phỏng vấn sâu (in-depth interviewing) Ngoài các tài liệu kết quả điều tra bằng khảo sát phiếu đối với người tham ự lễ hội của Phân viện văn hóa nghệ thuật tại
TP.HCM đã được đăng tải trên kỷ yếu hội thảo khoa học Hoạt động quản ý, tổ
chức hội cổ truyền các t nh phía Nam-nghiên cứu hội bà Chúa Xứ núi Sam,
UBND tỉnh An Giang - Bộ Văn hóa - thể thao và u lịch, cùng bảng khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội TP.HCM [6], chúng tôi kết hợp với việc phỏng vấn sâu (đối với nghệ nhân, đối với người tham ự và nhà nghiên cứu) nhằm thu thập được
Trang 17các thông tin cần thiết mà quá trình khảo sát phiếu còn thiếu hoặc chưa khai thác hết
Một trong những phương pháp có thể giúp ch cho việc đi sâu tìm hiểu về các nghi thức iễn xướng nói chung, là phương pháp Âm nhạc học Bằng cách phân
t ch đường nét giai điệu, tiết tấu, nhạc kh , loại hình âm nhạc v.v… chúng tôi mong muốn bổ sung một cách nhìn chuyên môn về âm nhạc, góp phần đóng góp vào việc trình bày ch nh xác hơn về nghi thức iễn xướng
- Nguồn tư liệu
Các công trình của các học giả đi trước mà chúng tôi đã trình bày trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề là những nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi kế thừa, tham khảo, đối sánh Nguồn tài liệu này kết hợp với nguồn tư liệu ch nh mà chúng tôi nghiên cứu điền ã, khảo sát, điều tra nhiều năm qua đã giúp chúng tôi có tư liệu vững chắc để hoàn thành đề tài Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu phim ảnh, băng đĩa nghe nhìn, các tài liệu từ Internet cũng giúp ch cho chúng tôi thực hiện đề tài
6 Đóng góp của luận án
Có thể nói, nghệ thuật iễn xướng ân gian nói chung và Bóng rỗi, chặp Địa nàng nói riêng đều được sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và đến lượt nó, lại là cơ sở để chuyển tải các giá trị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn hóa, truyền
từ đời này sang đời khác
Tên đề tài là “Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ” Từ góc nhìn văn hóa học, luận án nghiên cứu một cách cơ bản, có t nh hệ thống về nghi thức iễn xướng thờ Mẫu như là thành tố trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam Bộ, nhấn mạnh vào hai nghi thức iễn xướng Bóng rỗi và chặp Địa nàng, giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn toàn iện về nghi thức iễn xướng Đây thực sự là một vấn đề nghiên cứu vừa có ý nghĩa l luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn
Trang 18Trong cuộc sống xã hội đương đại, nhiều loại hình nghệ thuật iễn xướng thuộc t n ngưỡng văn hóa tâm linh đã bị mai một ần, nhưng sức sống của Bóng rỗi
và chặp Địa nàng làm cho chúng vẫn còn hiện iện và phát triển mạnh mẽ trong đời sống tâm linh người Việt ở Nam Bộ Điều này chứng tỏ rằng, Bóng rỗi và chặp Địa nàng ẩn chứa những giá trị văn hóa ân gian và những giá trị ấy vẫn còn mang những ý nghĩa phù hợp với thẩm mỹ và tinh thần của con người hôm nay
Việc xem xét nghi lễ này trong văn hoá của người Việt tại Nam Bộ sẽ là một trong những thành tố góp phần làm nổi bật đặc trưng văn hoá của người Việt nói chung, văn hóa vùng Nam Bộ của người Việt nói riêng Chúng tôi mong rằng với những đóng góp về mặt khoa học của luận án, có thể góp phần làm rõ nét hơn cho việc nhận định về một thể loại nghi thức “nghệ thuật tâm linh” trong kho tàng văn hóa ân gian Nam Bộ Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được các cơ quan quản l , các cơ quan nghiên cứu về văn hóa nghiên cứu, sử ụng sẽ góp phần trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa mà nghi thức iễn xướng nghệ thuật này mang lại trong đời sống nhân ân
7 Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội ung của luận án được cấu trúc thành 3 chương:
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG HÌNH THỨC BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG
Chương III: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG NỘI DUNG BÓNG RỖI, CHẶP ĐỊA NÀNG
Trong Chương Một, chúng tôi điểm qua sơ nét cơ sở l luận về tục thờ nữ
thần, Mẫu thần của người Việt Nam Bộ Trên nền tảng tâm linh ấy, chúng tôi đi sâu vào các nghi lễ thờ Mẫu được thể hiện qua nghi thức iễn xướng Đặc biệt, chúng
Trang 19tôi xem xét đến nguồn gốc Bóng rỗi và chặp Địa nàng, là hai nghi thức iễn xướng đặc trưng cho t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ
Chương Hai, chúng tôi nghiên cứu, phân t ch những đặc trưng văn hóa thể
hiện trong hình thức iễn xướng thờ Mẫu qua những khảo sát về trang phục, lễ vật, đạo cụ trình iễn, âm nhạc cũng như phương thức iễn xướng trong Bóng rỗi và chặp Địa nàng
Nội ung đi đôi với hình thức Với những giá trị văn hóa thể hiện qua hình thức, các nghi thức iễn xướng trong t n ngưỡng thờ Mẫu còn mang chức năng chuyển tải những nội ung ẩn chứa trong chúng
Chương Ba, chúng tôi tập trung tìm hiểu về đặc trưng văn hóa thể hiện trong
nội ung nghi thức Bóng rỗi và chặp Địa nàng, nhằm làm nổi bật những đặc trưng
t nh cách của người Việt Nam Bộ
Phần ẫn nguồn theo quy định của văn bản hướng ẫn, chúng tôi đặt ngay sau ý hoặc đoạn tr ch ẫn, cách tr ch ẫn như sau: [tên tác giả và tác phẩm sẽ được đánh ấu bằng số tương ứng trong phần anh mục tài liệu tham khảo, số trang]; ví ụ: [81, tr.39] Nếu ý được tr ch ẫn không cần phải tr ch ẫn trực tiếp và ý đó đã được lập lại nhiều lần trong tác phẩm được nêu, luận án sẽ chỉ ghi tên tác giả và tác phẩm tương ứng; v ụ: [8 ]
Luận án còn kèm theo phần Phụ Lục Trong phần này, ngoài các hình ảnh, chúng tôi ghi lại bản văn chặp Địa nàng và một số bài rỗi trong Bóng rỗi Những câu văn minh họa, thuyết minh trong luận án về chặp Địa nàng có thể được xem thêm ở phần Phụ lục
Trang 20Chương
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
