1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự. thực tiễn áp dụng tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an khóa luận tốt nghiệp đại học

68 1,1K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH

KHOA LUAT

TRAN THI THO

MOT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

TẠI HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN LUẬT

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH

KHOA LUAT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VE THI HANH AN DAN SU THUC TIEN AP DUNG TAI HUYEN ANH SON, TINH NGHE AN

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH: CU NHAN LUAT

Giáo viên hướng dân: PGS.TS Đoàn Minh Duệ Sinh thực hiện: Trần Thị Thơ

Lóp: 49B2 ~ Luật

MSSV: 0855031551

Trang 3

LOI CAM ON

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS.Đoàn

Minh Duệ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi đề tơi có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Luật

trường Đại học Vinh đã góp ý kiến cho khóa luận tốt nghiệp của tôi

Đây là bước đầu tiên trong việc nghiên cứu khoa học, năng lực bản thân có hạn chế, hơn nữa quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu gặp nhiều khó khăn nên

khóa luận không tránh khỏi thiếu sót và tồn tại Rất mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý, chỉ bảo để tôi tiếp tục hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Vinh, ngày 05/05/2012

Sinh viên

Trang 4

Aw ks th m TAND THA THADS QD-THA: UBND

DANH MUC VIET TAT

Trang 5

MUC LUC

A MO DAU Le eecescssssesssessesssssessessessessessscsesssssvssssavsssssnsssessessessessessessessessessessessseaees 1 1 Tắnh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tai essescessessessessessessesesseeseees 1 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2-2 s2 z+2xặ2ặx+zzz+zze+zez 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2-2 s2 xsrxezxerxcrs 4 3.1 Mục tiêu nghiÊn CỨU - c1 11 1v TT TT ng 4

E0 0u 000 i00 0 4

4 Pham Ư02 in 4

5 Phương pháp nghiên cứu 6 Ý nghĩa và những điểm mới của luận văn 2 2 2ặ s+++x+ặxặx+rxezxzzxcrx 5 7 Kết cầu của luận văn B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ . - 6

1.1 Khái niệm, bản chất của thi hành án dân sự . -ƯƯ+cs+cx++zxzzsee2 6 1.2 Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự . -Ư- 5 5+ ++ặ+vặ+eesexsersxe 17 Chuong 2.THUC TRANG THI HANH ÁN DÂN SỰ Ở HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -2Ưẹccc+ccsc+s+ 21 2.1 Một số nét về cơ quan thi hành án dân sự ở Huyện Anh Sơn - 21

2.2 Thực trạng thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn

2.3 Những khó khăn vướng mắc trong thi hành án đân sự - + 37

2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn 40

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở HUYỆN ANH SƠN ,TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - c1 1111111 1111111111111 111 1 111110111111 1 xe 48 3.1 Về ý thức giải quyết các vụ án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự 48

3.2 Đổi mới tổ chức thi hành án - Ư22 2+ ặ+EE+EE+EE+EEặEE+EESEEeEErkerxrrreree 50 3.3 Đồi mới thủ tục thi hành án dân sự - 2 22 2+s+EEặE+EE+EE+EặEzxrxerxrk 52 3.4 Công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tổ J0ISli018110000 00 TT

3.5 Các giải pháp về tổ chức, đào tao, thi đua, khen thưởng

3.8 Xã hội hóa thi hành ân dân sự Ư+ 2c 333221111231 E2EEEEsrreererree 58

C KET LUAN Loe eececccescssesscsessescsesscsecscssesucacsssnsaessacsecsusecsucstsavstssesncavseeaneaveess 61

Trang 6

A MO DAU

1 Tắnh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Vấn đề đảm bảo thi hành các phán quyết của Toà án nhân dân có ý nghĩa không những nhằm giữ gìn kỷ cương, phép nước mà còn là nhân tố có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ắch của Nhà nước, của các cơ

quan, tổ chức và của công dân Hiến pháp 1992 khẳng định : Ộ Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan

nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng ; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp

hànhỢ

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà

nước ta đã đề ra mục tiêu trong những năm tới đây là phải : Ộ Tiếp tuc tao sv

chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả

công tác thi hành án, giải quyết tình trạng án tôn đọng.Đối mới tổ chức và

hoạt động của hệ thống cơ quan thì hành án dân sự, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan thì hành ánỢ Nhiều năm qua, Chắnh phủ đã xác định

công tác thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã

đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này

Có thê nói trong lĩnh vực Thi hành án, Thi hành án dân sự đã và đang giữ vị trắ và đóng vai trò quan trọng Cùng với Toà án, Viện kiểm sát thì Cơ quan thi

hành án dân sự là một mắt xắch không thể thiếu trong quá trình tố tung Ké tir

khi Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 được ban hành, cơ quan thi hành án dân

sự được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan thuộc Chắnh Phủ - thi

hành án dân sự cả nước nói chung, thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An nói riêng ngày một đổi mới và kiện toàn Đặc biệt, đến nay Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra đời thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự

Trang 7

tổ chức và đi vào hoạt động một cách độc lập, đạt được kết quả nhất định đáp

ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi hành án, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Anh Sơn đã có những chuyền biến tắch cực, số việc thi hành xong với số tiền và tài sản thu được năm sau cao hơn năm trước rõ rệt; nhiều vụ việc phức tạp được giải quyết dứt điểm; trình độ chuyên môn của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án được nâng cao

Tuy nhiên, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn Huyện Anh Sơn vẫn

còn nhiều hạn chế: hiệu quả công tác thi hành án dân sự chưa cao,chưa đáp ứng

được yêu cầu nhiệm vụ, sự quan tâm, mong mỏi của Nhà nước và nhân dân; hoạt động thi hành án chưa thực sự đảm bảo được tắnh công bằng và nghiêm minh của pháp luật; án Ộ tồn đọng Ợ kéo dài với số lượng ngày càng tăng, chất

lượng cán bộ thi hành án còn thấp, mối quan hệ với các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu hiệu quả Đây cũng là vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác thi hành án hiện nay Thực trạng này một phần xuất phát từ nguyên nhân: ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận nhân dân nói chung và một số

cơ quan, tổ chức còn yếu kém Mặt khác, là do chưa có sự phối hợp đồng bộ

chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cơ quan hữu quan trong quá trình thi hành án; cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự

chưa hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp lý về thi hành án dân sự chưa đầy đủ, chậm được bổ sung, sửa đổi kịp thời; cơ chế quản lý và cơ chế thi hành án

chưa hợp lý gây cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án nói chung và

thi hành án dân sự nói riêng

Vì vậy, muốn giải quyết tình trạng án tồn đọng, nâng cao hiệu quả thi hành

án dân sự cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ về nhiều mặt: kinh tế,

pháp luật,tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ

Với tất cá những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: ỘMộ: số vấn đề lý luận về

thi hành án dân sự Thực tiễn áp dụng tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ AnỢ làm

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tác thi hành

án dân sự, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề thi hành án dân sự, cụ thể là: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Những cơ sở lý luận và thực tiễn

về chế định Thừa phát lại", mã số 95-98-114/ĐT do Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chắ Minh chủ trì thực hiện;

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án", mã số 96-9ậ8- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện;

