TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT
HÒ TRỌNG HỮU
THI HANH HINH PHAT TU HINH TRONG PHAP LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM
LY LUAN VA THUC TIEN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH LUAT
VINH - 2012
Trang 2LOI CAM ON
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp: “Thi hành hình phạt tứ hình trong pháp luật tỐ tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến Ban chủ nhiệm Khoa Luật và các thầy cô giáo trong khoa Luật Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời
cảm ơn tới:
Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an (Tống cục 8), 175 phố Định Công, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; phòng C83 Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an; Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Toàn án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Nghệ An cùng các ban ngành đoàn thể đã tạo điều kiện cho tơi có thể hồn
thiện khóa luận của mình
Đặc biệt, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên Thạc sĩ Phạm
Thị Huyền Sang, người đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt quá trình làm và hồn thiện khóa luận này
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, khóa luận này chắc chắn
vẫn cịn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên Đó sẽ là những ý kiến quý báu có thể giúp
tơi có những kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu sau này Vinh, ngày 08 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trang 3DANH MUC CHU VIET TAT
BLHS: Bộ luật Hình sự
PL TTHSVN: Pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam
BL TTHSVN: Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
TTHS: Tố tụng hình sự
THA: Thi hành án
Trang 4MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 22222222222222222222222221222222172222122 ae 1
1 Lido chon € taie cccccccccccccssessssssssssssessssessscsssscsssessessssesncssneceseesseceaseesseces 1 Pu 06 )(010i2i 0u 11.5 2
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5- 3
5 Những đóng góp mới của khóa luận 3
6 Ý nghĩa lý luận và thực tién ctta khoa Wan e cesceeeseseeessesseeseeseeseeseseeeees 4
7 Kết cấu của khóa luận - ¿2 SE St2ESEEEE+E+EEEEEESEEEEEEEEEEEEErErrerkrsrrrrex 4
;\/9080)000 i02 ốố 5
Chương 1 MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ THỊ HÀNH
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH - 2 + S2+SE9EE+E2EE£EE SE EEEEEEEEEEEEEcEErrkrrree 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm chế định thi hành hình phạt tử hình trong Luật
tố tụng hình sự VIiỆt Nam - G111 ** vn nH nh nh nh tr Hy 5
1.1.1 Khái niệm thi hành hình phạt tử hình - 55+ s5 ‡ssx+sxssx+exsss2 5
1.1.2 Đặc điểm của chế định thi hành hình phạt tử hình 6
1.2 Các hình thức thi hành hình phạt tử hình - 2: ¿52s++c2scce2 7
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về hình phạt tử hình
trong PUTTTHS VN - - c 1k TH TH kh 11
1.3.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 - - «+: 11 1.3.2 Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước khi
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời - 2-2 25s SEEeEEerEerkerreei 15 1.3.3 Những quy định của pháp luật tô tụng hình sự hiện hành về thi hành
hình phạt tử hình
1.4 Những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng
hình sự một số nước trên thế giới 2 2+ + k+Ek+Ek£EEeEEEEErEerkerkerrrrex 35
1.5 Ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình
Trang 5Chương 2 THỰC TIẾN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT TĨ TỤNG HÌNH SỰ VÈ THỊ HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
900413007) 07 na 42
2.1 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật TTHS về thi hành hình
00:01 80))) 00A 4110/0117 42 2.1.1 Thực tiễn xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành 42
2.1.2 Thực tiễn thi hành hình phạt tử hình - 2-5 2 s+ss+szzxzsz>xzcx2 48 2.2 Một số tồn tại, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng những quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình 53
2.3 Vấn đề nên giữ hay bãi bỏ hồn tồn hình phạt tử hình - 57 Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TĨ TỤNG HÌNH SỰ VẺ THỊ HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 2-©2222E22EE+EE2EEEEE2EEezExrrkrrrrree 59
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp đụng những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình .- - + 2 25222 59
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ap dung những quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình trong thời gian tới ở nước ta 60
3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tơ tụng hình sự về thi hành
hinh phat ttt Wim oo ịỊ Ú 60 3.2.2 Đây mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình . 64
3.2.3 Giải pháp về công tác tô chức, cán bộ có nhiệm vụ thi hành hình phạt
bđấn PP 65 3.2.4 Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thi hành hình phat tir hinh 67
Trang 61 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đã trải qua hơn 25 năm đổi mới, trong thời gian đó tồn đảng,
tồn qn, toàn dân ta đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn Từ nền kinh
tế bao cấp đã có bước chuyền mình mạnh mẽ sang nên kinh tế thị trường năng
động, linh hoạt, góp phần nâng vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới
Song song với đó, nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh nhiều vấn đề
tiêu cực-một trong số đó là diễn biến tình hình tội phạm rất phức tạp Các vụ án
có tính chất và mức độ nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều, gây hoang mang
dư luận (Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Đức Nghĩa ), ảnh hưởng không tốt đến
sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã áp dụng có hiệu
quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội và người phạm tội Tòa án các cấp đã xử phạt tử hình nhiều
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm, phục vụ yêu cầu chính trị chung Việc thi hành hình phạt tử hình đã được các cơ quan chức năng tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, được dư luận nhân
dân đồng tình, đồng thời có tác dụng đề cao sự cần thiết phải áp dụng hình phạt này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luật thi hành án hình sự 2010 và Nghị định 82/2011/NĐ-CP ngày
16/09/2011 có hiệu lực từ ngày 01/11/2011 quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc đề thay thế cho hình thức xử bắn trước đây Những quy định này
lần đầu tiên được triển khai ở nước ta do đó việc triển khai thực hiện đặt ra nhiều vướng mắc đỏi hỏi khoa học luật TTHS phải nghiên cứu giải quyết như khái niệm
thi hành hình phạt tử hình, các hình thức thi hành hình phạt tử hình, sự phân công
trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng trong quá trình thi hành án, khó khăn và vướng mắc trong quá trình thi hành án Vì những lí đo trên, tôi xin chọn đề tài:
“Thi hanh hình phạt tử hình trong pháp luật TTHS Việt Nam - Lỷ luận và thực
Trang 72 Tình hình nghiên cứu
Liên qua đến thi hành hình phạt tử hình đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
sâu sắc TS Giang Sơn - Văn phòng Chủ tịch nước đã có cơng trình "Mộ số vấn đề về thi hành án tử hình" (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật); Tòa án nhân dân tối cao có cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “áp đựng và thi hành hình phạt
tử hình - những vấn đề lý luận và thực riễn" (Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2002); ThS§.Vũ Trọng Hách - Học viện Hành chính Quốc gia có cơng trình: "Nhụ câu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay" (Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 năm 2002);
Các cơng trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thi hành
hình phạt tử hình, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện
và có hệ thống về chế định hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự, cũng như thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ một cách toàn diện, có hệ thống
những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình, phân tích, đánh giá đúng
thực trạng những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình
sự hiện hành, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, xác định những vướng mắc
trong thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, đề trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các
giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về thi hành hình phạt tử hình
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
Để đạt được mục đích trên, tác giả khóa luận đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ khái niệm thi hành hình phạt tử hình, các hình thức thi hành
hình phạt tử hình
- Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam
Trang 8- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình
phạt tử hình ở nước ta
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình
Đối tượng nghiên cứu cúa khóa luận:
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những vấn đề lý luận về thi hành
hình phạt tử hình, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn thi hành hình phạt này ở Việt Nam
Phạm vỉ nghiên cứu của khóa luận:
Khố luận nghiên cứu đề tài này dưới góc độ luật tố tụng hình sự
Về thời gian, khoá luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình từ năm 1993 đến năm 2011
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của khoá luận là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, đo dân và vì đân, về chính
sách đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, về thi hành hình phạt tử hình
nói riêng
Khố luận được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm Cơ sở thực tiễn của khoá luận là các báo cáo chuyên đề thi hành hình phạt tử hình của cơ quan Công an, các báo cáo tổng kết, số liệu của Tòa án nhân dân tối
cao về thi hành hình phạt tử hình
Cơ sở phương pháp luận của khoá luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong khi thực hiện dé tai, tác gia su dung cac
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lơgíc, thống kê, so sánh pháp
luật, xã hội học để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả khóa luận đã đặt ra
5 Những đóng góp mới của khóa luận
Đây là cơng trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về chế định
Trang 9xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của khóa luận:
1 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình
2 Phân tích làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật tố tụng hình
sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn áp dụng ở nước ta
3 Nghiên cứu, so sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình với những quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới
4 Đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của khóa luận có ý nghĩa quan
trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng Thơng qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giá mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý
luận luật tố tụng hình sự và tổng kết, nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt tử
hình ở Việt Nam Với việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, tác
giá hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc đổi mới tổ chức,
bộ máy, bố trí cán bộ các cơ quan có trách nhiệm trong việc thi hành hình phạt tử hình, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay
7 Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được kết cấu
thành 3 chương
Chương 1 Một số vấn đề lý luận chung về thi hành hình phạt tử hình
Chương 2 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam
Trang 10B NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VE THI HANH HiNH PHAT TU HiNH
1.1 Khái niệm, đặc điểm chế định thi hành hình phạt tử hình trong Luật tố
tụng hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm thi hành hình phạt tử hình
Để có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình, trước hết cần làm sáng tỏ khái niệm thi hành án hình sự
"Thi hành" theo Hán Việt Từ điển của tác giả Đào Duy Anh là "đem cái
việc đã định sẵn mà làm cho có hiệu quả"[10; tr 398]; theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, "thi hành" là "làm cho thành, có hiệu lực điều đã
được chính thức quyết định"[31; tr 936]; còn theo Đại từ điển tiếng Việt thì "thi hành" được hiểu là "thực hiện điều đã chính thức quyết định"[32; tr 1559] Thi
hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Thi hành án) có thé
được hiểu theo một cách chung nhất là "việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội và các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật nhằm đưa bản án,
quyết định đó ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế"
Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm thi hành án hình sự như sau: Tủ hành án hình sự là việc các các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật cua Tịa án ra thì hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực rế [L7; tr 371]
Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự Việt Nam, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ trừng trị cao nhất của Nhà
nước đối với người phạm tội, bởi lẽ nó tước đi quyền sống của người bị kết án,
loại bỏ sự tồn tại của người phạm tội khỏi đời sống cộng đồng
Do những đặc điểm tâm lý, thể chất của người chưa thành niên, phụ nữ có
Trang 11áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có
thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Có thể đưa ra khái niệm hình phạt tử hình như sau: Tứ hình là hình phạt
đặc biệt, tước bỏ quyển sống của người bị kết án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Thi hành hình phạt tử hình là một bộ phận của thi hành án thi hành án hình sự Từ khái niệm thi hành án hình sự nói trên, có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình như sau: Ti hành hình phạt tử hình là hoạt động của cơ
quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền đưa bản án tử hình của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật ra thực hiện trên thực tế theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tổ tụng hình sự quy định
1.1.2 Đặc điểm của chế định thi hành hình phạt tử hình
Đặc điểm của thi hành án hình sự:
Một là, thì hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự, phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự
Hai là, mục đích của hình phạt chỉ có thể được thực hiện thông qua thi
hành án hình sự Điều đó có nghĩa, thi hành án hình sự chính là quá trình thực tiễn hóa mục đích của hình phạt Ngoài ra, thi hành án hình sự cịn có mục đích:
đưa vào cuộc sơng một cách đúng đắn và đầy đủ mọi nội dung của hình phạt đã
được Tòa án phán quyết trong bản án, quyết định hình sự, khắc phục hậu quả do chính tội phạm đó gây ra cho xã hội, làm mất khả năng phạm tội của kẻ phạm tội, giáo dục, cải tạo kẻ phạm tội thành người lương thiện và tái hòa nhập cộng
đồng người đó thành người có ích cho gia đình và xã hội
Ba là, thi hành án hình sự trước hết được điều chỉnh bằng các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội Ngoài ra, do thi
hành án hình sự thường diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực,
cho nên, ngoài các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, cho nên thi hành án hình
Trang 12Thi hành hình phạt tử hình cũng mang đầy đủ các đặc điểm của thi hành
án hình sự, ngồi ra cịn có những đặc điểm riêng sau:
Một là, đây là loại hình phạt nghiêm khắc nhất mà nội dung của nó là
tước đoạt quyền sống của con người với ý nghĩa loại trừ vĩnh viễn người phạm
tội ra khỏi xã hội
Hai là, Nếu mọi hình phạt khác đều hàm chứa cả nội dung trừng trị với
cải tạo giáo dục và do đó mục đích của chúng được thê hiện lập lại công ly, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm tội, tử hình loại bỏ mọi khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội, nghĩa là hình phạt này chỉ có tác dụng trừng trị, phòng ngừa đối với người phạm tội mà khơng có tác dụng cải tạo, giáo dục
Ba là, Loại hình phạt này chỉ được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và việc áp dụng, thi hành loại hình phạt này phải tuân theo một thủ tục nghiêm ngặt đến mức đường như pháp luật tìm cách ngăn cản
việc áp dụng và thi hành hình phạt mà chính pháp luật quy định
1.2 Các hình thức thi hành hình phạt tử hình
Hình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống của người bị kết án tử hình do cơ quan nhà nước, cá nhân có thâm quyền thực hiện
theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã áp dụng rất nhiều hình thức thi hành hình phạt tử hình Việc lựa chọn hình thức thi hành hình phạt tử hình nào cho phù hợp, phụ thuộc vào các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
Trang 13STT Hình thức 1 Treo cô 2 Chặt đầu
