Trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, mà tiêu biểu nhất là Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 được sửa đối bố, sung năm 2007
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
KHOA LUAT
PHAP LUAT VE XU PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG
LINH VUC GIAO THONG BUONG BO - TU THUC TIEN
DIA BAN THANH PHO VINH - NGHE AN
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH CU NHAN LUAT
Giáo viên huéng dan: FhS Wguyén Ghi Joa
Sinh viên thực hién :Oa Ghi Fooa
MSSV : 0855031531
NGHỆ AN - 2012
Trang 2LOI CAM ON
Lời đâu tiên của khóa luận, em xin chân thành cảm ơn Th.Š Nguyễn Thị
Hà giảng viên khoa luật, trường Đại học Vĩnh người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban chủ nhiệm khoa Luật, các
thây cô giáo trong khoa Luật, đặc biệt là các thây cô giáo trong tô Hành chính — Nhà nước, Khoa Luật những người đã tâm huyết, dày công dạy bảo, truyền thụ tri thức, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Qua đây em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và làm tốt khóa luận
Nghệ An, tháng 5/2012
Sinh viên
Vũ Thị Hoa
Trang 3DANH MUC CAC TU VIET TAT
Trang 4MUC LUC
790800062700 444154 1 Chương 1: MỘT SÓ VÁN DE LÝ LUẬN CHUNG VE PHAP LUATXU PHẠT VI PHAM HANH CHINH TRONG LINH VUC GIAO THONG DUONG BOL ccsccssesssesssessesssesssessscsvesssessesssessvessesssessusasesssessecssessnessesssesaneasecs 6
1.1 Vi pham hanh chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 6 1.1.1 Định nghĩa vi phạm hành chính .- 5 + +5 +s+x>+sx>e++>+esex 6 1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 9 1.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 10
1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính «+ 5s «+-+++s++ 10
1.2.3 Đặc thù của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
1.2.4 Yêu cầu đối với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ se
Chương 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÈ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -2- S22 2E erxe 18
2.1 Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
"1001500158010 7-5 18
2.1.1 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 18 2.1.2 Hình thức xử phạt .- - c- G113 1211111311 9 111v kg như 20 2.1.3 Tham quyền xử phạt VPHC 2-2222 2+2E++EEz+zz+zxzsrxree 21 2.1.4 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính . - «+ + =+>+x++s+2 25
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên
địa bàn Thành phố Vinh — Nghệ An 2 2 E22 £EzExsrxrxee 27
Trang 52.2.1 Tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thanh phé Vinh 27 2.2.2 Thực tiễn hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn Thành phố Vinh 2-2 ©22+s+2E+2E£+EE+E+E++Ex+xezzzzrxerxee 29
2.2.3 Nguyên nhân của tình trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa
bàn Thành phố Vinh 2-2 ©222+ E+2E++2EE+EE+2EEtzEzExrrrxerree 34 Chương 3: HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE XU PHAT VI PHAM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THONG DUONG BO 40 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói chung và trên địa bàn Thành phố Vinh nói riêng 40
3.2 Phương hướng hoàn thiỆn - - - - 6< + SE £+vE£vEeeeeeeeereereees 41
3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật vé xtr phat VPHC trong linh vue GTDB43 3.3.1 Xác định rõ các khái niệm có liên quan -.- + «+-s+>s+++s5+ 43 3.3.2 Bồ sung các nguyên tắc xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB 43 3.3.3 Về hành vi vi phạm - 2-2 2 s+2E+E+EE£EE2EEEEEEE2EEEEEErerkerree 44 3.3.4 Bồ sung hình thức xử phạt VPHC, xác định lại tính chất của các
hình thức đó
3.3.5 Quy định thâm quyền xử phạt VPHC, thấm quyền áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả - 2-2 +2E+E£+E£+E£+E+Ex+xzreerxerxee 46 3.3.6 Về trình tự, thủ tục xử phạt -©c©cc+E+EczEcrxrrrrrerkereee 47
3.3.7 Xây dựng luật xử lí VPHC - «+5 xxx eeeeerereeeres 48
3.4 Giai phap hoan thién về việc tổ chức thực hiện việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói chung, đặc biệt ở địa bàn TP Vĩinh 48 PHẢN KẾT LUẬN G5255 2E E2 EEE2121121111211211211211211211 1x 11x 53
Trang 6PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động giao thông nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói
riêng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sông xã hội Nó đáp ứng được
yêu cầu đi lại; sản xuất, trao đối, lưu thông hàng hóa, sản phảm xã hội ở các khu vực khác nhau; tăng cường sức mạnh quốc phòng, cũng cố an ninh đất
nước; tạo các mối liên hệ giữa các vùng miền, địa phương phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua các phương tiện giao thông Nhưng bên cạnh những lợi ích do hoạt động giao thông mang lại thì hoạt động giao thông
đường bộ luôn chứa đựng mối nguy hiểm, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản,
thậm chí là tính mạng con người
Trước tình hình trên, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung, trong đó có GTĐB giữ vai trò hết sức quan trọng Trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực GTĐB, mà tiêu biểu nhất là Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 (được sửa đối bố, sung năm 2007, 2008); các nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực GTĐB của Chính phủ như: Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Trong quá trình áp dụng pháp luật để xử
lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB, các cơ quan chức năng đã đạt được nhiều kết
quả khả quan, tác động tính cực như: bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo
vệ tính mạng sức khỏe cho người dân Tuy nhiên, tình trạng vi phạm giao
thông vẫn thường xuyên xây ra Một yêu cầu đặt ra là phải có những biện pháp hạn chế VPHC, lập lại trật tự an toàn GTĐB Đặc biệt trong đó việc
hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một trong những biện pháp quan trọng đề nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
vi phạm pháp luật GTĐB nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung vì nó là cơ
sở dé tạo ra những ứng xử chuân mực, khuôn mẫu đúng đắn trong việc tham gia GTĐB của người dân