Đề tài cấp Nhà nước đang thực hiện: "Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ Tư pháp chủ trì; Dé tai: "Thi hanh án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của Dự án VIE/98/001" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án Một số luận án và công trình nghiên cứu khác như: Luận văn thạc sĩ luật học: "Các biện

pháp cưỡng chế thì hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện"

của tác giả Nguyễn Công Long; Luận văn thạc sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật thì hành án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về "Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái về "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về "Đổi mới thủ tục thì hành án dân sự ở Việt Nam" Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tô tụng dân sự của trường Đại học luật Hà Nội và các trường Đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết đăng trên các tạp chắ Dân chủ và pháp luật, Tạp chắ Luật học, Tạp chắ Nhà

nước và pháp luật

Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân sự ở

những góc độ, khắa cạnh và mức độ khác nhau Ở một số công trình cũng đã đề

cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân

sự, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đó một cách toàn diện,

Trang 9

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn

cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân

sự ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Để đạt được mục tiêu đó cần phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những cơ sở lý luận về thi hành án và thi hành an dan sw

- Đánh giá đúng đắn và toàn diện về thực trạng pháp luật về thi hành án

dân sự, thực tiễn thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

- Phân tắch nguyên nhân của thực trạng đó

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở

huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

4 Phạm vi nghiên cứu

Ộ Một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự Thực tiễn áp dụng tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ AnỢ là một đề tài có tắnh khái quát cao, nội dung khá

rộng, phong phú và phức tạp Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp Luật

học, tôi tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận; thực tiễn thi hành án dân sự; đánh

giá thực trạng thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay và từ đó rút ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án

dân sự nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn trong điều kiện mới của đất nước ta

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chắ Minh về Nhà nước và pháp luật

- Các phương pháp cụ thể được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp

nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tắch, phương pháp so sánh, phương pháp

Trang 10

6 Ý nghĩa và những điểm mới của luận văn

- Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về khái

niệm thi hành án và thi hành án dân sự, tìm hiểu đặc điểm, bản chất của thi hành

án và thi hành án dân sự, góp phần bố sung, làm phong phú thêm cho hoạt động

nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án

- Từ việc đánh giá thực trạng pháp luật thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn, tôi đã đưa ra được những điểm bắt cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự

- Từ việc đánh giá thực tiễn thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn, tôi đã phân tắch những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trên địa bàn huyện

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thi hành án dân sự ;

Chương 2: Thực trạng pháp luật thi hành án dân sự ở huyện Anh Son, tỉnh Nghệ An;

Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở

Trang 11

B NOI DUNG

Chuong 1

CO SO LY LUAN VE THI HANH AN DAN SU

1.1 Khái niệm, bản chất cúa thi hành án dân sự 1.1.1 Khái niệm, bản chất của thi hành án

Ké từ khi hoạt động của thi hành án dân sự được chuyên giao từ Tòa án nhân

dân các cấp sang các cơ quan của Chắnh phủ thì khái niệm ỘThi hành ánỢ

( nhất là Thi hành án dân sự) đã trở thành đề tài sôi nổi trên điễn đàn khoa học pháp lý Có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên những lập luận và cách tiếp cận khác

nhau về thi hành án:

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thi hành là Ộ thuc hiện điều đã chắnh thức quyết

địnhỢ Như vậy thi hành án có thê được hiểu là đưa bản án, quyết định của Tòa án

thực hiện trên thực tế Bản án, quyết định của Tòa án là văn bản pháp lý của Tòa án

nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa, giải quyết các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động , hành chắnh, kinh tế Việc thực hiện bản án,

quyết định của Tòa án có hiệu quả một mặt bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội và công dân đối với phán quyết của cơ

quan nhân danh Nhà nước là Tòa án, mặt khác nó là biện pháp hữu hiệu để khôi

phục quyền và lợi ắch hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại Hiện nay xung quanh bản chất pháp lý của thi hành án còn có nhiều ý kiến khác nhau:

Quan điển thứ nhất cho rằng thì hành án là giai đoạn cuối cùng của quá

trình tố tụng Theo quan điểm này thì thi hành án là giai đoạn nằm trong quá trình giải quyết vụ án theo đó, giai đọan tố tụng trước của giai đoạn xét xứ là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn thi hành án là giai đoạn kế tiếp của giai đoạn xét xử- giai đoạn

thực thi các phán quyết của Tòa án trên thực tế Căn cứ duy nhất để thi hành là bản

Trang 12

Trong quá trình thi hành án, vai trò và trách nhiệm của Tòa án gắn chặt với hoạt

động thi hành án, thể hiện ở trách nhiệm của Tòa án trong việc Ộ giải thắch những

điểm chưa rõ, có sai sót hoặc sai lầm về số liệuỢ trong bản án, quyết định khi cơ

quan thi hành án yêu cầu, hoặc thâm quyền của Tòa án trong việc hoãn thi hành án theo thời gian luật định, hay Ộ xem xét kháng nghị đề xét xử theo thủ tục giám đốc

thấm, tái thâm đối với bản án, quyết định có vi phạm thủ tục tố tụngỢ khi cơ quan

thi hành án kiến nghị Hậu quả pháp lý của việc xét xử theo trình tự này có thể làm

thay đối kết quả thi hành án hay cách thức tiến hành thi hành án của cơ quan thi

hành án

Với quan điểm này thi hành án được hiểu là giai đoạn kết thúc trình tự tố tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử làm cho phán quyết của

"Tòa án có hiệu lực pháp luật

Quan điểm thứ hai coi thì hành án là hoạt động hành chắnh - tư pháp Theo quan điểm này, quá trình tố tụng mà trọng tâm là việc xét xử của Tòa án chấm đứt khi Tòa án ra phán quyết nhân danh Nhà nước, trong đó Tòa án đã xác đỉnh quyền và nghĩa vụ các bên, còn việc thi hành phán quyết là giai đoạn khác, không thuộc

quá trình tố tụng Thị hành án không phải giai đoạn tố tụng bởi vì thi hành án có mục đắch khác với mục đắch tố tụng, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của vụ việc

diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó đưa ra phương án giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật, còn thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt đông nhằm thực

hiện các bản án, quyết đ¡nh Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Quan điểm thứ ba khắng định thì hành án là hoạt động tư pháp Bởi vì gốc

của hoạt động thi hành án là bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định theo

quy định của pháp luật Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan thi hành án phải thi hành theo đúng quyết định của Tòa án chứ không phái theo mệnh lệnh hành chắnh Thi

hành án phần lớn thông qua vai trò hoạt động của các cá nhân những người được

cơ quan Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định như Chấp hành

Trang 13

vụ cho chức năng chắnh của cơ quan thi hành án là tổ chức thi hành án theo đúng quy định của pháp luật Nếu cho rằng thi hành án là giai đoạn độc lập có tắnh hành chắnh - tư pháp vì hoạt động thi hành án được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan của Chắnh phủ là không hợp lý vì một hoạt động mang bản chất như thế nào không

thể phụ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện nó

Mỗi quan điểm trên đều có lập luận và cơ sở khoa học riêng Tuy nhiên có thể

xem thi hành án là hoạt động tư pháp là có cơ sở hơn cả Bởi những lý do sau:

- Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử Xét xử là tiền đề

của thi hành án

Hoạt động thi hành án lệ thuộc và chịu sự chỉ phối của hoạt động xét xử, bởi

lẽ thi hành án được tiến hành dựa trên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, hay nói cách khác, căn cứ pháp ly dé thi hành án là bản án, quyết định

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Cơ quan thi hành án có trách nhiệm ra quyết định thi hành án và thi hành án đúng theo phán quyết của Tòa án

Ngoài sự lệ thuộc nói trên, việc thi hành án chịu sự chi phối của hoạt động xét

xử thể hiện ở chỗ: nếu bản án, quyết định của Tòa án chưa rõ ràng, cơ quan thi

hành án có thể đề xuất các cơ quan xét xử có thẩm quyền giải thắch bản án, quyết định đó Trong quá trình đưa bản án, quyết định ra thi hành, Tòa án có thâm quyền

tạm hoãn thi hành án theo luật định hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm

hoặc tái thâm mà hậu quả pháp lý của nó có thể làm thay đổi kết quả thi hành án

hay cách thức thi hành án

Thi hành án là giai đoạn diễn ra ngay sau giai đoạn xét xử và các bản án, quyết định đã có hiệu lưc pháp luật của Tòa án là cơ sở để tiến hành hoạt động thi hành án Song không thể nói đây là cơ sở pháp lý duy nhất mà mới chỉ là điều kiện

cần Đề tiến hành hoạt động thi hành án có hiệu quả, phải có các điều kiện đủ là cơ

Trang 14

- Mặc đù có sự lệ thuộc và chịu sự chỉ phối trên nhưng ở giai đoạn thi hành

án, tắnh chất tố tụng đã chấm dứt, bởi khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu

lực pháp luật, chức năng xét xử đã hoàn thành, chân lý đã được sáng tỏ, có tội hay

vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ ràng Ở thời điểm này quyên lực Nhà nước mới chỉ được thể hiện trên các bản án, quyết định công nhận các sự kiện pháp lý, các quan hệ pháp luật hoặc buộc người thi hành án có nghĩa vụ phải làm một việc

hay không làm một việc vì lợi ắch của Nhà nước hoặc của người được thi hành án mà việc công nhận này chưa được thực thi trên thực tế Dé thực hiện nhiệm vụ đưa

các phán quyết của Tòa án trở thành hiện thực trên thực tế, cơ quan thi hành án phải có sự phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan trong đó có Tòa án Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, nhìn chung không phụ thuộc chức

năng cơ quan xét xử, điều này được thực hiện rõ nhất trong hoạt động thi hành án

dân sự, kinh tế, hành chắnh, lao động

Nói thi hành án là hoạt động tư pháp, có thể hiểu khái niệmỘ tư phápỢ theo nghĩa rộng, đó là một hệ thống các tiết chế, các tổ chức bảo vệ pháp luật, duy trì bảo vệ công lý, công bằng xã hội trong đó hoạt động xét xử của cơ quan Nhà nước

có thầm quyền là Tòa án giữ vai trò, vị trắ quan trọng, khu trung tâm

Khái niệm Ộtư phápỢ hiểu theo nghĩa hẹp, đó là hoạt động xét xử của Tòa án thông qua những thủ tục tố tụng nhất định, đối với những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp của các chủ thể trong đời sống xã hội nhằm bảo vệ pháp luật, duy

trì đảm bảo công lý Vì vậy, toàn bộ các hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động bổ trợ tư pháp đều nhằm phục vụ cho quá trình làm sáng tỏ chân lý, sự thật vụ

việc đã diễn ra trên thực tế, trên cơ sở đó Tòa án đưa ra những phán quyết theo quy định pháp luật Kết thúc giai đoạn xét xử, Tòa án quyết định những vấn đề thuộc về

nội dung vụ án, xác định trách nhiệm pháp lý và chế tài phù hợp cho từng đối

tượng cụ thể, bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tô chức và công dân

Trang 15

bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tắnh mạng, tài sản, tự do, danh dự

và nhân phâm của công dân, thi hành án có những đặc trưng cơ bản sau:

e_ Thi hành án dựa trên cơ sở, kết quả xét xử của Tòa án và quyết định của

trọng tài Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là căn cứ để cơ quan

Nhà nước, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và lợi

ắch liên quan thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án

ằ Chiu thé thi hành án có thé là Tòa án, co quan thi hành án, cơ quan công

an Vai trò của từng loại chủ thê khi tham gia vào quá trình thi hành án khác nhau,

phụ thuộc vào từng loại việc thi hành án

e Các chú thé thi hành án phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ về thi hành án Những quy định rất chỉ tiết, cụ thể như: trình tự, thủ tục ra quyết định thi hành án, cách thức tổ chức việc thi hành án, giải quyết khiếu nại hoặc trả lời kiến

nghị về thi hành án Những quy định này được thực hiện một cách độc lập do

người có thâm quyền tiến hành mà không phụ thuộc vào các hoạt động tố tụng

khác như trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử

e_ Thi hành án là hoạt động tư pháp hiểu theo nghĩa rộng, tức là không chỉ có việc xét xử của Tòa án mà còn bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực bồ trợ tư

pháp, trong nhiều trường hợp trước hoặc trong khi Tòa án tiến hành việc xét xử vụ

án dân sự, trước hoặc trong khi trọng tài giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương

mại, thì cơ quan thi hành án đã thi hành quyết định của Tòa án như: quyết định

khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo cho việc xét xử, cũng như đảm bảo cho việc thi

hành án sau này, mặc đù chưa có kết quả của cơ quan Nhà nước có thâm quyền

Từ sự phân tắch trên có thể đưa ra khái niệm thi hành án như sau: Ộ 7i hành án là hoạt động tư pháp do cơ quan, tổ chức, người, có thẩm quyền tiễn hành theo

trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để đưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc

các quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế nhằm

bảo đảm lợi ắch Nhà nước, quyên, lợi ắch hợp pháp của công dân, tô chức, bảo vệ

Trang 16

1.1.2 Khái niệm, bản chất của thi hành án dân sự

Quá trình bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau.Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án tuy rất quan trọng nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của đương sự Trong giai đoạn này, Tòa án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của

các đương sự Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được Tòa án quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án

Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải

thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành

án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ắch của người có quyền thi hành án Do

vậy, theo nghĩa chung thì Ộ77 hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án Ợ

Đó là bản án, quyết định dân sự được quy định tại điều 375 Bộ luật tố tụng

dân sự năm 2004, sửa đồi, bd sung năm 2011:

Ộ1 Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gỗm:

a) Bản án, quyết định hoặc phân bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyét định giám đốc thẩm hoặc tải thẩm của Tòa án;

d) Ban án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài

nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

2 Những bán án, quyết định sau đây của cấp sơ thẩm được thi hành ngay

mặc đù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a)_ Bản án, quyết định về cáp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động

Trang 17

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thoiỢ

Những bản án, quyết định đó không chỉ bao gồm những bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động mà còn bao gồm quyết định về

dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chắnh, án phắ trong bản án, quyết định của Tòa án về hình sự, quyết định về phần

tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về hành chắnh, bản án, quyết định dan sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài đã có quyết định có

hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

Căn cứ đề thi hành bản án, quyết định của Tòa án được quy định tại điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đồi, bỗ sung năm 2011:

