Việc sử dụng nhiều tình huống, thủ pháp ngôn ngữ và hình thể gây cười tạo nên sự hài hước cho chặp diễn đã làm cho chặp Địa nàng trở thành chặp diễn vui vẻ, mang đầy tính hội hè.
Người Nam Bộ có tính bộc trực, thẳng thắn và ưa hài hước nhẹ nhàng. Họ thích nói chuyện trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề, không thích vòng vo, không suy nghĩ quá xa. ách thể hiện này không chỉ gặp ở ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, mà còn hiện diện thường xuyên trong văn hóa Nam Bộ. ũng như vậy, tính ưa hài hước không phải chỉ bắt gặp ở kho tàng truyện cười dân gian Nam Bộ mà nó đã thấm sâu vào tâm hồn và tính cách người dân nơi đây. Nó thể hiện trong cách đùa giỡn khi giao tiếp hàng ngày, kể cả ở những nơi mà ý nghĩa của sự tôn nghiêm đáng ra phải được nâng cao như trong các cuộc tế lễ chẳng hạn. Đó là trường hợp hài hước trong chặp Địa nàng, một trong những nghi thức diễn xướng cúng Bà.
Ẩn trong cốt chuyện đơn giản, ẩn trong tiếng cười vui, người xem cảm thấy thấm thía những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tính cách của Địa vừa bộc lộ cái chất hài hước, trí tuệ thông minh, lạc quan của người lao động, vừa nhằm nhận diện thói hư, tật xấu thường tình của người đời.
Trong nghệ thuật sân khấu và trong nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới, tính chất trào lộng là một tính chất không thể thiếu được. Nó làm cho con người có cơ hội để giải toả những căng thẳng, những dồn nén, những ẩn ức trong cuộc sống và làm vơi đi những nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh khốc liệt. Tính chất hài hước, trào lộng có thể chỉ là hình thức tạo ra một tiếng cười sảng khoái hay cũng có thể tạo ra tiếng cười châm biếm, chua cay. ái hài hước có thể đến từ những hình thù kỳ dị, những động tác gây cười thô thiển, hay cũng có thể đến từ nội dung vở diễn, đến trong những lời nói làm cho con người ta phải bật cười mà suy ngẫm. Nhưng dù như thế nào thì chúng vẫn mang đến cho con người những phút giây thoải mái.
Vừa có tính chất trang nghiêm của một nghi thức tôn giáo, vừa có tính hài hước (thậm chí đùa giỡn với cả thánh thần), chặp Địa nàng là một nghi thức diễn xướng đặc biệt vừa có chức năng lễ vừa mang chức năng hội. Vừa cung
kính, mua vui cho thần thánh vừa làm vui cho người dự hội. Mục đích của tiếng cười ở đây không chỉ diễn tả sự phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực của người Nam Bộ mà còn thể hiện quan niệm thần thánh gần gũi với người dân. hính vì quan niệm thần cũng là người , ở gần bên người dân, nghe những lời khấn nguyện của người dân nên có thể che chở cho người dân.
TIỂU KẾT
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa thể hiện trong nội dung diễn xướng Bóng rỗi, chặp Địa nàng cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về những quan niệm, những tính chất đặc trưng của cư dân vùng Nam Bộ.
Đó là sự phản ánh nhận thức về quan niệm âm dương ngũ hành cổ sơ, về ước vọng phồn thực, ghi nhận về xã hội mà con người đang sinh sống.Đó là tính tích hợp được tạo thành từ việc hỗn dung, tiếp biến từ nhiều nền văn hóa cùng hiện diện trên một vùng đất. Tính linh hoạt thể hiện qua âm nhạc, nội dung ngôn ngữ, lối ứng tác ứng tấu v.v… Tính trào lộng trong tư duy và ngôn ngữ nghệ thuật v.v…
Những điều này góp phần chứng minh sự phong phú trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của người Nam Bộ. Từ đó làm nổi bật nét văn hóa vùng miền trong văn hóa vùng Việt Nam nói chung, làm nên sự độc đáo của văn hóa Nam Bộ trong văn hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong xã hội đương đại, nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng thuộc tín ngưỡng văn hóa tâm linh của Việt Nam đã bị mai một dần, nhưng sự tồn tại và phát triển của Bóng rỗi và chặp Địa nàng vẫn cho thấy sức sống mạnh mẽ của chúng trong văn hóa người Việt ở Nam Bộ. Điều này chứng tỏ rằng, Bóng rỗi và chặp Địa nàng vẫn tiếp tục có khả năng đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ của con người hôm nay.
