TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIAO DUC CHINH TRI
PHUONG TIEN CHUNG MINH TRONG VU AN HINH SU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN CHÍNH TRỊ - LUẬT
Giảng viên hướng dân: ThS Nguyễn Thị Thanh Bình Sinh viên thực hiện : Vy Thị Phương
Lop : 49B1 Chinh tri - Luat
MSSV : 0855021431
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp, bản thân đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận Nhưng để có được kết quả như ngày hôm nay,
trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả cả về vật chất lẫn tinh thần hay những tiền đề
lý luận cần thiết của bạn bè, gia đình, những người thân thích, các thầy cô giáo Đặc biệt, là, sự giúp đỡ nhiệt tình, sâu sát của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Bình đã giúp tơi hồn thành tốt khóa luận này
Vì thế, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- Trường Đại học Vinh, khoa Giáo dục chính trị, khoa Luật và các thầy
cô giáo đã cho tôi những tiền đề lý luận cần thiết để thực hiện việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành tốt khóa luận này
- Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Bình - người trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này
- Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần,
luôn sát cánh bên tôi giúp tôi hồn thành tốt cơng việc của mình
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận do năng lực và trình
độ có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót mong quý thầy cô
Trang 3MỤC LỤC Trang li 000ĐẺ 1 1 Ly do chon 6 tai c.ccccccccccscsesssessesssesssessesssessssssesssesssessesssesssessesssessensseseees 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để tài., cc tt TH Hee 2
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài - 2-52 se E22 E2E12E1E2121121 11111 tre 3
4 Ý nghĩa nghiên cứu để tài 2-©22+22s+Sx+2EE22EE22122172221711 7121221 xe 3
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài ¿22 2+Sx+Sz+EESEEeEE2EEEEEerEerkerkerrrer 4
6 Kết cầu đề tài ch HH re 4 )/9)8))0cn 5
Chương 1: LÝ LUẬN VÈ PHƯƠNG TIỆN CHUNG MINH TRONG VU ÁN HÌNH SỰ 22 S52S2S222122112712211271121121171121121122121121 1e ce 5
1.1 Cơ sở lý luận của phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự 5
1.2 Các phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự ‹-+ 10
1.2.1 Phương tiện chứng minh là vật chứng - - - - 55s + + +++x+sx+ 12
1.2.2 Phương tiện chứng minh là lời khai .17 1.2.3 Phương tiện chứng minh là KLUGĐ - - 5+5 ++s£+sx+£+eeeesx 20 1.2.4 Các phương tiện chứng minh khác - + +5 + + +3 se +*v+e+exse 21 1.3 Ý nghĩa của phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự 22
Chương 2: THỰC TIỀN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ©22-©22S2222E222E121122112712112211 11.1 cxe 24
2.1 Thực tiễn sử dụng phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự 24 2.1.1 Sử dung phương tiện chứng minh là vật chứng - -+- 24 2.1.2 Sử dụng phương tiện chứng minh là lời khal - ¿- 5+ -+ 27 2.1.3 Sử dụng phương tiện chứng minh là KLGĐ 5 «+ + 31 2.1.4 Sử dụng các phương tiện chứng minh khác ‹ -+-+ 34 2.2 Một số ý kiến đánh giá về việc sử dụng phương tiện chứng minh trong vụ
Trang 42.2.1 Những kết quả đạt được - - 2 2+ ++St+Ex+E2EE£EEEEESEEE2EEEEcErrerree 35
2.2.2 Những tỒn tại, hạn ChẾ s- xxx St2Et2EEEESEEEEEEEEESEESEESErkrrrkrree 38
Chương 3: MỘT SỞ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VÈ PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH 45
3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về phương
tiện chứng miinh - - - c +c s11 9331191111191 1 1 11 ng ng krưy 45
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về
phương tiện chứng minh óc + 3+ E3 83111398 E91 kg vn rry 48
3.1.1 Kiến nghị đối với quy định phương tiện chứng minh là vật chứng 48 3.1.2 Kiến nghị về quy định phương tiện chứng minh là lời khai 49 3.1.3 Kiến nghị đối với quy định về KLGĐ - 2-2 s+2xtzEvzxzrccrx 51
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện chứng minh
trong vụ án hình SỰ - - - + 1191211921 9 1 11 111 HH TH ng ky 53
3.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật 33 Đám bảo việc chấp hành đúng đắn, đầy đủ quy định của pháp luật TTHS về
phương tiện chứng minh we 53
3.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật và hướng dẫn chỉ đạo sử dụng phương tiện chứng minh - ‹ + + + + *v£eveexesrereererxre 59
3.3.3 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện khác trong
sử dụng phương tiện chứng minh . - «+ +5 + + £vE£veEeeEeekeeeeeeeeexee 61 3.3.4 Nâng cao sự hợp tác của Mặt trận, các đoàn thể và quần chúng nhân
Trang 6MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua 25 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đã gặt hái được nhiều
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cùng với đó Đảng,
Nhà nước ta cũng đang từng bước thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã
hội, đôi mới tư duy pháp lý để xây dựng Nhà nước PQXHCN Do đó, để tiến
hành thành công những nội dung trên, đã có nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm đáp ứng sự nghiệp đổi mới
Đặc biệt sự ra đời của BLUTTHS đã nhanh chóng trở thành công cụ
quan trọng góp phần vào cuộc đấu tranh ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật, an toàn xã hội Trong tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, việc nghiên cứu để hoàn thiện BLTTHS nói chung và nhất là quy định về vấn đề sử dụng phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng và cần thiết Đề giải quyết đúng đắn một vụ án hình sự liên quan đến quyền cơ bản của con người mà vẫn đảm bảo tính
pháp chế thì việc sử dụng phương tiện chứng minh trong quá trình chứng
minh để tìm ra chứng cứ xác thực nhất phải thật sự rất quan trọng Vì đó là vấn đề phức tạp, vừa mang tính lý luận và tính thực tiễn, đồng thời có tính
quyết định trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự nhằm trừng tri tội phạm đúng người, đúng tội, tránh được oan sai
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng từ lý luận đến thực tiễn việc sử dụng
phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề bất cập như : Việc vi phạm các thủ tục tố tụng trong việc sử dụng các
phương tiện chứng minh dé tìm kiếm, đánh giá, thu thập chứng cứ; Trong một
số vụ án hình sự, việc sử dụng phương tiện chứng minh hết sức khó khăn như
Trang 7Những tồn tại bất cập nên trên có nhiều nguyên nhân như: sự thiếu chặt
chẽ của BLTTHS quy định về phương tiện chúng minh; sự nóng vội, chủ quan của những NTHTT muốn nhanh chóng kết thúc vụ án và nhiều nguyên nhân khác
Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về phương tiện chứng minh có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động tố tụng của các CQTHTT trong việc xác định rõ sự thật khách quan của vụ án được nhanh chóng chính xác, không để lọt tội phạm, cũng như không làm oan sai người vô tội Vì vậy, từ lý luận và thực tiễn áp dụng còn nhiều vấn đề bắt cập tôi quyết định chọn đề tai:
“Phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm làm sáng tỏ một cách cơ bản và toàn điện những vấn đề lý
luận và thực tiễn về phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự Phân tích,
đánh giá những giá trị, hạn chế quy định của BLTTHS về phương tiện chứng minh Tìm ra những điểm còn tồn tại, những bắt cập trong việc áp dụng vào
thực tiễn Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện chứng
minh, góp phần ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về phương tiện chứng minh được quy định trong BLTTHS Việt nam
Thứ hai, đánh giá thực tiễn hoạt động của các CQTHTT ở Việt nam
Trang 8Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS về phương tiện chứng minh và nâng cao hiệu quả áp dụng nó trong
thực tiễn
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài không nghiên cứu việc sử dụng phương tiện chứng minh trong
một giai đoạn tố tụng riêng biệt mà nghiên cứu một cách tống thể trong mỗi quan hệ chung của tất cả các giai đoạn tố tụng điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện chứng minh trong cả quá trình
chứng minh nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Đồng thời đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu phạm vi khoa học và
thực tiễn luật TTHS Ở chừng mực nhất định có liên quan đến khoa học hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự và khoa học pháp y, tâm lý học Bên cạnh đó đề tài đi vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng phương tiên chứng minh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS Việt nam
4 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận vô cùng to lớn trong việc làm sáng
to, đánh giá đầy đủ, toàn diện và sâu sắc những giá trị của phương tiện chứng
minh trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Hoàn thiện những vấn đề lý luận về phương tiện chứng minh
Từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp những
kiến thức cơ bản về phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự Giúp chúng
ta hiểu được những giá trị, vai trò, ý nghĩa của nó trong việc giái quyết đúng
đắn vụ án hình sự Với việc đánh giá đúng thực tiễn sử dụng phương tiện
chứng minh của các CQTHTT, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn những tồn tại để khắc phục, sử dụng phương tiện chứng minh có hiệu quả, xứng
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc sử dụng phương tiện chứng minh là một vấn đề phức tạp và đang rất nhiều vấn đề bất cập Vì sử dụng phương tiện chứng minh là đề xác định
rõ sự thật khách quan nên trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương
pháp luân của chủ nghĩa Mác - Lênin Bên cạnh đó để làm sáng tỏ, sâu sắc
những vấn đề, đề tài sử dụng các phương pháp hệ thống, logic, tống hợp, so sánh, khảo sát thực tế và trao đối kinh nghiệm thực tiễn của những NTHTT
liên quan đến việc sử dụng phương tiện chứng minh
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài còn bao gồm phần nội dung với kết cấu 3 chương
Chương 1 Lý luận chung về phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự Chương 2 Thực tiễn sử dụng phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự
Chương 3 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
Trang 10NOI DUNG
Chwong 1: LY LUAN VE PHUONG TIEN CHUNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 Cơ sở lý luận của phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự
Các hoạt động TTHS là nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng kịp thời và xử lý công minh mọi
hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Điều này đã được cụ thể hoá tại Điều 1: Nhiệm vụ của BLTTHS
Đề thực hiện được nhiệm vu này, việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án, tức là chứng minh trong TTHS đòi hỏi phải tìm kiếm những thông tin, tài
liệu phản ánh sự kiện tội phạm và các yếu tố liên quan đến người phạm tội
Việc sử dụng phương tiện chứng minh trong các vụ án hình sự là cần thiết và vô cùng quan trọng Các phương tiện chứng minh có ý nghĩa rất lớn trong
việc tìm ra chứng cứ, xác định rõ sự thật khách quan của vụ án Vì vậy, việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng các phương tiện chứng minh, lý giải về mặt khoa học, cơ sở phương pháp luận có ý nghĩa trong lập pháp TTHS
cũng như thực hiện hoạt động tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Đặc biệt TTHS với tính cách là quá trình nhận thức các sự kiện phạm
tội đã xảy ra trong quá khứ, việc sử dụng phương tiện chứng minh để làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án như nó đã từng xảy ra phải dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở phương pháp luận vững chắc của triết hoc Mac-LéNin Dac
biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng về các hiện tượng, sự vật trong thế giới khách quan và con đường nhận thức các sự vật, hiện tượng Ấy
Các nguyên tắc nhận thức được thể hiện trong pháp luật TTHS dưới dạng những yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh nhận thức và hoạt động của
những NTHTT, bảo đảm con đường đi đến chân lý của vụ án hình sự Phép
Trang 11cầu biện chứng riêng đối với chủ thể tư duy và hành động Đồng thời giữa
chúng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau Muốn nhận thức và vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật maxit vào quá trình tố tụng đòi
hỏi NTHTT không chỉ nắm vững các nguyên tắc mà còn phải xem xét các nguyên tắc về khả năng nhân thức chân lý trong giải quyết vụ án hình sự
Cơ sở phương pháp luận của phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự dựa trên những phạm trù, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin, cụ
thể là :
Thứ nhất, Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan
Theo quan điểm của triết học thì thế giới khách quan là thế giới vật chất, tất
cả đều có cấu trúc vật chất và bất kế một phạm vi nào cũng sẽ tồn tại dấu vết
(vật chất nhất định) Thông qua quá trình tìm kiếm, nhờ vào các phương tiện
chứng minh, khoa học công nghệ con người vẫn có khả năng nhận thức được thế giới khách quan một cách tuyệt đối trong những trường hợp cụ thé Boi vi,
theo quan điểm của triết học Mác — Lênin, mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong
thế giới vật chất đều có thuộc tính phản anh V.I.Lénin cho rang: “ hét thay
mọi vật chất đều có đặc tính về bản chất gân giống như cảm giác, đặc tinh
phan anh ” [ 13](t.18) Su phan anh cua các sự vật hiện tượng có thể tồn tại
dưới dạng những vật thể hoặc các chất cụ thể khác nhau mà con người có thể quan sát được, nghiêu cứu trực tiếp được Sự phản ánh còn có thể tồn tại dưới dạng là chất khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường đó là kết quả tác động giữa các đối tượng vật chất hoặc biến đối vật chất với nhau
hay với môi trường xung quanh
Trang 12khách quan Từ việc nhận thức được thế giới khách quan, con người đi đến
nhận thức, tìm ra chân lý của sự việc Do đó, những thông tin khai thác được
từ phản ánh vật chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình làm rõ
sự thật khách quan của vụ án
Ở đây ta cũng cần nhìn nhận một nội dung rằng không phải mọi tội
phạm đều được khám phá trong thực tế, tuy nhiên như thế không có nghĩa là con đường nhận thức chân lý, sự thật của vụ án là giới hạn Có một số quan
điểm cho rằng trong quá trình khám phá vụ án không thể đi tới chân lý hoặc
nếu có thì chân lý đó cũng chỉ là chân lý chủ quan, chỉ là sự thật pháp lý mà không phải là sự thật khách quan Quan điểm này thật sự là sai lầm Bởi chỉ những NTHTT khi hoài nghi khả năng nhận thức chân lý của vụ án, ngại khó
khăn, thiếu quyết tâm đấu tranh tội phạm mới đi đến nản chí, chấp nhận sự bất lực của mình và như thế đã vô hình tạo chỗ dựa cho chủ nghĩa duy tâm, sự
xâm chiếm của thuyết bất khả tri (rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan, không đi đến được chân lý) Còn những người luôn có
lòng tin vào khả năng khám phá tội phạm, khả năng xác định rõ sự thật vụ án
là hiện thực thì họ sẽ vững bước đi trên con đường tìm đến chân lý Vì bất kỳ
người phạm tội nào đù khơn ngoan, tính tốn tinh vi đến đâu trong khi gây án
và che dấu tội phạm vẫn có những sơ hở, sai lầm trong việc để lại đấu vết
thực hiên tội phạm Vấn đề đặt ra chỉ là những NTHTT có kiên trì hay không
Thứ hai, nguyên tắc khách quan và toàn diện
Một vụ phạm tội diễn ra là kết quả tác động của nhiều yếu tố, phương diện, đôi lúc có vẻ rời rac nhưng thực ra lại có sự tống thể, thống nhất mà con người không thể ngờ tới Do đó khi khám phá tội phạm phải có cái nhìn khách
quan và toàn diện Bởi chỉ như vậy mới có thể thu được những chứng cứ xác
thực nhất nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
Trang 13phản ánh nó phải trung thực, không thay đổi, bóp méo hay xê dịch Thì nguyên tắc toàn diện lại yêu cầu phải xem xét sự vật, hiện tượng trong tất cả
các mặt, các mối liên hệ của nó Bởi các sự vật, hiện tượng muôn màu, muôn
vẻ trong thế giới khách quan không có cái nào tồn tại riêng rẽ, biệt lập, không có mối quan hệ với cái khác, mà chúng là một thẻ thống nhất, cái riêng trong
cái chung, Theo đó các dấu vết mang thông tin tội phạm đều có mối liên hệ
mật thiết với nhau, chúng là kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố
vật chất thuộc cấu trúc vụ phạm tội trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Nếu như gạt ra một vấn đề, một dấu vét nào đó cũng có thể dẫn tới việc giải quyết sai vụ án Và vấn đề đặt ra là phải tìm ra được mối liên hệ bản chất, những mặt cơ bản, chủ yếu để nhận thức đúng sự vật, hiện tượng để tìm ra
hướng giải quyết nhanh chóng, chính xác V.I Lênin đã viết: “Muốn thực sự
hiểu được sự vat, can phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó Chúng ta không thể làm được điều đó một cách đây đủ, nhưng chúng ta cần thiết phải xem xét tắt cả mọi mặt sẽ đề phòng chúng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc ”[14],(.42,tr.384) Do đó cán bộ tiến hành các hoạt động tố tụng phải
quán triệt nắm vững nguyên tắc này, làm việc thật kĩ, thật tỉ mi, chỉ tiết để tìm
ra chứng cứ xác thực nhất Khi sử dụng phương tiện chứng minh để tìm chứng cứ thì không chỉ là tìm ra những chứng cứ phạm tội mà phải bao gồm cả chứng cứ không phạm tội để giải oan người vô tội Cần tránh thái độ nhìn
nhận, xem xét thiếu khách quan, phiến diện, thái độ nóng vội, chủ quan, duy ý
chí, cảm tính Bởi đễ dẫn đến sai lầm là ngộ nhận chứng cứ Chăng hạn: khi xem xét thủ đoạn gây án của một tội phạm nào đó thì thường thủ đoạn gây án
mang tính bền vững tương đối; nhưng khi xem xét không vì thế mà cứng
nhắc, rập khuôn theo tài liệu so sánh vì “những thủ đoạn gây án tương tự nhau hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở một người nào đó cũng như ở những người