Trang 7Thanh phố Vinh (TP Vinh) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
tỉnh Nghệ An Trên địa bàn có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua như quốc
lộ 1A, 15A và mạng lưới giao thông đô thị dày đặc Do vậy công tác xử
phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP Vinh là đòi hỏi cấp thiết đối với các cơ quan
chức năng
Là sinh viên năm cuối của Khoa Luật,Trường Đại học Vinh, qua thực
tế học tập, nghiên cứu pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB và
nghiên cứu thực tiễn tại địa phương mình, em chọn đề tài “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn địa bàn Thành phố Vinh — Nghệ An” cho khóa luận tốt nghiệp của mình để được tìm hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Qua đó đánh giá những thành tựu, phân tích những bắt cập và nguyên nhân trên cơ sở đó mong được nói lên những suy nghĩ và góp phần nhỏ bé của mình trong việc khắc phục những hạn chế, kiến nghị những phương hướng và các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB ở địa bàn TP Vinh nói riêng cũng như Việt nam nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học liên quan đến đề
tài nghiên cứu của luận văn, tiêu biểu là:
Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Trọng Bình,
Trường Đại học Luật Hà Nội (2000); Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện
chế định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Thị
Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội (2001); Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn
thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên” của
tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Trường Đại học Luật Hà Nội (2003); Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chỉnh trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện ” của tác giả Vũ Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật
Trang 8Hà Nội (2010) nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này
Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên Tạp chí luật học như: “Tử tục xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Bùi Thị Đào; “Hệ thống chế tài
xử phạt vi phạm hành chính - Những bắt cập, hạn chế và phương hướng hoàn
thiện ” của tác giả Bùi Xuan Duc; “Mot số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ” của tác giả Lê Vương Long; “Thẩm quyển xử phạt
vi phạm hành chính - Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện ” của tác giả Trần Minh Hương
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận
và thực tiễn có liên quan, các tác giả chỉ giới thiệu, phân tích, đánh giá về pháp luật và thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, vi
phạm về an toàn giao thông trên cả nước hoặc ở một số lĩnh vực quản lý nhà nước khác chứ chưa đề cập chuyên sâu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở một địa phương nhất định Do vậy,
khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này nhằm cung cấp các luận cứ
khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và nâng cao công tác xử
phạt GTĐB trên địa bàn
3 Pham vi nghiên cứu của đề tài
VPHC và pháp luật xử lí VPHC là những vấn đề có nội dung vô cùng phong phú và phức tạp, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế như hiện nay Trong khuôn khổ hạn chế của đề tài
khóa luận tốt nghiệp đại học, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản, thực trạng pháp luật xử lí VPHC, lấy thực tiện từ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB trên địa bàn TP Vinh — Nghệ An hiện nay,
từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này
Trang 94 Mục đích, nhiệm vụ cúa đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài “pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đương bộ - từ thực tiên địa bàn Thành Phố Vinh — Nghệ An” là nhằm làm sáng tỏ một số vấn để lí luận, phân tích thực
trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn TP Vinh, từ
đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở TP Vinh —- Nghệ An hiện nay
Đề đạt được mục đích trên, khóa luận phải hoàn thành các nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: khái niệm VPHC; đặc điểm của VPHC trong lĩnh vực GTĐB; xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB;
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt VPHC trong
lĩnh vực GTĐB hiện nay, những bất cập và nguyên nhân của những bắt cập
đó
- Đề xuất những kiến nghị về phương hướng và các giải pháp để nhằm hoàn thiện pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở TP Vinh - Nghệ
An hiện nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, nhằm làm rõ nội dung và mục
đích nghiên cứu của đề tài
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu nghiêm túc có hệ thống về pháp luật xử phạt VPHC
trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn TP Vinh —- Nghệ An hiện nay Do vậy kết
quá của việc nghiên cứu sẽ đóng góp về mặt khoa học cho công tác xử phạt
'VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn
Đề tài không những chỉ ra được bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật mà còn tìm ra được những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp
Trang 10luật, đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện có thể góp phần nhỏ, đóng góp ý kiến
cho việc nâng cao hiêu quả công tác xử phạt, khắc phục và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn TP Vinh — Nghệ An hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Đề giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương I Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật xứ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chương 2 Pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về xứ phạt vì phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trang 11như hiện nay Với số lượng xảy ra đáng kể, mang tính thường xuyên, vi phạm
hành chính đã và đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể
cộng đồng và là nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng phạm tội nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời
Xây dựng định nghĩa vi phạm hành chính có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Định nghĩa này giúp chúng ta nhận thức được sự khác biệt
giữa vi phạm hành chính với các loại vi phạm pháp luật khác Trên cơ sở đó,
có thể xác định chính xác các vi phạm hành chính cụ thể, đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhằm xử lý nghiêm minh,
triệt để, đúng pháp luật loại vi phạm pháp luật này
Lý luận về nhà nước và pháp luật đã chỉ rõ vi phạm pháp luật là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có
năng lực trách nhiệm pháp lý Vi phạm hành chính là một đạng cụ thê của vi phạm pháp luật nên trước hết chúng mang đầy đủ các dấu hiệu cơ bản của một vi phạm pháp luật Bên cạnh đó, vi phạm hành chính cũng có những nét
đặc thù khác biệt với các loại vi phạm pháp luật khác So với tội phạm, vi
phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn cho xã hội và mức độ nguy hiểm này được đánh giá trên cơ sở tổng hợp của nhiều yếu tố như thiệt hại gây ra, tính chất và mức độ lỗi, nhân thân người vi phạm
Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm hành chính, đặc biệt là xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và
tội phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng,
Trang 12chéng có hiệu qua loại vi phạm này, việc đưa ra định nghĩa vi phạm hành chính trong pháp luật thực định thực sự cần thiết cho nhận thức pháp luật
cũng như giúp cho quá trình áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm hành chính trong thực tế Do vậy, định nghĩa về vi phạm hành chính cần phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng thê hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này đồng thời cũng phải thể hiện được sự khác biệt giữa chúng
với tội phạm
Vi phạm hành chính được định nghĩa lần đầu tiên trong Pháp lệnh Xử
phat vi phạm hành chính năm 1989, theo do “vi phạm hành chính là hành vi
do cá nhân, tô chức thực hiện một cách có ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính” Pháp lệnh Xử lý vì phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) các nhà làm luật không trực tiếp đưa
ra định nghĩa về vi phạm hành chính mà chỉ gián tiếp nêu ra thông qua quy
định về xử phạt vi phạm hành chính
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, các quan niệm vé vi pham hanh
chính nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm
pháp luật này [12, tr301] Những dấu hiệu bản chất này giúp chúng ta đưa ra
định nghĩa chung về vi phạm hành chính, theo đó, vi phạm hành chính là hành vì vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước của cá nhân, tổ chức, có lỗi,
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính
Trên cơ sở của định nghĩa chung về vi phạm hành chính nêu trên, có thé định nghĩa vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT là bành vi vi phạm
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông của cá
nhân, tổ chức, có lỗi, không phải là tội phạm và theo quy định của pháp Iuật phải bị xứ phạt vi phạm hành chính
* Các yếu tố cầu thành vi phạm hành chính
Cũng giống như mọi vi phạm pháp luật khác, vi phạm hành chính được
cấu thành bởi bốn yếu tố, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách
thê
Trang 13+ Mat chu quan
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là đấu hiệu bên trong của vi
phạm hành chính, bao gồm các yếu tố lỗi, mục đích và động cơ, trong đó, lỗi
là đấu hiệu cơ bản trong cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính Lỗi là thái độ tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành
vi vi phạm pháp luật của mình và được phân chia thành hai hình thức, lỗi cố ý
và lỗi vô ý
+ Khách thể
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp
luật hành chính bảo vệ và bị các vi phạm hành chính xâm hại Vi phạm hành chính là đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính bảo vệ Vì vậy, khách thể của vi phạm hành chính là trật tự quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội, trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được pháp luật quy định và bảo vệ
+ Chủ thể
Chu thé thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tô chức, cá nhân
có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính
Cá nhân là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm công dân Việt Nam và
người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải Những người này phải
có năng lực trách nhiệm hành chính (tức là không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình) và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật
Trang 14(tir du 16 tudi tro lên phai chiu trach nhiém hanh chinh về mọi hành vi vi phạm hành chính, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm do có ý)
Chủ thể vi phạm hành chính là tổ chức bao gồm: các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác
1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng là một lọai VPHC bên cạnh những đặc điểm chung của một VPHC nói chung, thi VPHC trong lĩnh vực GTĐB
mang những đặc tính riêng, những dấu hiệu đặc thù của VPHC trong lĩnh vực GTDB
+ VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một lĩnh vực cu thé trong quan li Nha nước Vì vậy VPHC trong lĩnh vực GTĐB không chỉ chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 (sửa đổi bố sung năm 2007, 2008) mà còn
có hệ thống các văn bản điều chỉnh riêng về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB như: Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực GTĐB; Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và nhiều văn bản luật khác có đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng về VPHC trong lĩnh vực GTĐB Những văn bản được ban hành
nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực GTĐB
+ Chủ thê của VPHC trong lĩnh vực GTĐB là cá nhân, tổ chức có năng
lực chịu trách nhiệm hành chính, thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực
GTĐB theo quy định của pháp luật GTĐB Cá nhân, tổ chức chỉ được xem là
có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB khi thực hiện các hành vi thuộc sáu
