1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

58 582 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Nếu như hiểu chứng minh trongđời sống thường ngày như chứng minh trong một cuộc tranh luận để bảo vệ ý kiếncủa một cá nhân hay một nhóm người, chứng minh khi phát biểu trong một diễnđàn…

Trang 1

MỤC LỤC GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM. 6

1.1 Khái niệm nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 6

1.1.1 Khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự 61.1.2 Khái niệm nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 8

1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 10

1.2.1 Đặc điểm về chủ thể: 10

1.2.2 Đặc điểm về đối tượng chứng minh 14

1.3 Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 15

1.4 Sơ lược quá trình phát triển các quy định về nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 18

1.4.1 Giai đoạn trước năm 1945 181.4.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1989 201.4.3 Giai đoạn từ 1990 đến 2004 21

CHƯƠNG 2: CÁC CHỦ THỂ CÓ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH THEO PHÁP

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH. 23

2.1 Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự là nguyên đơn yêu cầu và bị đơn phản tố 24

2.2 Nghĩa vụ chứng minh của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.32

Trang 2

2.3 Nghĩa vụ chứng minh của cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 34

2.4 Nghĩa vụ chứng minh của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự 35

2.4.1 Nghĩa vụ chứng minh của người đại diện 352.4.2 Nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự 37

CHƯƠNG 3: THỰC TIẾN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG

3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 40

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 44

3.2.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong tố

tụng dân sự 44 3.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu nếu không đảm bảo được tính khả thi trongthực tế thì cũng không phát huy được hiệu quả Để đảm bảo hiệu lực của pháp luậtngoài yêu cầu về kỹ thuật xây dựng cũng như yêu cầu về nội dung trong việc banhành các văn bản pháp luật thì việc thực hiện và áp dụng pháp luật cũng đóng mộtvai trò quan trọng Trong đó phải kể đến việc nhanh chóng giải quyết các vụ án dân

sự một cách chính xác, đúng đường lối chính sách, đúng pháp luật là một yêu cầucấp thiết để bảo vệ quyền lợi của các đương sự, củng cố niềm tin của quần chúngvào sự công minh của pháp luật, đồng thời giáo dục và nâng cao ý thức pháp luậtcho người dân

Để giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án dân sự thì một trong những yếu

tố quan trọng cần phải quán triệt là Tòa án nhân dân phải thực hiện tốt việc xácminh, đánh giá chứng cứ và những người tham gia tố tụng phải thực hiện tốt nghĩa

vụ chứng minh của mình

Các quyền lợi ích hợp pháp của công dân khi bị vi phạm hay tranh chấp thì

họ có quyền khởi kiện (hoặc được tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung) để yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích đó cho họ Nhưng “quyền của công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân” (Hiến pháp năm 1992) Cho nên, khi yêu cầu

khởi kiện đặt ra thì gắn liền với nó là nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ để chứngminh cho yêu cầu đó là đúng đắn

Trong thực tế hiện nay, do chưa nắm vững và chưa thực hiện tốt nghĩa vụchứng minh của các chủ thể tham gia tố tụng dân sự dẫn đến việc giải quyết vụ ándân sự chưa nhanh chóng, chính xác, còn dây dưa kéo dài, nhiều khi gây ra nhữngbất đồng trong nội bộ nhân dân

Trang 4

Xuất phát từ những lý do trên, em xin mạnh dạn chọn đề tài “Nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” cho Khóa luận tốt nghiệp

của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các quy địnhcủa Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nghĩa vụ chứng minh cũng như thực tiễnthực hiện nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong quá trình giải quyết các vụviệc dân sự, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

về nghĩa vụ chứng minh hiện nay

Để đạt được mục đích đó, Khóa luận đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân

sự Việt Nam

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nghĩa

vụ chứng minh để làm rõ và có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ phải thựchiện trong tố tụng của các chủ thể có nghĩa vụ, mà đặc biệt là các đươngsự

- Nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụchứng minh trong tố tụng dân sự, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoànthiện pháp luật dựa trên các cơ sở lý luận vững chắc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng được nghiên cứu: là các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh theo

quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: với phạm vi của một Khóa luận tốt nghiệp và với yêu

cầu của đề tài nghiên cứu là: nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự

Trang 5

Việt Nam, vì vậy tác giả nghiên cứu chuyên sâu về các chủ thể có nghĩa vụ chứngminh trong tố tụng dân sự trong phạm vi các quy định của pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam hiện hành Nhằm làm nổi bật các chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh và

họ chứng minh bằng cách nào

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về Nhà nước và pháp luậtcủa chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp được sử dụng trong Khóa luận là phương pháp nghiên cứukhoa học chuyên ngành được sử dụng như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh,chứng minh, tổng hợp

5 Tình hình nghiên cứu

Nghĩa vụ chứng minh là một quy định rất cụ thể và rõ ràng, có phạm vikhông rộng, chỉ tập trung vào các chủ thể có nghĩa vụ Cho đến nay đã có một sốcông trình nghiên cứu liên quan đến nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự ở

những khía cạnh khác nhau như: “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự” (Trần Anh Tuấn, luận văn tốt nghiệp năm 1992); “ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự” (Phan Hữu Thư, Tạp chỉ Dân chủ và Pháp luật, số 9/1998); “ Xác định vị trí tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự” (LS Nguyễn Thế Giai, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

9/2000)…

Ở những khía cạnh khác nhau, việc nghiên cứu lý luận về nghĩa vụ chứngminh trong pháp luật tố tụng dân sự đã được một số tác giả đề cập đến, tuy nhiênmới chỉ dừng lại ở những mảng vấn đề chung chung, chưa tiếp cận sâu vào chủ thể

có nghĩa vụ chứng minh và chủ yếu khai thác nghiên cứu theo quy định của Pháp

Trang 6

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 Vì vậy, vấn đề đặt ra là cầnnghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logic vềnghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TRONG TỐ

TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Giáo dục thì: “Chứng minh là dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng”[1, tr.178] Còn theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng giải thích: “Chứng minh là làm cho thấy rõ có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ”[2, tr.192] Vậy nhìn

chung chứng minh được hiểu là việc làm rõ một điều gì đó là có thật, là đúng

Trong tố tụng dân sự, khi một vụ án dân sự cụ thể phát sinh thì mục đích đặt

ra là phải giải quyết đúng đắn vụ án đó Trong quá trình giải quyết vụ án, Toàn ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và những người tham gia tố tụng phải thực hiệnnhiều hoạt động tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự đó Một trongnhững hoạt động quan trọng mang tính chất quyết định đến việc giải quyết đúngđắn, khách quan vụ án là hoạt động chứng minh Nếu như hiểu chứng minh trongđời sống thường ngày như chứng minh trong một cuộc tranh luận để bảo vệ ý kiếncủa một cá nhân hay một nhóm người, chứng minh khi phát biểu trong một diễnđàn… thì trong tố tụng dân sự, chứng minh cũng là một dạng hoạt động khônggiống hoàn toàn như một hoạt động trong đời thường, mà là hoạt động tố tụng, cụthể là hoạt động sử dụng chứng cứ với mục đích khôi phục lại trước Tòa án sự thậtkhách quan của vụ việc dân sự đã xảy ra với những nét chính xác và tỷ mỉ nhất cóthể có, qua đó Tòa án có thể khẳng định có hay không có các sự kiện, tình tiếtkhách quan làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của các bên đương sựtrong vụ việc dân sự

Trang 8

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự Bảnchất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗxác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làmcho mọi người thấy rõ là có thật, là đúng với thực tế Do đó, các phương thức màcác chủ thể sử dụng để chứng minh rất đa dạng Nhưng để thực hiện được mụcđích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ rađược tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa xác định rõ các sự kiện, tình tiếtcủa vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự Chứng minh

là biện pháp duy nhất để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc Thông qua hoạtđộng chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ cáctình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết Đối với các đương sự, chứngminh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

họ, trên cơ sở đó thuyết phục Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích đó Trước Tòa án,nếu đương sự không chứng minh được thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽkhông được Tòa án bảo vệ Trên thực tế, Tòa án có thể sai lầm trong việc xác định,đánh giá chứng cứ, Tòa án không làm sáng tỏ được các tình tiết của vụ việc dân sự

và điều đó dẫn đến việc giải quyết không đúng với sự thật, đương sự không đượcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việcgiải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm chođương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình Trong quá trình tham gia

vụ án, các chủ thể bằng những hành vi tố tụng cụ thể để chứng minh cho sự thậtkhách quan của vụ án Sự thật khách quan đó là một chân lý cần được xác định.Các chủ thể tham gia hoạt động chứng minh với địa vị tố tụng khác nhau nên thựchiện các hành vi khác nhau trong phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật tố tụngcho phép Quá trình chứng minh được chia ra làm các giai đoạn: cung cấp chứng

Trang 9

cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ Các giai đoạn này có quan hệ mậtthiết với nhau, giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau, tổng hợp thành một thểthống nhất trong hoạt động chứng minh của các chủ thể.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa về chứng minh trong tố tụng dân

sự như sau: “Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng

cứ để xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự”.

1.1.2 Khái niệm nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Để hiểu được đầy đủ và chính xác về nghĩa vụ chứng minh thì vấn đề trước

tiên là phải nhận thức sâu sắc về hai từ “ nghĩa vụ” Theo từ điển tiếng Việt, “nghĩa

vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác”[1, tr.299] Như vậy, dù muốn hay không muốn thì người có nghĩa vụ

vẫn phải thực hiện một việc làm nhất định thuộc phạm vi nghĩa vụ của mình Haynói cách khác việc thực hiện nghĩa vụ nằm ngoài ý chí chủ quan của chủ thể Trongcuộc sống hàng ngày, mỗi người với mỗi vị trí, vai trò khác nhau trong xã hội lạiđảm nhận một nghĩa vụ khác nhau trong những mối quan hệ khác nhau Đối vớicác quan hệ trong dân sự thì vấn đề nghĩa vụ lại càng được đặt ra nhiều hơn đối vớimỗi chủ thể tham gia Nghĩa vụ là một tiểu phần quan trọng của Luật dân sự Việcđịnh nghĩa về nghĩa vụ tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều rắc rốiriêng trong pháp luật Việt Nam Tuy nghĩa vụ có lẽ được hiểu không khác nhau vềmặt nội dung nhưng nó lại được định nghĩa đôi khi khác nhau không chỉ về ngôn từ

mà cả từ xuất phát điểm Việc làm rõ định nghĩa về nghĩa vụ có ích cho việc hiểu

rõ hơn các nguồn gốc của nghĩa vụ (hay căn cứ phát sinh nghĩa vụ) Trong Bộ luật

dân sự 2005 định nghĩa: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực

Trang 10

hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” (Điều 280) Định nghĩa này đã nhắc tới các bên trong

quan hệ nghĩa vụ và liệt kê các “đối tượng” của nghĩa vụ Từ định nghĩa về nghĩa

vụ dân sự như trên ta thấy xuất phát từ bản chất của nghĩa vụ dân sự là quyền yêucầu, cho thấy nghĩa vụ dân sự có các đặc điểm quan trọng sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý Đặc điểm này nói lên sự cưỡng

chế thi hành của pháp luật đối với nghĩa vụ và phân biệt nó với nghĩa vụ tự nhiên

Nó bao gồm hai thành tố là: được pháp luật công nhận và có giá trị cưỡng bức thihành

Thứ hai, nghĩa vụ là một quan hệ đối nhân (quyền đối nhân) Có nghĩa là

quyền của trái chủ chỉ được thi hành đối với người thụ trái chứ không được thihành trên bất kỳ tài sản nào, có nghĩa là trái chủ chỉ có thể yêu cầu người thụ tráithực hiện nghĩa vụ

Như vậy, nghĩa vụ trong dân sự trước hết được hiểu là một nghĩa vụ pháp lý,

nó được đặt ra đối với một bên chủ thể nhất định nhằm thực hiện những công việcnhất định đối với bên chủ thể có quyền Trong dân sự, nghĩa vụ được nhắc đến đốivới bên có nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự Về bản chất, thì nghĩa vụ trong dân

sự không khác gì so với nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, nó đều là nghĩa vụ phải thựchiện một công việc nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của bên có quyền Bởi vậy,nghĩa vụ chứng minh trong hoạt động tố tụng dân sự cũng không nằm ngoài cáchhiểu đó Có khác chăng chỉ là nghĩa vụ trong dân sự là nghĩa vụ của bên có nghĩa

vụ với bên có quyền trong một giao dịch dân sự mà họ thỏa thuận với nhau; cònnghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là nghĩa vụ của một cá nhân, hay cơquan tổ chức phải làm một công việc nhất định (công việc chứng minh) trước cơquan tố tụng nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ pháp luật, cóxảy ra trên thực tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Nói cách

Trang 11

khác, nếu như quyền chứng minh là khả năng của các chủ thể chứng minh bằnghành vi tố tụng của mình tham gia vào hoạt động chứng minh và việc thực hiệnquyền chứng minh do các chủ thể chứng minh quyết định, thì nghĩa vụ chứng minhbao gồm những hành vi tố tụng nhất định trong hoạt động chứng minh mà các chủthể chứng minh bắt buộc phải tiến hành hoặc không được tiến hành theo quy địnhcủa pháp luật Trong trường hợp nghĩa vụ chứng minh bị vi phạm, chủ thể vi phạmphải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