3 Đun người bị kết án trong vạc dâu, nước sôi
4 Dùng bánh xe cán chêt
5 Xé xác người bị kêt án ra thành các mảnh nhỏ
6 Thiêu chết
7 Chôn sông
8 Bóp cổ hoặc làm cho chết ngạt trong bao tải
9 Lột da người bị kêt án cho đên chêt
10 Mô bụng, moi ruột
11 Cho ngôi lên cọc nhọn hoặc dùng cọc nhọn đâm thủng người 12 Đốt cô họng bằng chì đun sơi
13 Đây người bị kết án từ đỉnh núi xuống vực
14 That cd
15 Voi day, ngua xéo
16 Quăng người bi kết án cho hồ, báo ăn thịt
17 Dùng đá ném đên chêt
18 Cho người bị kêt án chêt đói, chêt khát
19 Đâu độc chêt
20 Dùng gậy đánh chêt
21 Xử băn
Trang 14
Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới quy định bảy hình thức thi hành hình phạt tử hình
Hình thức thứ nhất: xử bắn
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến nhất Theo số liệu của Tổ chức ân xá quốc tế, có 86 quốc gia trên thế giới áp dụng
hình thức thi hành hình phạt tử hình này Việc xử bắn có thể do một người hoặc một nhóm người thi hành Trường hợp việc xử bắn đo một người thi hành, thì
người đó dùng súng ngắn, bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn, làm người
đó chết ngay Trường hợp việc xử bắn do một nhóm người thi hành (đội thi hành
án), thì cự ly bắn được thực hiện xa hơn Trong cả hai trường hợp, người bị kết
án có thể được bố trí đối diện người thi hành án; riêng ở Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, người bị kết án được bố trí quay lưng về phía đội thi hành án, vi
theo phong tục của nước này, người bị kết án khơng được nhìn về phía người
bắn đề hồn ma không thê về trả thù được
Hình thức thứ hai: treo cơ
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị ủy ban Ân xá quốc tế cho là dã man và cần phải bãi bỏ Tuy nhiên, vẫn cịn có 70 nước trên thế giới áp dụng
hình thức này như: Cộng hòa Singpore, Cộng hòa ấn Độ, Nhật Bản ở Nhật Bản, việc thi hành hình phạt tử hình được giữ bí mật tuyệt đối, người bị kết án bị
trịng vào cơ chiếc dây được xát xà phòng trơn, đầu bi trùm một tắm vải kín và được đứng trên một chiếc ghế đấu Khi được lệnh, người thi hành án hất đỗ chiếc ghế và việc thi hành án được coi như đã hồn tắt
Hình thức thứ ba: chém đầu
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình được 2 quốc gia trên thế giới
áp dụng Cách thức chém đầu có hai cách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm Hiện nay, Vương quốc ảrập Xêút (Saudi Arabia) là quốc gia thường áp dụng
hình thức này
Hình thức thứ tư: ném đá đến chết
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình vơ nhân đạo nhất hiện nay,
trong đó người bị kết án bị chôn, chỉ để hở đầu lên khỏi mặt đất, sau đó bị ném
Trang 15đá cho đến chết Điều 119 Bộ luật hình sự hồi giáo nước Cộng hòa Iran còn quy
định rõ: "Các viên đá khơng được có kích thước lớn, để người bị kết án không bị
chết ngay sau khi ném một, hai viên; đồng thời chúng cũng khơng được có kích thước nhỏ q" Hình thức thi hành hình phạt tử hình này cịn được áp dụng ở Cộng hòa Xu Đăng và ở một số nước khu vực Trung Cận Đơng
Hình thức thứ năm: ngồi ghê điện
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng cách cho dòng điện chạy qua thân thể người bị kết án, lần đầu được thực hiện vào năm 1888 tại Nữu Ước,
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Trước khi hành hình 4 tuần lễ, người bị kết án được
chuyển đến khu giam giữ đặc biệt, được viết nguyện vọng về nơi chôn cắt và tài sản thừa kế Người ta thử ba lần ghế điện, chuẩn bị dung dịch Amôniác dùng
làm chất cách điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người bị kết án (bị cạo
trọc), chân phải người đó được bơi chất dẫn điện Người bị kết án bị buộc vào
ghế điện Hai cực điện được đặt vào đầu, chân phải của người bị kết án và dịng
điện mạnh 2500 vơn được đóng Việc cắm điện làm người bị kết án ngất ngay lập tức, nhưng cái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong một số
trường hợp, phải sau từ 10 đến 15 phút, người bị kết án mới chết (có trường hợp
phải 5 lần cắm điện, người bị kết án mới chết) ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xảy ra một trường hợp, cho người bị kết án ngồi ghế điện, nhưng không chết, dẫn
đến việc Tòa án tối cao phải ra phán quyết rằng, việc thi hành hình phạt tử hình lần thứ hai là không vi phạm Hiến pháp và người bị kết án bị hành quyết lần thứ
hai sau một năm [29; tr 143]
Hình thức thứ sáu: dùng hơi ngạt
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình được áp dụng từ cuối những
năm 30 thế kỷ 20 Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế trong một
phòng được thiết kế hoàn toàn bằng thép ở ngực người bị kết án, người ta gắn
một ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫn tới phòng bên dé bác sĩ theo dõi nhịp
tìm của người bị kết án Dưới ghế ngồi của người bị kết án được đặt 16 viên
thuốc độc (xianua) Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị
Trang 16khói, làm ngạt thở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập Hình thức thi
hành phạt tử hình này bị coi là phức tạp và khá tốn kém Hình thức thứ bảy: tiêm thuốc độc
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình, trong đó người bị kết án bị
buộc chặt vào một cái cáng, được đưa vào một phịng kín, rồi bị tiêm thuốc độc
vào bắp thịt Hình thức thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được áp dụng tại
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1977 Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạch
máu, thì người bị kết án sẽ bị chết trong khoảng thời gian từ 32 giây đến 1 phút
Tuy nhiên, cũng đã xảy ra một số trường hợp người bị kết án không chết ngay
do dụng cụ truyền chất độc trượt khỏi mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh
khi pha chế
Hình thức thi hành hình phạt tử hình này được dư luận coi là "nhân đạo", tiết
kiệm hơn cả, được 34 bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nhiều nước khác trên thế giới áp dụng Ngày 30-01-2001, Chính
phủ Vương quốc Thái Lan đã phê chuẩn đề nghị thi hành hình phạt tử hình bằng
tiêm thuốc độc thay vì xử bắn Ở Việt Nam, sau khi luật Thi hành án hình sự 2010 được quốc hội thông qua, cùng với Nghị định 82/2011/NĐ-CP có hiệu lực
từ ngày 1/11/2011, nước ta bắt đầu áp dụng hình thức thi hành án tử hình bằng
tiêm thuốc độc
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về hình phạt tứ hình
trong PLTTHS VN
1.3.1 Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Năm 938, sau khi Ngô Quyền lên ngôi, cùng với những hình phạt mang nặng tính chuyên chính bạo lực, Nhà nước phong kiến sử dụng hình phạt tử hình với những cách thức khủng khiếp như là công cụ bảo vệ sự thống trị của giai cấp cầm quyền cũng như nền độc lập của quốc gia
Dưới thời nhà Đinh:
Việc quy định tội phạm và hình phạt đều tùy thuộc vào ý chí của nhà Vua
Đinh Bộ Lĩnh đặt vạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hỗ giữ trong chuồng và quy định:
Trang 17Đến thời nhà tiền Lê:
Hình phạt tử hình cịn được thi hành bằng những cách thức tàn bạo hơn Theo Đại Việt sử ký tồn thư:
Vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy chết, hoặc sai kép hát người nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn, dao cùn xẻo từng mảnh, để cho khơng được chết
chóng Đi đánh đẹp bắt được tù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai
người làm lao đưới nước, đồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước
mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đồ, người rơi xuống
chét [18; tr 349]
Dưới thời nhà Lý:
Lý Thái Tông cho soạn ra Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên
của nước ta nhưng hiện nay khơng cịn nên chúng ta không biết rõ nội dung các điều luật
Dưới thời nhà Trần:
Hình phạt tử hình đối với những người bị ghép tội phản nghịch được thi hành bằng cách: cho voi dầy, lăng trì (cắt từng miếng thịt cho đến chết), chôn sống, bêu đầu (sau khi chém người phạm tội bị chôn xuống đất, chỉ để lộ ra cái
đầu, rồi buộc đầu vào một cây tre uốn cong xuống đất để bên cạnh Khi xử tử, người ta lấy dao sắc chém đầu, đầu người tử tội sẽ bị treo trên cành tre) Việc áp dụng các hình thức thi hành hình phạt tử hình như trên là nhằm bảo vệ chế độ
phong kiến khỏi sự xâm hại của những kẻ phản nghịch Dưới thời nhà Lê (1428 - 1788):
Quốc triều hình luật (Bộ Luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống và quan
trọng nhất, đã đề cập đến thi hành hình phạt tử hình tại mục 5 Điều 1 chương
danh lệ:
Tử hình có ba bậc: từ tội thắt cổ (giảo), chém, đến tội lăng trì, chia làm ba