T n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Ngoài những nhu cầu cơ bản trong cuộc đời như ăn, mặc, ở…thì con người cần có những chỗ ựa về mặt tinh thần Chỗ ựa ấy ban đầu ch nh là ựa vào các sức mạnh mà con người không thể chinh phục được Khi gặp những khó khăn thất bại, hay những vấn đề mà con người không thể giải quyết bằng sức mạnh nội tại thì niềm tin vào những thế lực bên ngoài có thể bảo bọc che chở và hướng ẫn cuộc sống, làm cho con người có một sự bình ổn về mặt tinh thần, cân bằng thể xác và tinh thần Nhu cầu tâm linh của con người thể hiện trong sự tin tưởng vào thần thánh, vào những thế lực với quyền năng siêu nhiên chi phối sự sống của con người
Trong xã hội cổ xưa, người ta tin vào các vị thần bảo vệ cho cuộc sống của
họ khỏi thiên nhiên khắc nghiệt, phù hộ cho mùa màng tươi tốt Trong xã hội ngày nay, khi khoa học tiến bộ, con người đã hiểu rõ những điều kiện để có mùa màng no
ấm, nhưng nhu cầu tâm linh thì vẫn không thay đổi Con người vẫn tin vào thần linh như người hộ mệnh cho một cuộc sống an lành, tin vào thần linh để cân bằng thế giới bên trong và bên ngoài Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi khoa học phát triển, kinh tế vững mạnh thì ta có cảm giác con người trở nên độc lập hơn, mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, nếu không có một niềm tin vào một triết thuyết, một tôn giáo, hay một
t n ngưỡng nào đó thì con người rất ễ mất niềm tin vào cuộc sống khi gặp bất cứ trở ngại nào Điều đó được chứng minh bằng việc rất nhiều giáo phái ra đời trên thế giới Riêng ở Việt Nam, các lễ hội ngày càng phát triển, lượng người ân tham ự buổi lễ tại đình miếu, chùa chiền, các cơ sở thờ tự nói chung ngày càng tăng
Trang 21Đối với t n ngưỡng, nhiều nhà nghiên cứu trước đây cho rằng t n ngưỡng là sản phẩm xã hội ở trình độ thấp hơn so với tôn giáo Quan điểm khác thì đồng nhất tôn giáo và t n ngưỡng và gọi chung là tôn giáo [77, tr.11]
Ngô Đức Thịnh đã nhận xét rằng: “cơ sở của mọi tôn giáo, t n ngưỡng là
niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm
tin, sự ngưỡng vọng về “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có
thể sờ mó, quan sát được” [77, tr.9]
Với việc phân t ch và nhận xét về t n ngưỡng và tôn giáo, Ngô Đức Thịnh đã đưa ra quan niệm tôn giáo t n ngưỡng: “đó là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó, con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên đó; đó là chất kết nh, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định với cộng đồng khác” [77, tr 10]
Trong Pháp lệnh về t n ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2004, ù không đưa ra khái niệm t n ngưỡng, nhưng đã có đề cập đến khái niệm hoạt động t n ngưỡng Hoạt động t n ngưỡng được hiểu là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có t nh truyền thống và các hoạt động
t n ngưỡng ân gian khác, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội Những hoạt động này có vai trò nhất định trong đời sống tâm linh của cộng đồng người, thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc
Trên cơ sở những ý kiến của người đi trước, chúng tôi sử ụng khái niệm tín
ngưỡng với tư cách như là niềm tin, sự ngưỡng vọng của một cá nhân hay một cộng
đồng đối với một đối tượng đã được thiêng hóa
T n ngưỡng tôn thờ nữ thần đã hiện iện trong đời sống tâm linh của nhiều
ân tộc trên thế giới Đặc biệt, t n ngưỡng thờ nữ thần, Mẫu thần như là các bà mẹ
Trang 22nuôi ưỡng và che chở cho ân tộc, là nhu cầu tâm linh của những con người sống trong vùng văn hóa gốc nông nghiệp, trọng tĩnh, sống chủ yếu bằng nghề nông Nghề nông phụ thuộc nhiều vào những yếu tố tự nhiên, o vậy, hình tượng những vị thần thiên nhiên như trời, đất, mưa, gió… đã được tôn sùng như những vị thần quan trọng, bảo bọc, che chở và giúp cho mùa màng tươi tốt, mang lại cuộc sống ấm no, bình an cho con người Bên cạnh “Trời, Đất”…đã được nhân cách hóa với tên gọi:
“Cha trời, Mẹ đất”, những hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, gió, sấm, chớp… cũng gắn bó mật thiết đến chu kì nông nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng Do vậy, con người cũng có khuynh hướng tôn thờ những hiện tượng tự nhiên ấy Lâu
ần, từ những vị thần của thiên nhiên, các vị thần đã được nhân cách hóa, trở thành những con người trong đời sống tâm linh của người ân
Dân tộc Việt là ân tộc gắn với nghề nông Những công việc đồng áng gắn
bó trực tiếp đến người phụ nữ, nên trong quan hệ xã hội, người phụ nữ luôn được tôn trọng và giữ vai trò to lớn trong gia đình Đồng thời, xuất phát từ quan niệm của người nông ân sống bằng nghề trồng lúa: quan niệm về vũ trụ với Âm-Dương tương khắc tương sinh, việc tôn thờ thần Đất, Nước, Núi, Lúa đều đồng nhất với
Âm và nhân hóa thành nữ t nh Do vậy, Ngô Đức Thịnh cũng đã nhận xét rằng trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được cho là hóa thân của các nữ thần như thần nước, thần lửa, thần đất v.v thành Bà Thủy, Bà Hỏa, Bà Chúa Xứ hay Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước v.v… và việc thờ các nữ thần được phát triển sâu rộng trong tâm thức của người Việt [77, tr.12]
Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong công trình T m về bản sắc văn hóa Việt Nam
đã nhận xét: “Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên
ẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư uy là lối tư uy tổng hợp; và trong lĩnh vực t n ngưỡng là t n ngưỡng đa thần T nh chất âm t nh của văn hóa nông nghiệp ẫn đến hậu quả trong lĩnh vực xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực t n ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần (…) Và vì cái đ ch mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu” [74, tr.242]
Trang 23Những vị thần nữ được thờ phượng là những nữ thần siêu nhiên mang yếu tố của khu vực nông nghiệp lúa nước Hình thức thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) ra đời để đáp ứng cho cuộc sống lấy nông nghiệp làm chính
Đó là những nữ thần mà ân gian đặt cho họ tên gọi nôm na là: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng
Rõ ràng là, ngoài t nh chất chất âm t nh của nền văn hóa nông nghiệp đi cùng với những công việc đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ, thì trong tâm thức ân gian, người phụ nữ cũng luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc xây ựng tổ ấm gia đình Được xã hội phong địa vị “nội tướng”, người giữ tay hòm chìa khóa; người phụ nữ Việt đảm đương gánh vác mọi công việc trong nhà để người đàn ông
ra ngoài lo việc nước Thêm vào đó, lịch sử ân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giữ nước và ựng nước Suốt thời gian ài phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh liên miên, người đàn ông có nhiệm vụ cầm gươm, cầm súng ra chiến trận, mọi công việc trong làng xóm, gia đình đều một tay người phụ nữ lo liệu Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người phụ nữ Việt Nam có một vị tr quan trọng trong cộng đồng
Cùng như các nhà nghiên cứu khác, Ngô Đức Thịnh đã từng nhấn mạnh:
“Mẫu đều là nữ thần nhưng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu thần, mà chỉ có một số nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần (…) Mẫu có gốc từ Hán Việt, tiếng Việt
là Mẹ Nghĩa ban đầu, Mẫu hay Mẹ đều để chỉ một người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của con đối với người sinh ra mình Ngoài ý nghĩa xưng hô thông thường, từ Mẫu và Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ” [77, tr 29 ]
“Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa Thông tin, số nữ thần chiếm đến /5 số lượng các vị Thành hoàng được nhà nước phong kiến phong thần trên
khắp đất nước Việt Nam Và theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, trong số 064
vị thần thì có đến 253 là vị nữ, chiếm ¼ số lượng các thần được thờ ở các đình, đền,
Trang 24miếu, phủ… Điều đó chứng tỏ, nữ thần có một vị tr rất đặc biệt trong đời sống t n ngưỡng của người Việt Nam” [78]
Tuy có cùng tư uy về t n ngưỡng thờ các vị nữ thần, Mẫu thần; nhưng o ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, văn hóa-xã hội mà hệ thống các vị thần được tôn thờ có đôi nét khác biệt ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam
Ngô Đức Thịnh đã đưa ra một mô hình tổng quát về Đạo Mẫu của người
Việt Việt Nam với ba ạng thức: thờ Mẫu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
Trong đó, ông đã khái quát về t n ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ với ba lớp kế tiếp và liên hệ với nhau Đó là: nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ [77] Với ạng thức thờ Mẫu Bắc Bộ, các vị nữ thần thường là các thần linh gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ như: trời, đất, nước, sông, núi v.v… Sau này, người ân đã nhân thần hóa các vị thần thiên nhiên ấy thành: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải (đọc trại từ chữ Thủy), Mẫu Thượng Ngàn v.v…
Khi có sự tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng từ Đạo giáo Trung quốc, cộng với những “yếu tố nội sinh” [77], t n ngưỡng thờ Mẫu thần đã phát triển thành đạo Tam phủ, Tứ phủ với một hệ thống các thần linh, điện thờ, nghi lễ, tạo nên một
t n ngưỡng đặc thù của người Việt mà các nhà nghiên cứu đã thống nhất gọi là Đạo Mẫu
Dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ với lớp thờ nữ thần tiêu biểu là Tứ Vị nương nương và Bà Ngũ Hành; lớp thờ Mẫu thần, tiêu biểu là Thiên Y Ana, Po Inư Nưgar
Tứ Vị nương nương là vị thần được thờ phụng nhiều ở cộng đồng các cư ân sống ven biển từ Bắc vào Nam nhưng phổ biến nhất là ở ven biển Trung Bộ Bà là vị thần
phù hộ cho người đi biển Sắc phong của Bà thường mang tước hiệu Đại Càn Quốc
Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương [77, tr.40]
Dạng thức thờ Mẫu Nam Bộ là sự t ch hợp của truyền thống t n ngưỡng từ xa xưa của cư ân miền ngoài cùng sự tiếp nhận những yếu tố mới trong quá trình giao lưu văn hóa của các ân tộc cùng sống trên vùng đất Những sự tiếp nhận ấy qua
Trang 25thời gian đã được biến đổi và tạo thành hệ thống t n ngưỡng thờ Mẫu đa ạng và phong phú [77,tr.47]
Do vậy, có thể nói, tuy có những khác biệt trong hệ thống các vị nữ thần được tôn thờ ở những vùng khác nhau, nhưng việc thờ Mẫu đều phản ánh những nhận thức về tự nhiên, đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội nông nghiệp và thể hiện những khát vọng con người
2 T n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ
Trong quá trình đi khai phá những vùng đất mới, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức Đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người ân đi khai phá vùng đất Nam Bộ cũng phải tìm kiếm cho mình những chỗ
ựa trong công cuộc đấu tranh để sinh tồn Không chỉ ựa vào sức lực của mình, con người phải tìm kiếm, mong cầu sự che chở của thần linh, những vị thần được tin là có quyền năng siêu nhiên để có thể ban phúc, mang lại sự an lành cho người dân
Khi những người lưu ân từ ph a Bắc i cư vào Nam, bên cạnh hành trang là sức mạnh và lòng quả cảm, họ còn mang theo vốn văn hóa của cộng đồng với những quan niệm sống, tập tục, t n ngưỡng đã thấm sâu trong tâm thức Cùng với
sự gặp gỡ những nền văn hóa bản địa, các nền văn hóa đã tương tác với nhau, tạo nên sự hỗn ung và tiếp biến Trong t n ngưỡng thờ các Mẫu thần cũng vậy, các vị thần của các tộc người cùng được thờ phượng và cùng có vị tr quan trọng như nhau trong đời sống của người ân Việt ở Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Mẫu theo lưu ân đi vào Trung Bộ, Nam Bộ từ khoảng thế
kỷ XVI-XVII Tuy cùng tôn k nh các vị Mẫu thần, nhưng hệ thống các thần ở ph a Nam mang nhiều sự khác biệt o ảnh hưởng môi trường địa l -văn hóa, ảnh hưởng
tư uy ngôn ngữ Do vậy, tuy có sự tương đồng về ý nghĩa tâm linh nhưng tên gọi cũng như vai trò, vị tr của các thần đã có sự biến đổi rõ rệt
Trang 26V ụ: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (thần mây, mưa, sấm, chớp trong Tứ pháp), hay mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thủy, mẫu Thượng ngàn… trong hệ thống thờ Tứ phủ miền Bắc đã không còn ảnh hưởng đến anh hiệu của các vị Mẫu thần ở miền Nam Bên cạnh tư uy tôn thờ những vị thần tự nhiên gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và ngư nghiệp của người Nam Bộ, cùng với sự cộng cư với các