Ộ Ban an, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành khi có các căn cứ sau đây:

1 Ban an, quyét dinh duoc thi hanh quy dinh tai điều 375 của Bộ luật này;

2 Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyểnỢ

Như vậy, những bản án, quyết định được đưa ra thi hành bao gồm hai loại, đó là:

Thứ nhất, những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Đó là bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm; bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thâm; quyết định giám đốc thâm hoặc tái thâm của

Tòa án, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng

tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công

nhận và cho thi hành tại Việt Nam

Thứ hai, những bản án, quyết định dân sự của Tòa án chưa có hiệu lực

pháp luật nhưng được thi hành ngay Đó là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ

thâm về cấp dưỡng, trả công lao động, trợ cấp việc làm, bảo hiểm xã hội Để đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thi hành phải thỏa mãn được hai

căn cứ nêu trên

Dưới góc độ lý luận xung quanh khái niệm Ộdân sựỢ trong thi hành án dân

Trang 18

Quan điểm thứ nhất cho rằng khái niém dan sy trong thi hanh 4n dan su

được hiểu là những bản án, quyết định liên quan đến quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản, những bản án, quyết định về giải quyết tranh chấp đối với các

loại hợp đồng dân sự, hôn nhân và gia đình và một số loại án khác có tắnh chất dân sự

Quan điển thứ hai cho rằng khái niệm Ộ dân sựỢ ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ bao gồm các bản án, quyết định về giải quyết tranh chấp đối với các loại hợp đồng dân sự , hôn nhân và gia đình và một số

loại án khác có tắnh chất dân sự của Tòa án mà còn có các bản án, quyết định khác theo quy định pháp luật

Quan điểm thứ hai hợp lý hơn, bởi lẽ từ khi pháp lệnh thi hành án dân sự

năm 1993 được ban hành đến nay, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản

pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật phá sản doanh nghiệp, pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, pháp

lệnh các thủ tục giải quyết các vụ án hành chắnh, pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Do đó, phạm vi , nội dung của thi hành án dân sự đã mở rộng hơn rất nhiều so với trước

đây Nhiều vụ việc có tắnh chất khác nhau được giải quyết theo các trình tự khác

nhau nhưng đến giai đoạn thi hành án đều được áp dụng theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự

Vi vay, phạm vi của thi hành án dân sự phải được hiểu theo nghĩa rộng bao

gồm bản án, quyết định về đân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình; quyết

định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự ( phạt tiền, tịch thu tài sản, án

phắ); quyết định về tài sản và quyền tài sản trong bản án; quyết định hành chắnh;

bản án, quyết định đân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành ở Việt Nam Điều này

cũng phù hợp với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới: việc tổ chức thi

Trang 19

mại, luật lao động) được thực hiện theo một thủ tục chung mà không có sự tách bạch căn bản việc thi hành án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại,

hay lao động

Từ sự phân tắch trên có thể đưa ra khái niệm thi hành án dân sự như sau: Thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp do cơ quan nhà nước, chấp hành viên, tiến hành theo trình tự, thú tục do pháp luật quy định để đưa bản

án, quyết định dân sự của Tòa án hoặc các quyết định khác theo quy định

của pháp luật được thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm lợi ắch Nhà nước,

quyên, lợi ắch hợp pháp của công dân, tô chức, bảo vệ trật tự pháp luật Xã

hội chủ nghĩa

Sau khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án ra bản án, quyết định công nhận các quan hệ pháp lý, các sự kiện có ý nghĩa pháp lý hoặc buộc người

phải thi hành án có nghĩa vụ phải làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi

ắch của người được thi hành án Như vậy, quan hệ pháp luật về thi hành án dân

sự phát sinh ngay tại thời điểm bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực

pháp luật hoặc những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng thi hành ngay Tuy nhiên, mức độ tác động, tắnh chủ động của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên đối với từng loại bản án, quyết định từng giai đoạn thi hành án khác nhau Có loại bản án, quyết định cơ quan thi hành án, Chấp hành

viên phải chủ động ra quyết định thi hành án, đôn đốc, chịu trách nhiệm đến

cùng về kết quả thi hành án như đối với các trường hợp bản án, quyết định về trả

lại tài sản xã hội chủ nghĩa; bản án, quyết định về phạt tiền; bản án, quyết định

về tịch thu tài sản; bản án, quyết định về án phắ; bản án, quyết định về tiêu hủy

tang vật; các quyết định khân cấp tạm thời.Có loại bản án, quyết định cơ quan thi hành án, chấp hành viên chỉ tham gia vào quá trình thi hành án khi có yêu cầu của người thi hành án sau khi đã thụ lý thi hành án, có lúc Chấp hành viên chỉ giữ vai trò chứng kiến giải thắch, hướng dẫn các bên ( bên được thi hành và

bên phải thi hành) tự thi hành án Nhưng khi người phải thi hành án bắt chấp kỷ

Trang 20

nghĩa vụ của mình thi co quan thi hành án, Chấp hành viên phải tỏ rõ uy quyền

được Nhà nước giao là huy động lực lượng, trấn áp, bắt buộc người phải thi

hành án thực hiện nghĩa vụ của mình Đó là giai đoạn cưỡng chế thi hành án

Như vậy, cưỡng chế thi hành án là một chế định đặc thù của quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, bản chất của nó là áp dụng các biện pháp

cưỡng chế theo trình tự, thủ tục đo pháp luật quy định buộc người phải thi hành

án thực hiện nghĩa vụ của mình

Thi hành án dân sự là một loại hình của thi hành án nên nó có những đặc

trưng cơ bản của thi hành án như được phát sinh trên cơ sở những bản án, quyết

định của Tòa án, được pháp luật thi hành án dân sự điều chắnh, chủ thể phải tuân

theo những quy định chặt chẽ về thi hành án So với thi hành án khác thì thi hành án dân sự có những đặc trưng sau:

* Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành án

dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của đương sự Xét

xử là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân

sự Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nói với xét xử làm cho bản án , quyết định có

hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử

* Thi hành án dân sự mang tắnh tài sản- đặc trưng của quan hệ dân sự Trên

thực tế phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các

quyền, lợi ắch về tai sản

* Thi hành án dân sự mang tắnh độc lập - đặc trưng của hoạt động tư

pháp Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án

dân sự thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phắa Để đảm bảo hiệu quả

của thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên phải

Trang 21

quy dinh về thi hành án dân sự được ban hành trước, Pháp luật thi hành án dân sự năm 2004 và Luật thi hành án dân sự đã quy định cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi các cơ quan tư pháp địa phương, không phụ thuộc về tổ chức

quản lý của các cơ quan này

* Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp tô

chức thực hiện Việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước đo nhiều cơ quan tư pháp thực hiện và Tòa án chỉ là một trong các cơ quan đó Cơ quan thi hành án dân

sự có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước

cho nên cơ quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp

Ngoài ra, để thực hiện các bản án, quyết định được đưa ra thi hành thì trong

quá trình thi hành án dân sự đôi khi các chủ thể tham gia thi hành án còn phải tiến hành các hoạt động như yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ, việc ủy quyền thi hành án, trước bạ chuyên quyền sở hữu nhà cho người được thi hành án Tuy vậy, những hoạt động này không phải là hoạt động cơ bản, chỉ

mang tắnh bổ trợ cho việc thi hành án, quyết định dân sự

* Thi hành án dân sự là nhằm mục đắch đưa bản án, quyết định dân sự ra

thực hiện trên thực tế Do vậy, đối tượng thi hành án dân sự phải là các bản án,

quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong

các bản án hình sự, hành chắnh của Tòa án Hiện nay, nhìn chung pháp luật thi hành