Trang 14Vì vậy quán triệt và nắm vững nguyên tắc này là cần thiết, vô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
Thứ ba, nguyên tắc vận động và phát triển
Thế giới vật chất luôn luôn trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng Và vận động là phương thức tồn tại của vật chất “ iogic biện chứng
doi hoi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự “ tự vận động ” (như Hêghen có lúc đã nói” trong sự biến đối của nó “ nếu không sẽ không thể
nhận thức đúng bản chất của chúng” [14], (1.42, tr.364) Bởi các tình tiết, các sự kiện trong vụ án luôn vận động, thay đổi không ngừng Mặc dù ta thấy
trong thế giới khách quan tồn tại rất nhiều sự vật, hiện tượng đứng im Nhưng đó chỉ là hình thức, cái biểu hiện ra bên ngoài, còn bên trong nó vẫn đang tự thân vận động Bởi theo chủ nghĩa duuy vật biện chứng thì mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế
giới vật chất
Nguyên tắc này cho thấy, trong quá trình sử dụng phương tiện chứng
minh dé tim chứng cứ trong vụ án hình sự phải luôn có nhận thức, tư duy vận
động Bởi quá trình diễn biến của vụ phạm tội là một quá trình vật chất vận
động, đó là quá trình diễn ra nối tiếp, xen kẽ của rất nhiều yếu tố phức tạp,
dưới nhiều hình thức vận động và là quá trình chuyên hoá giữa chúng
Như vậy, thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển, thì tư duy
nhận thức của con người cũng phải theo hướng phát triển để hoàn thiện, nâng cao năng lực, không thể cứng nhắc, giản đơn, máy móc lý luận Nếu không sẽ
dẫn tới nhiều sai lầm đáng tiếc
Thứ tư, nguyên tắc lịch sử cụ thế
Phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật đã chỉ ra rằng mọi sự vật đều tồn tại trong không gian - thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian
Trang 15phải đặt chúng trong những hoàn cảnh và diều kiện mà chúng đã phát sinh và
ton tai Trong xem xét, điều tra tội phạm phải phân tích thật kĩ, cụ thé các tình
huống Điều này đòi hỏi NTHTT phải sáng tạo trong nhận thức cũng như trong hành động
Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nắm vững các quy luật về sự
hình thành, tồn tại và biến đổi của chứng cứ, cũng như những quy luật về thu
thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ Trong từng phương án cụ thê trong tim
chứng cứ tội phạm cần có những lựa chọn về biện pháp, lựa chọn phương tiện
chứng minh cho phù hợp, có khả năng đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy,
ứng với mỗi tình huống, điều kiện hoàn cảnh cụ thể phải xác định được cần sử
dụng những phương tiện nào, đặt nó trong mối tương quan với không gian, thời gian, thời điểm lịch sử cụ thể Bởi sử dụng phương tiện, phương pháp sai
thì không thể cho kết quả đúng
Tóm lại, việc quán triệt đầy đủ các phương pháp luận về phép biện chứng của chủ nghĩa maxit trong việc sử dụng phương tiện chứng minh trong
quá trình chứng minh không chỉ tạo điều kiện cho điều tra viên, kiếm sát viên,
thâm phán có những nhận thức, nhận định đánh giá đúng đắn và chính xác sự
thật khách quan, có những lựa chọn, tư tưởng chỉ đạo việc sử dụng phương tiện chứng minh có hiệu quả
1.2 Các phương tiện chứng minh trong vu án hình sự
Để giải quyết đúng đắn một vụ án hình sự, không để lọt tội phạm cũng như không làm oan sai người vô tội thì vệc tìm ra chứng cứ chứng minh là vô
cùng quan trọng Bởi nó xác định những tình tiết, sự kiện thực tế, khắng định
và đồng thời loại trừ, phủ định những gì không có thật, không xảy ra và không tồn tại trong hiện thực khách quan
Trang 16án hình sự thì mọi giai đoạn TTHS đều dược mở ra và kết thúc từ vấn đề
chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ
Với vai trò quan trọng như vây, chứng cứ đã được định nghĩa một cách
cụ thể trong BLTTHS 2003
Khoản 1 Điều 64 BLTTHS Việt Nam 2003 quy định: “ Cứng cứ là
những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà cơ quan diéu tra, vién kiểm sốt, tồ án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như
những tình tiết khác cân thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”
Hay nói một cách khái quát nhất chứng cứ trong vụ án hình sự là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được
ghi nhận hoặc lưu giữ trong các tài liệu thực tế được thu thập theo những trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định mà nhữnh người và những CQTHTTT dung
làm căn cứ đề xác định sự thật khách quan của vụ án
Có thể nói, chứng cứ là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng , liên quan trực tiếp tới việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Do đó, để đảm bảo cho việc
tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng đươc chứng cứ đúng đắn và đầy đủ
và nhanh nhất, BLTTHS Việt Nam cũng quy định về nguồn chứng cứ (hay phương tiện chứng minh) để những người, những CQTHTT sử dụng tìm ra chứng cứ
Khoản 2 điều 64 BLTTHS Việt Nam 2003 quy định chứng cứ xác định bằng :
a, Vật chứng
b, Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
c, KLGD
Trang 17BLTTHS Việt Nam quy định việc chứng cứ được xác định bằng các phương tiện trên đã thể hiện rõ quan niệm là sự phân biệt chứng cứ va nguôn
của chứng cứ
Nguồn của chứng cứ (hay phương tiện chứng minh) trong vụ án hình sự không phải là chứng cứ mà là những phương tiện được BLTTHS Việt Nam
quy định NTHTT, các CQTHTT có thể sử dụng theo trình tự, thủ tục luật
định để rút ra kết luận chứng cứ Thông qua nguồn chứng cứ (phương tiện
chứng minh ) để từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án
Nguồn chứng cứ (hay phương tiện chứng minh) không phải là chứng cứ, không trực tiếp giải quyết vụ án mà chỉ góp phần quan trọng trong việc làm sang tỏ “những gì có thật”
1.2.1 Phương tiện chứng mình là vật chứng
Điều 74 BLTTHS quy định: “ Vá/ chứng là vật dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứa miinh tội phạm và
người phạm tội ”
Từ quy định của luật, chúng ta có thể khái quát khái niệm vật chứng:
vật chứng là vật thé thu thập được theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định,
chứa đựng ngững thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án
Quy định trên cho thấy vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự Thông qua vật chứng các cơ quan tiếnn hành tô tụng, NTHTT có thấm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm cũng như
các tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án
Hoạt động phạm tội là một hoạt động vật chất, khi người phạm tội thực hiện một tội phạm thì sẽ có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng khác thuộc thế giới khách quan Và các hoạt động đó được ghi lại, lưu
Trang 18quan mà ta gọi chung nhất là “ dấu vét tội phạm” Chúng bao gồm những dấu vết vật chất và dấu vết phi vật chất
Nhưng sở dĩ ta có thể nhận thức được vụ án, tìm dược vật chứng bởi
những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-lênin Đó là thé giới vật chat có thuộc tính phản ánh Nó có thê là sự “tự” phản ánh hoặc được phản ánh thông qua
sự tác động qua lại lẫn nhau Chăng hạn, hành vi giết người là dung dao chém, đâm nạn nhân, vết cắn, cào, cấu Tóm lại, thông qua sự phản ánh của các sự vật, hiện tượng liên quan mà chúng ta biết được những diễn biến hành vi phạm tội, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án Chính những sự vật, hiện tượng mang tính hữu hình, cụ thể phản ánh tình tiết của tội phạm đó,
trong TTHS gọi đó là vật chứng
Việc vật chứng được coi là ngồn chứng cứ có nghĩa rằng: vật chứng là
một trong những hình thức tồn tại của chứng cứ, là một phần của chứng cứ, chứng minh cho các tình tiết của vụ án được rút ra tư vật chứng Chắng hạn, dao dùng để chém nạn nhân nếu ta thu giữ được ở hiện trường được ghi lại
trong biên bản tố tụng thì đó là vật mà thông qua đó ta xác định được công cụ phạm tội là đao chứ không phải là cái gì khác; hay chiếc dép thu được tại hiện
trường vụ cướp tài sản sẽ trở thành vật chứng làm chứng cứ chứng minh cho sự hiện điện của chủ nhân chiếc đép tại nơi xảy ra vụ án
Như vậy, vật chứng là vật mà thông qua nó ta có thê chứng minh được tình tiết này hay tình tiết khác trong vụ án Trong một số trường hợp vật chứng có ý nghĩa quyết định cho việc điều tra, khám phá tội phạm và người phạm tội
Vật chứng trước hết là vật chứ không thể là gì khác Dưới góc độ ngôn
ngữ học thì khái niệm “ vật”“được hiểu là cái có “ hình khối và có thể nhận
Trang 19Thông qua định nghĩa vật ta có thé hiểu có hình khối là có kích thước
(dài, rộng, cao, ) có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thông
qua các giác quan
Như vậy, các sự vật, hiện tượng hữu hình, cụ thể đều thuộc khái niệm vật và có thê là vật chứng trong vụ án hình sự
Nhưng không phải tất cả những vật tim thấy ở hiện trường một vụ án
déu 1a vat chứng Vật chỉ có thể trở thành vật chứng nếu nó chứa đựng những
thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và được thu thập theo