cư ân đang sinh sống trên cùng mảnh đất miền Nam, người Việt Nam Bộ đã tiếp thu tâm thức chung thờ các Bà Mẹ xứ sở
Sự hỗn ung và tiếp biến văn hóa đã biến đổi nữ thần Po Inư Nưgar của người Chăm thành Thiên Ya Na, Bà Chúa Xứ của người Việt, được thờ phụng khắp miền Nam Thời nhà Nguyễn, Phan Thanh Giản đã ghi lại sự t ch Thiên Ya Na trên tấm bia khắc năm 856 ựng ở Tháp Bà Nha Trang rằng Bà đã được triều Nguyễn ban tặng với tước hiệu “Thiên Ya Na Diễn Ngọc Phi, Chúa Ngọc Thành Phi, Hồng nhân phổ tế linh ứng thượng đẳng thần” Nhiều cơ sở thờ tự của người Chăm như Tháp Bà ở tại Nha Trang, một số đền Tháp ở những địa điểm khác cũng đã được người Việt coi trọng và tin tưởng Bức tượng Po Inư Nưgar nguyên mẫu đã ần ần được Việt hóa với trang phục và áng điệu như một vị Thánh Mẫu của người Việt Dần ần, theo thời gian, Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm đã được người Việt thờ
k nh và hoàn toàn trở thành Bà Mẹ trong tâm thức người Việt Nam Bộ
“Theo bước đường Nam tiến của ân tộc Việt, chúa Liễu đã từ Phủ Giầy (Nam Định), Đền Sòng (Thanh Hóa) đi về phương Nam, tạm ừng chân ở điện Hòn Chén (Huế) và gặp Bà Po Inư Nagar tại Nha Trang, gặp Bà Đen (Linh Sơn Thánh mẫu) ở Tây Ninh và bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc) Tất cả các Bà đều là một mẹ
uy nhất trong tâm thức của t n ngưỡng và tập tục Mẫu của người Việt” [90, tr.223]
Có thể nói, t n ngưỡng thờ Mẫu đã thấm sâu vào đời sống tâm linh của người
ân Nam Bộ Ở đâu ta cũng có thể nhìn thấy những ngôi miếu, những trang thờ Mẫu (mà người Nam Bộ gọi một cách k nh trọng và thân thương là miễu Bà hay miếu Bà) Từ vùng thôn quê hẻo lánh đến những phố thị xa hoa, trong những ngôi nhà tranh đơn sơ hay trong những biệt thự xa hoa lộng lẫy, Bà là người che chở cho
Trang 27cuộc sống tinh thần của người ân Chả thế mà ở nhiều nơi, khi thề thốt hay hứa hẹn điều gì, người ta thường hay ắt nhau ra miếu Bà và thề ở đó cho Bà chứng giám Trong những trường hợp như vậy, ù không lập văn tự nhưng t ai ám sai lời
Chỉ t nh riêng ở thành phố Hồ Ch Minh, số lượng các miếu được tổng hợp là
448 miếu thờ thần ch nh tự, thì đã có 285 ngôi miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương,
8 miếu thờ các vị nữ thần như: Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu v.v [6, tr.22] Ngoài ra, Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu cũng như Cửu Thiên Huyền Nữ còn được thờ ở những trang thờ tại gia đình, với tư cách là vị thần
hộ mệnh cho phái nữ trong nhà
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu hệ thống các vị nữ thần Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng như: Toan Ánh, Ngô Đức Thịnh, Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Minh San, Nguyễn Ngọc Chúc, Nguyễn Hữu Hiếu, Sơn Nam, Trần Hồng Liên, Tạ Ch Đại Trường v.v… và nhiều nhà nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước Các nghiên cứu đã đóng góp cho kho tàng nghiên cứu ân gian những phác thảo, những giả thuyết, chứng minh về các vị nữ thần với các huyền t ch về nguồn gốc hình thành, giải mã những hình tượng, chứng minh sự quan trọng của các vị nữ thần cuộc sống trong tâm linh người ân Việt Nam Các tác giả đã ày công nghiên cứu để thấy rằng ẩn sâu ưới hình tượng các vị nữ thần đang được thờ cúng ở nhiều nơi là những lớp văn hóa bản địa đã được chồng lên nhau Hình tượng Bà Po Inư Nưgar thành Bà Chúa Ngọc, Chúa Tiên người Việt; sự giao lưu và tiếp biến với t n ngưỡng thờ Mẫu của người Khmer; t n ngưỡng thờ Mẫu của người Hoa với vị thần Thiên Hậu Thánh Mẫu và cùng các vị thần linh khác trong nền văn hóa ân gian đã tạo ra một hệ thống các nữ thần phong phú và
đa ạng trên vùng đất phương Nam
Trên cơ sở kế thừa những phát kiến của người đi trước và nhằm bổ sung cho phần nghiên cứu ch nh của luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua một cách sơ lược về hệ thống các vị nữ thần đang được tôn thờ phổ biến tại vùng Nam Bộ hiện nay
Trang 28Thật ra, việc phân định một cách rõ ràng, chi tiết các vị thần nữ có nguồn gốc
từ nhiên thần hay nhân thần là một việc làm không ễ àng đối với hệ thống các vị thần ở Nam Bộ Do sự ung hợp từ nhiều nền văn hoá khác nhau cùng cộng cư trên một vùng đất, nên có những vị thần được tạo ra từ sự vay mượn, sự sáng tạo o nhu cầu bức thiết của cư ân, vì vậy rất khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu nguồn gốc và vị tr xác định của các vị thần V ụ như các vị nữ thần có tên
gọi: “cô Hồng, cô Hạnh, bà Cố Hỷ, v.v…” mà Trịnh Hoài Đức đã ghi trong Gia
Định Thành Thông Chí, hay cô Hai là một nhân vật có rất nhiều huyền tích trong
ân gian, nhưng chưa có cơ sở ữ liệu nào để hiểu thêm về các nhân vật này Chưa
ai có thể biết ch nh xác đó là nhân vật có thực hay hư cấu, nhưng lại là những vị thần thấm sâu trong tiềm thức người ân, được nhắc đi nhắc lại trong những câu chuyện kể, trong các nghi thức iễn xướng tổ chức tại miếu Bà cũng đều có nhắc đến Hay trường hợp “Phật Mẫu Man nương” với huyền t ch ân gian là một cô gái, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là biểu tượng của t n ngưỡng thờ thần Nước cổ xưa, các vị thần nông nghiệp [31]
Tuy vậy, trong nhiều nghiên cứu trước đây, việc phân định hệ thống nhiên thần và nhân thần tương đối được sử ụng nhiều với tiêu ch có mang yếu tố tự nhiên hay yếu tố con người, hoặc tiêu ch ựa trên các huyền t ch lưu truyền trong dân gian Vì thế, chúng tôi cũng chọn hệ thống này để sơ lược qua một số vị thần được thờ phượng chủ yếu của người Nam Bộ
Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức có ghi: “Gia Định ở về địa
vị Dương minh (phương nam), nhiều người trung õng kh tiết, trọng nghĩa khinh tài, ù hàng phụ nữ cũng thế… Họ hay chuộng đạo Phật, tin việc đồng bóng, k nh trọng nữ thần, như: bà Chúa-Ngọc, bà Chúa động (quen gọi người phu nhân tôn quý bằng Bà), Bà Hỏa Tinh, Bà Thủy Long và cô Hồng, cô Hạnh” v.v… [22, tr.4]
Bà Hỏa Tinh, Bà Thủy Long v.v… là những vị nữ thần có nguồn gốc từ tự
nhiên Gia Định Thành Thông chí có ghi chép về một ngôi miếu Hỏa Tinh, tại trấn