án dân sự của các nước trên thế giới đều quy định đối tượng thi hành án dân sự theo

hướng này Tuy vậy, pháp luật thi hành án dân sự của một số nước lại quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản

của cơ quan, tổ chức khác như quyết định của cơ quan thuế (Thụy Điển), quyết định của trọng tài (Pháp, Đức, Thụy Điền) hoặc các thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ

dân sự của các đương sự ( Pháp, Nhật Bản) Sở đĩ ở nhiều nước pháp luật về thi

hành án dân sự quyết định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định của các cơ quan, tô chức khác và các quyết định thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ dân

sự của các đương sự vì theo pháp luật về thi hành án dân sự của các nước này Tòa

Trang 22

án Mặt khác, đây đều là các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản hay thỏa

thuận về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản và trước khi ra quyết định thi hành án Tòa án đã xem xét tắnh hợp pháp và tắnh có căn cứ của chúng

Do vậy, về hình thức tuy là thi hành quyết định của các cơ quan, tổ chức

khác hoặc sự thỏa thuận của các đương sự nhưng về nội dung thực chất vẫn là thi

hành quyết định dân sự của Tòa án Ở Việt Nam, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thâm quyền ra quyết định thi hành án dân sự Tuy vậy, bắt đầu từ năm

2003 pháp luật quy định đối tượng thi hành án đân sự không chỉ bao gồm bản án, quyết định dân sự của Tòa án, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành ở Việt

Nam mà còn bao gồm cả quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại

Việt Nam Theo quy định tại điều 67 Luật trọng tài thương mại nắm 2010, điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và điều 121 Luật cạnh tranh năm 2004 thì quyết định của trọng tài thương mại, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự Kế thừa các quy định này, điều 1 Luật thi

hành án dân sự năm 2008 tiếp tục quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm

bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu

lợi bắt chắnh, xử lý vật chứng, tài sản, án phắ và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chắnh của Tòa án, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước

ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ

việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam

1.2 Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự

1.2.1 Thi hành án dân sự góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội,

tăng cường pháp chế xã hội chú nghĩa

Công tác thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng có ý nghĩa, vai

trò quan trọng trong hoạt động Nhà nước Thông qua hoạt động thi hành án, những

Trang 23

thành hiện thực, công lý xã hội được thực hiện Quá trình giải quyết một vụ án chỉ

kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành kịp thời và đầy đủ Nếu

công tác thi hành án dân sự không được quan tâm đúng mức và không có hiệu quả

thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy

tố, xét xử, trật tự ký cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường,

quyền và lợi ắch hợp pháp của công dân bị xâm hại Thi hành án dân sự đạt hiệu quả sẽ mang lại niềm tin cho nhân dân đối với tắnh nghiêm minh của pháp luật, góp phần lập lại kỷ cương, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa Ngược lại, một bản

án quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không được thi hành trên thực tế

cho thấy sự thiếu nghiêm minh của pháp luật, dễ gây ra sự mắt đoàn kết, xung đột

kéo đài trong nhân dân, tạo kẽ hở đề các phần tử phản động lợi dụng tuyên truyền,

nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa, kắch động thù hận, gây chia rẽ trong nội bộ nhân

dân

1.2.2 Thi hành án dân sự là phương tiện để bản án, quyết định của Tòa án, của

Trọng tài thương mại vào thực tiễn cuộc sống

Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phải thi hành án Chắnh vì vậy, người phải thi hành án thường xuyên tìm mọi cách lân trốn không tự nguyện thi hành án Trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án không đạt kết quả,cơ quan thi hành án sử dụng quyền lực Nhà nước thông

qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để tổ chức thi hành dứt điểm bản án Do đó thi hành án trở thành công cụ hữu hiệu để đảm bảo cho các bản án, quyết định của Tòa án và của Trọng tài thương mại được thực hiện trên thực tẾ

1.2.3 Thi hành án dân sự là thước do kiểm nghiệm quá trình tô tụng

Trong các giai đoạn tố tụng trước đó như điều tra, truy tố, xét xử của Tòa án và quá trình giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại, các cơ quan này chỉ mới xem xét nội dung vụ án dưới góc độ lý thuyết, vận dụng các quy định của pháp

luật, phân tắch về mặt pháp lý các sự kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án,

Trang 24

người đến đâu, xác định ai là người có quyền và nghĩa vụ liên quan và kết quả của

quá trình đó là bản án, quyết định của Tòa án và của Trọng tài thương mại Tuy nhiên lúc này các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan chỉ mới được xác định

về mặt pháp lý, chưa được thực hiện trong thực tiễn Đến giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện các quyền , nghĩa vụ đó trên thực tế, yêu cầu các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Lúc này sự phù hợp hay

không phù hợp giữa các quyền, nghĩa vụ được xác định trong bản án với thực tế sẽ

được bộc lộ

Mặt khác, trong quá tô chức thi hành án, để việc thi hành án được thuận lợi, cơ quan thi hành án nghiên cứu kỹ nội dung bản án, các tình tiết có liên quan đến

vụ án đề lên phương án và lựa chọn biện pháp thi hành án Chắnh trong quá trình này, cơ quan thi hành án có thể phát hiện ra các sai sót của các giai đoạn tố tụng trước đó, từ đó kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định

theo trình tự giám đốc thâm hay tái thấm

Như vậy, có thể thấy rằng thi hành án là công cụ, là thước đo để kiểm tra

tắnh đúng đắn của các giai đoạn tố tụng trước đó Nếu tắnh đúng đắn của các giai

đoạn tố tụng trước đó được đảm báo thì việc thi hành án sẽ thuận lợi, ngược lại nếu

các giai đoạn tố tụng trước đó có vấn đề thì quá trình thi hành án dân sự sẽ gặp

nhiều khó khăn

1.2.4 Bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của người được thi hành án, người phải

thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án

Thi hành án luôn động chạm trực tiếp đến lợi ắch về vật chất của người phải

Trang 25

mọi cách dé tri hoãn, chống đối việc thi hành án Chắnh vì vậy, thi hành án dân sự sẽ là một cơ chế hữu hiệu để người được thi hành án thực hiện quyền của mình

Tuy nhiên, thi hành án dân sự không chỉ bảo vệ riêng quyền lợi của người được thi hành án mà thi hành án dân sự còn bảo vệ cả quyền lợi của người phải thi

hành án, những người có quyền lợi liên quan đến việc thi hành án Không những

vậy, trong pháp luật của thi hành án dân sự cũng có nhiều quy định cho phép người phải thi hành án chống lại sự lạm dụng quyền lực của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc tô chức thi hành án dân sự

1.2.5 Thi hành án dân sự tuyên truyền, giáo giục pháp luật cho nhân dân

Quá trình thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thông qua các hoạt