những thủ tục do pháp luật quy định
Vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội
Khái niệm công cụ, phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất mà
người phạm tội sử dụng để tác động lên đối tượng, và qua đó gây ra thiệt hại
cho khách thể; phương tiện phạm tội là một dạng cụ thể của công cụ phạm tội Vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội được xem là những vật hỗ trợ cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình, như : dao, gậy, dây,
phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc
Vật mang dấu vết tội phạm là những gì người phạm tội để lại tại hiện trường, trên các công cụ, phương tiện phạm tội như: dấu vân tay, vết máu, vết
xước, vết cạy phá, dấu giày
Dấu vết tội phạm là những phản ánh vật chất do tội phạm gây ra có thể
tồn tại ở các dạng thể rắn, lỏng, khí
Tuy nhiên, không phải bất kì hành vi phạm tội nào cũng đều gây ra dấu vết trên các đồ vật khác nhau Có nhiều dấu vết tuy nó tồn tại trong môi trường xung quanh nhưng không thể để lại dấu vết trên cdc vat Chang han
như âm thanh, ánh sang, từ trường, điện trường, Để thu được những dấu vết đó phải sử dụng các phương tiện khoa học, kĩ thuật, sau đó được chuyển
thành những chứng cứ pháp lý thông qua các phương tiện khác Ví dụ: máy
Trang 20giữ mùi vị tại hiện trường, máy ghi âm cường độ âm thanh, ánh sáng Trong
những máy móc đó lưu giữ những dấu vét tội phạm nhưng chúng ta không gọi đó là vật chứng Trong trường hợp này nếu muốn sử dụng làm vật chứng, để
đảm bảo kết quả thu lượm được dấu vết tại hiện trường có giá trị chứng minh
thì các CQTHTT phải chuyển hoá thành chứng cứ thông qua các biên bản
hoạt động tố tụng Còn các biên bản này tuy có giá trị quan trọng trong việc
chứng minh nhưng cũng không được coi là vật chứng
Như vậy, vật mang dấu vết tội phạm chỉ bao gồm những vật hữu hình cụ thể mà trên nó lưu giữ lại các dấu vết tội phạm mà chúng ta có thể quan sát, đánh giá, phân tích, kiểm tra Ví dụ: con dao dính vết máu, vật mang vết
trầy xước do va chạm với vật cứng khác, phương tiện gây tai nạn giao thông
có dấu vết va chạm dính sơn
Vật là đối tượng của tội phạm là những giá trị mà tội phạm tác động, xâm hại đến nhằm chiếm đoạt mà gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội
nhất định
Hay cụ thể hơn, vật là đối tượng tội phạm là đồ vật, tài sản bị hành vi
phạm tội tác động, gây biến đổi tương đối về vị trí, hình dáng, kích thước,
tính chất Ví dụ: xe máy trong vụ trộm cắp là đối tượng của tội phạm trộm cắp; hàng cấm là đối tượng của tội phạm sản xuắt, tàng trữ, vận chuyền mua bán hàng cấm; tài sản bị hư hỏng là đối tượng của tội phạm huỷ hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản
Vật là đối tượng của tội phạm cũng có thể là vật mang dấu vết tội
phạm Điều này tuỳ thuộc từng vụ án cụ thể và vai trò chứng minh của vật
chứng đó dé chúng ta xác định cho chính xác Ví dụ: việc tội phạm vào nhà cố
ý làm hư hỏng tài sản, đập phá tài sản và bỏ trốn đề lại dấu vân tay trên yên
xe mété, trường hợp này ta nên xem chiếc xe môtô là vật mang dấu vét tội
phạm chính xác hơn là đối tượng của tội phạm
Trang 21Tiền bạc là một loại tài sản, một phương tiện thanh toán Các loại kim
khí, đá quý, ngân phiếu, cổ phiếu tuy có giá trị thanh toán, trao đổi trên thị
trường nhưng không thuộc khái niệm tiền bạc mà có thể thuộc về khái niệm vật là phương tiện phạm tội, vật là đối tượng của tội phạm Ví dụ: vàng, bạc,
đá quý, ngân phiếu, cỗ phiếu, công trái dùng làm việc hối lộ thì những cái đó
thuộc khái niệm phương tiện phạm tội hoặc khái niệm vật là đối tượng của tội
phạm
Đối với tiền bạc, nếu được xác định là đối tượng của tội phạm hoặc công cụ, phương tiện phạm tội thì tuy nó có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội nhưng không thuộc khái niệm tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội Ví dụ : tiền bạc dùng để đưa hối lộ là phương
tiện phạm tội ; tiền bạc trộm được là đối tượng của tội phạm; còn tiền bạc thu giữ được tại chiếu bạc, tiền dùng dé in ấn tài liệu phản động, tiền mua ma tuý mới là tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
Vật chứng minh cho tội phạm là vật thông qua đó chúng ta có thê rút ra được chứng cứ chứng minh có tình tiết này hoặc tình tiết khác thuộc yéu tố
cấu thành tội phạm
Vật khác có giá trị chứng minh người phạm tội
Theo nghĩa rộng, khái niệm tội phạm đã bao hàm người phạm tội Chính vì vậy, vật chứng là vật có giá trị chứng minh tội phạm đã bao hàm khái niệm vật có giá trị chứng minh cho người phạm tội Tuy nhiên, việc tách cụm từ tội phạm và người phạm tội độc lập để nhằm nhắn mạnh yếu tố chủ thể của tội phạm
Vật có giá trị chứng minh cho người phạm tội là vật chứng minh cho tư
Trang 22hiện trường vụ giết người, dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ trộm cắp tài sản do người phạm tội dé lai (được xác minh)
1.2.2 Phương tiện chứng mình là lời khai
Khác với vật chứng là những cái tồn tại khách quan mà con người có
thể chiếm giữ, nắm bắt, tri giác và nhận thức được một cách rõ ràng Lời khai lại là nguồn chứng cứ phi vật thể, không được lưu giữ ở thế giới khách quan
mà lưu giữ trong ý thức của NTGTT
Do được lưu giữ trong ý thức chủ quan của con người nên tính khách
quan của lời khai bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: hoàn cảnh, điều kiện khách quan (thời gian, thời tiết, ) hoặc năng lực tâm sinh lý chủ quan (trạng thái tâm lý, khả năng thính giác, thị giác, trí nhớ, ) khi thu nhận, lưu giữ thông tin để cung cấp lời khai; hay những mối quan hệ xã hội, những lợi
ích khác nhau đã vô tình hay có ý làm sai lệch những thông tin mà người đó biết được về vụ án, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc xác định sự thật vụ
án Vì vậy, khi đánh giá chứng cứ lời khai không được chỉ dựa trên niềm tin
nội tâm Mà “ việc đánh giá chứng cứ và các tình tiết liên quan đến vụ án theo niềm tin nội tâm phải dựa vào việc xem xét những sự kiện có thật trong một
tổng thể cũng như mối liên hệ giữa chúng với nhau và phải biết sử dụng và
kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự lịch
lãm của ban than’ 5], (tr.592)
Việc sử dụng lời khai để chứng minh vụ án hình sự thì trừ lời khai của bị can, bị cáo, người bị bắt tạm giữ thì lời khai của những người khác sẽ
không được dùng làm chứng cứ nếu họ không nói rõ vì sao họ biết được
những tình tiết đó
Lời khai bao gồm lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Điều
này đã được quy định cụ thể từ Điều 67 đến Điều 72 BLTTHS Việt nam
Trang 23Trong quan hệ pháp luật nói chung, người làm chứng là người có đủ diều kiện do pháp luật quy định, có mặt và trực tiếp làm chứng cho việc xảy ra của một sự kiện pháp lý nhất định
Tong quan hé té tụng, người làm chứng là người biết được những tình
tiết có liên quan đến vụ án và được CQTHTT triệu tập đến để khai báo về
những sự việc (tình tiết) cần được xác minh trong vụ án
Còn trong TTHS nói riêng, người làm chứng có thể là người trực tiếp
hoặc gián tiếp (qua người khác) biết được những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội
Sở đĩ nói lời khai của người làm chứng là rất quan trọng vì lời khai của họ được thấm vấn có thể là chứng cứ trong vụ án Và ta thấy, còn lời
khai của những người khác như lời khai của bị can, bị cáo nếu họ không đưa ra được những bằng chứng chứng minh mình không có tội, để minh oan, biện bạch cho tội lỗi của mình thì cũng không thể làm căn cứ buộc
tội họ, và một số nước trên thế giới cho bị can có quyền, được phép giữ im lặng, không khai báo
Như đã trình bày ở trên, vì lời khai mang tính phi vật thể, được lưu
giữ trong ý thức nên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Do đó để lời khai của
người làm chứng được khách quan, đánh giá chính xác thì nhưng người sau đây không được làm chứng: người bào chữa của bị can, bị cáo; người do
nhược điểm về thể chất hoặc tỉnh thần mà không có khả năng nhận thức
được những tình tiết của vụ án hoặc có khả năng khai báo không đúng đắn
vụ án Cụ thể, khoản 1 Điều 67 BLTTHS Việt nam quy định: “ Người làm
chứng trình bày những gì họ biết về vụ án, nhân thân người bị bắt, bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ của họ với người bị bắt, bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những
Trang 24Trong những trường hợp cần thiết NTHTT cũng phải làm rõ đặc điểm về tâm sinh lí của ngươi làm chứng
Việc thu thập, đánh giá lời khai cũng phải thật thần trọng Bởi trong
một vụ án có thể có một hoặc nhiều người làm chứng với khả năng nhận thức, trạng thái tâm sinh lí, mối quan hệ khác Nhưng lời khai của họ lại có tác
động ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan của lời khai cũng như đến việc
xác định rõ sự thật khách quan của vụ án Nghĩa là phải cân nhắc đến những
đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức, trí nhớ, tiếp nhận thông tin của