1.2.1 Đặc điểm về chủ thể

Vụ án dân sự giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung có vi phạm hay tranhchấp trong nội bộ nhân dân Do đó, trong vụ án dân sự, các đương sự có quyền tựđịnh đoạt (Điều 5 BLTTDS) Gắn liền với quyền tự định đoạt đó là nghĩa vụ chứngminh của đương sự Quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của đương sự làđiểm cơ bản để phân biệt họ với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự Trong vụ án dân

sự, trước hết đương sự phải đưa ra những bằng chứng chứng minh những quyền lợicủa mình.Trong trường hợp cơ quan, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, họ

có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh yêu cầu khởi kiện của họ là đúng đắn

và có căn cứ; người đại diện cho đương sự nếu có yêu cầu cũng có nghĩa vụ chứngminh cho yêu cầu đó; người bảo vệ quyền lợi cho đương sự tuy không tự đề ra yêucầu những có nghĩa vụ phải chứng minh cho yêu cầu của đương sự Đó là nghĩa vụchứng minh của các đương sự và nếu họ không chứng minh được thì sẽ không bảo

vệ được quyền lợi của mình

Từ những điều phân tích ở trên cho thấy nghĩa vụ chứng minh trong tố tụngdân sự thuộc về chủ thể có yêu cầu trong vụ án dân sự, chủ thể nào có yêu cầu thìphải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng với thực

tế khách quan Nếu không thực hiện được nghĩa vụ đó, tức là chủ thể đã tự mình

Trang 12

tước đi cơ hội được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho mình và phải tự mìnhgánh chịu rủi ro Điều này khác hoàn toàn với chủ thể có nghĩa vụ chứng minhtrong hoạt động tố tụng hình sự Đối với tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minhthuộc về cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hình sự đó Vụ án hình

sự giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và kẻ tội phạm Khi một người thực hiệnmột hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định thì sẽ phát sinh mộtquan hệ pháp luật giữa họ với Nhà nước Về mặt pháp lý, các quan hệ xã hội phátsinh do việc thực hiện một tội phạm được coi là những quan hệ pháp luật hình sự.Trong quan hệ pháp luật hình sự, có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau:

Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách làngười bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội Nhà nước có quyền truy tố,xét xử kẻ phạm tội, buộc kẻ phạm tội phải chịu những hình phạt nhất định tươngxứng với tính chất mức độ của tội phạm mà họ đã gây ra Mặt khác, với tư cách làngười duy trì công lý, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền lợi hợp phápcủa kẻ phạm tội Trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quyền chủ thểcủa Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự do các cơ quan đại diện của nó thựchiện Đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

Thứ hai, người phạm tội - người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bịLuật hình sự coi là tội phạm có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế màNhà nước áp dụng đối với mình và mặt khác họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nướcđảm bảo các quyền lợi hợp pháp của mình

Như vậy, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vitội phạm thì trách nhiệm của họ là trách nhiệm trước Nhà nước chứ không phải làtrách nhiệm trước bên kia Do đó, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự không cóquyền tự định đoạt mà việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thuộc về cơ quan tiếnhành tố tụng Nhà nước muốn khẳng định một hành vi nào đó là tội phạm và chủ

Trang 13

thể thực hiện hành vi đó là có tội thì Nhà nước phải chứng minh, trách nhiệmchứng minh tội phạm của bị can, bị cáo thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng: cơquan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vôtội.

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định chủ thể có nghĩa vụ chứngminh trong tố tụng dân sự không thuộc về cơ quan Nhà nước, mà thuộc về các chủthể tham gia tố tụng (gồm có đương sự, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự; cơquan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác).Còn trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minh không thuộc về bị can, bị cáo màthuộc về phía cơ quan tiến hành tố tụng Giải thích cho đặc điểm này, cũng như giảithích cho sự khác biệt trên ta có thể đi từ bản chất của hành vi trong tố tụng:

Trong tố tụng dân sự, các tranh chấp, yêu cầu chủ yếu phát sinh từ các quan

hệ dân sự giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau Chính tính chấtbình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quyền tựđịnh đoạt của các chủ thể này đã tạo nên sự khác biệt cơ bản của nghĩa vụ chứngminh trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự Trong tố tụng dân sự, đương sự cóquyền tự định đoạt, tức là đương sự sẽ tự quyết định về quyền, lợi ích của mình vàlựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó Quan hệ dân sự làquan hệ riêng tư của các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết là chủ yếu vàchỉ khi các bên không tự giải quyết được thì họ cũng tự quyết định có yêu cầu Nhànước hỗ trợ hay không Hơn nữa, các bên đương sự là chủ thể của quan hệ phápluật tranh chấp hoặc là người đưa ra yêu cầu, họ là người hiểu rõ vụ việc của mìnhnhất, biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp Họ thường biết rõ các tàiliệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì và đang ở đâu Bêncạnh đó, khi khởi kiện cũng như khi đưa ra yêu cầu phản tố, bao giờ đương sự cũng

là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ra những lý lẽ để chứng minh, bênh

Trang 14

vực cho quyền lợi của mình Do đó, khi các bên đã đưa việc tranh chấp của họ ratòa, thì Tòa án chỉ là người trọng tài giúp các bên giải quyết tranh chấp một cáchkhách quan và đúng pháp luật chứ Tòa án không thể làm thay, chứng minh thaycho đương sự với những yêu cầu của họ Còn đối với hoạt động tố tụng hình sự thìtrước hết do tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thểquan trọng được Luật hình sự bảo vệ bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế

và sở hữu xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tàisản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vựckhác của trật tự pháp luật xã hội Chủ nghĩa (tính nguy hiểm cho xã hội của tộiphạm); thứ hai, việc chứng minh tội phạm là rất khó khăn, phức tạp, bởi lẽ kẻ phạmtội bao giờ cũng tìm cách xóa bỏ dấu vết, che dấu, tiêu ủy công cụ, phương tiện, lẩntránh sự phát hiện của các cơ quan pháp luật Mặt khác, bản án mà Tòa án tuyên có

ý nghĩa quyết định số phận chính trị, pháp lý của một con người, người bị kết án cóthể bị tước đi những quyền và lợi ích thiết thân như quyền tự do, quyền chính trị,quyền sở hữu, thậm chí cả quyền sống của họ Đồng thời một hành vi xảy ra trênthực tế chưa thể khẳng định được có phải là hành vi phạm tội hay không, mà việckhẳng định phải là một quá trình dựa trên những căn cứ vững chắc