động nghiệp vụ của mình động viên, giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án; tiến hành hòa giải đề hai bên đương sự thỏa thuận với nhau

về phương thức thi hành án Đề làm được việc này đòi hỏi Chấp hành viên, cơ quan

thi hành án phải phố biến, giải thắch rõ các quy định của pháp luật về thi hành án

dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan để các bên thực hiện Do đó,

trong quá trình thi hành án dân sự cơ quan thi hành án phải trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật nói chung

đến người được thi hành án, người phải thi hành án Mặt khác, do thi hành án là hoạt động mang tắnh chất đặc thù, quá trình thi hành án dân sự có sự tham gia của

rất nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan nên họ có điều kiện tiếp xúc, nắm bắt các

quy định của pháp luật về thi hành án và các quy định có liên quan

Thông qua thi hành án ý thức pháp luật của nhân dân vai trò trách nhiệm của cơ quan tô chức được nâng lên

Tiếu kết chương I

Như vậy, qua phân tắch ta có thể hiểu rõ được khái niệm, bản chất của

thi hành án dân sự, cũng như vai trò quan trọng của thi hành án dân sự vào việc bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của nhân dân , góp phần giữ gìn trật tự kỉ cương phép

Trang 26

Chuong 2

THUC TRANG THI HANH AN DAN SU O HUYEN ANH SON, TINH NGHE AN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

2.1 Một số nét về cơ quan thi hành án dân sự ở Huyện Anh Son

- Về mặt nhân sự: từ năm 2009 đơn vị Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn

đã được tuyên dụng thêm một chuyên viên, thuyên chuyên từ cơ quan thi hành

án tỉnh đến 01 Chấp hành viên, bố nhiệm 01 Thâm tra viên Hiện nay, tổng số

cán bộ là 9 người, trong đó 01người làm Chỉ cục trưởng, 04 Chấp hành viên, 01

Tham tra vién, 01 Chuyén vién, 01 kế toán và 01 cán bộ văn thư

Lực lượng cán bộ, công chức thi hành án dân sự huyện Anh Sơn có tới 07

đồng chắ tốt nghiệp cử nhân Luật, 01 đồng chắ tốt nghiệp trung cấp kế toán và 01 đồng chắ tốt nghiệp trung cấp văn thư lưu trữ

- Về tổ chức: Đề hoàn thành tốt nhiệm vụ do cấp trên đề ra, Thủ trưởng

đơn vị đã ban hành quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể và xác định chế độ trách

nhiệm công vụ của từng Chấp hành viên, cán bộ thực hiện công tác chuyên môn

theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao Xây dựng đội ngũ công chức thi hành án có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, không ngừng rèn luyện phẩm

chất chắnh trị, học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đấu tranh đây lùi tệ nạn

quan liêu, hách dịch, cửa quyên, học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chắ Minh

Ngoài ra, đơn vị đã phối hợp cùng với Phòng tư pháp tổ chức tuyên

truyền triển khai Luật thi hành án và các văn bản nghiệp vụ liên quan mới ban

hành đến chắnh quyền và người dân

Cho đến nay đơn vị Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã phát huy vai trò, đi đầu trong nhiều hoạt động đặc biệt hàng năm công tác tô chức thi hành án dân sự luôn giữ vị trắ hàng đầu so với các huyện khác trong toàn tỉnh Thời gian qua,

Trang 27

Anh Son da hoan thanh tét nhiém vu duoc giao, không có cán bộ vi phạm kỷ

luật, nội bộ đoàn kết tốt

Trên địa bàn huyện Anh Sơn phân ra làm nhiều xã, mỗi chấp hành viên phụ trách từ 2 đến 3 xã với số lượng án tăng lên hàng năm lên tới hàng trăm việc

(chưa kế án tồn từ năm trước chuyển sang) Các chấp hành viên nhìn chung tuổi

đời chưa nhiều từ 26 tuổi đến 40 tuổi nên kinh nghiệm thực tế còn ắt Để giải quyết một lượng án tương đối lớn và phức tạp như vậy đòi hỏi phải thường xuyên trau đồi kinh nghiệp và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

2.2 Thực trạng thi hành án dân sự ở huyện Anh Sơn

Anh sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây, tỉnh Nghệ An Huyện

nằm đọc theo đôi bờ sông Lam và quốc lộ 7, Phắa đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phắa bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao Quy Hop, phắa tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và Lào, phắa nam giáp

với huyện miền núi Thanh Chương Cách Thành phố Vinh 100km về phắa tây

Địa hình đi lại bị chia cắt bởi hai con sông là sông Lam và sông Con Điều này đã làm nên những nét đặc trưng về công tác thi hành án ở huyện Anh Sơn:

- Là một huyện đang trên đà phát triển, huyện Anh Sơn đã và đang thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực bồ sung về đây Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra hơn, tình hình tội phạm cũng gia tăng Trong 5 năm trở lại đây trung bình mỗi

năm Thi hành án dân sự thụ lý hơn 400 việc Không những gia tăng về số lượng

án mà tắnh chất phức tạp của các vụ án ngày càng rõ nét Có nhiều trường hợp

không thể giải quyết được vì người phải thi hành không có đủ điều kiện để thi hành, hoặc có tình lân trốn không chịu thi hành

- Số lượng việc thụ lý trong các năm tập trung chủ yếu vào các loại án hình sự như tội trộm cắp, tội cố ý gây thương tắch, các loại tranh chấp về tài sản; án ly hôn và trợ cấp nuôi con

Trang 28

trung chủ yếu vào án hình sự nên ảnh hưởng không ắt đến kết quả thi hành án

của cơ quan

- Trong số các án phải thi hành chủ yếu là số vụ việc tồn đọng từ nhiều

năm trước để lại, chưa có điều kiện thi hành như đương sự đang chấp hành hình

phạt tù giam, đi khỏi nơi cư trú, không có thu nhập nên thường dây dưa kéo dài Thực tế, công tác thi hành án dân sự là công tác đặc thù Công việc này liên quan đến tài sản, kinh tế của người phải thi hành án, do đó họ luôn tìm mọi cách

chống đối, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án Hơn nữa, người làm công tác thi hành án phải thường xuyên đi cơ sở bám sát địa bàn từng xã đề điều tra, xác

minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nên khó khăn hơn

Mặc dù vậy, cán bộ công chức Chi cục Thi hành án dân sự huyện Anh

Sơn đã khắc phục những khó khăn Lấy phương châm giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành là chắnh nhưng bên cạnh đó kiên

quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với người phải thi hành án

có điều kiện nhưng không chấp hành án Chắnh vì vậy, trong thời gian qua Chỉ cục Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã đạt được những kết quả đáng khắch lệ:

2.2.1 Kết qua thi hành án dân sự và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án dân sự

Trang 29

Thi hanh xong :

Dinh chi :

Thi hanh déu

Thi hanh do dang : Chưa thi hành : + -_ Số việc chưa có điều kiện thi hành : Trong đó : + Hoan thi hành: + Trả đơn : + Lý do khác : 151 12 32 38 20 234 177 46 ll

Trang 30

Đạt tỉ lệ : 51% (Có điều kiện thi hành / Tổng số thi hành)