bậc thắt cổ, chém là một bậc, chém bêu đầu (khiêu) là một bậc, lăng trì là một bậc, tùy theo tội mà tăng giảm
Trang 181 Thắt cổ, chém
2 Chém bêu đầu
3 Lăng trì
Điều 680 chương đoán ngục quy định:
Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ
sau 100 ngày, mới đem hành hình, nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục
quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đỉnh Dù đã sinh rồi
nhưng chưa đủ một trăm ngày mà hành hình, thì ngục quan và ngục lại đều bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc Nếu đã đủ một trăm ngày mà khơng đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội biếm hoặc tội phạt [25;tr 231- 232]
Việc quy định thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ như trên thể hiện
tính nhân văn sâu sắc của cha ông chúng ta
Dưới thời nhà Nguyễn:
Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được khắc in lần đầu năm 1982 Mặc
dù chịu ảnh hưởng của luật Thanh Triều khá nặng nề, nhưng nhiều điều luật,
trong đó có các điều luật về thi hành hình phạt tử hình vẫn tiếp thu các giá trị lập
pháp trong Bộ luật Hồng Đức với một số quy định có tính nhân văn cao hơn
Trong Bộ luật này, tại chương Giải thích ghi rõ: "Các cực hình trong luật nhà Thanh như chu di tam tộc, lăng trì hồn tồn bị bãi bỏ Việc thi hành hình phạt tử
hình được quy định dưới hai hình thức treo cổ và chém, chém thì thân và đầu mỗi
nơi cách biệt, còn treo cổ thì chấm dứt sự sống thân thể còn vẹn toàn" [23; tr 55]
Dưới thời Pháp thuộc:
Thực dân Pháp chia đất nước ta ra làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam
ky dé dễ bề cai trị Mỗi kỳ chịu sự cai trị bằng các hệ thống pháp luật khác nhau
Điều 12 Bộ luật hình canh cải có hiệu lực ở Nam kỳ, quy định:
“Người nào bị xử tử thì phải bị chém đâu Thủ phạm bị xử tử về tội giết
cha mẹ sẽ bị dẫn đến pháp trường, cho mặc áo văn, đi chơn không, đâu cho đội
Trang 19Để nó lên đài xử trong lúc ấy trưởng tòa đọc án xử nó cho nhơn dân
nghe, rồi lập tức thi hành cho nó chết Nếu bà con người bị chém xin xác lại, thì
cho nó đem về chơn mà không đặng chôn tử tế ”
Tại Điều 5, 6, 7, 8 Luật hình An Nam thi hành ở Bắc kỳ quy định:
“Tử hình sẽ bị chém ở chỗ công chúng đều biết, chỗ ấy thì do trong án chỉ ra, nếu trong án chưa có chỉ ra, thì sẽ do quan trưởng lý kiêm chức nam án thủ hiến định
Tử hình nếu khơng do quan toàn quyên xét ý kiến quan trưởng lý mà phê
chuẩn, thì khơng được thi hành
Phàm đàn bà con gái bị xử tử hình, mà tự xưng rằng có thai hễ xét ra quả thật thì đợi đến khi sinh đẻ rồi mới thụ hình Người nào vì tội giết cha mẹ mà bị
tử hình, thì chỉ cho mặc một cái áo lót mình, đi chơn không, đầu bịt vải trắng,
roi giải đến chỗ hình trường
Đem người phạm để chỗ hình trường rồi người thừa phát lại đem án ra
đọc trước công chúng Khi đọc xong, thi hành ngay
Cái xác người bị tử hình, nếu có người thân tộc đứng xin, sẽ cho nhận lấy mà mai táng, nhưng mà không cho phô trương
Phàm gặp ngày kỷ niệm nước đại Pháp và những ngày lễ mà luật đại Pháp đã nhận, ngày chủ nhật, và theo như lịch An Nam, đầu năm từ mông một
đến mông bảy, rằm tháng bảy, rằm tháng tám, ba ngày cuối cùng tháng chạp
ngày vạn thọ nước Nam thì khơng được hành hình ”
Trong Hồng Việt hình luật được ban hành năm 1933, có hiệu lực ở Trung kỳ, Điều 6, 7, 8 chương 2 - Những tội danh đại hình, quy định:
“Người bị tử hình sẽ bị bắn hoặc chém ở trước cơng chúng Cịn chỗ
hành hình nếu hội đồng thượng thơ không chỉ định, thời quan tỉnh sở tại sẽ định
một chỗ ở trong tỉnh mà tội nhân đã phạm pháp Nếu đàn bà bị tử hình xưng
rằng có thai, mà xét ra quả thiệt, thời sau khi sanh đẻ rồi một trăm ngày mới
phải thụ hình
Tội tử hình khơng đem ra hành hình trong những ngày quốc khánh (đại
Trang 20chủ nhựt (cùng ngày lễ van thọ, ba ngày trước và ba ngày sau lỄ nam giao), tam
ngày đâu tháng giêng Việt Nam, ngày mông 2, mông 5 tháng 5, ngày rằm, tháng
giêng, tháng bảy, tháng tám và tháng mười, ngày mông một và năm ngày cuối cùng tháng chạp
Nếu thân nhơn người bị xử tử có xin nhận xác về chôn thời cũng cho, nhưng không được làm đám phơ trương và có công chúng dự lễ ”
Nghiên cứu quy định trên cho thấy, việc thi hành hình phạt tử hình mặc dù mang bản chất của giai cấp thực dân thống trị sâu sắc, nhưng đã được quy
định rất chi tiết, cụ thể, dễ áp dụng Có thể nói, đây là một trong những giá trị
lập pháp mà chúng ta cần quan tâm xem xét
1.3.2 Thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước khi Bộ
luật tÕ tụng hình sự năm 2003 ra đời
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân
phong kiến và các thiết chế pháp luật, đồng thời thiết lập nên Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên của Đông Nam Á, cùng với hệ thống pháp luật mới bao gồm: Hiến pháp, các đạo luật, sắc lệnh, nghị
định, thông tư Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ít ngày, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa Vì vậy, trong suốt thời kỳ từ khi bắt đầu
cuộc xâm lược của thực dân Pháp cho đến năm 1954 là thời điểm ký Hiệp định Giơnevơ, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta là Chính phủ
kháng chiến, pháp luật của ta cũng là pháp luật kháng chiến
Trong thời kỳ này, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến sự điều chỉnh pháp luật việc thi hành hình phạt tử hình Ngày 31-6-1946, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư số 498, trong đó quy định: "Ti hành hình phạt tử hình từ nay dùng súng thay máy chém" Quy định về hình thức tử hình này thể hiện bản chất nhân
đạo cúa chế độ mới, khác về chất so với hình thức tử hình đã man dùng máy chém của chế độ thực dân phong kiến
Trong Quy tắc trại giam được ban hành ngày 12-6-1951, đã quy định vẫn
đề chuẩn bị và kết thúc việc thi hành án tử hình tại Điều 6: “Mối khi đưa phạm
Trang 21lẫn" và tại Điều 21 quy định: "Ki thi hành xong một án tử hình, Tịa án phải
báo cho ủy ban hành chính sở tại để đăng ký việc tử" Vẫn đề xét ân giảm án tử
hình cũng đã được quy định trong Thông tư số 335/TTg ngày 6-7-1954 của Thủ tướng phủ:
Sau khi Tòa án nhân dân đã lên án tử hình, phạm nhân vẫn có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm
Đơn xin ân xá, ân giảm do ủy ban kháng chiến hành chính liên khu chuyển lên Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp làm tờ trình lên Chủ tịch nước quyết định
Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định việc thi hành hình phạt tử hình trong thời kỳ này, chúng ta có thê rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, pháp luật trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến, nhưng
cũng đã kịp thời quy định một số vấn đề cơ bản của việc thi hành hình phạt tử
hình Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thi hành hình phạt tử hình, góp phần vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai
Thứ hai, việc thì hành hình phạt tử hình được quy định trong nhiều văn bản pháp luật dẫn tới khó khăn trong việc thống nhất áp dụng pháp luật Mặt khác, các văn bản quy định về việc thi hành hình phạt tử hình đều là những văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành, hiệu lực pháp lý không cao
Thứ ba, nhiều vẫn đề về thi hành hình phạt tử hình chưa được pháp luật
điều chính như cơ quan chịu trách nhiệm thi hành hình phạt tử hình, trình tự, thủ
tục xử bắn tại pháp trường Đây là những nhược điểm cần được khắc phục trong thời gian tới
Từ năm 1954 đến năm 1974, việc thi hành án tử hình do các khu, sở, ty
Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân ở địa phương
thi hành Ngày 13- 2-1974, Bộ Công an ra Chỉ thị số 138-KCI quy định cụ thé về công việc chuẩn bị, thủ tục và trình tự những việc làm từ lúc bắt đầu cho đến
khi kết thúc cuộc thi hành án, những trường hợp cần tạm hoãn thi hành án Về
địa điểm pháp trường, thời gian thi hành án, Chỉ thị quy định:
Trang 22Tùy trường hợp, pháp trường có thé bé trí gần trại giam, hoặc ở nơi xảy ra
vụ án, nhưng nguyên tắc là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân (xa nhà
ở của đân, không để dân qua lại khu vực pháp trường)
Ngày giờ thi hành án, nếu không phải trường hợp cấp bách, thì không nên
định vào ngày kỷ niệm, ngày tết và các ngày lễ chính của các tôn giáo, dân tộc Quy định này hoàn toàn phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc và bảo đảm sự an toàn của nhân dân trong quá trình thi hành hình phạt tử hình
Về cơng tác chuẩn bị thi hành án tử hình, Chỉ thị quy định:
Lãnh đạo Khu, Sở, Ty Công an phải thành lập Hội đồng thi hành án tử
hình, lập kế hoạch và định ngày, giờ, địa điểm, pháp trường, bố trí lực lượng vũ
trang Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
- Một đại điện của cơ quan Cơng an (Chánh hoặc Phó giám đốc, Trưởng
hoặc Phó ty Công an)
- Một đại diện của Viện kiểm sát nhân dân (Viện trưởng, Viện phó hoặc
ủy viên kiểm sát)
- Một đại diện của Tòa án nhân dân (Chánh án, Phó chánh án hoặc ủy
viên thầm phán)
- Một bác sĩ pháp y (đo Hội đồng giám định pháp y ở địa phương chỉ định)
- Một đại diện của trại giam (Chánh hoặc Phó giám thị)
Người chứng kiến việc thi hành án là một đại diện của ủy ban hành chính
cơ sở nơi bố trí pháp trường Người này có nhiệm vụ lập giấy khai tử cho kẻ bị
áp dụng hình phạt tử hình sau khi bắn
Trước khi đưa phạm nhân ra pháp trường, cán bộ căn cước của Sở, Ty Công an phải đến trại giam, lập danh chỉ bản mới, đem đối chiếu với danh chỉ bản cũ và các tài liệu khác đầy đủ, chính xác và xác định phạm nhân đó đúng là phạm
nhân bị kết án tử hình và đúng là kẻ sắp bị thi hành án trong kế hoạch đã định
Về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình được quy định:
Sau khi trói tay phạm nhân vào cọc đã trơng sẵn, thì đại diện Tòa án nhân dân cơng bố tóm tắt tội trạng của phạm nhân và đọc phần kết luận trong bản quyết
Trang 23Bịt mắt phạm nhân bằng một vải băng đen
Hội đồng thi hành án ra lệnh thì cán bộ chỉ huy lực lượng thi hành án hô đội viên (5 đội viên bắn giỏi được lựa chọn) bắn một loạt súng trường nhằm
thẳng vào tim phạm nhân Để kết thúc việc thi hành án tử hình, cán bộ chỉ huy
bắn thêm một phát súng ngắn vào thái đương của phạm nhân
Bác sĩ pháp y khám nghiệm, xác định là phạm nhân đã chết hắn
Chôn phạm nhân ngay tại gần nơi thi hành án (không cho phép thân nhân
xin xác đem về chôn); tại mả có cắm một biển gỗ nhỏ ghi rõ họ, tên tuổi và nguyên quán phạm nhân
Việc không cho phép thân nhân người bị kết án xin xác về chôn trong Chỉ thị số 138-KCI là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chiến tranh lúc đó
Đặc biệt, trong Chỉ thị này quy định rất rõ các trường hợp tạm hoãn thi hành hình phạt tử hình Đây là những quy định, mặc dù khơng có trong Bộ luật
tố tụng hình sự hiện hành, nhưng hiện nay vẫn được áp dụng:
- Phạm nhân tự thú những tội phạm nghiêm trọng khác của y mà xét thấy
những việc ấy cần điều tra, xác minh thêm đề kết luận
- Phạm nhân tố giác tội phạm của người khác mà xét thấy việc ấy có tính
chất nghiêm trọng và việc điều tra, kết luận nhất thiết phải có mặt phạm nhân - Phạm nhân kêu oan mà xét thấy việc đó có thể có căn cứ
Trong Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/06/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày I-I-I989 đã được sửa đối, bố sung ba lần vào các năm: 1990, 1992,
2000, (sau đây gọi tắt là Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988), việc thi hành hình
phạt tử hình được quy định tại chương XXV
Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành được quy định
cụ thể tại Điều 228 với những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc kiểm tra lại bản án tử hình Khoản 1 Điều 228 Bộ luật quy định:
Trang 24Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân đân tối cao và bản sao bản án được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong thời gian hai tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản sao
bản án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thâm hoặc tái thâm
So sánh với các văn bản quy định về thi hành hình phạt tử hình trước đây, quy định trên đã bãi bỏ chế độ duyệt án tử hình được quy định trong Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1960 và bổ sung quy định về trình tự giám đốc thâm
hoặc tái thâm của Chánh án Tòa án nhân đân tối cao và của Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao
Thứ hai, về thủ tục gửi đơn xin ân giảm
Khoản 1 Điều 228 Bộ luật quy định: "Trong thời hạn bảy ngày kế từ khi
bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ
tịch nước" So sánh với quy định về thủ tục gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước được quy định tại Thông tư số 335/TTg ngày 6-7-1954 của Thú tướng phủ,
thì thời hạn được quy định rõ ràng, cụ thể hơn
Thứ ba, về điều kiện thi hành bản án tử hình
Khoản 2 Điều 228 Bộ luật quy định: "Bản án tử hình được thi hành, nếu
không có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốc thấm hoặc tái
thâm Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình thì bản án tử
hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm"
Thủ tục thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 với những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, về việc ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi
hành án tử hình
Trang 25Chánh án Tòa án đã xử sơ thâm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án
Hội đồng thi hành án gồm đại điện Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an Hội
đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành
So với quy định về việc thành lập Hội đồng thi hành án trong Chỉ thị số
138-KCI, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã trao thâm quyền thành lập Hội đồng thi hành án từ cơ quan Công an sang Tòa án và không quy định bác sĩ pháp
y là thành phần bắt buộc của Hội đồng
Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Tòa án đã xử sơ thâm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện
không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm
1985 Đây có thể nói là bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự, thể
hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn và tôn trọng quyền con người, tôn trọng
phụ nữ của dân tộc ta
Thứ hai, về thủ tục trước khi thi hành án
Khoản 2 Điều 229 Bộ luật quy định: "Trước khi thi hành án, phải giao
cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao và nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ
đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm" So với quy
định tương ứng trong các văn bản trước đây, quy định là một bước tiến về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm dân chủ và chặt chẽ hơn
Việc tống đạt cho phạm nhân (đọc cho phạm nhân) quyết định của Hội đồng
tồn thể thâm phán, Tịa án nhân dân tối cao duyệt án tử hình và quyết định bác
đơn xin ân giảm của ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được thay thế bằng việc
giao cho phạm nhân tự đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị
và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm Tứ ba, về hình thức thi hành hình phạt tử hình
Trang 26Tương tự như quy định tại Thông tư số 498 ngày 31-6-1946 của Bộ Tư
pháp, khoản 3 Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định: "Hình phạt
tử hình được thi hành bằng xử bắn"
Thứ tu, về các trường hợp hoãn thi hành án tử hình
Khoản 5 Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định: "Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và bảo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao" Tuy nhiên, Bộ luật đã không đưa ra khái niệm thế nào là trường
hợp có tình tiết đặc biệt và trên thực tế, các cơ quan có trách nhiệm thi hành án
tử hình vẫn áp dụng ba trường hợp được hoãn thi hành án tử hình được quy định tại Chỉ thị số 138-KCI ngày 13-2-1974 của Bộ Công an
1.3.3 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thỉ hành
hình phạt tử hình
* Những quy định về các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tứ hình
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, ở nước ta khơng có cơ quan chun trách thi hành hình phạt tử hình, mà nhiệm vụ này được giao cho ba cơ quan, đó là Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an
- Tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan có thắm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người
bị phạm tội (Tòa án cấp tỉnh trở lên) Trong việc thi hành hình phạt tử hình, Tòa
án giữ một vai trò hết sức quan trọng Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 quy định: "Chánh án Tòa án đã xử sơ thấm ra quyết định thi hành án và
thành lập Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát và
Công an" Trong Hội đồng thi hành án, Chánh án hoặc Phó Chánh án hoặc Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, có chức năng chỉ đạo quá
trình thi hành án tử hình
Sau khi Hội đồng thi hành án được thành lập, Chủ tịch Hội đồng thi hành