Phiên An: “Miếu này phụng sự trang nghiêm hằng được linh ứng, người nơi ấy đến
Trang 29đầu mùa xuân trước hết phải đem lễ đến tế nhưng để trừ sự bất tường thì trọn năm mới được an ổn, nếu chậm trễ hoặc khinh lờn, thì liền thấy có hỏa tai Ở cửa miếu thuở trước ưới bóng cây đa, có đắp 2 hình người nô tỳ cổ quái khi mờ khi tỏ ưới ánh trăng, làm cho người đi qua trông thấy cũng phải rùng mình ” [22, tr.87]
Hai Bà có thể được thờ chung trong hệ thống các bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), hay cũng có thể thờ riêng lẻ ưới tên: Thủy Long Thánh Phi
Những vị nữ thần mang t nh thiên nhiên, thể hiện thiên nhiên như: Ngũ Hành nương nương (hay còn gọi là Năm Bà) là những vị thần được thờ phượng rộng rãi khắp các tỉnh ở Nam Bộ “Ngũ Hành Nương Nương” (còn gọi là Ngũ Vị Nương Nương, Ngũ Vị Hội Đồng, Ngũ Vị Túy Tinh Nương Nương) Trong tâm thức ân gian, ựa trên cơ sở của quan niệm triết học phương Đông, ngũ hành được coi là gốc rễ của muôn vật, là biểu tượng cho 5 yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ Các yếu tố cơ bản này luôn luôn vận hành nên được xem như là những vị thần Vì vũ trụ luôn luôn sinh trưởng, hay vì sự mong cầu của cư ân gốc nông nghiệp, mà người ân gán cho các vị thần này t nh nữ, thường gọi là “năm Mẹ” hay “năm Bà Ngũ hành”
“Xưa kia các miếu ở Sài Gòn-Chợ Lớn đều thờ Ngũ Hành Nương Nương bằng bài vị, khắc bốn chữ “Ngũ Hành Nương Nương” (chữ Hán), hai bên có câu đối: “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ - Tiền Hậu Tả Hữu Trung” [6, tr.71]
Ngoài Năm Bà Ngũ hành, người ân còn có cách phối tự để trở thành t n ngưỡng thờ Bảy Bà Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì đây là minh chứng cho lối tư
uy tổng hợp của người Nam Bộ Huỳnh Tịnh Của đã cho rằng: “thành ngữ Bảy Bà
Ba Cậu là: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Động, Bà Cố Hỷ,
Bà Thủy, Bà Hỏa, cậu Trày, cậu Quý, đều là con của Bà Chúa Ngọc làm bạn với một vị thái tử Trung Quấc mà đẻ ra” [ 5, tr.19] Thật ra, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc chỉ là tên gọi của một vị thần Tên Bà Chúa Ngọc có lẽ là từ tên núi Ngọc Trản (chén Ngọc ở Huế, tức điện Hòn Chén ngày nay) Bà cũng mang một tên ân gian khác là Bà Chúa Tiên, có lẽ là sự ảnh hưởng anh thần Thánh Mẫu Liễu Hạnh
từ ngoài Bắc, vốn gốc là một tiên thiên trên thiên đình
Trang 30Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rất nhiều vị nữ thần có nguồn gốc nhiên
thần như: Địa Mẫu, Diêu Tr Địa Mẫu, Hậu Thổ hu Nhân Đây là Bà “Mẹ Đất”
trong t n ngưỡng của người Hoa, nhưng đã được người Việt tôn thờ và coi như các
vị thần chủ trong cộng đồng
Thiên Hậu Thánh Mẫu: là vị thần nguyên của người Hoa, được thờ phụng
với chức anh là vị thần phù hộ cho những người đi biển Tương truyền vị thần là
cô gái họ Lâm, tu hành đắc đạo Khi mất Bà thường hiển linh cứu nạn cho ngư ân nên được lập đền thờ Tuy là vị thần của người Hoa nhưng hiện nay người ân Nam
Bộ cũng thờ Bà như một vị thần hộ mệnh cho thương nhân và những người làm nghề đi biển Tuy huyền t ch nói về một cô gái, nhưng cũng như các vị thần tự nhiên khác, Bà được các nhà nghiên cứu cho rằng ch nh là vị thần thuộc thế giới sông biển [86, tr.182] Ngoài ra cũng có ngôi miếu thờ các vị nữ thần phù hộ cho người đi biển như: Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương Nương
Ngoài các vị nhiên thần được tôn thờ, các vị nữ thần ở Nam Bộ còn có nguồn gốc từ nhân thần Nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng bên cạnh các nhiên thần thì nhiều vị nhân thần đã được người ân nhớ ơn và thờ tự, như Hai Bà Trưng, Cửu Thiên Huyền Nữ Lược sơ một số vị Mẫu thần thuộc hệ thống nhân thần và hiện được thờ phổ biến ở miền Nam, chúng ta thấy có:
Nữ thần o Inư Nưgar
Nữ thần Po Inư Nưgar được coi như một trong những vị thần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm Đây là nữ thần ảnh hưởng từ t n ngưỡng thờ nữ thần của đạo Bà La Môn Trong tiếng Chăm, Po là Thần; Inư là Mẹ; Nagar là
xứ sở, đất nước Nữ thần Po Inư Nưgar là người Mẹ, người che chở cho xứ sở cũng như cuộc sống của con người Khi văn hóa của người Việt tương tác với văn hóa Chăm, Bà Po Inư Nưgar được người Việt k nh trọng và thờ ưới tên hiệu Thiên Y A
Na với sự t ch về Bà đã được Việt hóa Theo sự khảo sát chi tiết của Viện Nghiên Cứu Xã Hội tại thành phố Hồ Ch Minh: “Tục thờ cúng Thiên Y A Na được người Việt đưa từ miền Trung vào miền Nam Nếu ạng t n ngưỡng này đưa trực tiếp từ
Trang 31Nha Trang vào thì gọi là Chúa Ngọc nương nương (tục gọi Bà Chúa Ngọc)… Còn nếu đưa từ Nha trang ra Huế rồi trở vào Nam thì gọi là Chúa Tiên Nương Nương (tục gọi là Bà Chúa Tiên)” [6, tr.77]
Tuy nhiên, trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức lại viết: “Tên Bà
Chúa Ngọc có lẽ là từ tên núi Ngọc Trản (chén Ngọc) ở Huế, tức điện Hòn Chén ngày nay” Vậy thì tên gọi bà Chúa Ngọc phải bắt nguồn từ Huế, theo òng người lưu ân đi vào miền Nam chứ không phải đi từ Nha Trang Bà Chúa Ngọc ở điện Hòn Chén vẫn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ t n ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ từ miền Bắc với cách phối thờ mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải chứ không có cách phối thờ bà Chúa Xứ, các Bà Ngũ Hành v.v… như ở miền Nam
Theo văn bia o Phan Thanh Giản soạn, ựng năm 856 ở Tháp Bà, Nha Trang, thì Thiên Y A Na là một cô gái xinh đẹp, con của Ngọc Hoàng Thượng đế, giáng xuống trần làm con của vợ chồng ông lão ở làng Đại An, tỉnh Khánh Hòa Một hôm cô gái nhớ cảnh bồng lai, tàng hình vào cây gỗ kì nam trôi ra biển Khi đến đất Trung Quốc, vị hoàng tử trông thấy liền đem lòng yêu mến và kết uyên cùng Bà sinh ra hai người con, một trai một gái Nhiều năm sau, nhớ quê nhà, Bà lại đưa hai con nhập vào cây gỗ mà về quê cũ Sau khi lập miếu thờ cha mẹ tại miếu Đại Chi, Bà ở lại đây ạy ân chúng trồng trọt, làm ăn Sau khi mất, Bà thường hiển linh, tàng hình đây đó cứu nhân độ thế