người làm chứng Có sự phân tích, đánh giá một cách logic, hệ thống và khoa học, tránh dẫn tới sai lầm là không xác định, đánh giá được đúng lời khai có
giá trị hay không
BLTTHS Việt nam đã có nhiều quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính
khách quan của lời khai như: khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải có sự có mặt của cha mẹ, thầy cô giáo, người đại diện hợp pháp khác; khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo của người làm chứng thì phải thực hiện trưng cầu giám định theo khoản 1 Điều 155 BLTTHS Việt nam Khi lấy lời khai của người làm chứng cũng phải xem xét,
cân nhắc, đánh giá mối quan hệ của họ với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị hại và người làm chứng khác Bởi tính chất của những mối quan
hệ đó có ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác, khách quan của vụ án
BLTTHS cũng quy định rằng khi lấy lời khai, cũng cần xác minh, đánh
giá chính xác xuất xứ thông tin mà người làm chứng biết được là do trực tiếp hay gián tiếp (chỉ là chứng cứ thuật lại) qua lời kể của người khác Từ đó có
biện pháp thu thập thêm chứng cứ Khoản 2 Điều 67 BLTTHS Việt nam quy
định: “ không đươc dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng
Trang 251.2.3 Phương tiện chứng mình là KLŒGĐ
Trong hoạt động TTHS, để giúp các CQTHTT giải quyết tốt vụ án, đưa ra được kết luận khách quan, công tác giám định có vai trò hết sức quan trọng Bởi kết luận được rút ra từ giám định tư pháp cung cấp cho các CQTHTT những chứnh cứ mang tính khoa học KLGĐ cũng được coi là nguồn chứng
cứ, nhiều trường hợp là nguồn chứng cứ quan trọng, duy nhất để buộc tội hoặc định khung hình phạt, mức bồi thường thiệt hại
KLGD là đánh giá cụ thể một vấn đề bằng văn bản của người có trình
độ chuyên môn về vấn đề khoa học tương ứng liên quan đến vụ án hình sự và
được CQTHTT trưng cầu
Bộ luật hình sự đã có quy định khá cụ thể và đầy đủ về vấn đề
này.Những nội dung có liên quan đến vấn đề này được quy định tại các Điều
60; 73; 155; 156; 157; 158; 159; 193; 215; 311 Và cụ thể hơn, vấn đề giám
định tư pháp được điều chỉnh bởi Pháp lệnh giám định tư pháp do Uỷ ban
Thường vụ Quớc hội thông qua va có hiệu lực thi hành kế từ ngày 1/1/2005 Phạm vi KLGĐ được luật giới hạn trong quyết định trưng cầu giám định của các CQTHTT Nhưng có những trường hợp không có quyết định
trưnng cầu giám định vẫn bắt buộc phải giám định, đó là các trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 155 và điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 và
những trường hợp giám định mà các CQTHTT thấy cần thiết
Việc giám định có thể do một người hoặc một nhóm người tiến hành
Nên nếu nhóm người có cùng chung KLGĐ thì KLGĐ là văn bản kết luận
chung Nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi người đều có kết luận riêng của mình
trong van ban KLGD chung
KLGĐ có vai trò rất quan trọng, là sự khắng định đánh giá của người
có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật KUGĐ có giá trị
chứng minh rất cao Do đó trong trường hợp khi so sánh với các chứng cứ
Trang 26Điều 73 BLTTHS); trường hợp nội dung KLGĐ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ
hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó thì tiến hành giám định bổ sung; trường hợp nghi ngờ về KLGĐ hoặc có mâu thuẫn trong các KLGĐ về cùng một vấn đề thì tiến
hành giám định lại bằng người giám định khác (Điều 159 BLTTHS 2003)
Để đảm bảo cho việc đánh giá KLGĐ được chính xác, khách quan,
BLTTHS cũng quy định rất cụ thể nội dung bản KLGĐ (Điều 157 BLTTHS)
Để làm sáng tỏ hoặc bố sung nội dung KLGĐ, cơ quan trưng cầu giám định
có thể triệu tập người giám định hỏi thêm về những tình tiết cần thiết và có
thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại (Điều 157 BLTTHS
2003)
Bị can, bị cáo và những NTGTT khác có quyền có ý kiến của mình về
KLGĐ, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo Điều 158
BLTTHS 2003
1.2.4 Các phương tiện chứng mình khác
Phương tiện chứng minh là các biên bản hoạt động tố tụng
Biên bản hoạt động tố tụng là sự hợp pháp hoá các nguồn chứng cứ,
đưa những nguồn chứng cứ trở thành những chứng cứ về mặt pháp lý
Nghĩa là, các hoạt động tố tụng trong điều tra và xét xử vụ án hình sự
như bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tw thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, tiến hành phiên toà và các hoạt động tố
tụng khác (thu giữ tài liệu, điện tín, điện báo, xem xét dấu vết trên thân thé )
phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và được lập thành biên bản
lam cơ sở cho việc giải quyết vụ án Vì những tình tiết của vụ án được ghi
trong biên bản đó có thể được coi là chứng cứ (điều này được quy định rõ tại Điều 77 BLTTHS )
Trang 27cũng phải được thực hiện một cách khách quan, thể hiện được toàn bộ diễn biến của hoạt động tố tụng, theo đúng các hình thức, thủ tục được quy định tại
Điêù 95, Điều 125, Điều 200 BLTTHS quy định
Phương tiện chứng minh là các tài liệu và các đồ vật khác do các cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp
Trong quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thể cung cấp các tài liệu cũng như đỗ vật cho
CQTHTT Ngoài các tài liệu, đồ vật là vật chứng theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003, thì theo Điều 7§ BLTTHS cũng quy định : “ Những tình tiết
có liên quan đến vụ án được ghi nhận trong các tài liệu cũng như dé vat do co
quan, tố chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu có những
dấu hiệu quy định tại Điều 74 BLTTHS” Nghĩa là những tài liệu, đồ vật được
cung cấp được ghi nhận một cách hợp pháp theo trình tự thủ tục luật định đều
có thê trở thành chứng cứ trong vụ án
1.3 Ý nghĩa của phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự
Trong một xã hội càng văn minh thì vấn đề bảo vệ quyền con người càng được nâng cao và tôn trọng Nhưng cũng trong tình hình tội phạm ngày
càng gia tăng, diễn biến phức tạp và tỉnh vi như hiện nay làm xâm hại nghiêm trọng đến nhiều quan hệ xã hội Thì làm thế nào để bảo vệ quyền con người
và ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, trừng trị kẻ phạm tội là vấn dé can
quan tâm
Vì vậy, BLTTHS ra đời với nhiều quy định đã góp phần vào công tác này Trong đó, quy định về phưong tiện chứng minh có vai trò và ý nghĩa to lớn
Trừng trị kẻ phạm tội khách quan, khoa học, đúng pháp luật, đúng
người đúng tội, không làm oan sai người vô tội
Vì các phương tiện chứng minh là cung cấp nguồn chứng cứ quan trọng
Trang 28chứng minh đúng sẽ đem lại những cơ sở quan trọng để những NTHTT có cơ sở đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận có hay không có hành vi phạm
tội, người phạm tội, kết luận về tội phạm với một mức án phù hợp, bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của những người khác Và có những trường hợp là giải oan cho người bị tình nghi
Sử dụng phương tiện chứng minh trong việc giải quyết vụ án hình sự
đảm bảo cho công tác tố tụng được nhanh chóng, kịp thời, tìm kiếm chứng cứ được dễ dàng, thuận tiện.Vì khi luật có những quy định cụ thể thì sẽ tạo ra những điều kiện pháp lí quan trọng cho các CQTHTT thực hiện công tác của mình.Vắấn đề đặt ra chỉ là các cơ qan tiến hành tố tụng và những NTHTT sử dụng phương tiện chứng minh như thế nào
Việc sử dụng phương tiện chứng minh có hiệu quả có ý nghĩa to lớn
góp phần xây dựng nền pháp chế XHCN
Hiện nay Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng nền pháp chế thì pháp luật là công cụ rất quan trọng đề Nhà nước quản lí xã hội.Vắn đề quản lí
xã hội bằng pháp luật mục đích cuối cùng cũng là bảo vệ con người, vì con
người Vì vậy những hành vi xâm hại đến lợi ích của con người phải bị trừng
tri Nhung vi là nền pháp chế nên cũng không thể buộc tội một người khi
không có chứng cứ Mà chứng cứ có được là lấy từ nguồn chứng cứ, thông qua các phương tiện chứng minh
Trang 29Chương 2 THUC TIEN SU DUNG PHUONG TIEN CHUNG MINH TRONG VU ÁN HÌNH SỰ 2.1 Thực tiễn sử dụng phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự 2.1.1 Sử dụng phương tiện chứng mình là vật chứng
Vật chứng là phương tiện chứng minh quan trọng góp phần trong việc
rút ra chứng cứ, làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự Hay nói cách
khác, vật chứng không phải là chứng cứ mà chỉ là nguồn của chứng cứ, không
phải cứ tìm thấy vật chứng là chứng minh được tội phạm hay đã kết luận tội
một người Việc sử dụng vật chứng làm phương tiện chứng minh nhằm tạo
điều kiện cho công tác TTHS Tuy nhiên, nhìn chung thực tiễn sử dụng phương tiện chứng minh là vật chứng còn nhiều vấn đề cần quan tâm
Ngay từ lý luận về nó, đó là khái niệm về vật chứng Điều 74 Bộ luật tố
tụng hính sự Việt Nam quy định: “V4 chứng là vật được dùng làm cônh cụ,
phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng mình tội phạm và người
phạm tdi.”