Trang 27Hội đồng thi hành án đến họp bàn về kế hoạch, mời bác sĩ giám định pháp y và cử một cán bộ Tòa án làm thư ký Hội đồng thi hành án
- Viện Kiểm sát
Viện Kiểm sát có nhiệm vụ thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong toàn bộ hoạt động thi hành hình phạt tử hình, từ kiểm sát nội dung quyết
định thi hành bản án tử hình, thành phần Hội đồng thi hành án, kiểm sát việc thực hiện các thủ tục về thi hành án tử hình trong suốt quá trình từ khi tiến hành đến khi kết thúc việc thi hành án nhằm bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 258, 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Viện Kiểm sát phải cử Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia Hội đồng thi hành án tử hình Trong Hội đồng thi hành án tử hình, đại điện Viện Kiểm sát phải thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm:
- Bảo đảm việc kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án
- Nếu người bị kết án là phụ nữ thì phải bảo đảm việc kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều
35 Bộ luật hình sự năm 1999, sđbs năm 2009
- Bảo đảm cho người bị kết án trước khi thi hành án được đọc các quyết
định: quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm
(nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình)
- Bảo đảm thực hiện quyền của người bị kết án được viết thư và gửi đồ
vật cho thân nhân (nếu có)
- Bảo đảm việc thi hành hình phạt tử hình được thực hiện bằng hình thức xử bắn
- Báo đảm biên bản thi hành hình phạt tử hình phải phản ánh đúng, đầy đủ
hoạt động thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật
- Bảo đảm quyết định hoãn thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án (nếu có) có căn cứ đúng pháp luật
Trang 28Sau khi kiểm sát thi hành hình phạt tử hình, Viện Kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát đó có trách nhiệm báo cáo kết quả thi hành hình phạt tử hình cho
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời lập hồ sơ kiểm sát thi hành hình phạt
tử hình gồm đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc thi hành án tử hình để lưu trữ
- Cơ quan Công an
Giám đốc hoặc Phó giám đốc Công an tỉnh, thành phố (thường là Phó giám đốc phụ trách Cảnh sát) tham gia Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Sau khi nhận được quyết định thi hành án tử hình, Giám đốc Công an
tỉnh, thành phố phải chủ trì họp với lãnh đạo các đơn vị có liên quan về kế hoạch
thi hành án tử hình, trong đó các đơn vị được giao nhiệm vụ cụ thể như sau: - Phòng Hồ sơ Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và
vân tay lưu trữ của người bị kết án và lăn tay người bị thi hành án để Phòng
Khoa học kỹ thuật hình sự giám định
- Phịng Kỹ thuật hình sự có trách nhiệm giám định vân tay, kiểm tra căn
cước của người bị thi hành án và so sánh với vân tay lưu trữ của người bị kết án,
chụp ba kiểu ảnh để lưu hồ sơ
- Phòng Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm trưng cầu giám định pháp y về
người bị kết án đã chết hay chưa sau khi tiêm thuốc độc, mời phiên dịch khi người bị kết án là người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông hoặc là
người nước ngoài
- Trại Tạm giam có trách nhiệm dẫn giải người bị kết án đến phòng làm
việc của Hội đồng thi hành án, đến trung tâm thi hành án và cố định người bị
kết án vào giường nằm có các đai; chuan bị các phương tiện như xe dẫn giải, xe chở áo quan, liên hệ với địa phương làm thủ tục khai tử, chôn cất người bị kết
án; thông báo và trao trả di vật của người bị kết án cho thân nhân của họ
* Những quy định về trình tự, thủ tục xem xét bản án tứ hình trước khi đưa ra thi hành
Theo quy định chung, bản án và quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực
Trang 29pháp luật tố tụng hình sự quy định thêm thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
Khoản I Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi
ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hỗ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bi kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước ”
Là hình phạt đặc biệt, nên hình phạt tử hình khơng chỉ mang tính chất đặc
biệt khi Tòa án áp dụng, mà việc thi hành nó cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã ra bản
án có hiệu lực pháp luật phải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và gửi bản sao bản án lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xác định việc xét xử có chính xác hay khơng và có căn ctr dé khang nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm hay không
Đối với bản án có hiệu lực pháp luật, Điều 278 và Điều 295 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là một năm kề từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thâm) hoặc một năm kể từ ngày nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện (kháng nghị theo thủ tục tái thâm); còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì khơng hạn chế về thời gian và được tiến
hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ Đối
với bản án tử hình, khơng thể thi hành xong hình phạt tử hình, rồi sau đó mới phát hiện sai lầm, cho nên, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hô sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao và Viện trưởng Viện Kiêm sát
Trang 30nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thâm hoặc tái thâm
Việc ra một trong các quyết định này của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là bắt buộc, không phụ
thuộc vào việc người bị kết án có gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước hay không Nếu người bị kết án đã gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng
Chánh án Tòa án nhân đân tối cao hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao thấy việc xét xử khơng chính xác, thì vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thâm hoặc tái thâm Sau khi đã có kháng nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo Chủ tịch nước biết về việc bản án tử hình đã bị kháng nghị
Trong trường hợp người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình thì theo
quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002: "Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những
trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình"
Và quy định tại khoản 6 Điều 27 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002: “Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trình Chủ tịch nước Ụ kiến của
mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình";
Điểm 8 khoản 3 Điều 2 Quyết định số 207-QĐ/CTN ngày 6-7-1994 của
Chủ tịch nước về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước quy định: "Văn phịng Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn về đặc
xá" Theo Thông báo số 10-TB/VP-PL ngày 25-3-1999 của Văn phòng Chủ tịch
nước, hồ sơ trình Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm của người bị kết án bao
gồm: đơn xin ân giảm của người bị kết án viết trong thời hạn quy định (bảy ngày kế từ khi bản án có hiệu lực pháp luật) hoặc đơn quá hạn có lý do chính đáng (Đơn xin ân giám phải là bản chính, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị kết
án, trường hợp đơn xin ân giảm đo người khác viết hộ hoặc phiên dịch, thì cũng
phải có chữ ký, ghi rõ họ, tên của những người đó Đơn xin ân giảm phải có xác
nhận của đơn vị giam giữ người bị kết án); Tờ trình của Chánh án Tịa án nhân
Trang 31định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các bản án sơ thẩm, phúc thâm; đơn xin ân giảm cho người bị kết án của các tổ chức xã hộ, nhân dân, chính quyền địa phương hoặc của những người thân thích như bố, mẹ,
anh chị em ruột của người bị kết án (nếu có); biên bản khắc phục hậu quả do
hành vi phạm tội của người bị kết án gây ra như đền bù vật chất cho người bị hại (nếu có); giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến việc xem xét đơn xin ân giảm
của người bị kết án như giấy chứng nhận gia đình có cơng với cách mạng, Huân chương, Huy chương
Đối với những trường hợp người bị kết án không gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, Công văn số 127 của Tòa án nhân dân tối cao về thi hành hình
phạt tử hình đã hướng dẫn:
Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xong mà trong đó có người bị xử tử hình nhưng hết thời hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thắm không nhận được don
kháng cáo và cũng không nhận được đơn xin ân giảm án tử hình, thì Tịa án cấp