Việc thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na là sự biểu hiện của tư uy tổng hợp, sự hỗn ung t n ngưỡng của người Việt cùng với t n ngưỡng của người Chăm Thiên Y
A Na được thờ ở tháp Bà Nha Trang ưới hình tượng một vị thần mẫu tạc bằng đá, ngồi xếp bằng trên đài sen hai lớp, khuôn mặt được trang điểm, toàn thân phủ xiêm
y, cổ đeo chuỗi hạt
Bà Cố Hỷ, Cố Hỷ Tiên hi, Cố Hỷ hu Nhân,
Các vị nữ thần này, theo khảo sát của Viện nghiên cứu xã hội TP.HCM [6] thì riêng tại thành phố Hồ ch Minh có 7 ngôi miếu thờ Vị thần này được cho là một “nữ thần mang t nh ác”, thường ở trong rừng sâu núi thẳm có anh hiệu là
Trang 32Thượng động Cố Hỷ Phu nhân” Đây là t n ngưỡng gốc người Chăm được cho là đưa từ vùng Phan Rang vào [6, tr.79]
Tương truyền, nàng Lý Thị Thiên Hương nổi tiếng là người con gái ngoan hiền, hay đi chùa và làm phước cho người ân trong vùng Nàng sở hữu làn a bánh mật ngọt ngào Một ngày kia, nàng đi đến núi Chiêng viếng chùa Khung cảnh ở đây hoang sơ, vắng vẻ Lúc trở về, Thiên Hương bị bọn cường sơn thảo khấu chặn đường cướp hành l và hãm hại Mặc ù là người tinh thông võ nghệ, nhưng thân gái thế cô, nàng đã lao mình xuống vực sâu quyên sinh, quyết không chịu hoen ố thanh anh trong tay bọn âm tặc
Đêm đó, nàng đã báo mộng cho sư trụ trì chùa Sáng hôm sau, sư trụ trì xuống vực sâu tìm được xác nàng đưa đi an táng Cũng từ đó, nàng Thiên Hương rất linh thiêng, thường hay cứu giúp ân làng trong khu vực Tiếng lành đồn xa, người
ân đã lập miếu thờ nàng trên núi Từ đó, núi có tên là Bà Đen Tương truyền, Nguyễn Ánh khi bôn tẩu khắp miền Nam từng đến nơi này Sau khi lên ngôi, xưng hiệu Gia Long, chúa đã sắc phong cho nàng Thiên Hương anh hiệu Linh Sơn Thánh Mẫu Tên chùa là Linh Sơn Tiên Thạch Tự (hay còn gọi là chùa Bà) Chùa
Bà hay còn gọi miếu Bà là một trong những nơi linh thiêng, thu hút nhiều người ân đến chiêm ngưỡng và lễ bái
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ph a sau những huyền thoại ấy là sự Việt hóa
t n ngưỡng thờ thần của người Khmer - t n ngưỡng thờ Bà Néang Khmau Bởi vì như tác giả Sơn Nam đã đề cập đến tên gọi của núi này cho đến thế kỷ XX vẫn còn được gọi là Chưng Bà Đen Ông giải th ch rằng có lẽ ban đầu đối với người ân
Trang 33Khmer, đây là nơi thờ tự bà Đen, tức nữ thần Néang Khmau [47] Tuy nhiên, thật ra vùng đất này đã có người Khmer sinh sống trước khi có người Việt Vua chúa của
họ xưa kia theo đạo Bà La Môn nên t n ngưỡng thờ bà Néang Khmau chịu ảnh hưởng thờ nữ thần Bà La Môn từ Ấn Độ Bà Néang Khmau cũng ch nh là nữ thần Kali (vợ thần Shiva), vị thần được thờ phổ biến khắp Ấn Độ
Bà Chúa Xứ
Bà Chúa Xứ là tên gọi chung cho các vị nữ thần được cho là người phù hộ cho nông ân hay thần phù hộ một ấp, một vùng đất nên ở những nơi cư ân làm nông nghiệp thường thờ Bà Tuy nhiên, nguồn gốc miếu thờ Bà Chúa Xứ ở An Giang lại được kể theo một motif khác Và cũng có nhiều cách kể khác nhau về sự xuất hiện của Bà, nhưng tựu trung vẫn chỉ là một cấu trúc chung Câu chuyện xoay quanh một bức tượng đặc biệt trên núi Sam Bức tượng được ân làng tìm thấy và định mang về thờ nhưng không thể nào i chuyển được Sau đó, một người đã được
Bà Chúa Xứ nhập vào và báo tin cho ân làng biết rằng đây là hóa thân của Bà Chúa Xứ, người sẽ phù hộ cho ân làng, làng phải chọn các cô gái đồng trinh để mang bức tượng xuống Đi đến nửa đường thì bức tượng không thể i chuyển được nữa Người ân tin là Bà muốn ở lại đây nên đã lập nên một ngôi miếu thờ
Khi nghiên cứu các truyền thuyết cũng như lễ hội Bà Chúa Xứ, các nhà nghiên cứu thấy rằng bức tượng thể hiện hình áng một người đàn ông đang ngồi Loại tượng này thuộc loại tượng thần Visnu, thường thấy nơi các loại tượng cổ trong nền điêu khắc Ấn Độ Vậy là người Việt đã Việt hóa một vị thần Ấn Độ làm
mẫu thần của ân tộc mình Nhà văn Sơn Nam trong Đ nh miếu và hội dân gian
miền Nam đã viết: “Bà Chúa Xứ trở thành một ạng như "Phật Bà Quan Âm" (đối
với người Việt), "Bà Mã Hậu" hay "Thiên Hậu Nương Nương" (đối với người Hoa)
Bà được tin tưởng đến độ có rất nhiều huyền thoại về "quyền lực linh thiêng" của
Bà trong việc "ban phúc, giáng họa" cho con người Như hai câu liễn đối treo ở miếu Bà như sau:
“Cầu tất ứng, thí tất inh, mộng trung chỉ thi
Trang 34Xiêm khả kính, Thanh khả mộ, ý ngoại nan ường”
Tạm ịch:
“Xin th được, ban th inh, báo trong giấc mộng
(Người) Xiêm sợ hãi, (Người) Hoa kính mộ, ý tứ khôn ường”[47]
im Huê Thánh Mẫu
Người Việt thường gọi Bà ưới tên: Bà chúa Thai Sanh, chuyên chủ trị việc sinh đẻ của con người Từ bà chúa Thai Sanh ẫn đến t n ngưỡng Mười Hai Bà Mụ Thật ra, theo Trần Ngọc Thêm [74] thì đây ch nh là thần thời gian: Thập Nhị Hành Khiển Tuy nhiên, người dân thường thờ phụng các Bà với tư cách là các vị nhân thần
Cửu Thiên Huyền Nữ
Đây là vị thần được thờ phổ biến trong các gia đình có nữ giới Người ta tin rằng Bà là người có thể độ cho nữ giới trong gia đình được khỏe mạnh, gia đình bình an “Cửu Thiên Huyền Nữ là Bà Nữ Oa có huyền năng cai quản ch n tầng trời Ngoài ra thần còn là tổ của nghề may, nghề mộc ựng nhà và còn có khả năng độ mạng cho nữ giới” [Nguyễn Hữu Hiếu 2004: 37]
Bộ o vậy không có nhiều ảnh hưởng đối với người Nam Bộ Các đền thờ Mẫu Tứ Phủ theo lối người Việt Bắc Bộ thì gần như chỉ có các cộng đồng cư ân miền Bắc đến cúng lễ
Trang 35T n ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo trên tinh thần biến đổi một cách nhuần nhuyễn những giá trị cổ xưa đã có cùng với những giá trị tâm linh mới của cư ân
Theo sự phân t ch của Trần Hồng Liên trong tham luận về Giá trị tinh thần
truyền thống trong tín ngưỡng thờ Mẫu Nam Bộ, tác giả đã so sánh với thờ Mẫu
Bắc và Trung Bộ và đưa ra những nhận xét: “t n ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ phản ánh một bức tranh đa ân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa của Nam Bộ (…) Thờ Mẫu
ở Nam Bộ đã bộc lộ được một giá trị tinh thần phong phú của cư ân vùng đất mới