Xuất phát từ những lý do trên, để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị xử lýđúng pháp luật, không kết tội oan, thì việc chứng minh tội phạm phải là một quátrình do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm với những nhiệm vụ - quyền hạntheo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Tóm lại, trong vụ án dân sự nghĩa vụ chứng minh thuộc về những ngườitham gia vụ án dân sự Trong quá trình chứng minh trước hết những người tham gia

vụ án dân sự phải tự mình cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hay phảnyêu cầu mà họ đưa ra Tòa án nhân dân chỉ đứng ra với tư cách là cơ quan trung

Trang 15

gian, hòa giải Tòa án không phải chứng minh thay cho yêu cầu của đương sự màtrách nhiệm của Tòa án là xem xét chứng cứ mà những người tham gia vụ án dân

sự đã cung cấp và nếu cần thì tự mình thu thập thêm chứng cứ để làm sáng tỏ sựthật khách quan của vụ án Còn trong vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh tội phạmhoàn toàn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng , bị can, bị cáo không có nghĩa vụchứng minh rằng mình vô tội

1.2.2 Đặc điểm về đối tượng chứng minh

Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụviệc dân sự, và là cơ sở giải quyết vụ việc dân sự Các quan hệ cần giải quyết trong

vụ việc dân sự rất đa dạng nên các tình tiết, sự kiện cần phải xác định trong các vụviệc dân sự cụ thể rất phong phú Do vậy, trong quá trình giải quyết, Tòa án phảixác định những tình tiết, sự kiện nào cần phải chứng minh Để xác định được đốitượng chứng minh của mỗi vụ việc dân sự, Tòa án phải dựa trên yêu cầu hay phảnđối yêu cầu của đương sự Đương sự dựa vào tình tiết, sự kiện nào để có yêu cầu,hay phản đối yêu cầu Nói tóm lại, đối tượng chứng minh bao gồm những tình tiết,

sự kiện khẳng định của bên có yêu cầu và tình tiết, sự kiện có tính phủ định của bênphản lại yêu cầu liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định trong việc giải quyết vụviệc dân sự

Ngoài đối tượng chứng minh bao gồm các sự kiện phải chứng minh như đãphân tích ở trên, BLTTDS quy định tại Điều 80 về những tình tiết sự kiện có tính rõràng thì không phải chứng minh như: tình tiết, sự kiện mọi người đều biết; nhữngtình tiết sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quanNhà nước có thẩm quyền; những tình tiết, sự kiện được ghi trong văn bản đượccông chứng, chứng thực hợp pháp Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đềubiết thì không phải chứng minh Tuy nhiên, tất cả các tình tiết, sự kiện không phảichứng minh phải được Tòa án thừa nhận

Trang 16

Để giải quyết được các vụ việc dân sự theo quy định taị Khoản 1, 2 Điều 79BLTTDS, đương sự phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là hợppháp Đương sự phản đối yêu cầu của người khác phải chứng minh sự phản đối đó

là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệlợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người khác phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện,yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

1.3. Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Thứ nhất, việc quy định nghĩa vụ chứng minh chỉ đích danh các chủ thể có

nghĩa vụ (đó là các đương sự gồm: nguyên đơn khởi kiện, bị đơn phản tố, người cóquyền và lợi ích liên quan; các cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác…), có ý nghĩa quyết định đến việc quyền lợi củacác chủ thể, quyền và lợi ích của họ có được đảm bảo hay không là phụ thuộc vàochính sự nỗ lực thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể đó Khi các tranhchấp dân sự xảy ra thì tính lợi ích trong đó được thể hiện rất rõ ràng, các đương sựtham gia là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của mình Chính yếu tố lợi ích này sẽ

là động lực hình thành và phát triển tính chủ động, nhanh chóng của đương sựtrong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Do vậy, việc quy định nghĩa

vụ chứng minh thuộc về các chủ thể trên đã khai thác triệt để khả năng của các chủthể đó trong hoạt động chứng minh Vì hơn ai hết, chính các đương sự là ngườihiểu rõ nhất các vấn đề xảy ra xung quanh vụ án, các đương sự là người đã chứngkiến, hoặc nắm giữ các chứng cứ quan trong góp phần làm sáng tỏ vụ việc Mặtkhác, việc xác định nghĩa vụ chứng minh, tự mình cung cấp chứng cứ thuộc về cácđương sự nhằm mục đích để các đương sự cân nhắc, tính toán kỹ khi đưa ra các yêucầu và ràng buộc trách nhiệm của các bên khi đưa ra yêu cầu của mình, vì nếu đưa

Trang 17

ra yêu cầu mà không đưa ra được các chứng cứ để chứng minh thì các chủ thể đó sẽkhông bảo vệ được quyền lợi của mình, đồng thời cũng không thể ràng buộc Tòa

án trong việc giải quyết yêu cầu

Thứ hai, chính từ việc khai thác triệt để khả năng của các chủ thể trong việc

cung cấp chứng cứ, mà quy định về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự còn

có ý nghĩa quyết định sự thành công trong việc giải quyết vụ việc dân sự Bởi nghĩa

vụ chứng minh của đương sự trước tiên bao gồm các nghĩa vụ cung cấp chứng cứ,đây là hoạt động khởi nguồn quyết định tới các hoạt động khác Theo đó, khiđương sự đưa ra yêu cầu mà không có bất kỳ bằng chứng, lý lẽ nào chứng minhcho quyền lợi hợp pháp của mình thì Tòa án sẽ từ chối thụ lý vụ kiện và vì vậykhông làm phát sinh bất cứ một hoạt động tố tụng nào tiếp theo Đây cũng chính làđặc điểm đặc trưng nhất của tố tụng dân sự Có thể khẳng định, sự thành công trongviệc giải quyết vụ việc dân sự trước hết phụ thuộc vào các chứng cứ, tài liệu mà cácđương sự cung cấp Chứng cứ càng đầy đủ, chính xác thì vụ kiện càng được giảiquyết nhanh chóng, công bằng và hợp lý

Thứ ba, việc quy định nghĩa vụ cụ thể có ý nghĩa tránh được sự đùn dẩy

trách nhiệm giữa cơ quan tiến hành tố tụng (cụ thể là những người có thẩm quyềntiến hành tố tụng) và người tham gia tố tụng