55,2% ( Thi hành xong / Có điều kiện thi hành ) Năm 2008 Về việc: -_ Tổng số việc thụ lý: 577 Trong đó: Năm trước chuyển sang : 278 Thụ lý mới : 299 -_ Số việc ủy thác : 10 - _ Số có điều kiện thi hành : 356 Trong đó: + Thi hành xong : 284 + Dinh chi: 9 + Thi hành đều : l6 + Thi hành dở dang : 37 + Chưa thi hành : 28 -_ Số việc chưa có điều kiện thi hành: 211 Trong đó : + Hoãn thi hành án : 157 + Tạm đình chỉ thi hành án: 0 + Trả đơn : 16 + Lý do khác : 38

Trang 31

-_ Số có điều kiện thi hành: 494.263.000đ Trong đó: + Thực thu: 312.620.000đ + Dinh chỉ thi hành án: 22.410.000đ + Số chưa thi hành: 164.280.000đ -_ Số chưa có điều kiện thi hành : 789.765.000đ Trong đó: + Hoãn thi hành án: 180.362.000đ + Tra don thi hanh an: 127.250.0004 + Lý do khác: 482.153.000đ

Đạt tỉ lệ : 38,5% (Có điều kiện thi hành / Tổng số phải thi hành )

Trang 32

+ Tam dinh chi: 0

+ Tradon: 26

+ Lý do khác : 33

Đạt tỉ lệ : 75,3% (Có điều kiện thi hành / Tổng sé thi hành)

80,5%(_ Thi hành xong /Có điều kiện thi hành) Về giá trị: - Tổng số thụ lý : 1.522.246 000đ Trong đó : + Năm trước chuyền sang : 898.682.000d + Thụ lý mới : 623.564.000đ - Số ủy thác : 6.105.000đ -_ Có điều kiện thi hành: 1.063.274.000đ Trong đó: + Thực thu: 727.069.000đ + Dinh chi: 35.044.000d

+ Chwa thi hanh : 301.161.0004 - Chwa co diéu kién thi hành : 452.867.000d

Trong do:

+ Hoan: 161.487.000d + Tra don: 129.862.0004

+ Lý do khác: 161.518.000đ

Trang 33

- _ Số có điều kiện thi hành : Trong đó: Thi hành xong Đình chỉ : Thi hành đều : Thi hành dở dang : + Chưa thi hành : + + + + -_ Số việc chưa có điều kiện thi hành : Trong đó : + Hoan: + Tam dinh chi: + Tradon: + Lý do khác : 321 248 19 43 117 86 2 17 12

Đạt tỉ lệ : 73,3% ( Có điều kiên thi hành /Téng sé thi hanh)

Trang 34

Đạt tỉ lệ : 63,9% ( Co điều kiện thi hành /Tổng số thi hành )

70,7% (Thi hành xong / Có điều kiện thi hành ) Năm 2011 Về việc: -_ Tổng số việc thụ lý: 486 Trong đó: + Năm trước chuyên sang : 170 + Thụ lý mới : 316 - Số việc ủy thác : 9 - _ Số có điều kiện thi hành : 421 Trong do: + Thi hanh xong : 346 + Dinh chi: 24

+ Thi hanh déu : 16

+ Thi hanh do dang : 6 + Chwa thi hanh : 29

- Séviéc chua cé diéu kién thi hanh: 56 Trong do : + Hoan: 38 + Tam dinh chi: 0 + Tra don: 18 + Lý do khác : 0

Đạt tỉ lệ : 88,3% ( Có điều kiện thi hành / Tổng số thi hành )

Trang 35

-_ Có điều kiện thi hành: Trong đó: + Thực thu: + Đình chỉ năm gần đây như sau: + Miễn giảm: + Chưa thi hành: -_ Chưa có điều kiện thi hành: Trong đó: + Hoãn: + Tra đơn: 1.305.946.000d 1.092.040.0004 33.331.000d 5.972.000d 174.603.000d 333.078.000d 136.190.0004 196.888.0004

Đạt tỉ lệ : 79,7% ( Có điều kiện thi hành / Tổng số thi hành )

80,8% ( Thi hành xong / Có điều kiện thi hành )

(Số liệu được lấy từ Chi cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn, tỉnh

Nghệ An tắnh đến tháng 12 năm 2011 )

Ta có thể tổng kết kết quả thi hành án việc ở huyện Anh Sơn trong những

KET QUA THI HANH VE VIEC

Trang 36

e Về án tồn đọng:

Án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên ngành được sử được sử dụng khá

phổ biến trong công tác thi hành án, nhưng ngay cả trong Luật thi hành án dân

sự năm 2008 cũng không có một khái niệm cụ thể nào

Chúng ta chỉ có thể hiểu Ộ án tồn đọngỢ là Ộ việc tổ chức thi hành các

quyết định thi hành án dân sự theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định

của pháp luật về thi hành án dân sự nhưng chưa thể thi hành được còn phải kéo

dài hoặc không thi hành đượcỢ

Theo kết quả thống kê của Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn thì trong những năm gần đây, số án tồn đọng ngày càng tăng Cụ thể:

- Án tồn đọng theo việc

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo tình hình tội phạm, các vụ tranh

chấp càng nhiều.Trong năm năm trở lại đây Chi cục thi hành án dân sự huyện

Anh Sơn phải thụ lý mới hàng trăm việc.Điều đáng quan tâm nhất là số việc từ năm này chuyền qua năm khác vẫn còn nhiều :

- Số việc tồn từ năm 2007 chuyền sang năm 2008 là 336 việc, chiếm 69%

trong tông số 487 việc phải thi hành

- Số việc tồn từ năm 2008 chuyền sang năm 2009 là 283 việc, chiếm 50%

trong tông số 567 việc phải thi hành

- Số việc tồn từ năm 2009 chuyền sang năm 2010 là 247 việc, chiếm

44,3% trong tổng số 558 việc phải thi hành

- Số việc tồn từ năm 2010 chuyền sang nam 2011 là 190 việc, chiếm 43,4% trong tổng số 438 việc phải thi hành

- Số việc tồn từ năm 2011 chuyển sang năm 2012 là 131 việc, chiếm

27,5% trong tống số 477 việc phải thi hành

Trang 37

án dân sự huyện Anh Sơn thì lượng án chưa có điều kiện thi hành chiếm số

lượng lớn.Cụ thể :

- Năm 2007 án chưa có điều kiện thi hành là 234 việc, chiếm 69,6% trên

tổng số 336 việc còn tồn lại, trong đó:

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 175 việc + Quyết định dân sự : 28 việc

+ Quyết định hôn nhân và gia đình : 31 việc

- Năm 2008 án chưa có điều kiện thi hành là 211 viêc, chiếm 74,6% trên

tổng số 283 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 156 việc + Quyết định dân sự : 29 việc

+ Quyết định hôn nhân và gia đình : 23 việc

- Năm 2009 án chưa có điều kiện thi hành là 138 việc, chiếm 55,6%

trên tổng số 247 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự :1 13 việc + Quyết định dân sự : 16 việc

+ Quyết định hôn nhân và gia đình : 9 việc

- Năm 2010 án chưa có điều kiện thi hành là 117 việc, chiếm 61,6% trên

tổng số 190 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 95 việc

+ Quyết định dân sự : 12 việc + Quyết định hôn nhân và gia đình : 10 việc

- Năm 2011 án chưa có điều kiện thi hành là 56 việc, chiếm 42,7% trên

tổng số 131 việc còn tồn lại, trong đó :