Khái niệm này xét dưới góc độ ngôn ngữ học tương ứng khái niệm
“vật” thì khá hoàn chỉnh, cụ thể, tuyệt đối Nhưng dưới góc độ logic học, định
nghiã “vật chứng” quy định tại Điều 74 BLTTHS lại chưa hoàn chỉnh về cầu
trúc Vì định nghĩa “vật chứng” tại Điều 74 mới chỉ đề cập đến ngoại diên “vật chứng” chưa đề cập đến nội hàm của nó Nội hàm của nó phải đi từ khái
niệm “vật” của ngôn ngữ học và ý nghĩa nó trong TTHS Và nội hàm của nó
được hiểu là vật có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như
các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hinh sự
Từ lý luận còn nhiều vấn đề vướng mắc chưa hoàn chỉnh, rõ ràng, cụ
Trang 30Không phát hiện và không thu thập được vật chứng
Điều này dẫn tới tình trạng không khám phá được tội phạm, bỏ lọt
người phạm tội, vụ án phải điều tra lại, điều tra bổ sung, đình chỉ
Ngay từ khi nhận duoc thong tin ban đầu về vụ án, đòi hỏi việc điều tra
phải được tiền hành khẩn trương kịp thời tìm kiếm, thu thập vật chứng, tránh để lâu sẽ khó khăn đo bị phi tang, cất dấu, huỷ hoại Nhưng thực tiễn cho
thấy, khi nhận được thông tin, việc điều tra thu thập, tìm kiếm vật chứng tại
hiện trường là rất chậm trễ, thiếu kịp thời Khi vật chứng, dấu vết đã bị tiêu
huý, không còn nguyên vẹn, cơ quan điều tra mơi đến nơi vụ án đi tìm nguồn lưu giữ chứng cứ, đặc biệt là vật chứng thì đã muộn
Khi các nguồn chứng cứ, vật chứng, dấu vét đã không còn nguyên vẹn,
đã bị huỷ hoại, thay đổi thì không thể tìm thấy những vật chứng, dấu vết
có giá trị và ý nghĩa thật sự, có thể là cái để tìm ra điểm mấu chốt của vụ án
Từ việc không thu thập, phát hiện được vật chứng dẫn tới một tình trạng là hệ quả của việc không thu thập, không phát hiện được vật chứng, đó là cứ thấy dấu vết đồ vật lạ trên hiện trường vụ án là đều thu giữ mà thiếu tư
duy logic
Mà việc tìm kiếm, thu thập vật chứng quá nhiều như vậy mà thậm chí
có những cái không có giá trị, ý nghĩa chứng minh thì dẫn đến ling tung, mat phương hướng điều tra, đánh giá sai về vật chứng Hậu quả là vụ án rơi vào bế tắc, hậu quả làm oan sai người vô tội vì nguồn chứng cứ vật chứng đã bị tiêu huỷ hoặc “biến mất” không còn khả năng thu thập Và thu thập quá
nhiều, tràn lan lại làm cho sự việc thêm rắc rối, không biết đánh giá vật chứng
như thế nào? Đâu là vật chứng có giá trị, ý nghĩa thậm chí đánh giá vật
chứng của vụ án thiếu cơ sỡ thực tiễn và cơ sở pháp luật
Việc thu thập, đánh giá, xử lý vật chứng còn vi phạm thủ tục TTHS
Điều 75 BLTTHS quy định cụ thể về vấn đề thu thập vật chứng Theo
Trang 31được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án Trong
trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thé gi hình để đưa vào hồ sơ vụ án Và nguyên tắc luật định đòi hỏi các dấu
vết,vật chứng của vụ án phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mắt mát, lẫn lộn, hư hỏng và không được để dấu vết và mẫu so sánh tiếp xúc, tác động lẫn nhau, không được thử hoặc thí nghiệm một cách tuỳ tiện thiếu cơ sở khoa học Nhưng thực tiễn là khi thực hiện các hoạt động thu thập vật chứng không
ít NTHTT do bất cần làm mắt mát, hư hỏng, dé lẫn lộn dấu vết, nhằm, thậm
chí cố tình đánh tráo, cất đấu hoặc huỷ họai những vật chứng quan trọng
nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án.Việc thu giữ dấu vết, vật chứng trong hoạt
động điều tra còn để xây ra tình trạng không lập biên bản, không niêm phong theo đúng quy định Trường hợp có lập biên bản nhưng lại ghi qua loa, đại
khái không mô tả, đánh số, ký hiệu vật chứng
Quá trình thu giữ, đóng gói và vận chuyền, bảo quản còn đề vật chứng
bị hư hỏng, thay đổi, làm giảm hoặc mất đi khả năng giám định Như: việc
giữ gìn, bảo quản dấu vân tây đề lại trên cốc phải đóng gói đúng quy trình kỹ thuật để giám định nhưng do nhiều nguyên nhân mà cán bộ điều tra đã làm vô
tình làm maats đấu vân tay đó hoặc làm dấu vân tay biến đổi khó khăn cho
việc giám định
Tình trạng thu giữ cả những tài sản, đồ vật không liên quan đến vụ án còn xảy ra Có những tài san chi cần kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án nhưng lại thu giữ Chẳng hạn: trong vụ án có ý hủy hoại, làm hư hỏng tài sản của người khác, sau khi hung thủ bỏ trốn và bị phát hiện thì khi cơ quan công an điều tra bắt hoặc khám xét chỗ ở của hung thủ thì lẽ ra chỉ thu giữ những
tài sản, đồ vật có liên quan, có ý nghĩa, giá trị phục vụ cho công tác điều tra
Trang 32tác giải quyết vụ án, mà những cái đó chỉ để đảm bảo cho việc thi hành án sau
này của hung thủ như: điện thoại, máy vi tính, một chiếc xe khác
Việc thu thập dấu vết hình sự mang ý nghĩa chứng cứ có giá trị chứng
minh cao còn hạn chế, nhất là đối với vi vét, vi vat thé, các dấu vết điện tử 2.1.2 Sử dụng phương tiện chứng mình là lời khai
Cùng với các phương tiện chứng minh khác, việc sử dụng phương tiện
chứng minh là lời khai cũng rất quan trọng Pháp luật TTHS của nhiều nước
đặc biệt coi trọng và quy định rất chặt chẽ về lời khai Pháp luật TTHS Việt
Nam củng quy định lời khai là một nguồn chứng cứ quan trọng
Hầu hết các nước đều quy định lời thú tội của bị can do bị mớm cung,
doa nat, du dé, cưỡng ép, tra tan hoặc bằng các biện pháp gian lận khác đều
không được coi là chứng cứ, trong đó có Việt Nam Bộ luật tố tụng hính sự
Việt Nam quy định rất rõ và cụ thể Điều 131,132 quy định về việc hỏi cung
bị can và biên bản hỏi cung bị can, Điều 135,136 quy định về việc lấy lời khai
của người làm chứng, biên bản lấy lời khai của người làm chứng, Điều 137
quy định việc triệu tập lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, việc lấy lời khai còn vi phạm nghiêm
trọng pháp luật tố tụng
Còn tình trạng mớm cung, tra tan, du dé, doa nat, cưỡng ép hoặc các biện pháp gian lận khác đề được lời khai nhận thú tội của bị can Mặc dù luật
không cho phép điều này Nhưng thực tiễn tình trạng này không phải ít Một bộ phận cán bộ điều tra lấy lời khai thường bằng cách gợi ý cho bị can, bị cáo như: nên khai như thế này hay như thế khác có thể có lợi cho họ nhưng cung
có thể lại làm họ tư tội nhẹ sang một tội khác nặng hơn; hay dụ dỗ, mớm cung
họ rằng việc khai thành khân, thành khẩn nhận tội sẽ được hưởng chính sách
Trang 33hoặc vì bức bách đồn nén tỉnh thần, đau đớn về thế xác đã buộc họ khai ra
những điều biết là không đúng sư thật khách quan
Đối với loại chứng cứ này là những thông tin về các tình tiết của vụ án được phản ánh thông qua ý thức chủ quan của con người nên trong nhiều trường hợp, những thông tin do người làm chứng, bị hại, bị can, bị cáo cung
cấp có thể không chuẩn xác Việc hình thành chứng cứ tinh thần liên quan rất nhiều yếu tố như điều kiện tiếp thu, đặc điểm tâm sinh lý Vì vậy, đáng lẽ cần phải tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật TTHS khi
đánh giá và sử dụng chứng cứ là lơi khai như:
“Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng
trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó ”-khoản 2 Điều
67 BLTTHS
“Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu
phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án
'Không được dung lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy
nhất để kết tội - khoản 2 Điều 72 BUTTHS
Tuy nhiên, trong thực tiễn những quy định này vẫn chưa được thực
hiện, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc Đó là:
Khi đánh giá loại chứng cứ tinh thần này những NTHTT còn nặng nề về suy đoán chủ quan, chưa tôn trọng tri thức khoa học Những tình tiết trong
lời khai của người làm chứng, lời nhận tội của bị can về tính chất mức độ hành vi phạm tội, thơì gian, địa điểm gây án đã thu thập được có thể đúng
như thực tế xảy ra, nhưng không đi vào làm rõ nguồn gốc chứng cứ mà người
làm chứng, bị can, bị cáo khai, không xác minh rõ các tình tiết ấy của lời khai là vì sao và do đâu mà người khai biết được những thông tin ấy? Do trực tiếp
Trang 34hoặc lời bào chữa của luật sư hoặc khi người làm chứng thay đổi lời khai thì lúng túng
Lời khai nhận của bị can, bị cáo không phải lúc nào cũng trở thành
chứng cứ và là chứng cứ duy nhất để kết tội Mà nó chỉ là chứng cứ khi được
thu thập hợp pháp, phản ánh đúng sự việc khách quan, phù hợp với các chứng
cứ khác Bởi lẽ không ít trường hợp bị cáo khai nhận tội nhằm che dấu một
tội phạm khác, nhận thay tội người khác hay để hưởng chính sách khoan hồng
của nhà nước Nhưng thực tiễn là nhiều NTHTT coi lời khai nhận của bị cáo
là chứng cứ tốt nhất “ là vua của các chứng cứ” đề rồi kết tội bị cáo Xem đây là chứng cứ hoàn thiện nhất và khi xem là chứng cứ hoàn thiện thì coi như
chắc chắn có tội Điều này thật sự là một sai lầm lớn
Việc lấy lời khai trong vụ án có nhiều người làm chứng nếu thấy có sự
không thống nhất hay mâu thuẫn thì cần phải đối chiếu so sánh với những
chứng cứ khác đề tìm ra lời khai phù hợp nhất có khả năng chứng minh một hay nhiều vấn đề cụ thể cần giải quyết trong vụ án Nhưng do chủ quan, nóng
vội muốn kết thúc nhanh vụ án, quá tin vài lời khai mà xem nhẹ đến việc phân
tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu lời khai
Luật cũng quy định các hình thức, phương tiện lấy lời khai như ghi am,
quay video Có thể làm chứng cứ nếu thu thập hợp pháp, tuân thủ dung trình
tự, thủ tục tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS Tuy nhiên trong
thực tiễn tình trạng lấy lời khai bị can bằng cách quay video nhưng không lập
thành biên bản, không phát lại cho bị can xem hoặc sự dung băng cassette,
video về lời khai của người khác trước đó cho bị can xem trước khi họ trả lời là một sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng Trường hợp này cũng là
một hình thức mớm cung
Luật cũng quy định khi lấy lời khai của người dưới 16 tuổi phải có sự
Trang 35điểm tâm sinh lý lứa tuổi Nhưng trong thực tế quy định này vẫn chưa được
tuân thủ
Bên cạnh sự vi phạm các quy định TTHS trong việc lấy lời khai, việc
lấy lời khai cũng gặp không ít khó khăn
Người làm chứng thường không có mặt theo giấy triệu tập của các cơ
quan pháp luật và khi có mặt thì lại từ chối khai báo, khai rằng không nghe thấy, không nhìn thấy hoặc không biết hoặc khai báo qua loa, đại khái cho
xong Luật quy định trách nhiệm phải có mặt và khai báo trung thực, nhưng thực tế đã rất nhiều năm qua chưa khắc phục, xử lí được tình trạng người làm
chứng vắng mặt hoặc khai báo gian dối Điều này dẫn đến hậu quả là người dân coi thường pháp luật
Việc bị can khai nhận tội nhằm che dấu cho một tội phạm khác, nhận
thay tội người khác hay đề hưởng chính sách hình sự của nhà nước vẫn còn xảy ra Nhưng những NTHTT lai vội vàng sử dụng làm chứng cứ duy nhất đề buộ tội mà không so sánh, đối chiếu, phân tích sự phù hợp với những cứ khác Một khó khăn nữa trong sử dụng phương tiện chứng minh là lời khai đó là tình trạng bị can, bị cáo phản cung, người làm chứng thay đổi lời khai Có
những trường hợp dù bị can, bị cáo không hề bị bức cung nhưng khi ra toà xét xử lại một mực chối tội, rằng minh bị ép cung, bức cung, lời khai đã khai là
không phái tự bị cáo khai Chẳng hạn vụ án hiếp dâm mà Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu xét xử, bị cáo khi ra tòa đã phản cung, cho rằng nhưng bản
khai trước đó đều là do cán bộ xét hỏi sắp đặt, hôm cơ quan điều tra triệu tập cán bộ điều tra đã nói tác động làm bị cáo lo lắng và nói bị cáo viết bản đầu
thú, và bản lòi khai tự viết của bị can cán bọ điều tra cũng hướng dẫn phải
viết đúng biên bản hỏi cung trước đó nên trong phiên tòa đã gây nhiều khó
khăn cho thâm phán và kết quả là đã phải hoãn phiên tòa; người làm chứng vì
Trang 36gây khó khăn cho các CQTHTT như phải chuyền hướng điều tra, điều tra lại, điều tra bổ sung gây mắt nhiều thời gian
Có những vụ án thì các bị can đã lên kế hoạch thông đồng với nhau từ
trước khi thực hiện tội phạm để khai ra những thông tin không chính xác để đánh lạc hướng điều tra
2.1.3 Sử dụng phương tiện chứng mình là KLGD
Trong hoạt động TTHS, để giúp các CQTHTT giải quyết tốt vụ án, vai
trò của giám định tư pháp là rất quan trọng Đó là hoạt động bổ trợ, cung cấp
những chứng cứ mang tính khoa học; thông qua hoạt động giám định, tổ chức hoặc người giám định tư pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp khoa học để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự KLGĐ được rút ra là nguồn chứng cứ quan trọng Nó càng đặc biệt có giá trị,
ý nghĩa cao khi xã hội càng văn minh Vì quyền con người được nâng cao và tôn trọng, việc trừng phạt kẻ phạm tội càng đòi hỏi sự khách quan, khoa học,
chính xác, đúng pháp luật, không làm oan sai người vô tội
Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng phương tiện chứng minh này còn gặp rất nhiều khó khăn đo những quy định của luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều
bất cập Như quy định về việc giám định lại, theo khoản 2 _BLTTHS người
giám định lại phải là người khác Nhưng pháp luật giám định tư pháp 2004 thì
¡“ Việc giám định lại có thể do người giám định trước đó hoặc người giảm định khác thực hiện theo quy định cua pháp luật 16 ng” Như vậy, cùng một
vấn đề nhưng hai văn bản pháp quy lại quy định khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng
Việc giám định lại đối với trường hợp gây thiệt hại về sức khoẻ
Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy có trường hợp do nghi ngờ về
KLGĐ lần đầu về tỷ lệ thương tích của người bị hại nên các CQTHTT đã ra
quyết định trưng cầu giám định lại Nhưng như vậy, việc KUGĐ lại được tiến
Trang 37khoẻ Và kết quả là do sau một thời gian được cứu chữa kịp thời và chăm sóc chu đáo nên sức khoẻ của người bị hại có nhiều chuyển biến tích cực so với
trước nên KLGĐ lại về tỷ lệ thương tích thấp hơn rất nhiêù so với KLGĐ về tỷ lệ thương tích của KLGĐ trước Khi xét xử sẽ dẫn đến không công bằng
Có những trường hợp bị can, bị cáo lợi quy định này đã đề nghị giám
định lại, gây khó khăn và kéo dài vụ án mặc dù không có sự nghi ngờ về
KLGĐ đầu tiên và cung không thấy sự mâu thuẫn trong các KLGĐ Nhưng