sơ thẩm cần phối hợp với trại tạm giam nơi đang giam giữ người bị phạt tử hình để xác minh xem người bị xử phạt tử hình có làm đơn kháng cáo hoặc có làm đơn xin ân giảm án tử hình hay khơng Cần phải lập biên bản về kết quả xác
minh này Biên bản phải có chữ ký của cán bộ Tòa án, cán bộ trại tạm giam và
người bị xử phạt tử hình
Nếu kết quả xác minh cho thấy người bị xử phạt tử hình không làm đơn
kháng cáo mà có làm đơn xin ân giảm, nhưng bị thất lạc, nay muốn làm đơn xin ân giảm án tử hình, thì cho người bị xử phạt tử hình viết đơn xin ân giảm án tử hình Biên bản xác minh đơn xin ân giảm án tử hình và hồ sơ vụ án phải được
gửi ngay cho Ban thư ký Tòa án nhân dân tới cao
Nếu kết quả xác minh cho thấy người bị xử phạt tử hình khơng làm đơn
kháng cáo và không làm đơn xin ân giảm án tử hình, thì trong biên bản phải ghi
rõ việc người bị xử phạt tử hình khơng có kháng cáo và không làm đơn xin ân
giảm án tử hình Biên bản xác minh cùng hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Ban thư
ký Tòa án nhân tối cao
Trang 32Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Bản án fử hình được thi hành, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tôi cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tải thẩm " Quy định này bảo đảm chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 1988: “Bản án tử hình được thì hành, nếu khơng có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giảm đốc thẩm hoặc tái thẩm "
Theo tinh thần của điều luật này, thì chỉ cần có một quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bản án tử hình được thi hành
Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cịn có một quy định mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thâm hoặc tái thâm mà Hội đồng giám đốc thâm, Hội đồng tái thắm Tòa án nhân
dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bán án tử
hình, thì Tịa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình
Quy định này bảo đảm quyền của người bị kết án được làm đơn xin ân
giảm lên Chủ tịch nước trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm hoặc tái thâm, nhưng bị cấp có thâm quyền khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình
Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy dinh: "Truong
trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình, thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm” Như vậy, tương tự
như quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, trong việc xem xét bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta có quy định thời hạn kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhưng lại không quy định thời hạn cho Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm Đây
Trang 33là vấn đề cũng được quy định tương tự trong pháp luật thi hành án hình sự của
Liên bang Nga
* Những quy định về trình tự, thú tục thi hành hình phạt tử hình
Tử hình là một hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc
nhất, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng Bằng việc thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước đã loại bỏ người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội, Tuy nhiên, tính mạng con người
là vốn quý và được pháp luật bảo vệ, đo đó việc thi hành hình phạt tử hình địi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, bởi lẽ sai lầm
trong việc thi hành hình phạt tử hình khơng thế khắc phục được
Khoản I1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình như sau:
“Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập
Hội đồng thì hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tịa án, Viện kiểm sát và
Công an Hội đông thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước
khi thi hành an”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì
trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày bản án hoặc quyết định sơ thâm có hiệu lực pháp luật hoặc kế từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thâm, quyết định
giám đốc thẩm, quyết định tái thâm, Chánh án Tòa án đã xử sơ thấm phải ra quyết
định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án cùng cấp ra quyết định thi hành án (thời hạn này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là mười lăm ngày)
Đối với bản án tử hình, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành khơng quy định thời hạn để Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án, bởi
lẽ nó phụ thuộc vào việc Chủ tịch nước có bác đơn xin ân giảm hay không nếu
người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình
Điều 258, 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định quy định các điều kiện để có thể ra quyết định thi hành hình phạt tử hình:
Điểu kiện thứ nhất: có quyết định khơng kháng nghị theo thủ tục giám
Trang 34theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thấm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao
Diéu kién thir hai, trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tứ hình, phải có quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm của người bị kết án
Khi hội đủ các điều kiện trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm mới có
quyền ra quyết định thi hành án
Cùng với việc ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã xử sơ
thâm ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án Hội đồng thi hành án gồm:
- Đại diện Tòa án (Chánh án hoặc phó Chánh án Tịa án cấp tỉnh) làm chủ
tịch Hội đồng thi hành án;
- Đại điện Viện kiểm sát (Viện trưởng hoặc phó Viện trưởng hoặc kiểm
sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) làm thành viên hội đồng;
- Đại điện Công an (Giám đốc hoặc Phó giám đốc cơng an cấp tỉnh) làm thành viên
Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của
người bị kết án Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, thì
căn cước là "Giấy chứng nhận ghi rõ những đặc điển riêng khác về gốc tích,
quan hệ thân tộc, đặc điểm nhân dạng của cá nhân nào, có dán ảnh dấu lăn tay, do chinh quyén cap cho các công dân" Như vậy, kiểm tra căn cước của người bi
kết án, tức là phải kiểm tra xem người này có đúng là người mà Hội đồng thi hành án sắp sửa thi hành theo kế hoạch đã định không? Chắng hạn như phải truy
nguyên vân tay của người này với vân tay của người bị kết án được lưu trữ trong hồ sơ? Hình đạng bên ngồi có giống với ảnh đã chụp trong hồ sơ không? Tên,
tuổi, địa chỉ, nhân thân có đúng với tài liệu trong hồ sơ không? Việc kiểm tra căn cước là nhằm đảm bảo cho bản án được thi hành chính xác, tránh trường hợp thi hành không đúng đối tượng phải thi hành
Bộ luật tố tụng hiện hành đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục thi hành
hình phạt tử hình đối với người bị kết án tử hình là phụ nữ để phù hợp với quy
Trang 35“Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi” Trong trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển xuống tù chung thân
Ngoài việc kiểm tra căn cước của người bị kết án giống như đối với người bị kết án là nam giới, Hội đồng thi hành án còn phải tổ chức kiểm tra các điều
kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự
Việc kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ
được thực hiện trước khi ra quyết định thi hành hình phạt tử hình và trước khi thi hành hình phạt tử hình Trường hợp khi xét xử Tịa án khơng phát hiện bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con đưới 36 tháng tuôi, nên vẫn tuyên bản án
tử hình đối với họ, nhưng trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án lại phát
hiện người bị kết án có các điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm
1999, sđbs 2009, thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án
Tòa án đã xử sơ thẩm để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét
chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án
Sau khi kiểm tra căn cước người bị kết án, thực hiện truyền thống nhân đạo
của dân tộc, trước khi thi hành án, người bị kết án được ăn bữa cơm cuối cùng
Khoản 2, 3, 4 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“2.Trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc
bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm
3 Hình phạt tử hình thi hành bằng xử bắn (được thay bằng tiêm thuốc độc)
4- Việc thi hành án tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các
quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho người thân thích ”