Ý thức lưu giữ, nhớ lại cội nguồn qua việc thờ Tam phủ, Tứ phủ vẫn đang còn hoạt động tại thành phố Hồ Ch Minh (…) Tiếp tục tôn thờ triết l âm ương ngũ hành nhưng có sáng tạo, t ch hợp những yếu tố mới o quá trình giao lưu văn hóa ở miền Trung (chúa Tiên, chúa Ngọc ) để hình hành t n ngưỡng Bảy Bà ở Nam Bộ” [43]
Huỳnh Quốc Thắng cũng nhận xét rằng việc thờ Mẫu ở Nam Bộ có đôi nét khác biệt với miền Bắc và Trung Các Mẫu thần tiêu biểu ở miền Bắc thường có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố lịch sử và tôn giáo “đặc biệt là Lão giáo” để trở nên Mẫu “mang t nh chất cứu thế như một bà tiên thánh thiêng liêng trong tâm thức truyền thống của đông đảo cộng đồng người Việt” [73, tr 70] Trong khi đó, Mẫu điển hình của Nam Bộ chủ yếu o sự tiếp thu hoặc o chịu ảnh hưởng từ các ân tộc
và tôn giáo khác nhau, thêm vào đó, có sự “phức hợp” nhiều yếu tố t n ngưỡng, tôn giáo khác nhau tạo thành các vị Mẫu gần gũi, các “Bà, các Mẹ” có thể “ngự tại chỗ
để ban phát điều lành, giúp tránh điều ữ cho mọi người hơn là những bà tiên, bà
thánh có thần t ch ly kì và quyền năng cao xa” [73, tr.171]
Những phân tích và nhận xét trên đây giúp chúng ta nhận thấy sự khác biệt giữa t n ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ và những nơi khác Sự hỗn ung văn hóa, sự tiếp nhận và biến đổi t n ngưỡng thờ Mẫu từ miền ngoài đã đưa đến sự tổng hợp, sự phức hợp nhiều yếu tố văn hóa để trở thành t n ngưỡng thờ Mẫu (thờ Bà ) riêng của người Việt Điều đó sẽ l giải phần nào cho sự khác biệt về phương cách thể hiện những nhận thức ấy thông qua các nghi thức trong buổi lễ thờ Mẫu
Trang 362 NGHI LỄ THỜ MẪU Ở NAM BỘ
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa:
Nghi thức: toàn bộ nói chung những điều quy định có t nh chất nghiêm túc, theo quy ước của xã hội hoặc thói quen, cần phải làm đúng trong giao tiếp, ứng xử
Diễn xướng: trình bày những sáng tác ân gian bằng động tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu
Nghiên cứu các thành tố trong nghi lễ thờ Mẫu của người Nam Bộ, chúng tôi
đã ựa trên những lý thuyết của Chức năng luận Chức năng luận coi văn hóa là một chỉnh thể, được tạo ra từ những nguyên tử bộ phận Trong đó, mỗi bộ phận đều có những chức năng riêng Nếu một yếu tố nào đó trong mỗi bộ phận bị suy yếu hay thay đổi thì toàn bộ hệ thống văn hóa ấy cũng sẽ có những thay đổi Nói cách khác, Chức năng luận nhấn mạnh nghiên cứu đồng đại ựa trên những chứng cớ thực nghiệm, nghiên cứu chức năng của các hiện tượng văn hóa, nhất là chức năng xã hội của chúng
Nghi thức iễn xướng trong t n ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ là hoạt động văn hóa gắn với văn hóa tâm linh, chúng được tạo thành và hiện hữu trong mối liên hệ với toàn xã hội Nghi lễ thờ Mẫu Nam Bộ là tập hợp của nhiều nghi thức đã được quy định qua quá trình lịch sử, trong đó có những nghi thức thuộc về lễ thức, những nghi thức nằm trong hệ thống iễn xướng
Nói chung, nghi thức iễn xướng là những nghi thức đã được quy định trong một buổi lễ, được iễn tả bằng hình thức “thanh xướng kịch”, có ca-múa- iễn, nhằm tạo nên không kh đặc trưng cho buổi lễ Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức iễn xướng ân gian iễn ra trong ịp cúng Bà, bao gồm đầy đủ chức năng của một hình thức iễn xướng với ca-múa-nhạc-trò iễn Bóng rỗi và chặp Địa nàng là sản phẩm của ân gian, chuyển tải những khát vọng tiềm ẩn về sự nối tiếp giữa thế giới siêu nhiên và thế giới thực tại, sự khát khao một cuộc sống an lành của người ân Nam Bộ Nghiên cứu về Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong hệ thống
Trang 37những nghi thức trong t n ngưỡng thờ Mẫu không chỉ góp phần nghiên cứu hiện tượng văn hóa một cách độc lập mà còn nghiên cứu mối quan hệ của chúng với tổng thể văn hóa mà chúng là một trong những thành tố cấu thành
1.2.1 Quy trình nghi lễ thờ Mẫu
Tùy theo lệ định kì của cư ân khi lập miếu, mà các ngôi miếu thờ Mẫu (thờ Bà) có những ngày lễ cúng khác nhau Có những vị Thần được tổ chức vào những ngày cúng thống nhất như: các miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (vào ngày 23 tháng
3 âm lịch), miếu thờ Thủy Long Nương Nương (2 -2 âm lịch), Kim Huê Thánh Mẫu (20-3 âm lịch), Cửu Thiên Huyền Nữ (9-9 âm lịch), v a Bà Chúa Xứ núi Sam (24 tháng 4 âm lịch) và các vị Mẫu thần được thờ cúng vào những ngày khác nhau
“Khi người xưa lập một ngôi miếu thì định một ngày cúng miếu rồi giữ đó làm lệ
Do vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy hai ngôi miếu cùng thờ một vị thần mà
có hai ngày V a khác nhau” [6, tr 06] Trên thực tế thì các miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Cố Hỷ Tiên Phi, v.v…không có quy định những ngày cúng thống nhất
Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Ch Minh đã tổng hợp và đưa ra nhiều nhận xét sau khi khảo sát về nghi thức cúng miếu tại thành phố Hồ Ch Minh Công trình cho thấy có ba ạng nghi lễ cúng miếu:
- Nghi lễ truyền thống Nho giáo
- Nghi lễ Nho giáo và Phật giáo
- Nghi lễ có bà bóng rỗi mời và âng lễ
Trong nghi lễ truyền thống Nho giáo trước năm 945, việc tế lễ là nghi thức căn bản cho tất cả các loại miếu thờ (nam thần, nữ thần, cô hồn…)
Nghi lễ Nho giáo và Phật giáo thì ngoài phần tế lễ còn có phần tụng kinh của Phật giáo và lễ chẩn tế cô hồn (thường theo khoa Mông sơn th thực hoặc Du già)
Trang 38Nghi lễ cúng miếu Bà có thể tổng hợp ba loại nghi lễ tế, mời kinh sư tụng kinh và có bà bóng âng lời rỗi [6, tr.108-110]
Theo những khảo sát điền ã của chúng tôi thì hiện nay nghi thức tế lễ ở các miếu đã được đơn giản hóa Chỉ có những cơ sở thờ tự sở hữu không gian rộng rãi, tài ch nh ồi ào mới thực hiện được hoàn chỉnh nghi lễ cúng miếu tổng hợp Hoặc
“đáo lệ ba năm cúng lớn một lần” thì bổn hội mới tổ chức một buổi cúng hoành tráng
Với nghi lễ cúng tổng hợp, cấu trúc của nghi lễ thường theo những trình tự sau:
a Ngày đầu tiên là nghi thức Cầu an Bổn hội mời các vị sư tụng kinh theo nghi thức Phật giáo Sau đó là lễ Tiền Yết Lễ Tắm Bà Lễ Túc Yết (có ý nghĩa là túc trực để chờ ra mắt thần thánh Ban quý tế tập trung lại để ra mắt thần, trình báo với thần về việc tổ chức lễ.)