Nếu như theo quy định tại các Pháp lệnh trước kia, như PLTTGQCVADS,PLTTGQCVAKT, và PLTTGQCTCLD thì mỗi đương sự, tổ chức xã hội khởi kiện

vì lợi ích chung có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởikiện của mình, phía đương sự đối lập cũng có thể đưa ra chứng cứ để yêu cầu lạiđối với đương sự bên kia và việc phản đối của mình đối với yêu cầu của đương sựđối lập Tùy theo trình độ, năng lực của mỗi đương sự mà họ có thể tự mình hoặcnhờ luật sư hay thông qua người đại diện thu thập chứng cứ để chứng minh trướcTòa án Bên cạnh đó, Tòa án có quyền chủ động hoàn toàn trong việc thu thập

Trang 18

chứng cứ khi cần thiết Có thể nhận thấy, theo các quy định về nghĩa vụ chứngminh của các đương sự tại các Pháp lệnh trên thì nghĩa vụ chứng minh của đương

sự rất mờ nhạt Ngược lại, sự hỗ trợ của Tòa án đối với nghĩa vụ chứng minh củađương sự gần như tuyệt đối Khi Tòa án xét thấy cần thiết thì Tòa án có quyền vàtrách nhiệm thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc đượcchính xác Quy định này được ban hành trong điều kiện đất nước ta vừa thoát khỏinền kinh tế bao cấp, sự hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp, sự ảnh hưởngcủa truyền thống tố tụng xét hỏi còn rất lớn, chính những quy định này đã dẫn đến

hệ quả là Tòa án vừa “ điều tra”, vừa “xét xử” Điều này dẫn đến tình trạng Tòa án

làm thay đương sự và gây ra sự nghi ngại trong xã hội về tình trạng Tòa án vừa

“đá bóng” vừa “ thổi còi”[15, tr.10].

Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự đã có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn

về chủ thể có nghĩa vụ chứng minh, một mặt tạo ra tính tự chịu trách nhiệm từ phíađương sự, mặt khác giảm công việc của Tòa án trong điều kiện các tranh chấp dân

sự, kinh doanh, thương mại, lao động gia tăng về số lượng và ngày càng phức tạp

Như vậy, từ những quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụngdân sự như: chỉ ra các chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh, cách thức họ thực hiệnnghĩa vụ chứng minh…, đã mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn cho hoạt độnggiải quyết nhanh chóng các vụ việc dân sự, giảm gánh nặng cho Tòa án, đồng thờitạo điều kiện cho các bên đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ phải làm để bảo

vệ cho quyền lợi của chính họ Những quy định cụ thể ấy góp phần tránh đượcnhững xung đột về nghĩa vụ giữa các chủ thể, hay nói cách khác là định hướng chocác bên chủ thể cần phải chủ động làm những gì để bảo vệ cho chính họ

1.4. Sơ lược quá trình phát triển các quy định về nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Trang 19

Pháp luật là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng được hình thành trên

cơ sở hạ tầng xã hội tương ứng Pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu nhất để giai cấpthống trị thực hiện quyền làm chủ của mình, định hướng và duy trì sự ổn định xãhội Vì vậy, qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau với sự hình thành, tồn tại và suyvong của nhiều chế độ chính trị, bản chất của Nhà nước là khác nhau nên các quyđịnh liên quan đến nghĩa vụ của người dân nói chung và nghĩa vụ chứng minh củađương sự trong hoạt động tố tụng dân sự nói riêng cũng không giống nhau

1.4.1 Giai đoạn trước năm 1945.

Năm 1884, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, chấm dứt thời kỳ xãhội Việt Nam “thuần” phong kiến chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến.Chế độ phong kiến qua đi nhưng vẫn để lại những dấu vết đậm nét về hoạt động lậppháp với nhiều bộ luật khác nhau nhưng có quy mô và hoàn thiện nhất vào lúc bấygiờ phải kể đến ba bộ luật lớn là Quốc Triều Hình Luật (nhà Lê thế kỷ XV), QuốcTriều Khám Tụng Điều Lệ (thế kỷ XV – XVIII), Hoàng Việt Luật Lệ (luật GiaLong) Do mang ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến nên các bộ luật nàymang tính chất hà khắc, vai trò của con người, của công dân, của đương sự khôngđược đề cao, thủ tục xét hỏi, thẩm vấn được quy định phổ biến, các chế tài áp dụngmang tính chất hình sự Vấn đề về nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứngminh trong vụ kiện dân sự được quy định một cách tản mạn và không rõ rang, nóchỉ được nhắc đến một cách rõ ràng trong việc chứng minh yêu cầu của mình bằngcách cung cấp chứng cứ trong những vụ việc cụ thể, nếu khi yêu cầu giải quyết màđương sự không đưa ra được bằng chứng thì quan xét xử sẽ bác bỏ đơn kiện

Bằng hai bản Thỏa ước ngày 5/6/1882 cắt đứt miền Nam bao gồm 6 tỉnh đểsáp nhập vào lãnh thổ pháp gọi là Nam Kỳ, Thỏa ước ngày 6/6/1884 biến miền Bắc

và miền Trung thành lãnh thổ bảo hộ của Pháp và đạo dụ năm 1898 của Hoàng đếĐồng Khánh nhượng 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng thành đấtnhượng địa cho Pháp, Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp đô hộ Khi đến nước

Trang 20

ta chúng thiết lập một chế độ đô hộ hà khắc nhằm bóc lộ và vơ vét của cải đặc biệtthông qua hai cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn Nhằm phục vụ cho mưu đồcủa mình chúng thay đổi nước ta thành một nước thực dân nửa phong kiến Việcđầu tiên là ban hành các bộ luật nhằm ổn định tình hình trong nước, thiết lập sự đô

hộ Liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự, trong giai đoạn này chúng ban hànhmột số bộ luật khác nhau như Bộ dân sự tố tụng Nam Kỳ năm 1910, Bộ dân sự tốtụng Bắc kỳ năm 1917, Bắc kỳ pháp viện biên chế năm 1921, Bộ luật dân sự,thương sự tố tụng bắc kỳ năm 1921, và Bộ Hộ sự và thương sự Trung Kỳ năm1942… Các bộ luật này mang tư tưởng phong kiến và dựa trên khuôn mẫu của Bộluật dân sự Pháp 1807 Trong giai đoạn này, quyền con người, quyền công dânkhông được để ý đến các quy định tố tụng chủ yếu là tạo điều kiện cho hoạt độngbóc lột của thực dân nên nghĩa vụ chứng minh của đương sự không được quan tâmnhằm duy trì sự bất bình đẳng

1.4.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – nhà nước dân chủ đầu tiên

ở khu vực Đông Nam á được thành lập Đánh dấu sự thay đổi toàn diện về mọi mặttrong đời sống xã hội, trong lĩnh vực tư pháp, tố tụng