Trang 36Hội đồng thi hành án hỏi người bị kết án xem họ có đề nghị gì, cho phép họ được viết thư, gửi đồ vật lại cho gia đình Theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự hiện hành, trước khi thi hành án, người bị kết án không được phép
gặp gia đình, muốn nhắn gửi gì với gia đình thì phải thông qua Hội đồng thi
hành án
Quy định này khác với quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng hình
sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Điều 342 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số chấp hành luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định: "Trước khi thi hành án tử hình, nếu tội
phạm đề nghị gặp thân nhân của họ hoặc người thân họ xin gặp tội phạm, thì
Tịa án nhân dân có thể phê chuẩn cho phép"
Theo Luật thi hành án hình sự 2010 và Nghị dinh 82 CP- ND, kể từ ngày
01/ 11/2011 ở nước ta cso sự thay đổi về hình thức thi hành án tử hình Hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc Do vậy trong phạm vi bài khóa
luận tốt nghiệp tơi xin trình bày trình tự tiến hành hai hình thức thi hành án tử
hình này như sau:
* Trình tự tiến hành xử bắn tại pháp trường (trước khi áp dụng thi
hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc - 1/11/2011)
Tại pháp trường, người bị thi hành án bị trói vào một cái cột đã được chuẩn
bị sẵn, Chủ tịch Hội đồng thi hành án đọc bản tóm tắt tội trạng của người bị kết
án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết
định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm (nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm); quyết định thi hành án và quyết định thành lập Hội đồng thi hành án Chủ
tịch thi hành án đọc xong, ra lệnh bịt mắt kẻ bị kết án bằng một băng vải đen Chủ tịch hội đồng thi hành án ra lệnh cho đội bắn thi hành nhiệm vụ
Theo quy định tại Hướng dẫn số 655/HD-PI ngày 28-9-1991, Quyết định số
355/QĐ-P5 ngày 12-5-1998 của Cục Cảnh sát bảo về và hỗ trợ tu pháp về quy
Trang 3710 m Mặt đội viên đối diện với người bị kết án Vị trí người đội trưởng đứng
bên phải hoặc bên trái hàng quân, tùy theo địa hình và cách hàng quân từ 3-5 m
Sau khi chỉnh hàng cho đội viên giương lê, Đội trưởng đi đều hoặc chạy đến
cách vị trí của Chủ tịch Hội đồng thi hành án từ 5-7m, dừng lại làm động tác chào, báo cáo Đội vũ trang thi hành án đã sẵn sàng đợi lệnh
Sau khi nhận lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, Đội trưởng về vị trí chỉ huy cho đội viên đứng bắn Khẩu lệnh "lên đạn", chờ cho đội viên lên đạn
xong, Đội trưởng tiếp tục hô "mục tiêu tên phạm tội", "bắn" Sau khi các đội
viên bắn xong, Đội trưởng tiến tới chỗ người bị kết án rút súng ngắn từ bao súng
bắn vào thái đương người bị kết án một viên đạn "nhân đạo" (đạn xuyên chếch
từ thái đương ra sau gáy của người bị kết án) Đội trưởng báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án: "Đội vũ trang thi hành án đã hoàn thành nhiệm vụ” Khi nhận được Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, Đội trưởng cho đội viên gập lê, xách súng về vị trí tập kết, lên xe
Sau khi bắn xong, người bị kết án được hạ xuống, đặt nằm ngửa lên trên
tam nắp quan tài Chủ tịch Hội đồng thi hành án yêu cầu bác sĩ pháp y khám người bị kết án bằng cách bắt mạch, dùng ống nghe kiểm tra tim, phối; nếu tim ngừng đập, phối ngừng thở hoàn toàn, bác sĩ pháp y công bố "người bị kết án đã chết, cho phép đem chôn"
Xác người bị kết án được chôn tại gần nơi thi hành án Thực hiện Chỉ thị
số 138-KCI ngày 13-2-1974 của Bộ Công an, thân nhân người bị kết án không
được phép xác đem về chôn; tại mả có cắm một biển gỗ nhỏ ghi rõ họ, tên tudi
và nguyên quán người bị kết án Chi phí cho mai táng người bị kết án tử hình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP
ngày 7-11-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam: "Kinh phí chi cho việc chôn cất do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: một quan tài
bằng gồ thường, một bộ quần áo mới và 4 m vải liệm, rượu hoặc cồn để làm vệ
sinh khi liệm xác, hương, nến và một khoản tiền bằng 100 kg loại trung bình (theo
thời giá thị trường tại địa phương) để chỉ phí cho việc tổ chức chôn cất"
Trang 38* Trình tự thi hành án tứ hình bằng tiêm thuốc độc (từ ngày 1/11/2011 nhưng thực tế bắt đầu từ ngày 1/12/2011)
Tại Nghị định 82/CP đã quy định về trang bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án; các quy trình thực hiện thi hành án tử hình
+Trang bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
Giường nằm có các đai dùng đề cô định người bị thi hành án; Ống dẫn, kim tiêm và máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
Các dụng cụ và trang thiết bị khác + Quy trình thực hiện tiêm thuốc
Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định các khoản
2,3,4 Điều 59 Luật Thị hành án hình sự, người bị đưa ra thi hành án tử hình
được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy
định đối với người bị tạm giam
Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi
hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định
Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm
ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu
Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án đề yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự như sau:
- Bước I: Tiêm 05 grams Sodium thiopental
Sau mũi tiêm gây mê này, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử
hình phải tiến hành kiểm tra, nếu chưa bị mê thì tiếp tục thực hiện tiêm gây mê cho đến khi mê
Trang 39- Bước 2: Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide
- Bước 3: Tiêm 100 grams Potassium chloride
Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện
tâm đồ Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án đề ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án
ra lệnh tiêm lần thứ ba
Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c, đ khoản 4 Điều
này có thê được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp
Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành
kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả
cho Hội đồng
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo
lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình
Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị
thi hành án đã chết
Việc thi hành hình phạt tử hình được lập biên bản, có đầy đủ chữ ký của
các thành viên Hội đồng thi hành án và đại điện ủy ban nhân dân địa phương nơi tổ chức pháp trường Biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị
kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho
người thân thích
Khoản 5 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: ”7rong
trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và bảo cáo
Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao"
Tại Điều 58 Luật thi hành án hình sự quy định cụ thể những trường hợp Hội đồng thi hành án quyết định hoãn thi hành án tử hình:
Trang 40“Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 BLHS
Có lý do bắt khả kháng
Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết
mới về tội phạm ”
Như vậy, trước khi luật thi hành án tử hình ra đời, chưa có một văn bản cụ
thể nào hướng dẫn về các trường hợp Hội đồng thi hành án tử hình được hỗn
thi hành án mà chủ yếu xuất phát từ những tình huống trong thực tế
1.4 Những quy định về thi hành hình phạt tứ hình trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới
Tử hình là một trong những hình phạt lâu đời nhất trong lịch sử tồn tại và
phát triển của loài người, cho nên các nước trên thế giới còn duy trì hình phạt tử
hình, đều quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt này Nghiên
cứu những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Nhật Bản
cho thấy, các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
Về hình thức thi hành hình phạt tử hình, pháp luật tố tụng hình sự nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép lựa chọn các hình thức khác nhau,
nhưng phổ biến là hình thức xử bắn và tiêm thuốc độc Điều 344 Giải thích của
Tịa án nhân dân tối cao về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định:
“Việc tử hình được thi hành bằng cách xử bắn hoặc tiêm thuốc
Nếu chọn phương pháp tiêm thuốc để thi hành án tử hình, thì phải thi
hành tại nơi chỉ định hoặc trong trại giam Trình tự cụ thể, phải dựa theo các
quy định của pháp luật
Nếu chọn các phương pháp khác, ngoài xử bắn, tiêm thuốc ra, dé thi hành