b Ngày thứ hai là lễ ch nh, còn được gọi là Đoàn Cả Trong ngày này, các hội bạn cùng đông đảo ân làng đến âng lễ vật lên cúng Bà Xen kẽ trong quá trình âng lễ là nghi lễ iễn xướng Bóng rỗi Song song với múa hát Bóng rỗi, có nơi tổ chức nghi lễ chặp Địa nàng hay có những miếu có khuôn viên rộng thì mời đoàn Hát Bội về iễn cho Bà và ân chúng xem
Trong ngày thứ hai, nghi lễ của các bà Bóng thường có những tiết mục:
- Khai tràng: là nghi thức khai mạc một buổi lễ Các bà Bóng sẽ đánh ba hồi trống lệnh với ý nghĩa thông báo cho mọi người biết buổi lễ bắt đầu và chuẩn bị nghênh đón thần linh về ự lễ Chủ hội miếu tuyên bố: “Bổn hội… tiếp giá khai tràng Lệnh truyền ca công, cổ nhạc tiếp giá khai tràng” Sau ba hồi trống, àn nhạc
lễ ra trước bàn thờ tấu nhạc khai mạc Thông thường sẽ là bài Nghinh Thiên Tiếp Giá
- Chầu mời, thỉnh tổ: Các bà Bóng thay phiên nhau ra trước ngai thờ và bắt đầu các điệu hát rỗi Đầu tiên là những bài cung thỉnh Tổ của nghề Bóng và sau là các bài rỗi để mời các vị thánh thần về tham ự lễ
Trang 39- Dâng bông, âng mâm: Nghi thức âng lễ vật là các bông hoa hay mâm vàng, mâm bạc… lên Bà bằng động tác múa
- Bán lộc, tức là phân phát các thức lễ vật cho người ự lễ gọi là lộc của Bà Hình thức “nghi bán lộc” này cũng tương tự một số hình thức “thỉnh” các lễ vật khác để âng Thần Các bà Bóng đội những mâm lễ vật như trầu, cau, bánh trái…múa trước ngai thờ Bà Sau đó trao lại cho ban tổ chức để phân phát cho mọi người đến tham ự, coi như có chút lộc của Bà Cũng có người khi lấy lộc thì để lại một t tiền với ý nghĩa như mình đi xin lộc và trả lễ cho Bà Bên cạnh hình thức phát lộc cho người ân đến tham ự lễ, thì người ự lễ cũng có thể “mua” những lễ vật khác cúng Bà Ở đây, người âng lễ vật thay vì xin lộc thông thường, người ta cũng có thể mua mâm vàng, bạc rồi đội lên đầu trong khi Bà Bóng hát rỗi Sau đó, người âng lễ sẽ mang đốt những chiếc mâm này với lòng thành k nh, với niềm tin vững chắc rằng Bà đã nghe thấu những lời cầu xin
- An vị: Sau lễ Bán lộc là nghi thức An vị nhằm các việc lễ đã hoàn tất, các
nữ thần an vị nghỉ ngơi
Đây là nghi thức thông thường, bắt buộc của một buổi cúng miếu Tuy nhiên, tùy theo mức độ kinh tế của cộng đồng làng xã, hay theo quy định ba năm phải cúng lớn, mà các nghi thức cúng miếu Bà còn được mở rộng thêm bằng một số hình thức iễn xướng khác như: chặp Địa nàng, xây chầu-đại bội và Hát Bội
Ngoài ra, theo các tư liệu mà chúng tôi tiếp xúc, bên cạnh những nghi thức thông thường ở các buổi lễ cúng miếu như: khai tràng, chầu mời, thỉnh tổ, âng bông, âng mâm, bán lộc, v.v… thì chương trình hành lễ ở một số miếu Bà ngày xưa còn có thêm được các nghi lễ sau:
Mời Tiên ra tuồng: là một trong những bài chầu mời, song được iễn xướng một lần trước tiết mục Phước Lộc và sau những chặp chầu mời, thỉnh tổ được tái iễn nhiều lần Nói cách khác, tiết mục này vừa kết thúc phần trước và khai mào cho phần tiếp theo
Trang 402 Phước Lộc: là một tập hợp những trò iễn nghi lễ mà cơ bản là sự cải biên
lễ Đại bội trong cúng đình: Khai chiếu gió, Nhựt nguyệt, Tam hiền, Gia quan, Ông Đông, Thanh Đường hạ san, Hội năm Bà Bốn trò iễn đầu giống hệt như trong lễ Đại bội trong lễ cúng đình, bởi trong lễ Đại bội có bốn màn iễn mang tên: “Khai thiên tịch địa, Xang nhựt nguyệt, Tam hiền, Gia quan tấn tước” mà hình thức so với trò Phước Lộc không khác gì mấy Màn đầu thì o một kép hát ra múa biểu tượng thuở trời đất mới hình thành; màn thứ hai o một kép và một đào ra múa iễn tả sự giao hòa âm ương sinh thành ra vạn vật; màn ba gồm ba kép hát ra múa hát biểu tượng Phước, Lộc, Thọ để chúc mọi người những điều tốt lành; và màn cuối o một kép hát trong vai trò của một vị quan trên trời xuống để chúc mọi người được thăng quan tiến chức
3 Ông Đông: y phục giống như các ông Phước, Lộc, Thọ, là người đại iện cho cuộc lễ đứng ra tuyên bố mục đ ch ý nghĩa của cuộc lễ, ngay đoạn “củ soát tế vật”
4 Thanh đường hạ san: là tiết mục o một vai kép võ thực hiện Thanh đường là một nhân vật đại iện thần thánh được cử xuống chứng lễ cho Ban tổ chức
lễ V a Bà ( ân gian gọi bổn hội) Khi hạ san, Thanh đường đến nhờ Thổ địa ắt đường đến miễu và ở đây, ông ta hát chúc cho những người trong hội miễu những điều tốt Có nơi, tiết mục này kết hợp với tiết mục Tam hiền: Thanh đường gọi ba ông Phước, Lộc, Thọ cùng với mình xuống chứng lễ và hát chúc
5 Hội năm Bà: là tiết mục nghi lễ nhằm tỏ rõ rằng năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) đã về ự lễ Năm iễn viên nữ (thường
là các bà Bóng, bà Nàng) mặc yếm tâm, đội ngạch ra ngồi trên năm chiếc ghế đặt sẵn trước miễu Bà Thủy là vai chánh, ngồi giữa và xưng tên trước Các vai khác luân phiên xưng tên sau Theo chúng tôi, hình thức Năm Bà với Bà Thủy ngồi giữa rất hiếm khi bắt gặp Có lẽ o đây là buổi lễ cúng của cư ân miền biển nên mới có cách sắp xếp đội hình như vậy Thông thường trên ngai thờ ở các miếu, vị thần ở vị
tr trung ương bao giờ cũng là Bà Thổ