như ở trên đã trình bày, việc giám định lại thường là tiến hành sau một thời
gian khá dài kể từ ngày người bị hại bị xâm hại Mà thường như vậy KLGĐ
chủ yếu gây bắt lợi cho người bị hại, và có lợi hơn cho bị can, bị cáo
Ngược lại, có những NTHTT khi thấy KLGĐ trái với nhận định của
mình, trái với chỉ đạo điều tra hoặc mâu thuẫn với lời khai nhận của bị can đã cho rằng KLGĐ sai, là không đúng, nhưng cũng không thực hiện giám định lại
Còn có những trường hợp thì quá tin vào KLGĐ Mặc dù có những KLGD thiếu cơ sở khoa học hoặc do chủ quan của giám định viên mà vẫn được điều tra viên chấp nhận và coi đó như là “ hậu quả chính thức” là “ bằng
chứng không thê chối cai” dé làm căn cứ đánh giá tính chất, mức độ của hành
vi phạm tội đã dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng
KLGĐ là một trong những phương tiện chứng minh quan trọng cần được tiến hành thân trọng và chính xác Thế nhưng vẫn có trường hợp KLGĐ
sai, không chính xác và kho khan trong KLGD Dac biệt là các KLGĐ phục
vụ cho việc giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng như: KLGĐ tài chính - kế toán, tin học, xây dựng trước những thủ đoạn gây án sử dụng đến khoa
học, công nghệ thông tin rất tỉnh vi, xảo quyệt của bọn tội phạm
Luật chưa có quy định nào về thời hạn đưa ra KLGĐ nhưng lại quy
định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử rất chặt chẽ, khắt khe đã gây nhiều khó
Trang 38Vẫn có tình trạng CQTHTT quyết định trưng cầu giám định nhưng
không có đối tượng giám định Nhất là những vụ án liên quan đến việc xâm
hại sức khoẻ như cố ý gây thương tích, tai nan giao thông nếu căn cứ vào
bệnh án thì cũng có thê đủ cơ sở đề xử lí hình sự đối với người gây ra thương
tích (theo Điều 202 Bộ luật hình sự ) Nhưng để đảm bảo tính chính xác và
khách quan trong việc giải quyết vụ án thì bắt buộc phải tiến hành giám định Nhưng do người bị hại từ chối giám định nên các CQTHTT đã rất lúng túng trong việc xác định có hay không có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Có những trường hợp cơ quan trưng càu giám định gửi mẫu đi giám
định không đủ số lượng hoặc không đảm bảo chất lượng nên giám định viên
không KLGĐ được hoặc KLGĐ sai Nhưng cũng không ít trường hợp,
CQTHTT không lấy mẫu mà lấy cả vật chứng đi giám định dẫn đến vật chứng
bị thất lạc, bị huỷ hoại, sai lệch, mất mát, hư hỏng Điều này cũng vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Có những KLGĐ còn sơ sài về chuyên môn Chắng hạn: giám định pháp y tử thi phải xác định được nguyên nhân gây ra cái chết, mô tả vết
thương nếu sâu thì sâu bao nhiêu, dài, rộng bao nhiêu bằng kích thước cụ thể, chiều hướng vết thương và có kết luận đạng vật gây nên vết thương đó
Nhưng thực tế, có trường hợp người giám định chỉ mô tả vết thương trong KLGĐ kiểu chung chung, sơ sài như: nguyên nhân cái chết là do bị đâm thấu phôi, do bị đâm sâu, rộng còn phù hợp với vật chứng thu thập được hay
không cũng rất khó đánh giá Cá biệt vẫn có trường hợp những giám định cần
tiến hành bắt buộc bằng các biện pháp, phương tiện khoa học kĩ thuật phù hợp
nhưng lại không thực hiện Như trường hợp KLGĐ về chấn động não mà
không đo điện độ não, chỉ chụp phim (X — quang ) và dựa trên lời khai của
người bị hại là do bị đánh vào đầu, đau đầu, mất ăn, mất ngủ đề kết luận tỷ lệ
Trang 39Với những KLGĐ về giám định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nhất là các
tội chiếm đoạt tài sản không phải là tiền bạc thì nhiều khi những người giám
định chỉ căn cứ vào lời khai của người bị hại để kết luận mà không cần biết
lời khai đó dung hay sai
2.1.4 Sử dụng các phương tiện chứng mình khác
Biên bản hoạt động tố tụng
Luật quy định các biên bản hoạt động tố tụng như : khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, biên bản khám xét, biên bản lấy lời khai, phải thể hiện được đầy đủ quá trình tố tụng, phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ Như vậy, biên bản hoạt động tố tụng cũng
có giá trị không nhỏ trong việc chứng minh giải quyết vụ án hình sự Nhưng hiện nay vẫn có trường hợp đo sai sót từ các biên bản hoạt động tố tụng cũng đã gây nên nhiều khó khăn và nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm sai lệch
hồ sơ vụ án, bỏ lọt tội phạm, làm oan sai người vô lội
BỊ can, bị cáo lợi dụng sai sót của các biên bản hoạt động tố tụng mà
phản biện, yêu cầu điều tra lại để kéo dài thời gian, tìm mọi cách để kéo dai thời gian tìm mọi cách đối phó, chối tội và chạy án
Có trường hợp không nhỏ NTHTT vì nhiều lý do khác nhau mà thay đổi, sửa chữa ngày tháng năm của các biên bản hoạt động tố tụng Dẫn đến
nhiều trường hợp không đủ cơ sở để giải quyết vụ án
Biên bản hoạt động tố tụng như khám xét, khám nghiệm hiện trường phải được ghi lại cụ thể, chỉ tiết, tỉ mỉ, có khái quát, mô tả Nhưng khi lập
các biên bản này những người tiến hành ttố tụng chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc như: ghi biên bản còn sơ sài, chung chung
Tài liệu, đồ vật khác trong vụ án do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp
Trang 40vật chứng, là chứng cứ Nhưng thực tiễn tình trạng ghi nhận một cách tràn lan, không có suy xét, đánh giá xem có đầy đủ các thuộc tính của chưng cứ không, mà tin tưởng ngay vào các tài liệu, đồ vật đo các cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp là khá phô biến Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc sử dụng chứng cứ phù hợp và có giá trị.Và khi ghi nhận như vậy sẽ gây ra sự rối
rắm, phưc tạp hơn trong điều tra và giải quyết vụ án
Nhưng có trường hợp, những tài liệu, đồ vật khác mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có lợi cho bị can, bị cáo mà điều tra viên lại cố
tình không ghi nhận đưa vào hồ sơ vụ án.Chi khi có kháng cáo của bị can,
bị cáo và tiến hành toà phúc thẩm, yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu đó
mới xuất hiện
2.2 Một số ý kiến đánh giá về việc sứ dụng phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự
2.2.1 Những kết quá đạt được
Các phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự được quy định khá rõ
ràng, cụ thể và chặt chẽ trong BLTTHS Việt Nam 2003 Trong Bộ luật không
chỉ đề cập đến khái niệm chứng cứ mà còn chỉ rõ chứng cứ phải được thu thập
bằng các phương tiện chứng minh theo trình tự Bộ luật quy định và nêu rõ
hoạt động sử dụng phương tiện chứng minh để thu thập chứng cứ như: yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp tài liệu, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án; những NTGTT, cơ quan tổ chức hoặc bất kỳ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án(Điều 65); việc lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dan su, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 68, 69, 70); hỏi cung bị can (Điều 131); lấy lời khai của người làm chứng (Điều 135);
khám nghiệm hiện trường (Điều 150); khám nghiệm tử thi (Điều 151)
BLTTHS còn quy định khá cụ thể các biện pháp ghi nhận, thu giữ