Ngày 10/10/1945 Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho tạm thờigiữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ mà không trái với bản chất của Nhà nướccách mạng Tuy nhiên, Sắc lệnh trên chỉ đề cập đến việc cho áp dụng các quy phạmpháp luật nội dung của chế độ cũ mà không không đề cập đến việc có cho tiếp tục

áp dụng các quy định về hoạt động tố tụng hay không Tiếp theo đó, Nhà nước banhành nhiều quy định khác nhau liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự ở nhiều vănbản pháp luật khác nhau như Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức các Tòa

án và các ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh 15/SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩmquyền của Tòa án các cấp, Sắc lệnh 112/SL ngày 28/6/1946 bổ xung Sắc lệnh số

15, Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Sắc

Trang 21

lệnh 159/SL ngày 7/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn … các quy định về nghĩa vụchứng minh của đương sự được quy định khá nhiều thể hiện sự quan tâm của Nhànước và vai trò của nhân dân ngày càng được chú trọng

Tại Thông tư số 06 – TATC ngày 25/2/1974 hướng dẫn điều tra trong tố tụng

dân sự quy định “Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình …trong điều kiện hiện nay, trình độ hiểu biết pháp luật và trình độ văn hóa của đại đa số các đương sự còn thấp, các đơn kiện và lời trình bày của họ không rõ ràng và đầy đủ, cho nên các tòa án phải tích cực giúp đỡ cho các đương sự hiểu rõ những quyền lợi hợp pháp của họ để họ có thể đề xuất được những yêu cầu và giúp cho họ biết

đề xuất những chứng cứ để chứng minh” Quy định này đã đưa đương sự về vị trí

trung tâm của hoạt động tố tụng, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu,giúp đỡ đương sự hiểu biết pháp luật và có thể đưa ra được những yêu cầu chínhđáng cũng như hỗ trợ họ thu thập chứng cứ để chứng minh

Trong bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông

tư số 96 – NC/PL ngày 8/2/1977 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Để bảo

vệ quyền lợi của mình các đương sự có nhiệm vụ đề xuất chứng cứ nhưng tòa án nhân dân không được phép chỉ dựa vào lời khai của đương sự và những giấy tờ mà

họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ sự thật” Mặc dù đương sự có quyền đề xuất những chứng cứ chứng

minh cho yêu cầu của mình nhưng Tòa án với vị trí của cơ quan xét xử không đượcthiên vị bất cứ bên nào mà phải xem xét một cách toàn diện cũng như tìm mọi biệnpháp để có thể làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án bảo vệ quyền lợi của cácbên

1.4.3 Giai đoạn từ 1990 đến 2004

Năm 1989 được đánh dấu bằng sự ra đời của PLTTGQCVADS, tiếp theo đó

là PLTTGQCVAKT năm 1994 và PLTTGQCTCLĐ năm 1996 Đây là ba Pháp

Trang 22

lệnh tiền thân của BLTTDS hiện nay, nó đã bước đầu khắc phục được tính chất tảnmạn của các quy phạm pháp luật, chu trình tự giải quyết vụ việc về những văn bảnthống nhất và có giá trị cao Tuy nhiên, ba Pháp lệnh này lại mang tính chất chungchung định hướng, các quy định còn chưa thực sự rõ ràng, vẫn chưa thể thống nhấtcác vụ việc đân sự về một trình tự thủ tục chung gây khó khăn cho đương sự và tòa

án Về nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong các vụ việc dân sự được quy địnhtrong ba Pháp lệnh này còn chưa nhiều và thiếu đi cơ chế bảo đảm do vẫn tồn tạithủ tục điều tra giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, hay nói cách khác, trong giaiđoạn này, vai trò chứng minh vẫn chủ yếu thuộc về Tòa án

Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đã được quy định thành một nguyên tắc

cụ thể“Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 3 PLTTGQCVAKT) nguyên tắc này đã tạo cơ sở quan trọng

để đương sự chủ động thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình Các quyền vànghĩa vụ liên quan đến hoạt động chứng minh của đương sự đã được cụ thể hóa tạiĐiều 20, theo đó đương sự có quyền thu thập chứng cứ, có quyền cung cấp nhữngchứng cứ đó cho Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có quyềnđược biết về các tài liệu, chứng của của đương sự khác cũng như được sao chép cáctài liệu đó Đồng thời là quyền thì đây cũng là nghĩa vụ của đương sự

Nói tóm lại, vấn đề chứng minh trong giai đoạn từ 1989 đến trước khiBLTTDS 2004 có hiệu lực còn có nhiều hạn chế do sự nhận thức chưa đúng đắntrên cơ sở của một nền kinh tế, xã hội kém phát triển, các giao lưu dân sự còn đơngiản, tranh chấp diễn ra không nhiều với độ phức tạp không cao Với những hạnchế chung về chứng minh, ba Pháp lệnh không đề cao vai trò chứng minh củađương sự cũng như không tạo điều kiện để đương sự có thể thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ chứng minh của mình

Chỉ từ khi BLTTDS 2004 ra đời thì nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân

sự mới thực sự đưa quy định một cách rõ ràng nhất, đảm bảo được quá trình xét xử

Trang 23

các vụ án dân sự được diễn ra nhanh chóng, bảo vệ được quyền và lợi ích chínhđáng của các bên.

CHƯƠNG 2 CÁC CHỦ THỂ CÓ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH THEO PHÁP LUẬT TỐ

TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Trong quá trình chứng minh, các chủ thể tham gia vào hoạt động chứng minhvới những vị trí tố tụng khác nhau Hành vi tố tụng của mỗi chủ thể được quy địnhbởi vị trí tố tụng của họ, vì vậy chủ thể chứng minh thực hiện những hành vi tốtụng của mình trong phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật tố tụng dân sự chophép Các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm: các đương sự(nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan), người đại diện củađương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; các cơ quan, tổchức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của người khác, người làm chứng,người giám định…và Tòa án Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia tố tụngtheo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát cũng trở thành chủ thểchứng minh Tuy nhiên, không phải chủ thể chứng minh nào cũng đều có nghĩa vụchứng minh, mà chỉ có những chủ thể nhất định tùy thuộc vào vai trò, địa vị tố tụng

Trang 24

của họ nên có nghĩa vụ chứng minh Theo các quy định của BLTTDS năm 2004,sửa đổi bổ sung năm 2011, thì các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh đó là:

Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầucủa mình Khi nguyên đơn khởi kiện, có yêu cầu đối với bị đơn, bị đơn phản yêucầu hoặc có yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn; người có quyền lợinghĩa vụ liên quan đều phải viện dẫn chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho yêu cầucủa mình là có cơ sở Ngoài ra còn có những chủ thể có nghĩa vụ chứng minh đượchình thành trên cơ sở nghĩa vụ chứng minh của đương sự như người đại diện, ngườibảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích củangười khác, họ cũng phải có nghĩa vụ chứng minh cho các yêu cầu mà họ đề ra

Các chủ thể khác như: Toà án nhân dân chỉ có trách nhiệm chứng minh trên

cơ sở các chứng cứ do đương sự, Viện kiểm sát, tổ chức xã hội cung cấp, do tựmình thu thập có nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi tình tiết trong vụ án để bản án do Tòa

án tuyên có căn cứ và hợp pháp

Người làm chứng, người giám định là chủ thể chứng minh nhưng không cónghĩa vụ chứng minh, bởi nghĩa vụ chứng minh gắn liền với việc đề ra yêu cầuhoặc phản đối yêu cầu Người làm chứng chỉ có nghĩa vụ khai trung thực tất cảnhững gì mà mình biết được về vụ án, họ không cần biết những tình tiết ấy có ýnghĩa gì đối với việc giải quyết vụ án Và người giám định trên cơ sở kiến thứcchuyên môn cần thiết của mình về vấn đề cần giám định có nghĩa vụ đưa ra kếtluận trung thực về vấn đề đó Kết luận giám định hoàn toàn dựa trên cơ sở khoahọc Người giám định không cần biết kết luận của mình có ý nghĩa pháp lý gì đốivới việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung của Tòa án Vì vây, người làmchứng và người giám định không có nghĩa vụ chứng minh

2.1 Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự là nguyên đơn yêu cầu và bị đơn

Trang 25

phản tố

Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sựtranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhaunhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai

bên đương sự :“ Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”[14, tr.20] Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng

minh những sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu vàphản đối của mình, hay nói cách khác ai khẳng định một sự việc gì thì phải chứngminh sự việc ấy Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyềnlợi cho mình với tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nộidung có vi phạm hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có yêucầu đó, họ biết được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cungcấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình Về mặt tâm lý, khi đưa ra yêucầu của mình bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa

ra những lý lẽ để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình Sự thật là cơ sởcủa yêu cầu và phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách đểkhẳng định sự thật này Có nghĩa là khi đưa ra yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơnphải chứng minh cho yêu cầu của mình đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cungcấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận…để chứngminh, bởi vì bị đơn được suy đoán là không có bất cứ trách nhiệm gì với nguyênđơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn chưa được chứng minh Cung cấp chứng

cứ chỉ là một trong các biện pháp chứng minh của đương sự

Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển của hoạt động chứng minh, nghĩa vụchứng minh của các chủ thể chứng minh không bất biến mà trong điều kiện nhấtđịnh, nó có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang bên đương sự khác Ví dụ:khi đưa ra yêu cầu, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh Nhưng nếu bị đơn có yêu

Trang 26

cầu phản tố hay bị đơn muốn viện dẫn những sự kiện, tình tiết nhằm bác bỏ yêu cầucuả nguyên đơn thì nghĩa vụ chứng minh lại đặt ra đối với bên bị đơn.

Như vậy, có thể nhận thấy nghĩa vụ chứng minh của đương sự được đặt raphụ thuộc vào bên đương sự nào muốn viện dẫn sự kiện, tình tiết để làm cơ sở chonhững yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của mình Yêu cầu của đương sự có thể hiểu

là việc họ đề nghị Tòa án thông qua việc xét xử trên cơ sở các quy định của phápluật để bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp của họ đang bị xâm phạm hay tranhchấp ( ví dụ như yêu cầu về bồi thường thiệt hại, yêu cầu chia di sản thừa kế, yêucầu được quyền sử dụng đất…) và cũng có thể là yêu cầu về những lợi ích tinh thần( như yêu cầu ly hôn, yêu cầu chấm dứt việc vi phạm quyền tác giả của mình, yêucầu xác nhận cha mẹ cho con…)

Đối với nguyên đơn, kể từ khi làm đơn khởi kiện, việc chứng minh yêu cầu

đối với nguyên đơn là nghĩa vụ, tức là nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ và bằng

lý lẽ, lập luận của mình để làm sáng tỏ yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực

tế, không phải bịa đặt và cần được đáp ứng Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu màkhông chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ có trong thực tế hoặc đưa ranhững chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra đượcnhững chứng cứ có tính thuyết phục để phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêucầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ

Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên trước hết họ có quyền chứng minh

để bảo vệ quyền lợi của mình Việc chứng minh sẽ trở thành nghĩa vụ đối với bịđơn nếu:

+ Bị đơn có yêu cầu phản đối hoặc phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn,

bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn Chẳng hạn như:nguyên đơn kiện đòi tài sản cho thuê, bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố buộc nguyên

Trang 27

đơn phải trả cho mình những khoản tiền mà mình đã bỏ ra sửa chữa tài sản đó Việcgiải quyết 2 yêu cầu có mối liên quan với nhau như trên làm cho việc giải quyết vụ

án được nhanh chóng, chính xác hơn Như vậy đồng thời với yêu cầu phản tố,người đưa ra yêu cầu phản tố phải cung cấp chứng cứ để chứng minh tính không cócăn cứ trong yêu cầu của nguyên đơn và tính có cơ sở của yêu cầu phản tố Khi đónguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu của bị đơn đồng thời phải chứngminh cho việc phản đối yêu cầu của mình;

+ Bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (có thể bị đơn chỉ chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận hoàn toàn) hoặc thậm chí trong trường hợp

bị đơn đang nắm giữ chứng cứ liên quan đến nguyên đơn

Chứng minh là một quá trình nhận thức kéo dài xuyên suốt vụ án với bốngiai đoạn kế tiếp nhau liên tục là thu thập, cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng

cứ, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau củng cố và đánh giágiai đoạn trước Tính liên tục của bốn giai đoạn được khởi động bằng việc nguyênđơn nộp đơn khởi kiện Đơn khởi kiện chính là biểu hiện rõ nét nhất của quyền đikiện (tố quyền) của cá nhân, cơ quan tổ chức Khi pháp luật thừa nhận cho một chủthể những quyền năng nhất định cũng đồng thời phải đảm bảo cho quyền năng ấyđược thực hiện thông qua một thủ tục tố tụng và nguyên đơn phải cụ thể hóa quyền

đó bằng một đơn khởi kiện để yêu cầu bảo vệ, đây chính là “gạch nối” giữa luật

nội dung và luật hình thức Khi được thụ lý, đơn khởi kiện sẽ làm phát sinh cácquyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong BLTTDS buộc nguyên đơn khôngthể tự xử để bảo vệ quyền lợi của mình, buộc bị đơn dù không muốn cũng bị xét xửđồng thời với đó ràng buộc Tòa án có thẩm quyền phải giải quyết yêu cầu củanguyên đơn Trong quá trình chứng minh nói chung lại diễn ra nhiều quá trìnhchứng minh nhỏ như chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn, bác yêu cầu của bịđơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người thứ ba…nhưng có một điểm

Trang 28

chung là tất cả các yêu cầu đó đều bắt đầu phát sinh từ đương sự hay đương sự làngười bắt đầu hoạt động chứng minh.