nhóm hành vi vi phạm sau [21, khoản 2 Điều 1]: vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện
Trang 15tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia
GTĐB; vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các vi phạm khác liên quan đến GTĐB Đó là những nhóm hành vi vi phạm được pháp luật GTĐB điều
chỉnh và bị xử phạt VPHC khi các hành vi xây ra
+ VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thực hiện với lỗi có ý hoặc vô ý VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải là hành vi vi phạm có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong
trang thái có đú khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã
vô tình thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn có tình
thực hiện lỗi (lỗi cố ý) Vấn đề xác định một hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐB có phải bị xử phạt VPHC hay không thì cần phải xác định dấu hiệu lỗi
trong vi phạm xấy ra Nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện một cách không có lỗi thì hành vi đó không được coi là VPHC trong lĩnh vực GTĐB và cũng không bị áp dụng các biện pháp áp dụng các biện pháp xử phạt hành
chính trong lĩnh vực GTĐB đối với cá nhân, tổ chức
1.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1 Khái niệm xử phạt vỉ phạm hành chính
Trong xử lí VPHC thì biện pháp xử phạt có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, bởi lẽ xử phạt hành chính là biện pháp cơ bản, mang tính đặc trưng và
phô biến của Nhà nước áp dụng cho loại vi phạm pháp luật này Thông qua việc xử phạt VPHC Nhà nước đảm bảo được trật tự, kỹ cương trong quản lí
hành chính Nhà nước [24, Mục I]; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cộng đồng; ngặn chặn sự tái diễn của VPHC Hoạt động xử phạt VPHC
phải tuân theo các nguyên tắc đo pháp luật quy định [ 8, Điều 3] Đó là sáu
Trang 16+ Hai là: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi
'VPHC do pháp luật quy định;
+ Ba là: Việc xử phạt VPHC phải do người có thâm quyên tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật;
+ Bồn là: Mỗi hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người đều bị xử phạt hành chính Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử về từng hành vi VPHC
+ Năm là: Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tắng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp;
+ Sáu là: Không xử phạt VPHC đối với trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác lam mat khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình
Xứ phạt VPHC bao gồm các hình thức xử phạt chính và các hình thức
xử phạt bố sung Cá nhân, tổ chức đối với mỗi VPHC phải chịu một hình thức
phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, riêng đối với người nước ngoài có thé
bị xử phạt trục xuất trong hai trường hợp như là hình thức phạt chính và hình
phạt bổ sung Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung như trên, cá nhân
tô chức vi phạm còn có thé bi áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục
hậu quả vi phạm như buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra
Trong quản lí Nhà nước về GTĐB, xử phạt VPHC là hoạt động quản lí
của Nhà nước nhằm giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật GTDB, cu thé là những VPHC của các đối tượng là cá nhân, tổ chức thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực GTĐB Người chưa thành niên thực hiện
hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì bị xử lí theo quy định chung tại Điều
7 Pháp lệnh xử lí VPHC [2I , Điều 2] Có thể thấy VPHC và xử lí VPHC
trong lĩnh vực GTĐB liên quan đến hai loại hoạt động của Nhà nước thống nhất với nhau là hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật (thuộc
Trang 17nội dung hoạt động quản lí Nhà nước — hành pháp) Kết quả hoạt động lập pháp tạo cơ sở (căn cứ) cho hoạt động áp dụng pháp luật (ở đây là xử lí
'VPHC) Ngược lại, hoạt động áp dụng pháp luật có chức năng hiện thực hóa
kết quả của hoạt động lập pháp, làm cho pháp luật có hiệu lực và giá trị trên thực tế đời sống xã hội
1.2.3 Đặc thù của xử phạt vỉ phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Thứ nhất, Với đặc thù là một hệ thống văn bản pháp luật trong hệ thống
pháp luật Việt nam nên chịu sự quản lí của nhà nước Vì vậy pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB vừa mang tính đặc thù của pháp luật xử lí VPHC nói chung vừa mang những đặc thù ở lĩnh vực quản lý Nhà nước Nói cách
khác, xử phạt VPHC trong hệ thống GTĐB không phải là một hệ thống quy tắc riêng, hoàn toàn biệt lập mà nó là tống thẻ thống nhất giữa các quy phạm
chung và quy phạm riêng về các VPHC trong lĩnh vực GTĐB Vì vậy nói đến
xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB bao gồm các quy phạm phần chung và các quy phạm cụ thể áp dụng riêng đối với lĩnh vực GTĐB
Xử phạt VPHC nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng đo các chủ thế có thắm quyền ban hành, như: Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ Ví dụ: Quốc hội ban hành Luật GTĐB để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động GTĐB trong đó
quy định các quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện và người tham gia GTĐB; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh xử lí
VPHC năm 2002 (đã được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2007, 2008) Pháp lệnh là cơ sở cho việc quy định chỉ tiết cụ thể hóa đối việc xử lí VPHC ở
mỗi lĩnh vực chuyên ngành quản lí nhà nước, trong đó có GTĐB
Thứ hai, Nhìn tổng thể, xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB có một
số đặc thù riêng theo yêu cầu của quản lí Nhà nước trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa VPHC trong lĩnh vực này
+ Ngoài hình thức cảnh cáo, phạt tiền, các hình thức phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả VPHC theo quy định chung, các hình thức phạt
Trang 18bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả VPHC trong lĩnh vực GTĐB đều có nét đặc thù riêng Chang han, cac hình thức phat bé sung như tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn,
không thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật
về GTĐB; tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thầm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa; tịch thu phương tiện tham gia GTĐB; đình chỉ
hoạt động buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Các biện pháp khắc phục hậu
quả như buộc phải dỡ phần hàng hóa vượt quá giới hạn hoặc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định; buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, tháo dỡ dây,
các vật cản; thu don vat liệu, rác thải, đồ vật chiếm dụng mặt đường; thu dọn đinh vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC
gây ra Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt chính, việc áp dụng các hình phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm nêu trên
đối với cá nhân, tổ chức VPHC tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thể hiện rõ những đặc điểm riêng của hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB
theo yêu cầu của quản lí Nhà nước và công cuộc đấu tranh chống, khắc phục hậu quả, phòng ngừa VPHC trong lĩnh vưc GTĐB ở nước ta hiện nay
+ Về thầm quyền xử phạt: Trước hết cần xác định các chủ thế có thầm
quyền xử phạt VPHC, tức là những chức danh, cơ quan có thẩm quyền áp
dụng các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt, mức phạt và các biện
pháp khắc phục hậu quả VPHC Vấn đề đặt ra tiếp theo là phân định thắm
quyền xử phạt giữa các cơ quan, người có thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ
và loại vụ việc VPHC đồng thời xác định cụ thể thâm quyền áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt của từng cơ quan, chức danh Theo đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, trưởng công an các cấp (trừ công an viên các xã) có
thấm quyền xử phạt đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB xẩy ra trong phạm vi quản lí của địa phương mình Đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ thì cảnh
sát giao thông có thâm quyền xử phạt Đối với một số loại VPHC khác trong lĩnh vực GTĐB, thâm quyền xử phạt thuộc về các lực lượng và chức danh theo quy định cụ thể của pháp luật như cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng
Trang 19nhanh, canh sat co dong, canh sat quan ly hanh chinh về thật tự xã hội, trưởng
công an cấp xã; Thanh tra đường bộ Thâm quyền xử phạt VPHC (về hình
thức phạt, mức phạt) trong lĩnh vực GTĐB cũng được phân định rõ cho Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp (từ cấp xã đến cấp tỉnh); lực lượng công
an nhân dân (chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; đội trưởng,
trạm trưởng; trưởng công an cấp xã, trưởng công an cấp huyện; trưởng
phòng cảnh sát giao thông, trưởng phòng cảnh sát trật tự, trưởng phòng
cảnh sát quản lý hành chính về thật tự xã hội thuộc công an tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; giám đốc công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục cảnh sát GTĐB và
đường sắt, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội);
thanh tra đường bộ (thanh tra viên đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra
Sở giao thông vận tải, Chánh thanh tra Tổng cục đường bộ Việt Nam;
Chánh thanh tra Bộ giao thông vận tải)
+ Về thủ tục xử phạt VPHC: Trong lĩnh vực GTĐB, việc xử lý các
VPHC cũng phải tuân theo quy định chung gồm thủ tục ra quyết định xử phạt
tại chỗ, thủ tục lập biên bản VPHC, ra quyết định xử phạt VPHC, thủ tục thi
hành quyết định xử phạt VPHC; thời hiệu, thời hạn xử phạt VPHC Ngoài ra, những yếu tố có tính đặc thù của VPHC ở lĩnh vực GTĐB cũng được tính đến khi xác định thủ tục xử phạt VPHC ở lĩnh vực này Đó là các yếu tố như chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến GTĐB có mặt hay không có mặt tại nơi xây ra hành vi vi phạm; giấy tờ, phương tiện của người điều khiển phương tiện vi phạm bị tạm giữ; VPHC bị phát hiện từ việc sử dụng các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (ghi lại hình ảnh phương tiện và biển
số đăng ký của phương tiện vi phạm)
Việc nhận thức đúng những đặc thù của xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB được thể hiện qua các quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt chính, bố sung: các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm; thấm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt; có ý nghĩa định hướng cho hoạt động xây dựng hoàn thiện việc xử phạt VPHC được đúng đắn, phù hợp với yêu cầu quản lí Nhà
nước trong lĩnh vực TĐB
Trang 201.2.4 Yêu cầu đối với pháp luật về xứ phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
Do yều cầu của công tác đấu tranh, phòng chống các loại VPHC trong lĩnh vực GTĐB và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB phải được thực hiện trên các cơ sở một số yêu cầu sau:
* Yêu câu đối với việc tạo khung pháp luật cho hoạt động quản lí Nhà nước trong lĩnh vực GTĐB
Trong quản lí xã hội của Nhà nước, pháp luật giữ vai trò rất quan trọng,
nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tổn tại, vận hành của xã
hội Pháp luật là cơ sở để thiết lập, cũng cố và tăng cường quyên lực Nhà
nước, là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới và tạo môi trường ồn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia Là một bộ phận của pháp luật nói chung, pháp luật xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng phải đảm bảo yêu câù của pháp luật nhằm tham gia hoạt động quản lí
chung của Nhà nước, góp phần ổn định, xác lập trật tự xã hội
Trước hết, pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là cơ sở để
thiết lập, cũng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, là phương tiện điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực GTĐB Pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện dựa trên
các điều kiện kinh tế - xã hội khách quan Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền là cơ quan, cán bộ công chức Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Do vậy đề quản lí xã hội, cần phải tạo khung pháp luật trong đó cần xác định rõ phạm vi hợp pháp của hoạt động Nhà nước Đối với
hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng vậy, cán bộ công chức,
người có thâm quyền chỉ được xử phạt theo trình tự, thủ tục quy định để
không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng là phương tiện để
Nhà nước hình thành và định hướng các hành vi ứng xử của người tham gia
GTĐB, việc bảo đảm an toàn GTĐB; thủ tục, quy trình xử phạt người VPHC
Trang 21trong lĩnh vực GTĐB Để quản lí lĩnh vực GTĐB, Nhà nước cần thực hiện
nhiều biện pháp như ban hành chính sách, pháp luật, đề ra các kế hoạch, quy hoạch phát triển mang tính định hướng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng pháp
luật là phương tiện có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Pháp luật về GTĐB phải
được thể chế hóa bằng các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa giao thông thành những quy định có hiệu lực bắt buộc mọi người tuân theo Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém, ý thức pháp luật còn thấp thì pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một yêu cầu đặt ra không thể thiếu trong việc ngăn ngừa, trừng
trị kịp thời các hành vi vi phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội đúng đắn trong
GTĐB Góp phần phần hình thành ứng xử văn hóa, văn minh của người dân trong GTĐB Bằng việc đặt ra các quy định về hành vi vi phạm có thể bị xử phạt, pháp luật xử phạt VPHC giúp cho cá nhân, tổ chức có thể xây dựng những hành vi đúng để không bị xử phạt nhằm bảo đảm GTĐB thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triễn kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
* Yêu cầu phải đảm bảo các quyên của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực GTĐB
Hoạt động xử phạt VPHC liên quan trực tiếp đến các quyền con người,
quyền công dân Việt nam đang đây mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB
không những phải tạo cơ sở pháp lí vững chắc để nâng cao hiệu quả quản lí
Nhà nước ở lĩnh vực này mà còn phải đảm bảo tôn trọng các quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động liên quan đến lĩnh vực
GTDB Do vay, pháp luật xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn phải là công cụ để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình Căn cứ vào quy định của pháp luật, người dân nhận thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu, thắm quyền của cơ quan Nhà nước thế nào để chấp hành, thực hiện cho đúng và có thể tự bảo vệ mình
trước hành vi vi phạm từ mọi phía, kế cả cán bộ công chức, cơ quan có thâm quyền
Trang 22Liên quan đến lĩnh vực hoạt động GTĐB có nhiều quyền, loi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức cần được pháp luật bảo đảm Đó là các quyền tự
do đi lại, tham gia giao thông, quyền tự do kinh doanh (vận tải hành khách, hàng hóa ) và các quyền tự do khác Việc đặt ra yêu cầu cho người thi hành
pháp luật phải thực hiện đúng nội dung các quy định, giới hạn, thâm quyền, phạm vi mà pháp luật đã định ra là nghĩa vụ của cơ quan, người có thắm quyền nhưng đó cũng chính là quyền yêu cầu của cá nhân, tổ chức tham gia
hoạt động GTĐB Yêu cầu đặt ra ở đây là hiệu lực quản lí Nhà nước phải được đảm bảo, các VPHC được ngăn chặn, xử lí kịp thời, nghiêm minh, trật
tự, an toàn giao thông được duy trì nhưng đồng thời các quyền, lợi ích của cá
nhân, tổ chức cũng phải được bảo đảm, không vì việc xử phạt mà xâm phạm
các quyền con người, quyền công dân Pháp luật xử phạt VPHC phải đảm bảo kết hợp hài hòa các quyền và lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, cá nhân, tổ chức, qua đó nhằm thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như
trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
Trang 23Chuong 2 PHAP LUAT HIEN HANH VA THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VUC
GIAO THONG DUONG BO
2.1 Thực trạng pháp luật về xứ phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2.1.1 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Hiện nay, các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB được quy định
trong Nghị định số 34 gồm sáu nhóm hành vi vi phạm là [21]:
- Vi phạm quy tắc giao thông:
Các quy tắc GTĐB bao gồm tống thể các quy tắc chung và các quy
tắc về hệ thống báo hiệu đường bộ, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; tốc độ; sử dụng làn đường: vượt xe; chuyên hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ trên đường bộ; dừng, đỗ trên đường phố; xếp hàng hóa trên phương tiện GTĐB; Quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà,
qua cầu phao: sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường
- Vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB:
Các quy định về phương tiện tham gia GTĐB bao gồm: Điều kiện tham
gia giao thông của xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng kí và biển số xe cơ giới; điều khiển tham gia giao thông của xe thô sơ; điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng [5, chương IV]
- Vi phạm quy định về người điều kiển phương tiện tham gia GTĐB:
Trang 24Các quy định của pháp luật về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bao gồm các quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông: giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát
hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên
dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông [5, chương V]
-_ Vi phạm quy định về vận tải đường bộ:
Các quy định của pháp luật về vận tái đường bộ bao gồm các quy định
về hoạt động vận tải đường bộ và hoạt động hỗ trợ đường bộ Hoạt động kinh
doanh vận tải đường bộ phải tuân theo các quy định chung và quy định về
thời gian làm việc của người lái xe ô tô; điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô; vận tái hành khách bằng ô tô, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô; vận chuyên hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự; vận tải đa
phương thức [5, chương VI]
-_ Vi phạm khác liên khác liên quan đến GTDB:
Những VPHC này trái với quy định của pháp luật có liên quan đến GTĐB hoặc xâm phạm các điều cắm của pháp luật GTĐB Đó là các hành vi như sản xuất, lắp rap trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; vi
phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe vi phạm quy định về hoạt động
kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới [21, Điều 32- 42]
Có thể nói căn cứ vào Luật GTĐB năm 2008, Nghị định số 34 khắc phục những bắt cập của Nghị định 146 đã liệt kê tương đối đầy đủ các
hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB Những quy định về hành vi VPHC
trong lĩnh vực GTĐB được áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế Tuy nhiên, quy định của Nghị định số 34 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB vẫn chưa phản ánh được tình hình phát triển của xã hội hiện nay
Đặc biệt là các hành vi vi phạm về GTĐB ngày càng diễn ra phức tạp, khó
có thể kiểm soát hết được
Trang 252.1.2 Hình thức xử phạt
Theo quy định của điều 5, Nghị định số 34 và điều 12 Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008), thì trong lĩnh vực GTĐB có các hình thức xử phạt sau:
> Hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền
- Cảnh cáo: được áp dụng đối với cá nlhân, tổ chức VPHC nhỏ, lần đầu,
có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Cảnh cáo được quyết định bằng
văn bản
-_ Hình thức phạt tiền:
Trong lĩnh vực GTĐB, phạt tiền được áp dụng với mức thấp nhất là
40.000 đồng, mức cao nhất là 40.000.000 đồng Khắc phục những bất cập của Nghị định 146, Nghị định 34 đã quy định mức phạt tương đối cao và phù hợp
với thực tại
> Các hình thức phạt bỗ sung
+ Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi đưỡng kiến thức
pháp luật về GTĐB có thời hạn hoặc không thời hạn: Hình thức này được áp dụng đối với người điều khiển phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng tham
gia giao thong vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật GTĐB
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đề VPHC: là việc sung vào quỹ Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức VPHC chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí, người sử dụng hợp pháp
> Các biện pháp khắc phục hậu quả khác
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra
hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra;
Trang 26- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc bị tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện;
- Buộc khắc phục hậu quả khác đo người có thâm quyền quyết định áp
dụng theo quy định của pháp luật
Có thể nói, những biện pháp cơ bản này cơ bản đáp ứng yêu cầu của cuộc sống Xử lí VPHC trong lĩnh vực GTĐB không chỉ bao gồm các hình thức xứ phạt mà còn có cả các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên VPHC trong lĩnh vực GTĐB, Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 và Nghị định 34 chỉ quy định áp dụng các hình thức xứ phạt mà không bị bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, ai sẽ là người thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả? người vi phạm hay người giám hộ hay
một loại chủ thể nào khác? Trách nhiệm thuộc về ai? Thì vẫn chưa được đề
cập rõ
2.1.3 Tham quyén xử phạt VPHC
Thẩm quyền xử phạt VPHC là một trong những nội dung quan trọng
Bởi vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề thâm quyền xử phạt VPHC có vai trò rất lớn Thâm quyền xử phạt VPHC được quy định tại chương IV của Pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 từ điều 28 đến điều 42 gồm 11 co quan va
74 chức danh có thâm quyền xử phạt
Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB quy định thẩm quyền xử
phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Nhằm xác định rõ thẩm quyền xử phạt
VPHC trong lĩnh vực này, thâm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh lực
GTĐB được phân định như sau:
1 Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, trưởng công an (trừ trưởng công
an cấp xã) có thâm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tai Nghị định 34 trong phạm vi quản lý của địa phương mình
2 Cảnh sát GTĐB có thâm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐB của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định 34
Trang 273 Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn GTĐB
4 Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
có thâm quyền xử phạt đối với các hành vi xử phạt vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường
bộ, bến xe, bãi đỗ xe, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tai các điểm, khoản, điều của Nghị định 34
Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra đường bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm áp dụng thí điểm trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt theo thẩm quyền pháp luật quy định
> Tham quyển xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp
1 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC có giá trị 2.000.000 đồng: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường do VPHC gây ra
2 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng để VPHC; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thâm quyền; Áp dụng các biện pháp khắc phục như: Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc
tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc
phục tình tạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; biện
pháp khắc phục hậu quả do người có thắm quyền quyết định áp dụng theo quy
định tại khoản 5, điều 13 Nghị định 34; bố trí phương tiện khác dé khách đã
Trang 28vượt quá quy định cho phép chở của phương tiện đối với trường hợp phương tiện chở quá số người theo quy định của pháp luật
3 Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng để VPHC; Tước quyên sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề thuộc thắm quyền; Áp dụng các biện pháp khắc phục như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc
tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc
phục tình tạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; biện
pháp khắc phục hậu quả do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy
định tại khoản 5, điều 13 Nghị định 34; bố trí phương tiện khác dé khách đã vượt quá quy định cho phép chở của phương tiện đối với trường hợp phương