+ Quyết định dân sự trong hình sự : 44 việc + Quyết định dân sự : 10 việc

Trang 38

- An ton đọng về giá trị -Năm 2007 tổng giá trị phải thi hành là 1.132.595.000đ, đã giải quyết xong 319.137.000đ, còn tồn phải thụ lý 813.458.000đ - Nam 2008 tổng giả trị phải thi hành là 1.284.028.000đ, đã giải quyết xong 312.620.000đ, còn tồn 971.908.000đ - Nam 2009 tổng giả trị phải thi hành là 1.516.141.000đ, đã giải quyết xong 727.069.000đ, còn tồn 789.072.000đ - Nam 2010 tổng giá trị phải thi hành là 1,380.204.000đ, đã giải quyết xong 623.254.000đ, còn tồn 756.950.000đ - Nam 2011 tong gid tri phải thi hành là 1.639.024.000đ, đã giải quyết xong 1.092.040.000đ, còn tồn 546.984.000đ ( Nguồn thống kê từ Chỉ cục thi hành án dân sự huyện Anh Sơn, tắnh nghệ An tắnh đến cuỗi tháng 12 năm 2011) - Nhận xét, đánh giá

Thông qua kết quả thi hành án về việc và tiền ta thấy trong những năm gần đây một thành tựu đáng ghi nhận trong công tác tô chức thi hành án dân sự

huyện Anh Sơn là số việc thi hành án xong và số tiền thu được năm sau cao hơn năm trước rõ rệt Riêng năm 2007, Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã thi hành xong 151 việc trên tong số 253 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 59,7%

trên số việc có điều kiện thi hành; số tiền thực thu 219.137.000đ, đạt tỉ lệ 55,2%

trên số tiền có điều kiện thi hành, vượt chỉ tiêu mà ngành đề ra.Sang năm

2008,đã thi hành xong là 284/356 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ thi hành xong hoàn toàn về việc là 79,8%, đạt giá trị thực thu là 63,2% So với năm 2007 và chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 thì tỉ lệ thi hành xong về việc tăng 20,1% (79,8%

/59,7% ); về giá trị tăng 8% (63,2% /55,2% ) Bước sang năm 2009, kết quả thi

hành xong là 311 việc vượt so với năm 2008 là 27 việc, đạt tỉ lệ 80,5% trên số việc có điều kiện thi hành ; giá trị thắ hành xong là 727.069.000đ, vượt so với

năm 2008 là 414.449.000đ, đạt tỉ lệ 68,4% trên số tiền có điều kiện thi hành

Trang 39

thụ lý mới 273 việc Trong số việc có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 248 việc, đạt 77,3% giảm 3,2% so với năm 2009, với thực thu là 623.254.000đ, chiếm 70.7% tăng so với năm 2009 2,3% Năm 2011, đã thi hành xong 346/421 việc có điều kiện thi hành, đạt 82,2% tăng so với năm 2010 là 98 việc với giá trị

thực thu 1.092.040.000đ đạt 80,8% trên số tiền có điều kiện thi hành, tăng

468.786.000đ so với năm 2010

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó thì số lượng các vụ việc cũng như giá trị tồn đọng vẫn còn cao, mặc dù trong năm năm trở lại đây có xu

hướng giảm dần; đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của Chỉ cục thi hành án dân

sự huyện Anh sơn nói riêng và cả nước nói chung Một điều đáng lưu ý là trong

số án tồn này có những việc tồn đã được thụ lý từ năm 1993 ( thời điểm chuyến giao công tác thi hành án từ Tòa án sang cho cơ quan thuộc Chắnh phủ quản lý ) đến nay vẫn chưa giải quyết đứt điểm

Trong cơ cấu án tồn chuyển sang kỳ sau bao gồm: Án thi hành đở dang,

án chưa thi hành được, án hoãn, tạm đình chỉ, lý do khác Trong đó, điều đáng

chú ý là số vụ việc dở đang và số án chưa thi hành được còn tồn khối lượng lớn

Đây cũng là những vụ việc có điều kiện về tài sản nhưng cơ quan thi hành vụ việc chưa tổ chức thi hành được

Qua số liệu trên tôi thấy, so với sự phát triển kinh tế ở huyện Anh Sơn thì

số lượng án phải thi hành cũng như án tồn đọng vẫn còn cao, mặc đù trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần Đây cũng là vấn đề mà các cấp, chắnh quyền đang rất quan tâm đề đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giải

quyết tình trạng đó

b) Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Do hoạt động thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ắch của các tổ chức, cá nhân nên công tác này được Chỉ cục thi hành án huyện Anh Sơn đặc biệt xem trọng, nhất là chú trọng kĩ năng dân vận trong công tác tiếp

dân nhằm đảm bảo giải quyết thỏa đáng, hài hòa các yêu cầu của tổ chức, cá

Trang 40

tháng và bố trắ công chức giỏi nghiệp vụ có kinh nghiệm và phâm chất đạo đức tốt tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo về thi hành án dân sự

Về giải quyết khiếu nại tố cáo, Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn đã tập trung giải quyết đứt điểm ngay từ giai đoạn đơn thư mới phát sinh, đảm bảo

đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Luật khiếu nại tố cáo Đơn vị đã chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc nên

trong năm 2011 không có đơn thư khiếu nại tố cáo Đây là một trong những kết quả đáng tự hào trong công tác tổ chức thi hành án dân sự huyện Anh Sơn Điều

này thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra hàng năm

2.2.2 Công tác quan ly, chi dao thi hành án

- Hoạt động cua Ban chỉ đạo: Ban chỉ dao Thi hành án dân sự huyện Anh Sơn hàng năm được kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả Họp thường kỳ

đều đặn 3 tháng/ Ilần và tiến hành họp đột xuất khi cần thiết dé giải quyết việc

khó khăn, phức tạp Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện giải quyết xong những vụ khó khăn, vướng mắc, những vụ việc liên quan đến tô chức, tập thê phải thi hành án như : năm 2008 và 2009 đơn vị đã giải quyết xong 2 việc thi hành án đối với tập thể Uỷ ban nhân dân xã Lĩnh Sơn trá cho ông Nguyễn Bá Thi 13.452.000 đồng và Uỷ ban nhân dân xã Cao Sơn trả cho Doanh nghiệp tư nhân Dung Cơ 129.000.000 đồng; Ngoài ra, Ban chỉ đạo huy động lực

lượng áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng không chấp hành án như: năm 2009 tham gia cưỡng chế đối với ông Nguyễn Văn Thắng ở Hùng Sơn

Ở Anh Sơn với tổng số tiền và tài sản kê biên đến 66.300.000 đồng 2.2.3 Công tác quán lý tài chắnh, tài san, đầu tư xây dựng cơ bản

a) Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách

Căn cứ vào biên chế được giao và tổng mức lương của công chức, Cục Thi hành án dân sự kịp thời lập dự toán ngân sách theo quy định hàng năm, Cục

Thi hành án dân sự đã giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 cho các đơn

Ngày đăng: 19/11/2014, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w