Với những khảo sát, phân tích và nghiên cứu, luận án đã bước đầu tìm hiểu và xác định nguồn gốc hình thành của Bóng rỗi và chặp Địa nàng. húng được tạo thành từ trong nền văn hóa dân gian của cư dân Nam Bộ và phục vụ cho nhu cầu văn hóa tâm linh người Nam Bộ. Chúng tôi cho rằng Bóng rỗi xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, còn chặp Địa nàng thì xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XIX sau khi Hát Bội đã có chỗ đứng vững chắc trong môi trường văn hóa miền Nam.
Tuy là loại hình diễn xướng tích hợp nhiều yếu tố có nguồn gốc từ lịch sử, văn hóa, xã hội… nhưng Bóng rỗi và chặp Địa nàng vẫn thể hiện được tính chất đặc biệt của vùng đất Nam Bộ. Cùng là những thành tố trong các nghi thức góp phần tạo nên nghi lễ của lễ hội cúng miếu Bà, chúng vừa mang tính
thiêng, vừa có tính chất thế tục, vừa đáp ứng tiêu chí về mặt lễ và tiêu chí về mặt hội .
Không ai phủ nhận vai trò của Bóng rỗi, chặp Địa nàng trong đời sống tâm linh người Việt Nam Bộ, được diễn giải trong các lễ hội cúng Bà. Tuy nhiên, vì chưa tìm hiểu thấu đáo về những giá trị văn hóa ẩn chứa trong những nghi thức diễn xướng này nên một số không ít các cán bộ quản lý trong ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đã đồng nhất các nghi thức diễn xướng này với các hoạt động mê tín dị đoan. Quan niệm đó dẫn đến hành động là coi các ông bà Bóng như một giai cấp hành nghề mê tín dị đoan mà không nghĩ rằng họ chính là những nghệ nhân dân gian, lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của miền Nam. Nhìn nhận lại những giá trị này và đối xử với những người làm nghề này một cách công bằng hơn chính là nhìn nhận giá trị văn hóa mà người dân Việt ở Nam Bộ đóng góp vào kho tàng chung của người Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Lễ hội truyền thống nói chung, lễ thờ Mẫu (hay Vía Bà) nói riêng, là môi trường gìn giữ và trao truyền văn hóa, hay nói một cách khác, đó là nơi khơi nguồn, bồi đắp, duy trì và lan tỏa các giá trị văn hóa. iữ gìn nét truyền thống trong nghi thức của tổ tiên chính là thể hiện lòng tri ân với các bậc tiền nhân, bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao sự đoàn kết cộng đồng và góp phần đào luyện nhân cách của con người. Từ thẳm sâu trong tâm hồn của mỗi người dân Việt, những tình cảm ấy thực sự có những tác dụng tốt để làm nên cuộc sống tâm linh vững chắc, là sợi dây nối kết con người với đất nước, cộng đồng, nối kết giống nòi, tổ tiên từ ngàn xưa đến mãi tận ngàn sau.
Với tất cả những nghiên cứu nêu trên, luận án góp phần khẳng định rằng Bóng rỗi và chặp Địa nàng là những nghi thức diễn xướng độc đáo, lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa dân gian quý báu của người Nam Bộ nói riêng, người Việt nói chung. Do đó chúng rất xứng đáng được nhìn nhận một cách khoa học, xứng đáng được trân trọng gìn giữ và phát huy./.