tiện chở quá số người theo quy định của pháp luật
> Thẩm quyền xứ phạt cúa công an nhân dân
1 Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
5 Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thâm quyền; Tịch thu tang vật, phương
tiện sử dụng để VPHC; Áp dụng các biện pháp khắc phục như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
tạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; biện pháp khắc phục hậu quả do người có thâm quyền quyết định áp dụng theo quy định tại
Trang 29khoản 5, điều 13 Nghị định 34; bố trí phương tiện khác để khách đã vượt qúa
quy định cho phép chở của phương tiện đối với trường hợp phương tiện chở quá số người theo quy định của pháp luật
6 Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự,
Trưởng phòng Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ
cấp đại đội trở lên có thẩm quyền xử phạt như trưởng Công an cấp huyện Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Áp dụng các hình thức
phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như Trưởng Công an cấp huyện
7 Cục trưởng Cục Cảnh sát GTĐB và đường sắt, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lí hành chính về trật xã hội có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Áp dụng các hình thức
phat bé sung, biện pháp khắc phục hậu quả như Trưởng Công an cấp huyện
> Tham quyển xử phạt của Thanh tra đường bộ
1 Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500000 đồng; Tịch thu tang vật, phương
tiện sử dụng để VPHC có trị giá đến 2.000.000 đồng: Áp dụng các biện pháp
khắc phục như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đối do VPHC
gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các
biện pháp khắc phục tình tạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; biện pháp khắc phục hậu quả do người có thâm quyền quyết định áp dụng theo quy định tại khoản 5, điều 13 Nghị định 34; bố trí phương
tiện khác để khách đã vượt quá quy định cho phép chở của phương tiện đối với trường hợp phương tiện chở quá số người theo quy định của pháp luật
2 Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:
Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thâm quyền; Tịch thu tang vật, phương
tiện sử dụng để VPHC; Áp dụng các biện pháp khắc phục như: Buộc khôi
Trang 30phuc lai tinh trang ban dau da bi thay déi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường, lây lan địch bệnh do VPHC gây ra; biện pháp khắc
phục hậu quả do người có thâm quyền quyết định áp dụng theo quy định tại khoản 5 điều 13 Nghị định 34; bố trí phương tiện khác đề khách đã vượt qúa
quy định cho phép chở của phương tiện đối với trường hợp phương tiện chở quá số người theo quy định của pháp luật
Các quy định về thâm quyền tương đối đầy đủ và tạo cơ sở pháp lí cho
hoạt động áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB Tuy nhiên, những quy định này còn chứa đựng một số bắt cập, thiếu sót như: thâm quyền xử phạt của các chức đanh ở cấp cơ sở còn thấp, quy định phân cấp thấm quyền xử phạt giữa các chức danh trong cùng hệ thống thanh tra giao thông vận tải là chưa hợp lí
2.1.4 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt VPHC được quy định tai chương VI, từ điều 53 đến điều 69 của Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 2002 Pháp lệnh đã quy định tương đối cụ thể và thống nhất thủ tục xử phạt VPHC, bao gồm hai loại:
Thủ tục xử phạt đơn giản và thủ tục xử phạt thông thường hay là thủ tục
lập biên bản Đây là cơ sở cho việc áp dụng thủ tục xử phạt VPHC trong các lĩnh vực khác nhau
Trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB pháp luật quy định thủ tục
xử phạt như sau:
^ Thủ tục ra quyết định xử phạt VPHC
Khi phát hiện VPHC, người có thâm quyền xử lí phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi VPHC Nếu xét thấy hành vi vi phạm chỉ ở mức xử phạt cánh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền
xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên
bản, trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị
kĩ thuật nghiệp vụ
Trang 31Nếu thấy rằng vi phạm đó có tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 200.000 đồng trở lên, người có thâm quyền xử phạt phải:
- Lập biên bản xử phạt VPHC Biên bản phải được lập thành ít nhất hai
bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tô chức vi phạm kí; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối kí thì người lập biên bản phải ghi rõ lí đo vào biên bản
- Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kế từ ngày lập biên bản về
VPHC; đối với VPHC có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử
phạt là 30 ngày Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thắm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của
minh bang van ban dé xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian
gia hạn không được quá 30 ngày
- Khi xem xét vi phạm đề quyết định xử phạt, nếu thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyên ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thâm quyền Pháp luật nghiêm cắm việc giữ
lại các vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính
Nếu đã ra quyết định xử phạt, sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu
hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã
ra quyết định xử phạt thì phải hủy quyết định đó va trong thời hạn ba ngày, kể
từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyên hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thâm quyền
^ Thủ tục thi hành quyết định xử phạt VPHC
Quyền quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày kí, trừ trường hợp trong
quyết định quy định ngày có hiệu lực khác Quyết định này phải được gửi cho
tổ chức, cá nhân VPHC và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kế từ ngày ra quyết định Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày được giao quyết định xử phạt,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền có
thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thâm quyền xử phạt hoặc nộp tại kho
bạc Nhà nước