Theo nguyên tắc chung, khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện thì nội dung của

đơn kiện chỉ coi là hợp lệ khi có “tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp” (điểm i khoản 2 Điều 164 BLTTDS), nếu

không đáp ứng điều kiện này thì đơn khởi kiện sẽ không được Tòa án chấp nhận vàTòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện theo căn cứ tại Điều 169 BLTTDS Như thế, hoạtđộng chứng minh đã được bắt đầu và hoạt động chứng minh này được thực hiệnbởi nguyên đơn Khi bị đơn, người thứ ba có yêu cầu thì cũng phải chứng minh choyêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp theo nguyên tắc tại điều 79 BLTTDS:

“1 Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứnh minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

2 Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”.

Bản chất của quá trình tố tụng là giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữahai bên nguyên - bị, lợi ích của một bên sẽ đồng thời là nghĩa vụ của bên kia Vì thếcần thiết phải có một bên thứ ba trung lập, khách quan đứng ra giải quyết và điềuhòa lợi ích giữa các bên, trọng trách này được giao cho Nhà nước và thể hiện cụ thể

là Tòa án có thẩm quyền với quyền lực cưỡng chế cũng như tính trung lập sẽ đảmbảo được quyền lợi hợp pháp của các bên, duy trì trật tự và ổn định của xã hội Tuyvậy, trách nhiệm của Tòa án cũng chỉ được thực hiện khi đương sự có yêu cầu, điềunày thể hiện rõ nét nhất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, nhận thức của Tòa án cũng dựa trên hoạtđộng chứng minh của đương sự Là người đưa ra yêu cầu, phát động tranh chấp nênthông thường đương sự là người bắt đầu của hoạt động chứng minh và cũng chính

từ yêu cầu của đương sự sẽ giới hạn hoạt động chứng minh không chỉ của đương sự

mà còn của Tòa án và những chủ thể khác của hoạt động chứng minh Ví dụ, khi

Trang 29

nguyên đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà Nguyên đơn phải chứngminh mình có căn cứ cho yêu cầu hủy hợp đồng Nếu bị đơn không đồng ý, họ sẽphải chứng minh điều ngược lại Tòa án cũng chỉ cần kiểm tra hợp đồng đã đượcxác lập là có hiệu lực pháp luật hay không Hoạt động chứng minh trong vụ án này

sẽ bắt đầu khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và được Tòa án thụ lý Trong đơnkhởi kiện, nguyên đơn sẽ thực hiện họat động chứng minh thông qua việc cung cấpnhững chứng cứ như hợp đồng vô hiệu, bị đơn vi phạm nghĩa vụ đã cam kết….Toàn bộ quá trình chứng minh sẽ xoay quanh hợp đồng mua bán nhà giữa hai bênnguyên - bị Mặc dù bị đơn có thể có yêu cầu phản tố như yêu cầu bồi thường thiệthại… nhưng nó cũng có liên quan mật thiết với việc chứng minh hợp đồng trên cóhay không hiệu lực pháp luật

Như vậy, nguyên đơn, bị đơn khi có yêu cầu hoặc phản yêu cầu đều có nghĩa

vụ chứng minh cho yêu cầu hoặc phản yêu cầu đó Nhưng cũng có trường hợpđương sự được giải phóng khỏi nghĩa vụ chứng minh, đó là khi yêu cầu hoặc phảnyêu cầu của một bên đương sự đưa ra được bên kia thừa nhận Tức là bên đương sựthừa nhận có hay không có những sự kiện mà đáng ra bên đương sự kia phải chứngminh Chính lời thừa nhận đó đã giải phóng cho đương sự còn lại khỏi nghĩa vụchứng minh đối với yêu cầu hoặc phản yêu cầu của mình Nói như vậy không cónghĩa là đương sự đó đã thực hiện nghĩa vụ chứng minh cho đương sự còn lại, màchỉ là không đặt ra nghĩa vụ chứng minh đối với đương sự

Nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự phụ thuộc vào phạm vi yêu cầuhoặc phạm vi ý kiến phản đối của họ Phạm vi yêu cầu hoặc phạm vi ý kiến phảnđối đưa ra đến đâu thì phạm vi nghĩa vụ chứng minh đến đó Nằm ngoài phạm vinghĩa vụ chứng minh (hay kết thúc phạm vi nghĩa vụ chứng minh) là quyền chứng

minh của đương sự Ví dụ: A cho B vay tiền A khởi kiện ra Tòa yêu cầu B trả tiền

vay A đưa ra 3 sự kiện, tình tiết: có hợp đồng vay giữa A và B, thời hạn trả tiền đã

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Nguyễn Nữ Giang Anh (2010), Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trongtố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nữ Giang Anh
Năm: 2010
17. Nguyễn Triều Dương (2010), Đương sự trong tố tụng dân sự- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sỹ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đương sự trong tố tụng dân sự- một số vấn đềlý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Triều Dương
Năm: 2010
18. Lê Tiến Tý (1997), Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp- Trường Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dânsự
Tác giả: Lê Tiến Tý
Năm: 1997
19. Trần Thị Kim Nhung (1996), Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận văn tốt nghiệp- Trường Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả: Trần Thị Kim Nhung
Năm: 1996
20. TS. Ngô Huy Cương, Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 121, tháng 4 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở ViệtNam
21. Trần Anh Tuấn (1992), Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả: Trần Anh Tuấn
Năm: 1992
22. Phan Hữu Thư, Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 9/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trongtố tụng dân sự
23. ThS. Nguyễn Công Bình, Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự, Tạp chí luật học, trường Đại học luật Hà Nội, Số đặc san về bộ luật tố tụng dân sự/ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự
24. LS. Nguyễn Thế Giai, Xác định vị trí tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 9/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định vị trí tố tụng của đương sự và đánh giáchứng cứ trong vụ án dân sự
25. Quách Mạnh Quyết (2009), Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự- vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay, Công trình dự thi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học” Đại học luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụngdân sự- vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay", Côngtrình dự thi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học
Tác giả: Quách Mạnh Quyết
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w